1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá kết quả điểu trị arv ở bệnh nhân hivaids tại phòng khám ngoại trú bệnh viện bệnh nhiệt đới

86 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 622 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Tính đến năm 2010, toàn cầu đã đương đầu với HIV/AIDS gần 3 thập kỷ. Nhiều thành tựu về y học, xã hội học, tuyên truyền giáo dục, huy động cộng đồng, trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS, những nỗ lực ấy vẫn chưa đủ sức để ngăn chặn sự tấn công của đại dịch HIV/AIDS. Đặc biệt, ở các nước chậm và đang phát triển, nơi mà nguồn lực dành cho chẩn đoán, điều trị, theo dõi và quản lý người nhiễm HIV/AIDS còn hạn hẹp thì HIV/AIDS vẫn còn là vấn đề quan trọng của y tế công cộng [1], [34], [64]. Để hạn chế sự lan rộng của đại dịch HIV/AIDS và kéo dài cuộc sống cho những người bị mắc bệnh, nhiều biện pháp như tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết về HIV cho cộng đồng, điều trị dự phòng, điều trị nhiễm trùng cơ hội và điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) cho người nhiễm đã được triển khai. Trong các biện pháp trên, việc điều trị bằng các thuốc ARV đóng một vai trò rất quan trọng. Mặc dự các thuốc ARV không điều trị khỏi HIV/AIDS nhưng nú đó làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh tật và tử vong, kéo dài và cải thiện cuộc sống một cách có ý nghĩa cho nhiều người đang phải chung sống với AIDS [8],[14]. Tại Việt Nam, việc mở rộng điều trị và theo dõi điều trị tại các điểm điều đã được tiến hành từ tháng 3 năm 2006 với sự hỗ trợ của các dự án Quỹ toàn, Pepfar, Quỹ Bill-Clinton … Trong điều trị ARV, việc tuân thủ điều trị đảm bảo cho điều trị có hiệu quả cao. Nếu không tuân thủ điều trị tốt sẽ làm xuất hiện các chủng HIV kháng thuốc, các chủng HIV này có thể lây truyền sang những người khác và dẫn đến thất bại điều trị. Điều trị ARV là điều trị suốt đời, do đó việc theo dõi hiệu quả điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Cho tới nay, Việt Nam cũng như tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chưa có 1 nhiều nghiên cứu tiến hành đánh giá kết quả điều trị bằng thuốc ARV để đưa ra được cỏc cỏc kết quả thực tế, dựa vào đó có được các biện pháp phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả của điều trị bằng thuốc kháng vi rút [15], [25]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả điểu trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương” với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá kết quả điều trị bằng thuốc ARV về lâm sàng và miễn dịch 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ARV, đặc biệt là việc tuân thủ điều trị. 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS 1.1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS thế giới Kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm HIV/AIDS vào năm 1981 ở Los Angeles (Mỹ), số người nhiễm được phát hiện trên toàn cầu tăng dần qua từng năm tháng [37]. Theo báo cáo cuối năm 2009 của UNAIDS và WHO, trên toàn thế giới có khoảng 70 triệu người nhiễm, 30 triệu người đã tử vong và hiện còn khoảng 40 triệu người đang chung sống với HIV/AIDS. Cứ mỗi ngày cú thờm khoảng 11.000 người nhiễm mới (trong đó có 9.500 người lớn và 1.500 trẻ em), 95% các ca nhiễm mới ở các nước chậm và đang phát triển, chủ yếu ở các nước châu Phi, cận Sahara, sau đó tới các nước Đông Nam Á [34], [35]. Theo UNAIDS số người nhiễm HIV trên thế giới vẫn tiếp tục tăng lên và chưa có xu hướng giảm. Chẳng hạn, Sahara là nơi có số người nhiễm HIV cao nhất trên thế giới với gần 2/3 dân số, tiếp đến là châu Á Thái Bình Dương với 8,3 triệu người nhiễm HIV. Tuy nhiên, Đông Âu và Trung Á lại là khu vực có tốc độ lây nhiễm khủng khiếp nhất thế giới. Quốc gia bị ảnh hưởng nhất là nước Swaziland bé nhỏ nơi một phần ba người lớn bị nhiễm HIV [36], [37]. Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đại dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia tăng và tàn phá nặng nề. Theo dự báo, số trường hợp nhiễm HIV/AIDS ở Châu Á có thể lến đến 10 triệu người vào năm 2010, mỗi năm sẽ cú thờm khoảng 500.000 trường hợp mới nhiễm HIV nếu như các quốc gia không tăng cường các hoạt động nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch này [26]. 3 1.1.2. Tỡnh hình nhiễm HIV Việt Nam Tại Việt nam, kể từ khi ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện vào tháng 12/1990. Cho đến ngày 31/12/2009, theo báo cáo của Tiểu ban Giám sát và Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam, số ca nhiễm HIV được phát hiện là 160.109 trong đó 35.603 ca AIDS và 44.540 ca tử vong do AIDS. Số lượng bệnh nhân AIDS được tiếp cận điều trị thuốc ARV cho tới nay trên 35.000 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS [3]. Ðến nay, có 100% số tỉnh, thành phố, 97,5% số huyện và hơn 70,5% số xã, phường báo cáo có người nhiễm HIV và một số tỉnh, thành phố có 100% số xã, phường báo cáo có người nhiễm HIV. Hình thái dịch HIV ở nước ta vẫn đang trong giai đoạn dịch tập trung. Tỷ lệ nhiễm HIV cao trong nhóm nghiện chích ma túy, gái mại dâm và đã có dấu hiệu lan ra cộng đồng. Tuy nhiên, dịch HIV có xu hướng chững lại, không tăng nhanh như những năm trước trong nhóm có hành vi nguy cơ cao (nghiện chích ma túy, gái bán dâm); và có xu hướng gia tăng trong nhóm phụ nữ mang thai cũng như đa dạng hóa đối tượng nhiễm ở nhiều ngành nghề khác nhau như công nhân, trí thức, học sinh, sinh viờn…. [5], [19]. Để thống nhất trong điều trị AIDS toàn quốc, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3003/2009/QĐ-BYT hướng dẫn Quốc gia về chăm sóc điều trị HIV/AIDS và Quyết định số 2051/2006/QĐ-BYT về hướng dẫn quy trình điều trị ARV [9], [14]. 1.2 . Điều trị HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Quá trình điều trị thuốc kháng virut 1.2.1.1. Thế giới Những trường hợp nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1981, tuy nhiên đến năm 1987, mới có AZT được đưa vào sử dụng điều 4 trị kháng vi rút HIV [53], đến năm 1996 cũng chỉ sử dụng phác đồ có 2 loại thuốc kết hợp và chỉ sau năm 1996, trên thế giới mới sử dụng phác đồ kết hợp ít nhất ba loại thuốc [64]. Mốc thời gian các thuốc được công bố và sử dụng: + Thuốc ức chế men sao chép ngược (NRTIs) là nhóm thuốc ARV đầu tiên gồm: Zidovudine (AZT/ZDV) năm 1987, Didanosine (ddI) năm 1991, Zalcitabine (ddC) năm 1992, Stavudine (d4T) năm 1994, Lamivudine (3TC) năm 1995, Abacavir (ABC) năm 2000 và sự phối hợp 3 thuốc trong nhóm (ABC/3TC/AZT) năm 2001, Emtricitabine năm 2005. + Thuốc ức chế men sao chép ngược không phải nucleotide (NNRTIs) gồm: Nevirapine (NVP) năm 1995, Delvirdine (DLV) và Efavirenz (EFV) năm 1997 + Thuốc ức chế men Protease (PIs) vào năm 1996 mới đưa vào sử dụng gồm: Ritonavir (RTV), Indinavir (IDV), Nelfinavir (NFV) năm 1997, Lopinavir (LPV) năm 2004 và một số thuốc khác nữa [7], [8], [53], [64]. Chương trình 3x5 của TCYTTG đề xuất năm 2003 nhằm tăng khả năng tiếp cận thuốc trị HIV/AIDS của các nước nghèo [18]. Theo đó, WHO sẽ vận động các tổ chức, ngân hàng tham gia đàm phán với cỏc hóng sản xuất thuốc đặc trị HIV/AIDS để các nước nghèo được mua thuốc giá rẻ. Khu vực cận Sahara Châu Phi tiếp tục phải gánh chịu những hậu quả nặng nề hơn của đại dịch AIDS toàn cầu. Hai phần ba (63%) tổng số người lớn và trẻ em đang sống với HIV trên toàn cầu là người sống ở cận Sahara Châu Phi mà tâm điểm dịch là Nam Châu Phi. Một phần ba (32%) số người đang sống với HIV trên toàn cầu là cư dân của Nam Châu Phi và 43% số tử vong do AIDS trên toàn cầu trong năm 2006. Tỷ lệ nhiễm HIV của nhiều nước ở cận Sahara Châu Phi đang đi xuống nhưng chiều hướng này chưa đủ 5 lớn và đủ mạnh để làm thay đổi tác động toàn cảnh của đại dịch ở khu vực này. Tại khu vực này, 70% số người nhiễm HIV vẫn đang còn sống và thuốc ARV chỉ có thể đáp ứng được cho 11% số đó [34]. Khu vực Mỹ La – tinh và vùng Caribe: Brazil đã sản xuất và cung cấp thuốc miễn phí và đẩy mạnh can thiệp giảm tác hại bằng cách khuyến khích sử dụng bao cao su [53]. Brazil là một trong những nơi tiến hành cung cấp các thuốc ARV một cách toàn diện nhất trên thế giới và có những kết quả tích cực. Tỷ lệ tử vong do AIDS đã giảm 50% trong giai đoạn 1996 – 2002, trong khi đó số nhập viện liên quan đến AIDS giảm 80% trong cùng thời kỳ [34]. Nga và Ucraina là hai nước có số người sống với HIV gộp lại chiếm khoảng 90% số người đang sống với HIV trong khu vực Đông Âu và Trung Á. Tại đây, tiếp cận liệu pháp điều trị ARV vấn tiến triển rất chậm. Tính đến giữa năm 2006 chưa đến 24.000 người được điều trị bằng thuốc ARV (khoảng 13% của số ước tính 190.000 người cấn đến các thuốc này). Hai khu vực Bắc Mỹ, Tây và Trung Âu, việc tiếp cận các thuốc điều trị ARV ngày càng rộng rãi, số người tử vong do AIDS trong năm 2006 khỏ ớt, chỉ còn 30.000 người. Việc cung cấp ARV đã làm giảm 80% tỷ lệ tử vong trong giai đoạn 1996 – 2003 [34]. Kết quả điều trị HIV ở Hoa Kỳ ngày càng tăng, tỷ lệ người sống thêm được 2 năm hoặc lâu hơn kể từ khi được chẩn đoán AIDS đã tăng từ 64% lên 85% trong giai đoạn 1996 – 2000. Tháng 1/2002 Tổng thống Bush đã cam kết tăng cường chi tiêu cho phũng chống HIV/AIDS. Quĩ Clinton đã thuyết phục các công ty dược giảm giá thuốc ARV xuống dưới 140USD/ người/ năm/ ở trên 122 nước. Tuy nhiên giá thuốc vẫn ở mức cao đối với những nước nghèo trên thế giới. Vào tháng 6/2005 chỉ có 970.000 người ở các nước đang phát triển và nước có thu nhập thấp có thể tiếp cận với liệu pháp ARV [52]. 6 Ở Châu Á, dịch AIDS đến muộn bắt đầu từ cuối năm 1980 nhưng phát triển mạnh. Tính đến tháng 4/1992, số người nhiễm HIV là 1.000.000 người, đến năm 1995 là 3.500.000 người. Đến cuối năm 2005 ước tính là 8,6 triệu người. Theo dự báo Châu Á – Thái Bình Dương ước tính vào năm 2010 là 10 triệu người. Số người được tiếp cận điều trị thuốc ARV đã tăng lên gấp 3 lần kể từ năm 2003 cho đến năm 2006 (khoảng 16% tổng số người được điều trị ARV ở Châu Á [33]. Hiện tại trên thế giới mỗi ngày cú thờm 11.000 người nhiễm HIV, trong đó có