1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quyền kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người việt nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật kinh doanh bất động sản việt nam

12 511 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 603,24 KB

Nội dung

Tuy nhiên, bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về quyền kinh doanh BĐS của nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc, như: hệ thống pháp luật kinh doanh BĐS nó

Trang 1

Quyền kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật kinh doanh

bất động sản Việt Nam

Hoàng Thanh Thảo

Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS Luật: 60 38 50 Người hướng dẫn : PGS.TS Dương Đăng Huệ

Năm bảo vệ: 2013

87 tr

Abstract Làm rõ một số vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm, bản chất của quyền

kinh doanh bất động sản (BĐS) của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định

cư ở nước ngoài Nghiên cứu, phân tích, bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong thời gian qua để có những nhận định và đánh giá khách quan về những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại, bất cập của vấn đề này Thông qua việc nghiên cứu, đề tài đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn quy định của pháp luật về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này trên thực tế Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp thêm nguồn tài liệu cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học cũng như trong quá trình sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về kinh doanh BĐS trong thời gian tới

Keywords.Bất động sản; Quyền kinh doanh; Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam

Content

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Thị trường bất động sản (BĐS) là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị trường vì thị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân

Trang 2

Tỷ trọng BĐS trong tổng số của cải xã hội ở các nước có khác nhau nhưng thường chiếm trên dưới 40% lượng của cải vật chất của mỗi nước Các hoạt động liên quan đến BĐS chiếm tới 30% tổng hoạt động của nền kinh tế Trong những năm gần đây, thị trường BĐS ở nước ta, đặc biệt là thị trường nhà đất đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước, làm thay đổi bộ mặt đô thị và cả nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO từ năm 2006 Việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có thêm nhiều cơ hội để tham gia vào thị trường các nước cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, trong đó không thể không kể đến lĩnh vực kinh doanh BĐS

Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực của nền kinh tế nói chung

và hoạt động kinh doanh BĐS nói riêng không chỉ làm đa dạng hoá các thành phần kinh tế mà còn tạo động lực kích thích các nhà đầu tư trong nước có các giải pháp phát triển để cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài - những người có lợi thế về nguồn vốn, kỹ thuật sản xuất hiện đại… Trong những năm qua, với việc hoàn thiện đồng bộ

hệ thống pháp luật kinh doanh BĐS, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường BĐS đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần vào sự phát triển chung của thị trường BĐS Việt Nam (theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch

và Đầu tư, FDI đăng ký đầu tư vào BĐS năm 2012 đạt 1,85 tỷ USD)

Tuy nhiên, bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về quyền kinh doanh BĐS của nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc, như: hệ thống pháp luật kinh doanh BĐS nói chung, trong đó có các quy định liên quan đến quyền kinh doanh BĐS của nhà đầu tư nước ngoài còn thiếu toàn diện, chưa đồng bộ, các quy định này còn tản mạn ở nhiều Luật khác nhau (Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Bộ luật Dân

sự, Luật Xây dựng…); các quy định của pháp luật doanh nghiệp và đầu tư còn có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; thủ tục hành chính trong quá trình đầu tư còn nhiều bất cập nên hạn chế sự thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài…; vấn đề sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn nhiều hạn chế, việc sở hữu nhà

Trang 3

của các đối tượng này mới chỉ dừng lại ở mức thí điểm, chỉ một số đối tượng đủ điều kiện mới được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam…

Do vậy, trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, một trong những yêu cầu đặt ra là phải hoàn thiện các thiết chế để kiểm soát có hiệu quả thị trường kinh doanh BĐS, có chính sách mở cửa hơn nữa để thu hút sự tham gia đầu tư của các chủ thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Nghị quyết số 21-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật kinh doanh BĐS đang được tiến hành rà soát để sửa đổi, bổ sung Một trong những trọng tâm trong lần sửa đổi này là tập trung vào các quy định liên quan đến quyền kinh doanh BĐS của

nhà đầu tư nước ngoài Chính vì vậy, tôi đã chọn lĩnh vực “Quyền kinh doanh BĐS của

tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật kinh doanh BĐS Việt Nam" làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình Thông qua việc nghiên

cứu, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức,

cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và hiệu quả thực thi trên thực

tế, luận văn đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định

cư ở nước ngoài nói riêng và pháp luật kinh doanh BĐS nói chung

2 Tình hình nghiên cứu

Thời gian qua, vấn đề quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều phương diện khác nhau Có thể kể đến một số công trình, bài

viết tiêu biểu như: “Quy định của Pháp luật về kinh doanh BĐS đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” - Luận văn Thạc sĩ luật học của Lê Lưu Hương năm 2012;

