1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu giá thị trường máy khắc cắt laser

33 786 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH GIÁ THỊ TRƯỜNG

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MARKETING KHOA THẨM ĐỊNH GIÁ          ĐỀ ÁN MÔN HỌC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU GIÁ THỊ TRƯỜNG MÁY KHẮC CẮT LASER Tháng 12/2008 GVHD : Cô Trần Thị Mười. SVTH : Huỳnh Công Trí. Lớp : HC3-TD-NGAY MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trang 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm và phân loại máy thiết bị: 1.1 Định nghĩa 3 1.2 Phân loại máy thiết bị 3 2. Khái niệm thẩm định giỏ mỏy thiết bị 3 3. Cơ sở giá trị của thẩm định giỏ mỏy thiết bị: 3 3.1 Giá trị thị trường 4 3.2 Giá trị phi thị trường (Giá trị khác giá trị thị trường) 3.2.1 Khái niệm 4 3.2.2 Một số cơ sở giá trị khác giá trị thị trường 4 4. Các nguyên tắc trong thẩm định giỏ mỏy thiết bị: 5 4.1/ Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất: 5 4.2/ Nguyên tắc tính hữu dụng 5 4.3/ Nguyên tắc thay thế 5 4.4/ Nguyên tắc đóng góp 5 5. Các phương pháp thẩm định giỏ mỏy thiết bị: 5 5.1/ Phương pháp chi phí 6 5.2/ Phương pháp so sánh giá bán 7 5.3/ Phương pháp thu nhập 9 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH GIÁ THỊ TRƯỜNG MÁY KHẮC CẮT LASER TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I. Tổng quan thị trường: 11 1. Thông tin chung: các văn bản pháp luật 11 2. Thông tin cụ thể: 2.1/ Thị trường máy khắc cắt laser 12 2.2/ Cung cầu của thị trường 13 II. Thu thập dữ liệu liên quan 13 1. Một số tính năng của máy khắc laser hiện đại 13 2. Mô tả và phân tích các loại máy khắc cắt laser mới 18 2.1 Những dữ liệu liên quan đến máy cần thu thập 18 2.2 Những dũng mỏy trờn thị trường 18 III Phân tích dữ liệu: 26 a) Khái quát phương pháp phân tích 26 b) Phân tích các thông số kỹ thuật ảnh hưởng đến giá thành của máy: b).1 Các thông tin giá chào bán máy khắc cắt laser 27 b).2 So sánh giá bán của 2 nhà cung cấp trên thị trường 30 CHƯƠNG III: NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ 31 Nhận xét chung 31 Kết luận 32 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay máy thiết bị được xem là một phần tài sản vốn, quan trọng không thể thiếu của mỗi công ty. Trong quá trình đất nước phát triển theo con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì vai trò của máy thiết bị có sự đóng góp rất lớn trong quá trình phát triển của đất nước. Ở mỗi công ty, mỗi nhà máy hay các doanh nghiệp quảng cáo chúng ta cũng có thể thấy được các loại máy thiết bị từ đơn giản đến những máy thiết bị lớn, công nghệ hiện đại … Thông qua thị trường máy thiết bị này sẽ hình thành nhiều ngành nghề, tổ chức trung gian mới, đặc biệt là ngành Thẩm Định Giá. Ngành Thẩm Định Giá đối với nhiều nước đã có từ lâu, nhưng ở Việt Nam là một ngành mới đang từng bước hội nhập và đi vào hoạt động ở nước ta vài năm nay và đang phát triển. Hiện nay do cơ chế quản lý nước ta cũn kộm, chưa đồng bộ nên chưa phát huy hết được tiềm năng, thế mạnh vốn có của ngành này và chưa trở thành một ngành có tầm quan trọng trong cả nước. Là sinh viên ngành Thẩm Định Giá để biết rõ hơn về ngành học và cũng để tích lũy một ít kinh nghiệm về cách thức thu thập thông tin cũng như cách phân tích, đánh giá một tài sản cụ thể em đó cú những tìm hiểu về thị trường “ máy khắc cắt laser” tại Tp. Hồ Chí Minh trong những tháng cuối năm 2008. Với tên đề án: “Nghiờn cứu về giá thị trường máy khắc cắt laser tại Tp. Hồ Chí Minh của các loại máy khắc cắt laser giữa các nhà cung cấp và hãng khác nhau.  