khoảng 95% người ở khu vực Châu Phi, cận Sahara và Đông Nam Á. Khoảng 4,7 triệu bệnh nhân AIDS đang được điều trị, mặc dù con số này đã tăng gấp 10 lần so với những năm trước song vẫn còn 11 triệu người có HIV không được chữa bệnh. Thế giới cần tăng cường thêm nguồn quỹ cho căn bệnh này lên khoảng 16 tỷ USD trong thời gian tới để phụ vụ cho việc chăm sóc - chẩn đoán và điều trị. “Dịch bệnh HIV/AIDS vẫn còn rất nghiêm trọng và cộng đồng quốc tế cần chi nhiều hơn nữa trong cuộc chiến ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh” [37]. 1.2.1.2. Việt Nam + Giai đoạn 1990 – 1995: Công tác điều trị chưa được đầu tư nhiều, các nguồn lực tập trung cho dự phòng và truyền thông giáo dục + Giai đoạn 1995 – 2000: Chủ yếu là điều trị nhiễm trùng cơ hội, số ít được điều trị ARV bằng đơn trị liệu (AZT) + Từ 2000 đến nay: Bộ y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán điều trị HIV/AIDS bao gồm các nội dung về điều trị ARV và nhiễm trùng cơ hội cho người lớn và trẻ em, dự phòng sau phơi nhiễm và lây truyền mẹ con. Năm 1997 triển khai điều trị ARV chỉ có vài chục đến 100 bệnh nhân, năm 2004 là 500 bệnh nhân chủ yếu tại ba trung tâm (Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh), từ nguồn ngân sách nhà nước [2]. 7 Năm 2005 có 3000 bệnh nhân được điều trị ARV, năm 2006 là 5000 bệnh nhân [2]. Tháng 3 năm 2004 chính phủ Việt Nam đã thông qua Chiến lược Quốc gia về Phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và Tầm nhìn 2020 với những tiêu này hoàn toàn phù hợp với cỏc khỏi niệm toàn cầu và các mục tiêu của “Tiếp cận phổ cập”: Trong chiến lược đã nêu rõ 9 chương trình hành động cụ thể mà trong đó có chương trình số 3 và số 5 về triển khai công tác chăm sóc và điều trị HIV/AIDS[18]. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn của Việt Nam cũng như của nhiều nước đang phát triển khác là thiếu kinh phí trong khi giỏ cỏc loại thuốc ARV đã không giảm một cách đáng kể trong thời gian gần đây. Cùng với các nhà tài trợ khác như Ngân hàng thế giới, Quỹ Toàn cầu, Pepfar, trong thời gian qua UNAIDS và WHO đã cung cấp sự giúp đỡ kỹ thuật đáng kể cho Việt Nam góp phần thực hiện Chiến lược Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS đặc biệt là mở rộng các can thiệp dự phòng tích cực chăm sóc và điều trị cho những người nhiễm HIV. Từ năm 2004, dự án về điều trị do ESTHER tài trợ đã triển khai tại Đông Anh – Hà Nội, Việt Tiệp –Hải Phòng và Bệnh viện nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh. Bắt đầu từ tháng 3 năm 2006 việc điều trị ARV đã mở rộng trên phạm vi cả nước với sự hỗ trợ của các dự án Peppar, Qũy toàn cầu, Quỹ Bill- Clinton… Cho đến cuối năm 2009 toàn quốc đó cú 315 điểm điều trị ngoại trú ARV [2]. Với các dự án kể trên, thuốc ARV được cấp miễn phí cho bệnh nhân AIDS. Số bệnh nhân được tiếp cận thuốc tăng lên nhanh chóng trong các năm 2007-2008. Ước tính đến tháng 12/2009, số bệnh nhân AIDS có thể tiếp cận được với thuốc điều trị là 35.000 người, trong đó khoảng 2.500 trẻ em. Song nhu cầu cần điều trị thuốc khỏng cũn cao hơn rất nhiều [2]. 