Trang 4

Tác giả Nguyễn Mạnh Khởi với bài viết “Quyền sở hữu BĐS tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và của tổ chức, cá nhân nước ngoài” (Tạp chí Dân chủ

và Pháp luật, số tháng 3/2007); Tác giả Nguyễn Quang Tuyến với bài viết “Pháp luật về kinh doanh BĐS ở Việt Nam dưới khía cạnh hoạt động đầu tư nước ngoài” (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 9/2010)…

Nhìn chung, các công trình, bài viết nêu trên đều nghiên cứu về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nói chung nhưng ở mức độ và phạm vi khác nhau Có công trình, bài báo nghiên cứu đi sâu phân tích, bình luận một số khía cạnh pháp lý về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài như: quyền tiếp cận đất đai, quyền sở hữu nhà ở Ngoài ra, cũng có công trình nghiên cứu về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng lại thông qua việc đánh giá kết quả cụ thể mà chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách tổng quát về pháp luật về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, xét ở cả khía cạnh lí luận và thực tiễn và ở tầm một công trình luận văn thạc sỹ

Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội đang có những thay đổi liên tục

và nhanh chóng, đặc biệt, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải đổi mới chính sách, pháp luật về kinh doanh BĐS cho phù hợp thì các kết quả mà giới khoa học pháp

lý nước ta đã đạt được vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện Bởi

vậy, việc nghiên cứu thành công đề tài "Quyền kinh doanh bất động sản của tổ chức,

cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật kinh doanh bất động sản Việt Nam" vẫn là một công việc có ý nghĩa lý luận và mang tính

thời sự cao

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục đích sau:

Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm, bản chất của

quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

Trang 5

Thứ hai, đi sâu nghiên cứu, phân tích, bình luận các quy định của pháp luật hiện

hành về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định

cư ở nước ngoài;

Thứ ba, tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về quyền

kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong thời gian qua để có những nhận định và đánh giá khách quan về những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại, bất cập của vấn đề này;

Thứ tư, thông qua việc nghiên cứu, đề tài đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn

thiện hơn quy định của pháp luật về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật

về vấn đề này trên thực tế;

Thứ năm, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp thêm nguồn tài liệu

cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học cũng như trong quá trình sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về kinh doanh BĐS trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:

- Một số vấn đề lý luận về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Nội dung các quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước về quyền kinh doanh BĐS của

tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thời gian qua, những kết quả đã đạt được và những bất cập, hạn chế còn tồn tại

Về phạm vi nghiên cứu của luận văn:

Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bao gồm: vấn

đề cấp phép đầu tư, quyền tiếp cận đất đai, phạm vi kinh doanh BĐS, quyền đối với

Trang 6

nhà ở, công trình xây dựng…, mà không nghiên cứu pháp luật kinh doanh BĐS đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ BĐS hay đối với chủ thể là tổ chức, cá nhân trong nước

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách, pháp luật kinh doanh BĐS trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

và xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam

Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp (được sử dụng để nghiên các quy định của pháp luật về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài); phương pháp phân tích, đánh giá (được được sử dụng để bình luận, chỉ ra những ưu điểm, bất cập trong các quy định pháp luật và quá trình thực thi pháp luật về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài); phương pháp

so sánh (được sử dụng khi tìm hiểu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có liên quan và đề xuất những gợi mở cho Việt Nam)

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp diễn dịch, quy nạp, logic… để đảm bảo cho những lập luận đưa ra có tính logic, chặt chẽ và thuyết phục

6 Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ và toàn diện các chế định có liên quan đến quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài ở cả phương diện lí luận và thực tiễn áp dụng pháp luật; có tham khảo, đối chiếu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích, đánh giá một cách khách quan những ưu điểm đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó để đề xuất các giải pháp sửa đổi, hoàn thiện trong thời gian tới

Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết và đáng tin cậy đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động ban hành,

Trang 7

sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật kinh doanh BĐS liên quan tới quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài Đồng thời, luận văn có thể được sử dụng cho mục đích tham khảo trong công tác giảng dạy

và học tập môn học Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở… tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài trường