Mục đích yêu cầu làm đề án: - Giúp sinh viên nắm bắt được cách thức thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường. - Hỗ trợ cho sinh viên một số kỹ năng nhìn nhận, tiếp cận và đánh giá về tài sản Máy thiết bị. - Giúp sinh viên nắm bắt được các phương pháp thẩm định, hiểu biết thêm về thị trường Máy thiết bị (cũng như ngành mình đang theo học )  Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập thông tin, dữ liệu của thị trường máy khắc cắt laser tại Tp. Hồ Chí Minh trong những tháng cuối năm 2008. - Phân tích những biến động về giá cả và những thay đổi công nghệ tác động đến giá trị thị trường của máy khắc cắt laser tại Tp. Hồ Chí Minh trong những tháng cuối năm 2008. - Đánh giá xu hướng vận động giá cả của máy khắc cắt trên thị trường trong những tháng cuối năm 2008.  Bố cục của đề án Chương I: Cở sở lý luận về thẩm định giỏ mỏy thiết bị Chương II: Tình hình giá thị trường máy khắc laser tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh trong những tháng cuối năm 2008. Chương III: Đỏnh giá kết luận. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm và phân loại máy thiết bị: 1.1 Định nghĩa: Máy thiết bị là một danh từ ghép bao gồm: phần máy và thiết bị phụ trợ kèm theo. Máy thiết bị là cụm từ chi tiết cơ, điện, điện tử phối hợp chuyển động hợp lý nhất để biến đổi năng lượng, vật liệu, thành phẩm phục vụ tiêu dùng hoặc thực hiện một hay nhiều công năng khác nhau. Như vậy: - Máy móc: bao gồm cỏc mỏy đơn chiếc hay dây chuyền sản xuất. Máy móc là một loại thiết bị có sử dụng các lực cơ khí, cấu tạo từ nhiều bộ phận và có một chức năng nhất định, thực hiện một công việc nào đó. Máy móc bao gồm các bộ phận: bộ phận động lực, bộ phận truyền dẫn, bộ phận chức năng - Thiết bị: là những tài sản phụ trợ được sử dụng để trợ giúp cho hoạt động của máy móc. Xu thế phát triển của thiết bị là ngày càng nhỏ gọn và đa năng có thể liên kết với nhiều thiết bị khác. 1.2/ Phân loại máy thiết bị - Máy, thiết bị không chuyên dùng: là những máy, thiết bị thường được trao đổi phổ biến trên thị trường, do đó việc thu thập thông tin về giá cả thị trường tương đối thuận lợi. - Máy, thiết bị chuyên dùng: do đặc điểm thiết kế, tính năng sử dụng đặc biệt của máy, thiết bị chuyên dùng nờn chỳng thường không được trao đổi, mua bán phổ biến trên thị trường. Do đó, việc thu thập thông tin về giá cả thị trường của máy, thiết bị chuyên dùng là khó. 2. Khái niệm thẩm định giá máy thiết bị: Thẩm định giỏ mỏy, thiết bị là sự ước tính giá trị của một máy, thiết bị cụ thể vào thời điểm nhất định tại một địa điểm nhất định cho một mục đích nhất định. 3. Cơ sở giá trị của thẩm định giỏ mỏy thiết bị: 3.1/ Giá trị thị trường: Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường 3.2/ Giá trị phi thị trường. (Giá trị khác giá trị thị trường) 3.2.1 Khái niệm Bên cạnh giá trị thị trường, giá trị của máy thiết bị còn có thể được rút ra từ lợi ích kinh tế thay thế hay những chức năng gắn với nó, hay phản ánh những biểu hiện thị trường không điển hình hay không bình thường. Đó là giá trị được thể hiện dựa trên cơ sở phi thị trường. Giá trị phi thị trường của tài sản là mức giá ước tính được xác định theo những căn cứ khác với giá trị thị trường hoặc có thể được mua bán, trao đổi theo các mức giá không phản ánh giá trị thị trường như: giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng, giá trị đầu tư, giá trị bảo hiểm, giá trị đặc biệt, giá trị thanh lý, giá trị tài sản bắt buộc phải bán, giá trị doanh nghiệp, giá trị tài sản chuyên dùng, giá trị tài sản có thị trường hạn chế, giá trị để tính thuế (theo Tiêu chuẩn TĐG Viet Nam số 02) 3.2.2 Một số cơ sở giá trị