8 1.2.2. Các văn bản quy phạm Hiện nay, để thống nhất chung về chương trình điều trị trong chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS, Bộ y tế đã ban hành: + Quyết định số 06/2005/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIVAIDS ngày 07/3/2005 [6]. Và được thay thế bằng Quyết định 3003/QĐ- BYT ngày 19/8/2009[13]. + Quyết định số 2051/QĐ-BYT ban hành Quy trình điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng virus (ARV) ngày 09/06/2006 [9]. + Quyết định số 3116/QĐ-BYT, về việc phối hợp trong chẩn đoán, điều trị và quản lý người bệnh lao/ HIV ngày 21/08/2007[10] + Quyết định số 4361/QĐ-BYT về việc ban hành quy trình chăm sóc và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, ngày 07/11/2007[11]. + Quyết định số 3821/QĐ-BYT năm 2008 về Hướng dẫn phác đồ điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc kháng virut [12]. Do vậy, các quy định của Bộ y tế Việt Nam cũng như trên toàn thế giới hiện nay, bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc ARV. 1.2.2.1. Phân loại HIV/AIDS: 1.2.2.1.1. Phân loại giai đoạn lâm sàng HIV/AIDS theo phân loại của WHO cho người lớn và vị thành niên và Bộ y tế Việt Nam đã ban hành Quyết định số 3003/2009/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 về hướng dẫn quốc gia về chăm sóc điều trị HIV/AIDS : Lâm sàng giai đoạn I - Không có triệu chứng - Bệnh lý hạch lympho toàn thân dai dẳng 9 - Hoạt động mức độ 1: Không có triệu chứng, hoạt động bình thường Lâm sàng giai đoạn II - Sụt cân dưới 10% trọng lượng cơ thể - Biểu hiện nhẹ tại da và niêm mạc (viêm tiết bã nhờn, nấm họng, loét miệng tái diễn, viờm gúc miệng) - Zona trong vòng 5 năm gần đây - Nhiễm trùng đường hô hấp trên tái phát (viêm xoang do vi khuẩn) - Hoạt động mức độ 2: Có biểu hiện triệu chứng nhưng vẫn hoạt động bình thường Lâm sàng giai đoạn III - Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể - Tiêu chẩy mạn tính không rõ nguyên nhân trên 1 tháng - Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân (Không liên tục hay liên tục) với thời gian trên 1 tháng - Nhiễm nấm Candida ở miệng - Bạch sản dạng lông ở miệng - Lao phổi trong vòng 1 năm gần đây - Nhiễm vi khuẩn nặng (viêm phổi, viêm cơ mủ) - Hoạt động mức độ 3: Nằm liệt giường dưới 50% số ngày trong tháng trước đó Lâm sàng giai đoạn IV 10 [...]... quan trọng nhất là nhằm nâng cao khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân trong quá trình điều trị ARV - Làm cho bệnh nhân hiểu được lợi ích của điều trị ARV - Giúp cho bệnh nhân biết rằng khi điều trị vẫn phải sử dụng cỏc biờn phỏp dự phòng lây truyền và điều trị dự phòng các bệnh NTCH 14 - Giúp bệnh nhân biết được các tác dụng phụ của thuốc ARV, cách theo dõi, xử trí khi gặp phải - Tư vấn cho người... trị ARV dưới 6 tháng và trên 24 tháng - Đang điều trị các thuốc lao 28 - Bệnh nhõn đã và đang được điều trị bằng các thuốc ARV không phải phác đồ bậc 1 hoặc các thuốc tăng cường miễn dịch - Khụng đầy đủ các xét nghiệm cần thiết khác - Bệnh nhõn không quản lý được, chuyển tuyến, bỏ cuộc… 2.3 Vật liệu nghiên cứu Sổ sách, hồ sơ bệnh án, báo cáo, mẫu nghiên cứu tại phòng khám ngoại trú tại Bệnh viện bệnh. .. cập tới hiệu quả điều trị bằng thuốc ARV trên bệnh nhân AIDS và đề xuất những tác dụng phụ của thuốc ARV [21] Năm 2008 Nguyễn Trần Chính và CS đã nghiên cứu “Hiệu quả điều trị phác đồ ARV bậc 1 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả cho thấy đáp ứng điều trị ARV là tốt bằng phác đồ bậc 1, một tỷ lệ nhỏ phải chuyển đổi phác đồ do tác dụng không mong muốn của ARV hay tương tác thuốc... ARV và bắt đầu điều trị