1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm lâm sàng và kết quả chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật bướu giáp đơn thuần năm 2009 tại khoa ngoại châm tê bệnh viện châm cứu trung ương

40 1,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 3,34 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện theo chương trình đào tạo Cử nhân, chuyên ngành Điều dưỡng, khoá I, niên khoá 2008 - 2011 tại Trường đại học Thăng Long. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, khoa Điều dưỡng và quý thầy, cô giáo trường đại học Thăng Long; Ban Giám đốc và Khoa ngoại châm tê Bệnh viện châm cứu Trung ương. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quí báu đó. Xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Th.S - BS Hoàng Văn Phong, thầy giáo trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp ở phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Khoa ngoại châm tê và Thư viện Bệnh viện châm cứu Trung ương đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập cũng như hoàn thành luận văn. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè gần xa và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2010 Tác giả Nguyễn Thị Nga MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN 0 MỤC LỤC 1 DANH MỤC VIẾT TẮT 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 4 ĐẶT VẤN ĐỀ 5 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7 1.1. Một số đặc điểm giải phẫu tuyến giáp 7 1.2. Đặc điểm sinh lý tuyến giáp 8 1.3. Tác dụng của nội tiết tố tuyến giáp 9 1.4. Dấu hiệu lâm sàng bệnh Bướu giáp đơn thuần 9 1.5. Biến chứng sau phẫu thuật 10 1.5.1. Các biến chứng sớm 10 1.5.1.1. Chảy máu thứ phát sau mổ 10 1.5.1.2. Suy hô hấp sau mổ 10 1.5.1.3. Tổn thương dây thần kinh quặt ngược 11 1.5.1.4. Cơn hạ canxi huyết (Tetani) do tổn thương tuyến cận giáp 11 1.5.1.5. Ứ đọng dịch vết mổ, nhiễm trùng vết mổ 11 1.5.2. Các biến chứng muộn 11 1.5.2.1. Nhược giáp sau phẫu thuật 11 1.5.2.2. Di chứng của quá trình liền sẹo xấu 11 1.5.2.3. Bướu giáp tái phát sau mổ 11 1.5.2.4. Chăm sóc cho người bệnh sau mổ tuyến giáp đơn thuần 12 CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 2.1. Địa điểm nghiên cứu 15 2.2. Đối tượng nghiên cứu 15 2.2.1. Nguồn bệnh nhân 15 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 15 2.3. Phương pháp nghiên cứu 15 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 15 2.3.2. Cỡ mẫu 15 2.3.3. Chọn mẫu 15 2.3.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 15 2.3.4.1. Chọn hồ sơ người bệnh từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2009 15 2.3.4.2. Thống kê, loại trừ theo tiêu chuẩn loại trừ 16 2.3.4.3. Thu thập thông tin 16 2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 16 2.5. Phương pháp xử lý số liệu 17 CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 18 3.1.1. Tổng số đối tượng được nghiên cứu 18 3.1.2. Tuổi 18 3.1.3. Giới 19 Thang Long University Library 3.1.4. Nơi sống 20 3.1.5. Thời gian mắc bệnh 21 3.2. Đặc điểm lâm sàng trước mổ 21 3.3. Đánh giá kết quả chăm sóc sau phẫu thuật 23 CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN 27 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 27 4.1.1. Tuổi, giới tính 27 4.1.2. Nơi ở 28 4.1.3. Thời gian mắc bệnh 28 4.1.4. Đặc điểm lâm sàng trước mổ 28 4.2. Chuẩn bị trước phẫu thuật 29 4.3. Kết quả chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật 29 4.3.1. Theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật 30 4.3.2. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật 30 4.3.3. Tư vấn người bệnh trước khi ra viện 32 KẾT LUẬN 33 KIẾN NGHỊ 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 PHỤ LỤC 0 DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BGĐT Bướu giáp đơn thuần. BVCCTW Bệnh viện châm cứu Trung ương. FT3 Free - Tri iodthyronin. FT4 Free - Thyroxine. KNCT Khoa ngoại châm tê. NB Người bệnh. TKQN Thần kinh quặt ngược T3 Tri - iodthyronin T4 Thyroxine Thang Long University Library DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Các biến số, chỉ số nghiên cứu 16 Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 18 Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 19 Bảng 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi sống 20 Bảng 3.4: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian mắc bệnh 21 Bảng 3.5: Phân bố bệnh nhân theo độ lớn của bướu 21 Bảng 3.6: Bảng phân bố đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm lâm sàng 22 Bảng 3.7: Biến chứng sớm xảy ra trong thời gian hậu phẫu 23 Bảng 3.8: Phân bố thời gian điều trị tại phòng hậu phẫu 23 Bảng 3.9: Kết quả chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật và thời gian nằm viện 24 Bảng 3.10: Đánh giá tình trạng vết mổ trước khi ra viện 25 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1: Giải phẫu Tuyến giáp nhìn từ phía trước 7 Hình 1.2: Giải phẫu Tuyến giáp nhìn từ phía sau 7 Hình 1.3: Bệnh nhân Nguyễn Thị Nh - 59 tuổi số bệnh án: 2978 chẩn đoán: Bướu hỗn hợp giáp trạng thuỳ trái độ IV 10 Hình 3.1: Biểu đồ phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 18 Hình 3.2: Biểu đồ phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 19 Hình 3.3: Biểu đồ phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi sống 20 Hình 3.4: Biểu đồ phân bố bệnh nhân theo độ lớn của bướu 22 Hình 3.5: Biểu đồ phân bố thời gian điều trị tại phòng hậu phẫu 23 Hình 3.6: Biểu đồ phân bố kết quả chăm sóc sau phẫu thuật 24 Hình 3.7: Biểu đồ phân bố kết quả tình trạng vết mổ trước khi ra viện . 25 Hình 3.8: Bướu độ IV sau khi cắt - Bệnh nhân Nguyễn Thị V 44 tuổi - Bệnh án số 2868 26 Hình 3.9: Tình trạng vết mổ trước khi ra viện - Bệnh nhân Nguyễn Thị V 44 tuổi - Bệnh án số 2868 chẩn đoán bướu hỗ hợp 2 thuỳ độ IV 26 Hình 4.1: Theo dõi dịch dẫn lưu sau phẫu thuật 31 Hình 4.2: Chăm sóc vết mổ tốt không bị nhiễm trùng 31 Hình 4.3: Điều dưỡng viên tư vấn cho bệnh nhân trước khi ra viện 32 ĐẶT VẤN ĐỀ Bướu giáp đơn thuần (BGĐT) thường được gọi là bướu cổ, là một loại bệnh lý phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới năm 1994, thì có khoảng 665 triệu người mắc bệnh bướu cổ - chiếm 12% dân số thế giới, và được phân bố rải rác ở tất cả các châu lục; trong đó vùng Địa Trung Hải có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất (22,9% dân