khác giá trị thị trường - Giá trị trong sử dụng: là giá trị của máy, thiết bị khi nó đang được một đơn vị cụ thể sử dụng cho một mục đích nhất định và do đó nó không liên quan đến thị trường. Nó là cơ sở giá trị khi máy, thiết bị được thẩm định với tư cách là bộ phận của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Giá trị đầu tư ( investment value): Là giá trị của một tài sản đối với một số nhà đầu tư nào đó cho một dự án nhất định. Giá trị đầu tư của một tài sản có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thị trường của tài sản đó. - Giá trị đặt biệt ( special value): các yếu tố đặc biệt làm tăng giá trị tài sản lên trên giá trị thị trường. Giá trị này chỉ thu hút mối quan tâm của một số ít khách hàng hoặc người sử dụng mà không thu hút sự quan tâm của nhiều người. - Giá trị bán cưỡng chế: là số tiền có thể thu được một cách hợp lý thông qua việc bán tài sản trong phạm vi thời gian bị giới hạn, nờn cụng tác tiếp thị thích hợp cho việc bán tài sản không được đáp ứng. - Giá trị bán đấu giá: là khoản tiền mà người bán có thể mong đợi nhận được tại một cuộc bán đấu giá được yết thị và quảng bá một cách rộng rãi, với giả định việc mua bán được tổ chức tại địa điểm mà tất cả các tài sản trong danh mục chào bán được đưa ra cùng một lúc. - Giá trị phế liệu: là số tiền thu được từ việc bán một tài sản dưới dạng phế liệu mà không theo sự sử dụng của nó. 4. Các nguyên tắc trong thẩm định giỏ mỏy thiết bị: 4.1/ Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất: - Sử dụng máy, thiết bị cao nhất và tốt nhất có thể hiểu một cách khái quát là việc sử dụng sẽ đem lại khả năng sinh lợi hợp pháp và chắc chắn nhất vào thời điểm thẩm định. 4.2/ Nguyên tắc tính hữu dụng: - Tính hữu dụng là một khái niệm tương đối và mang tính so sánh, không phải là điều kiện tuyệt đối. Giá trị tài sản được ước tính thông qua việc đánh giá tính hữu dụng trên phương diện các yếu tố pháp lý, cơ sở vật chất, kinh tế và môi trường. Đây là những yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của tài sản 4.3/ Nguyên tắc thay thế: - Khi hai tài sản có tính hữu ích như nhau, tài sản nào chào bán ở mức giá thấp nhất thì tài sản đó sẽ bán được trước. Giới hạn trên của giá trị tài sản có xu hướng được thiết lập bởi chi phí mua một tài sản thay thế cần thiết tương đương, với điều kiện không có sự chậm trễ quá mức làm ảnh hưởng đến sự thay thế. Một người thận trọng sẽ không trả giá cao hơn chi phí mua một tài sản thay thế trong cùng một thị trường và một thời điểm. 4.4/ Nguyờn tắc đóng góp: - Giá trị của một tác nhân sản xuất hay một bộ phận cấu thành tài sản phụ thuộc vào sự vắng mặt của tác nhân đó làm giảm đi bao nhiêu giá trị của toàn bộ tài sản, có nghĩa là lượng giá trị mà nó đóng góp vào giá trị toàn bộ là bao nhiêu. 5. Các phương pháp thẩm định giỏ mỏy thiết bị: Khi thẩm định giá máy móc, thiết bị các nhà thẩm định thường sử dụng một hoặc kết hợp những phương pháp sau: − Phương pháp chi phí − Phương pháp so sánh giá bán − Phương pháp thu nhập Trong khi sử dụng các phương phỏp trên để thẩm định giá máy móc, thiết bị không có phương pháp nào là phương pháp chính xác nhất, mà chỉ có phương pháp thích hợp nhất. Việc lựa chọn phương pháp thích hợp nhất phụ thuộc vào các yếu tố: thuộc tính của tài sản cần thẩm định giá, sự sẵn có của dữ liệu về việc bán máy móc, thiết bị đó, sự tin cậy và khả năng sử dụng các tài liệu thị trường, và vào mục đích thẩm định giá. Sau đây là ba phương pháp thẩm định máy thiết bị. 5.1/ Phương pháp chi phí: 5.1.1. Khái niệm: - Phương pháp chi phí dựa trờn cơ sở so sánh giá trị của tài sản cần thẩm định giá với