ARV sớm cũng như thường xuyên giáo dục về tuân thủ sẽ làm tăng khả năng tuân thủ [55] Talam NC, Gatongi P, Rotich J, Kimaiyo S trong một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ ở bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV tại Eldoret, Kenya trên 384 bệnh nhân đã đi tới kết luận rằng: Các yếu tố chính ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị gồm: đi xa nhà, bận và quên Vì vậy, cần phải giáo... thu thập - Là bệnh án nghiên cứu có được những thông tin cần thiết lấy trực tiếp từ bệnh nhân tham gia nghiên cứu và tham khảo hồ sơ bệnh án tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương theo mẫu như sau: A: Thông tin cá nhân: 1 Họ tên bệnh nhõn:…………………………………………… … 2 Tuổi:……… Giới:………………… 29 3 Địa chỉ: ……………………………………………………………… ……… 4 Nghề nghiệp: 4.1.Nông dân 4.2.Công nhân 4.3.Công... phải giáo dục cho bệnh nhân hiểu rằng, họ cần phải tiếp tục uống thuốc ARV ngay cả khi họ vẫn đang sử dụng bia rượu [44] Nghiờn cứu tại Ấn Độ được thực hiện bởi Cauldbeck MB và cộng sự về các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị như: khoảng cách từ nhà bệnh nhân đến phòng khám phát thuốc, số người sống chung với bệnh nhân trong cùng một gia đình, tuổi của người bệnh, đã hoặc chưa được điều trị nhiễm... cho bệnh nhân được đi khám và theo dõi tại cơ sở điều trị được đều đặn để tiếp tục tư vấn củng cố tuân thủ, cung cấp các kiến thức cơ bản về HIV/AIDS và phác đồ điều trị bằng thuốc ARV, xây dựng thời gian biểu dùng thuốc, hướng dẫn cặn kẽ cách uống thuốc Năm 2008, Lê Minh Tuấn đã “Nghiờn cứu thực trạng tuân thủ trong điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú và một số yếu tố liên quan ở. .. cứu về tuân thủ nhằm đánh giá toàn diện các yếu tố liên quan, từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể cho từng đối tượng bệnh nhân cụ thể nhằm tăng cường tuân thủ, đảm bảo và tăng cường hiệu quả của điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV 27 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu là phòng khám ngoại trú Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - Thời... do thuốc ARV và tình trạng bệnh lý kèm theo của bệnh nhân [8], [13], [14], [64] g Theo dõi điều trị ARV: + Theo dõi tuân thủ điều trị: - Trong mỗi lần bệnh nhân tái khám, bác sĩ kiểm tra lại những thuốc người bệnh được chỉ định và cách dùng - Thời gian và cách dùng thuốc trong thực tế của bệnh nhân, số lần bỏ thuốc hoặc quên 15 - Nếu người bệnh tuân thủ kém, cần tìm hiểu những vấn đề mà bệnh nhân gặp... người bệnh [56] Các nghiên cứu ngoài nước đó đề cập tới thực trạng tuân thủ điều trị cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị, nguyên nhân của việc không tuân thủ và đưa ra các khuyến nghị giúp tăng cường tuân thủ 1.2.2.3.2 Tại Việt Nam Nguyễn Đức Hiền và CS nghiên cứu đề tài “Đỏnh giỏ kết quả điều trị bằng thuốc ức chế vi rút (ARV) trên bệnh nhân HIV/AIDS tại Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt . đề tài Đánh giá kết quả điểu trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương” với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá kết quả điều trị bằng thuốc ARV về. điều trị của bệnh nhân trong quá trình điều trị ARV - Làm cho bệnh nhân hiểu được lợi ích của điều trị ARV - Giúp cho bệnh nhân biết rằng khi điều trị vẫn phải sử dụng cỏc biờn phỏp dự phòng. Bolokadze N, Sharvadze L, Gabunia P, Davli N trong nghiên cứu về điều trị ARV tại Georgia trên 594 bệnh nhân được điều trị ARV cho kết quả: 22/594 trường hợp ngừng điều trị, 111 bệnh nhân tử vong,