số), còn ở vùng Đông Nam Á - với dân số 1050 triệu người thì có tới 100 triệu người mắc bệnh bướu cổ [5];[15] ở Việt Nam theo Trần Đức Thọ [2] tần suất bệnh BGĐT vào khoảng 10% dân số, cá biệt có vùng tăng lên con số 50% ở những vùng thiếu iod (miền núi). Xét về góc độ giới tính, BGĐT là bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới, với tỉ lệ nữ : nam là 10:1 [7]. Hiện nay ở Việt Nam bệnh BGĐT đang phát triển mạnh do nguyên nhân chính là thiếu iod, các thông tin tuyên truyền về bệnh còn hạn chế nên nhiều bệnh nhân còn chưa hiểu biết được diễn biến của bệnh để phát hiện, khám và điều trị kịp thời. Bệnh BGĐT thường tiến triển chậm và thầm lặng, nên phần nhiều được phát hiện ở giai đoạn bướu đã phát triển to. Khi bướu quá to (độ III, độ IV) sẽ lồi ra và gây biến dạng vùng cổ, gây nhiều ảnh hưởng đến tâm lí và thẩm mỹ của người bệnh, đặc biệt có thể gây ra một số biến chứng như chèn ép đường thở, đường ăn, cường giáp trạng hoặc ung thư hóa, làm suy giảm chất lượng sống của người bệnh. Cho tới nay còn nhiều phương pháp điều trị BGĐT bằng nội khoa cũng như ngoại khoa, trong đó điều trị ngoại khoa thường mang lại kết quả lâu dài và bền vững hơn. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật BGĐT cần phải chăm sóc người bệnh chu đáo để phát hiện kịp thời những biến chứng có thể xảy ra sau mổ. Trong 6 giờ đầu thường xảy ra tai biến rất nặng nề như chảy máu, nếu không phát hiện sớm và kip thời khối máu tụ sẽ chèn ép vào khí quản gây khó thở cấp dẫn đến suy hô hấp và người bệnh tử vong rất nhanh, và còn nhiều biến chứng khác nữa ví dụ như: tổn thương dây thần kinh quặt ngược (TKQN) khoảng 0,7 - 1,8%, contetani, nhiễm trùng vết mổ, suy giáp, tràn khí, suy hô hấp do phù nề thanh quản khoảng 0,5%. Do vậy việc chăm sóc và theo dõi người bệnh (NB) sau phẫu thuật BGĐT là hết sức quan trọng và cần thiết. Nếu như NB được chăm sóc tốt sẽ giảm thời gian nằm viện, giảm tai biến, biến chứng và đặc biệt quan trọng hơn nữa là NB đỡ tốn kém chi phí về kinh Thang Long University Library tế, mặt khác đem lại cho NB vẻ đẹp mỹ quan bên ngoài và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Chính vì vậy, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc NB sau phẫu thuật BGĐT, tại Bệnh viện châm cứu Trung ương (BVCCTW) chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Nên chúng tôi đề cập tới bệnh tuyến giáp và tiến hành thực hiện đề tài: Đặc điểm lâm sàng và kết quả chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật BGĐT năm 2009 tại khoa Ngoại châm tê BVCCTW nhằm 02 mục tiêu: 1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh. 2. Kết quả chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật BGĐT. CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số đặc điểm giải phẫu tuyến giáp Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, nằm ở vùng cổ trước khí quản và hai thành bên của thanh quản. Tuyến giáp có 2 thùy: thùy trái và thùy phải, nối với nhau bằng eo giáp trạng [1] thùy phải thường lớn hơn thuỳ trái. Cực trên của 2 thùy nằm áp lên bề mặt sụn giáp, cực dưới xuống tới vòng sụn 5 - 6 của khí quản (xem hình 1.1 và 1.2 ). Hình 1.1: Giải phẫu Tuyến giáp nhìn từ phía trước [13] Hình 1.2: Giải phẫu Tuyến giáp nhìn từ phía sau [13] Ở người trưởng thành bình thường tuyến giáp có kích thước dài từ 3 - 7 cm, rộng từ 3 - 4 cm, dày từ 1- 2 cm, với trọng lượng khoảng 20 - 30 gram, mật độ mềm mầu đỏ sẫm. Tuyến giáp ở nam giới thường nặng hơn nữ giới [2], [6], [9], [19]. Tuyến giáp gồm những đơn vị cấu tạo là nang giáp. Các tế bào của nang giáp bài tiết 2 hormon là Tri - iodothyronin (T3) và Tetra - iodothyronin (T4). Những hormon này có nhiều chức năng quan trọng đặc biệt là chức năng chuyển hóa. Bên Thang Long University Library cạnh nang giáp còn có các tế bào cạnh nang, các tế bào này sản xuất ra calcitonin là hormon tham gia chuyển hóa canxi. Tuyến giáp nằm ở vùng cổ và được nuôi dưỡng bởi rất nhiều mạch máu, mỗi phút tuyến giáp được cung cấp khoảng 80 đến 120 ml máu [1]. Nằm giáp mặt sau - trong của 2 thùy tuyến giáp là dây TKQN. Trước khi đi vào tuyến giáp, dây TKQN bên phải đi phía động mạch giáp trạng dưới, còn dây TKQN bên trái đi ở phía sau động mạch [17], và thường có hình dạng, kích thước đa dạng. Bình thường, ở ngang mức sát cực dưới tuyến giáp, dây TKQN chia làm hai nhánh - có khi nhiều hơn, đi theo chiều dọc, trong rãnh (góc nhị diện) khí quản - giáp trạng, bắt chéo nhánh tận cùng của động mạch giáp trạng dưới. Dây TKQN liên quan về phía trong với mặt sau - bên của khí quản, về phía ngoài với mặt sau - trong của thùy giáp, nhiều khi dính chặt vào tổ chức tuyến giáp. Ở phía trên, dây TKQN thoát ra từ phía mặt bên của thùy giáp trạng và đi vào sâu qua bờ dưới cơ khít họng, hoặc xuyên qua cơ theo hướng từ ngoài vào trong. Dây TKQN, còn được gọi là dây thần kinh thanh quản dưới, chi phối nhiều chức năng của vùng thanh quản, ví dụ như vận động các cơ trong thanh quản, thanh môn. Do vậy, khi dây TKQN bị tổn thương (do phẫu thuật) sẽ gây khàn giọng (nếu bị một bên), mất tiếng (nếu bị hai bên) và sặc thức ăn khi nuốt [4]. Chính vì vậy dây TKQN có chức năng quan trọng chi phối vận động cơ mở thanh quản, giúp di động 2 dây thanh, tạo giọng nói và hít thở dễ dàng . Bám vào mặt sau của 2 thùy tuyến giáp là các khối tròn, nhỏ là tuyến cận giáp. Có 4 tuyến cận giáp (2 tuyến ở trên và 2 tuyến ở dưới ) tuyến cận giáp có chức năng điều hòa canxi và phốt pho trong cơ thể, nên khi bị tổn thương nặng (do phẫu thuật tuyến giáp) sẽ biểu hiện một loạt các rối loạn, ví dụ như cơn hạ canxi máu, 1.2. Đặc điểm sinh lý tuyến giáp Tuyến giáp được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu, trong tuyến có 2 loại tế bào: Tế bào C tiết calcitonin (nội tiết tố làm giảm lượng calci máu) và rất nhiều tế bào tuyến giáp liền nhau tạo thành những nang đường kính khoảng 100 - 300 micromet. Những tế bào này bắt giữ iod ở máu và tăng tổng hợp tiền nội tiết tố nữ tích trữ trong các nang. Khi có kích thích bởi TSH (nội tiết tố tuyến yên) các nang giải phóng một phần nội tiết tố tuyến giáp đã được tích trữ dưới dạng Tri - iodthyronin hay còn gọi là T3 (chiếm khoảng 20%) và Thyroxine còn gọi là T4 (chiếm khoảng 80%). Trong huyết thanh T3, T4 gắn chủ yếu với Albumin. Một phần nhỏ hormon ở dạng tự do, chỉ có các hormon tự