chi phí chế tạo tài sản tương tự tài sản cần thẩm định giá. 5.1.2. Các trường hợp áp dụng: - Thẩm định cho các tài sản chuyên dùng. - Thẩm định cho mục đích bảo hiểm - Là phương pháp của người đấu thầu hoặc kiểm tra đấu thầu - Là phương pháp kiểm tra đối với các phương pháp khác. 5.1.3. Các nguyên tắc thẩm định giá - Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất - Nguyên tắc thay thế - Nguyên tắc đóng góp 5.1.4. Các bước tiến hành: Bước 1: Ước tớnh giá trị của máy, thiết bị mục tiêu cần thẩm định, giả sử rằng sự sử dụng hiện tại là sử dụng cao nhất và tốt nhất. Bước 2: Ước tính các chi phí hiện tại để thay thế máy, thiết bị hiện có. Để ước tính chính xác chi phí, thẩm định viên cần phải hiểu về thiết kế của máy, thiết bị nhằm đạt được việc ước tính chi phí ở một mức độ hợp lý. Bước 3: Ước tính tổng số tiền giảm giá tích lũy của máy, thiết bị do mọi nguyên nhân bao gồm do hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Bước 4: Trừ số tiền giảm giá tích lũy khỏi chi phí hiện tại để thay thế máy, thiết bị hiện có sẽ xác định được giá trị hiện tại của máy, thiết bị. Bước 5: Trừ số tiền giảm giá tích lũy của các hạng mục phụ và các hạng mục nâng cao khác (nếu có). 5.1.5. Những hạn chế của phương pháp chi phí: - Chi phí không bằng với giá trị - Phương pháp chi phí phải sử dụng các tiếp cận cộng tới, so tổng của các bộ phận chưa chắc đã bằng với giá trị của toàn bộ tài sản. - Việc ước tính khấu trừ tích lũy có thể trở nên rất chủ quan và khó thực hiện do có những sự khác nhau trong định nghĩa và thuật ngữ, cũng như không có một phương pháp riêng biệt nào được áp dụng rộng rãi để ước tính khấu trừ. 5.2/ Phương pháp so sánh giá bán: 5.2.1. Khái niệm: - Phương pháp so sánh giá bán dựa trên cơ sở giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định có quan hệ mật thiết với giá trị của các tài sản tương tự đã hoặc đang được mua bán trên thị trường. 5.2.2. Đặc điểm: - Phương pháp này không có một công thức hay mô hình cố định, mà chỉ dựa vào các giao dịch mua bán các tài sản tương tự trên thị trường để cung cấp số liệu thực tế so sánh với tài sản cần thẩm định. - Mục đích của việc đánh giá các giao dịch mua bán tài sản trên thị trường phải dựa vào nguyên tắc thỏa mãn lý thuyết “người bán tự nguyện và người mua tự nguyện” và càng có khả năng so sánh với tài sản mục tiêu cần thẩm định thì sẽ cho kết quả thẩm định càng chính xác hơn. 5.2.3. Các nguyên tắc của phương pháp so sánh giá bán: - Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất - Nguyên tắc sự hữu dụng. - Nguyên tắc thay thế. 5.2.4. Các bước tiến hành của phương pháp so sánh giá bán: Bước 1: Tỡm kiếm các thông tin về những tài sản được bán trong thời gian gần nhất trên thị trường có thể so sánh được với tài sản cần thẩm định về mặt cấu tạo, cụ thể: kích cỡ, công suất, kiểu dáng và các chi tiết kỹ thuật khác, Bước 2: Kiểm tra các thông tin về tài sản có thể so sánh được để xác định giá thị trường của nó làm cơ sở để so sánh với tài sản mục tiêu cần thẩm định. Thông thường, nên lựa chọn một số tài sản thích hợp nhất về mặt cấu tạo có thể so sánh được với tài sản mục tiêu cần thẩm định, khoảng từ 3 đến 6 tài sản. Bước 3: Phõn tớch các giá bán, xác định những sự khác nhau về đặc điểm kỹ thuật như: kích cỡ, kiểu loại, tuổi thọ và các điều kiện khác (tốt hơn hoặc xấu hơn) của mỗi tài sản so với tài sản cần thẩm định; sau đó điều chỉnh giá bán tài sản này (có thể tăng lên hoặc giảm xuống) so với tài sản cần thẩm định. Quá trình điều chỉnh để đi đến ước tính giá trị của tài sản thẩm định như sau: - Lấy tài sản thẩm định làm chuẩn, nếu tài sản so sánh tốt hơn thì điều chỉnh giá trị giao dịch của tài sản so sánh xuống và ngược lại. - Mỗi sự điều chỉnh đều có thể được chứng minh từ bằng chứng thị trường. Bước 4: Ứớc tính giá trị của tài sản đối tượng cần thẩm định trên cơ sở các giá bán có thể so sánh được sau khi đã điều chỉnh. 