7 Kết cấu đề tài

Ngoài các phần lời nói đầu và kết luận, luận văn được cơ cấu thành ba chương với các nội dung cụ thể như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về BĐS và quyền kinh doanh BĐS của

tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Chương 2: Thực trạng pháp luật về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thực tiễn thi hành

Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Duy Anh, Bất động sản vốn ngoại: dự án bỏ hoang, chủ đầu tư mất dạng,

04/07/2012, http://vef.vn/2012-07-03-bds-von-ngoai-du-an-bo-hoang-chu-dau-tu-mat-dang

2 Vũ Anh (2011), “Các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kinh doanh

BĐS ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8/2011, tr 43-49

3 Đinh Văn Ân (2011), Chính sách phát triển thị trường BĐS ở Việt Nam, NXB

Chính thị quốc gia - Sự thật, Hà Nội

4 Lê Xuân Bá (2003), Sự hình thành và phát triển thị trường BĐS trong công cuộc

đổi mới ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

Trang 8

5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005

về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm

2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội

6 Ban chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 21-NQ/TW về tiếp tục hoàn

thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hà Nội

7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW về tiếp tục đổi

mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hà Nội

8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (2012), Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi

mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Hà Nội

9 Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Thông tư liên tịch số

14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội

10 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo tổng kết kinh nghiệm nước ngoài về

quản lý và pháp luật đất đai, Hà Nội

11 Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21/5/2008 hướng dẫn

thực hiện một số nội dung của Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh BĐS, Hà Nội

12 Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 quy định cụ

thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số

71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Hà Nội

Trang 9

13 Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành

Luật Đất đai, Hà Nội

14 Chính phủ (2005), Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 quy định về cấp

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu công trình xây dựng,

Hà Nội

15 Chính phủ (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Hà Nội

16 Chính phủ (2007), Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh BĐS, Hà Nội

17 Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về

việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội

18 Chính phủ (2010), Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Hà Nội

19 Chính phủ (2010), Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết

thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, Hà Nội

20 Chính phủ (2013), Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 về định hướng nâng

cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới, Hà Nội

21 Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Đất đai, NXB Tư pháp, Hà Nội

22 Dương Văn Hậu (2006), “Luật Kinh doanh BĐS và vai trò của nó đối với thị

trường BĐS ở nước ta”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề về BĐS,

tr 11-17

23 Nguyễn Thúy Hiền (2006), “Pháp luật về BĐS và các giải pháp hoàn thiện pháp

luật về BĐS ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề về

BĐS, tr 3-10

Trang 10

24 Trần Quang Huy (2009), “Pháp luật đất đai Việt Nam hiện hành - Nhìn từ góc độ

bảo đảm quyền của người sử dụng đất”, Tạp chí Luật học, số 8/2009, tr

37-45

25 Khánh Khoa, Đầu tư nước ngoài vào bất động sản: Nhiều chiêu lách luật, trục lợi,

19/04/2012, http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Bat-dong-san/545192/nhieu-chieu-lach-luat-truc-loi-

26 Nguyễn Mạnh Khởi (2006), “Luật Nhà ở - Những vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí

Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề về BĐS, tr 18-24

27 Nguyễn Mạnh Khởi (2007), “Quyền sở hữu BĐS tại Việt Nam của người Việt

Nam định cư ở nước ngoài và của tổ chức, cá nhân nước ngoài”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 3(180), tr 26-30

28 Đoàn Loan, Dự án Tây Hồ Tây bị kiểm điểm chậm giải phóng mặt bằng,

28/8/2013,

http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/du-an-tay-ho-tay-bi-kiem-diem-cham-giai-phong-mat-bang-2871655.html

29 Hoàng Lực, Sàn bất động sản tại Việt Nam kiêm vai trò “con buôn”, đầu cơ, thao

túng thị trường, 11/10/13,

http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Bat-dong-san/San-

BDS-tai-VN-kiem-vai-tro-con-buon-dau-co-thao-tung-thi-truong-post129703.gd

30 Huy Nam, Các sàn giao dịch BĐS bị thả nổi, 04/06/2012,

http://vnmedia.vn/NewsDetail.asp?NewsId=296618&CatId=91

31 Nguyễn Thị Nga (2007), “Sự hình thành và phát triển pháp luật thị trường BĐS”,

Tạp chí Luật học, số 5/2007

32 Quang Phương, Cải cách thủ tục hành chính để hút vốn đầu tư, 08/09/2013,

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/261318/print/Default.aspx

33 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2011), Rà soát pháp luật kinh

doanh, Hà Nội

34 Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w