Ngày đăng: 13/01/2015, 20:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15.Bộ Y tế, Ban Quản lý Dự án Quỹ toàn cầu HIV/AIDS, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (2007), Điều tra cơ bản Thực trạng chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và các hoạt động phòng chống HIV dựa vào cộng đồng ở Việt Nam, Nhà xuất bản y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra cơ bản Thực trạng chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và các hoạt động phòng chống HIV dựa vào cộng đồng ở Việt Nam
Tác giả: Bộ Y tế, Ban Quản lý Dự án Quỹ toàn cầu HIV/AIDS, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2007
16.Lưu Thị Minh Châu và cộng sự (2005), Tỷ lệ lây nhiễm và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại thành phố Hà Nội, Hội nghị báo cáo khoa học toàn quốc về HIV/AIDS lần thứ III.Tr 16-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ lây nhiễm và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại thành phố Hà Nội
Tác giả: Lưu Thị Minh Châu và cộng sự
Năm: 2005
17.Nguyễn Trần Chính và cộng sự (2008) “Hiệu quả điều trị phác đồ ARV bậc 1 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả điều trị phác đồ ARV bậc 1 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh
20.Nguyễn Thị Bích Đào, Trần Quốc Tuấn và Cộng sự (2002) “Nghiờn cứu “đặc điểm lâm sàng – Cân lâm sàng và mối liên quan giữa chúng ở bệnh nhân HIV/AIDS” tại Bệnh viện Đống Đa, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiờn cứu “đặc điểm lâm sàng – Cân lâm sàng và mối liên quan giữa chúng ở bệnh nhân HIV/AIDS
22.Ngô Thị Ánh Đông, Vai trò của người có H trong tuân thủ điều trị. Báo cáo tại Hội nghị Toàn Quốc về chăm sóc điều trị HIV/AIDS lần thứ 3 – Thành phố Hồ chí Minh 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của người có H trong tuân thủ điều trị
23.Lê Trường Giang và cộng sự (2006), Hoạt động mô hình phòng khám ngoại trú tại thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo Hội nghị Quốc gia về ARV tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2006, Tr 35-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động mô hình phòng khám ngoại trú tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Lê Trường Giang và cộng sự
Năm: 2006
24.Nguyễn Văn Kính (2009), “Nghiờn cứu tác dụng phụ hay gặp của phác đồ ARV bậc 1” tại hai phòng khám Đống Đa và Từ Liêm, Tạp chí Y học thực hành, số 3/2010(708), Tr 50-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiờn cứu tác dụng phụ hay gặp của phác đồ ARV bậc 1
Tác giả: Nguyễn Văn Kính
Năm: 2009
25.Kỷ yếu các công trình nghiên cứu về HIV/AIDS, Hội nghị Toàn Quốc về chăm sóc điều trị HIV/AIDS lần thứ 3 – Thành phố Hồ Chí Minh 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị Toàn Quốc về chăm sóc điều trị HIV/AIDS lần thứ 3
27. Tạ Hồng Hạnh (2005), Mô tả thực trạng chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS và một số yếu tố liên quan tại quận Đống Đa – Hà Nội tháng 4 năm 2005, Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng. Tr 57-69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạ Hồng Hạnh (2005), Mô tả thực trạng chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS và một số yếu tố liên quan tại quận Đống Đa –