5.2.5. Những hạn chế của phương pháp so sánh giá bán: - Có khi việc so sánh không thể thực hiện được do tính chất đặc biệt về kỹ thuật của tài sản mục tiêu cần thẩm định nên khó có thể tìm được một tài sản đang được mua bán trên thị trường hoàn toàn giống với tài sản mục tiêu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của phương pháp này. - Tính chính xác của phương pháp này sẽ giảm khi thị trường có sự biến động mạnh về giá. 5.3/ Phương pháp thu nhập 5.3.1. Khái niệm: - Phương pháp thu nhập là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chuyển đổi các dòng thu nhập ròng trong tương lai có thể nhận được từ việc khai thác tài sản cần thẩm định thành giá trị vốn hiện tại của nó (quá trình chuyển đổi này còn gọi là quá trình vốn hóa thu nhập) để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá. - Mối liên hệ giữa giá trị và thu nhập được thể hiện qua công thức sau: [...]... tridico @laser. vn); Công ty TNHH Nam Sơn - Vì thị trường Máy khắc cắt laser có khá nhiều chủng loại và chênh lệch giá của giữa máy thiết bị mới và đã qua sử dụng khá nhiều nên đề án này chỉ trọng tâm nghiên cứu về thị trường giá cả máy mới ở Thành Phồ Hồ Chí Minh 2.2 Cung cầu của thị trường: • Cầu: Thi trường tiêu thụ máy khắc cắt laser là một thị trường tương đối biến động và phụ thuộc vào công nghệ của máy. .. chuyên dùng lớn nhỏ đều trang bị máy khắc cắt laser để sử dụng Tuy nhiên để tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường đa dạng hoá sản phẩm làm ra, các công ty không ngừng thay đổi máy khắc cắt laser có công nghệ cao hơn, tính năng vượt trội hơn Chính vì thế thị trường máy khắc cắt laser sẽ có nhiều thay đổi về giá cả cũng như công nghệ trong thời gian gần đây - Máy khắc cắt laser mới được nhập khẩu linh... nguyên nhân tác động đến giá Theo cỏc dũng mỏy laser, ta chọn dũng máy YH9060 làm chuẩn để xem xét sự chênh lệch giá của cỏc dũng mỏy b) Phân tích các thông số kỹ thuật ảnh hưởng đến giá thành của máy: b).1 Các thông tin giá chào bán máy khắc cắt laser: Giá thành các loại máy khắc cắt laser đưa vào bản phân tích được tham khảo 2 công ty cung cấp trên thị trường TP.HCM:  Bảng báo giá của Công ty TNHH Thiết... công nghệ của máy khắc laser có thay đổi khá nhiều Các chức năng thay đổi chủ yếu là: Kích thước, vùng khắc, kích thước vật liệu, độ cao di chuyển trục z, nguồn laser, tốc độ khắc cắt, độ phân giải Những thay đổi này làm cho giá trị máy khắc cắt laser ngày càng tăng thêm Dữ liệu thu thập là 08 loại máy khắc cắt laser (theo thứ tự 1 đến 8) của 2 nhà cung cấp, được chi làm 2 nhúm vựng khắc khác nhau:... sóng laser: 10.6um Diện tích điêu khắc: 650 x 450 (mm) Tốc độ điêu khắc: . trường “ máy khắc cắt laser tại Tp. Hồ Chí Minh trong những tháng cuối năm 2008. Với tên đề án: “Nghiờn cứu về giá thị trường máy khắc cắt laser tại Tp. Hồ Chí Minh của các loại máy khắc cắt laser. này chỉ trọng tâm nghiên cứu về thị trường giá cả máy mới ở Thành Phồ Hồ Chí Minh. 2.2 Cung cầu của thị trường: • Cầu: Thi trường tiêu thụ máy khắc cắt laser là một thị trường tương đối biến. 2.1/ Thị trường máy khắc cắt laser 12 2.2/ Cung cầu của thị trường 13 II. Thu thập dữ liệu liên quan 13 1. Một số tính năng của máy khắc laser hiện đại 13 2. Mô tả và phân tích các loại máy khắc

Ngày đăng: 12/01/2015, 20:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w