Tác giả: Tạ Hồng Hạnh
Năm: 2005
28.Nguyễn Đức Hiền, Nguyễn Tiến Lâm (2005), Đánh giá kết quả điều trị bằng thuốc ức chế vi rút trên bệnh nhân HIV/AIDS tại Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, bệnh viện Bạch mai, nghiên cứu tác nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả điều trị bằng thuốc ức chế vi rút trên bệnh nhân HIV/AIDS tại Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, bệnh viện Bạch mai
Tác giả: Nguyễn Đức Hiền, Nguyễn Tiến Lâm
Năm: 2005
30.Lê Thị Thanh, Nguyễn Thị Trà Mi (2005), “Nghiờn cứu 113 trường hợp bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được quản lý trên địa bàn Quận Ngô Quyền, Hải Phũng”, Đặc san Hội nghị khoa học toàn ngành y tế Thành phố Hải Phòng năm 2005, Công ti cổ phần Tin học và Công nghệ hàng hải, Tr 60-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiờn cứu 113 trường hợp bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được quản lý trên địa bàn Quận Ngô Quyền, Hải Phũng”, "Đặc san Hội nghị khoa học toàn ngành y tế Thành phố Hải Phòng năm 2005
Tác giả: Lê Thị Thanh, Nguyễn Thị Trà Mi
Năm: 2005
31.Lê Minh Tuấn, Nghiên cứu thực trạng tuân thủ trong điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú và một số yếu tố liên quan ở 06 quận huyện thành phố Hà Nội năm 2008. Luận án Tiến sĩ Y học, Hà Nội 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng tuân thủ trong điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú và một số yếu tố liên quan ở 06 quận huyện thành phố Hà Nội năm 2008
32.Quế Anh Trâm (2005), Đỏnh gớa kết quả điều trị HIV/AIDS bằng 2 phác đồ Lamzidivir và Lamzidivir + Craxivan tại viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Tr 35, 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỏnh gớa kết quả điều trị HIV/AIDS bằng 2 phác đồ Lamzidivir và Lamzidivir + Craxivan tại viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới
Tác giả: Quế Anh Trâm
Năm: 2005
11.Bộ y tế (2007), Quyết định số 4361/QĐ-BYT của bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành quy trình chăm sóc và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con Khác
12. Bộ y tế (2008), Quyết định số 3821/QĐ-BYT của bộ trưởng Bộ y tế về hướng dẫn phác đồ điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc kháng vi rút Khác
13.Bộ y tế (2009), Quyết định số 3003/QĐ-BYT của bộ trưởng Bộ y tế ban hành ngày 19/08/2009 về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút Khác
14.Bộ Y tế, cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam (2009), Hướng dẫn điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút Khác
18.Chương trình 3x5 của WHO đề xuất năm 2003 nhằm tăng khả năng tiếp cận thuốc trị HIV/AIDS của các nước nghèo Khác
21.Nguyễn Thị Bích Đào, Trần Quốc Tuấn và Cộng sự (2005)”Nghiờn cứu đề tài “Đỏnh giỏ hiệu quả điều trị chống Retrovirus bằng phác đồ Lamzidivir + Viramune + Viramune và Zerit + Epirit + Viramune ở bệnh nhân AIDS Hà Nội, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố năm 2005 Khác
29.Trịnh Thị Minh Liờn, Lờ Đăng Hà và cộng sự (2003), Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS ở Hà Nội, Tạp chí Y học thực hành, số 4(421), Tr 89-91 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w