do Free Thyroxine (FT4) và Free Tri- iodthyronin (FT3) mới có tác dụng sinh học. FT3 có tác dụng mạnh và ngắn, FT4 tác dụng chậm và kéo dài hơn. Trong huyết thanh, nồng độ T4 lớn hơn T3 và một phần T4 chuyển hoá thành T3 khi phát huy tác dụng. [17] 1.3. Tác dụng của nội tiết tố tuyến giáp Hormon tuyến giáp tác dụng lên hầu hết toàn bộ cơ thể như: Hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ da - cơ - xương, tiêu hóa, … và đặc biệt là tác dụng trên chuyển hóa. Hormon tuyến giáp tăng dẫn tới tăng chuyển hóa cơ bản, suy giáp làm giảm chuyển hóa cơ bản tới 20% - 50%.[17] 1.4. Dấu hiệu lâm sàng bệnh Bướu giáp đơn thuần BGĐT chủ yếu xảy ra ở nữ giới và chịu ảnh hưởng của các giai đoạn thay đổi sinh lý (dậy thì, thai kỳ, tuổi mãn kinh). Có tính chất gia đình, nhưng kiểu di truyền đến nay chưa được biết rõ. Khối u ở cổ được phát hiện tình cờ bởi bệnh nhân hoặc bởi người xung quanh, hoặc trong khi khám sức khỏe nói chung. Thường không có triệu chứng cơ năng hoặc đôi khi có cảm giác nghẹn ở cổ, hoặc những triệu chứng không đặc hiệu (hồi hộp, rối loạn thần kinh thực vật, …). Để đánh giá độ lớn của bướu cũng như để đưa ra chỉ định phẫu thuật, người ta thường chia thành nhiều độ dựa theo các tiêu chí lâm sàng, cụ thể: - Độ I: Sờ thấy bướu khi bệnh nhân nuốt. - Độ II: Bướu lộ rõ dưới da, nhìn và sờ thấy nhưng vòng cổ chưa thay đổi. - Độ III: Bướu lồi ra khỏi vòng cổ, chiếm một diện tích rộng trước cổ, cho phép xác định được kích thước. - Độ IV: Bướu to lấn vượt bờ ngoài cơ ức đòn chũm, và làm thay đổi đáng kể vòng cổ. - Độ V: Bướu rất to, vượt bờ ngoài cơ ức đòn chũm hai bên, sa xuống phía trước cán xương ức. Thang Long University Library [...]... hành tại khoa ngoại châm tê (KNCT) Bệnh viện châm cứu trung ương với sự giúp đỡ của Thạc sĩ - Bác sỹ Hoàng Văn Phong và đồng nghiệp tại khoa 2.2 Đối tượng nghiên cứu 2.2.1 Nguồn bệnh nhân - Tiêu chuẩn lựa chọn Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị bằng phẫu thuật bướu giáp đơn thuần tại KNCT - BVCCTW từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009 2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân được chuẩn đoán bướu. .. Nghiên cứu tác dụng của châm tê kết hợp thuốc hổ trợ trong giải phẫu bướu tuyến giáp, Luận án TS y học, Hà Nội 10 Nguyễn Đình Liên (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý và điều trị ngoại khoa bướu giáp đơn thuần ( qua 200 trường hợp đã phẫu thuật tại khoa B12 bệnh viện 103) Luận văn chuyên khoa cấp II, Hà Nội 11 Nguyễn Đức Thành (1996), Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều... lí bằng băng ép, sau đó ổn định và 1 ca xuất hiện cơn Tetani vào ngày thứ 2 sau mổ (trên nền một phẫu thuật cắt gần hoàn toàn giáp trạng ở bệnh nhân mổ lại bướu tái phát), được điều trị bằng canxi đến ngày thứ 5 thì hết Không có trường hợp nào biểu hiện tổn thương dây TKQN và suy hô hấp cấp sau mổ Bảng 3.9: Kết quả chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật và thời gian nằm viện Kết quả chăm sóc vết mổ Chỉ số... phản ứng cho bệnh nhân; + Bệnh nhân vệ sinh sạch sẽ; + Căn dặn trước khi vào mổ tháo đồ trang sức, cắt móng tay, cởi bỏ áo lót; + Phổ biến cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân các tai biến có thể xảy ra trước, trong và sau mổ Cho bệnh nhân và người nhà ký cam kết + Bệnh nhân ăn uống Cho bệnh nhân ngủ sớm và dùng thuốc ngủ theo y bệnh NGÀY MỔ -Nhịn ăn sáng - Kiểm tra M, to, HA CS BỆNH NHÂN SAU MỔ - Theo... BVCCTW từ tháng 01 /2009 đến tháng 12 /2009 số lượng bệnh nhân lấy được là 120 bệnh nhân sau khi loại trừ còn 98 bệnh nhân là phù hợp Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu là 98 bệnh nhân 2.3.3 Chọn mẫu Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện 2.3.4 Các bước tiến hành nghiên cứu 2.3.4.1 Chọn hồ sơ người bệnh từ tháng 01 /2009 đến tháng 12 /2009 - Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật BGĐT và chăm sóc sau mổ Thang Long... trị ngoại khoa bệnh bướu giáp lan tỏa nhiễm độc tại bệnh viện Việt - Tiệp, HảI Phòng Luận văn chuyên khoa cấp II, Hà Nội 12 Nguyễn Khánh Dư (1985), Bệnh học ngoại khoa đại cương Chương 4: Bệnh học tuyến giáp NXB Y học - Hà Nội, tr 68 - 95 13 Nguyễn Quang Quyền (2004), Giải phẫu người - Tập 1, NXB Y học 14 Nguyễn Xuân Ty - CS (1972), Kết quả mổ điều trị bướu giáp trong 10 năm 1962 – 1972 Tại bệnh viện. .. viên tư vấn cho bệnh nhân trước khi ra viện KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 98 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị bằng phẫu thuật tuyến giáp tại KNCT - BVCCTW năm 2009, cho phép chúng tôi rút ra một kết luận như sau: - Lứa tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là từ 16 - 65 tuổi - Hầu hết đối tượng nghiên cứu là nữ chiếm 93 bệnh nhân (94,9%) - Đối tượng nghiên cứu sống ở thành thị là 37 bệnh nhân (37,8%),... đoán bướu cổ đơn thuần không có chỉ định phẫu thuật - Trẻ em dưới 16 tuổi - Phụ nữ có thai - Bệnh nhân có tiền sử hen phế mãn, lao phổi tiến triển, động kinh, huyết áp tối đa cao hơn 160mmHg, bệnh nhân có HIV (+) 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu hồi cứu 2.3.2 Cỡ mẫu Tổng số bệnh nhân phẫu thuật tuyến giáp đơn thuần tại KNCT - BVCCTW... bệnh nhân trước mổ và nhìn ăn từ 22h hôm trước mổ đến hôm sau khi lên bàn mổ là yếu tố cần thiết và phải nhận thấy được việc chuẩn bị trước mổ tốt, chu đáo về khâu vô khuẩn, dinh dưỡng đầy đủ, tình trạng bệnh nhân ổn định cho phẫu thuật là có ý nghĩa rất lớn và có kết quả thu được với 97,9% (theo bảng 3.7) bệnh nhân không có biến chứng sau mổ 4.3 Kết quả chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật Bảng 3.7 cho... giải thích là do hiện nay người bệnh có điều kiện sống tốt hơn, dân trí tăng cao hơn, nên họ có điều kiện để quan tâm đến sức khỏe và nhu cầu thẩm mỹ hơn và vì vậy bệnh nhân đến bệnh viện đề nghị được điều trị sớm hơn thời kì trước 4.1.4 Đặc điểm lâm sàng trước mổ Qua kết quả bảng 3.5 và 3.6 cho thấy khi bướu giáp đơn thuần phát triển to (độ III và IV), bướu sẽ chèn ép vào tổ chức xung quanh gây nên . tài: Đặc điểm lâm sàng và kết quả chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật BGĐT năm 2009 tại khoa Ngoại châm tê BVCCTW nhằm 02 mục tiêu: 1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh. 2. Kết quả chăm sóc bệnh nhân. bệnh 28 4.1.4. Đặc điểm lâm sàng trước mổ 28 4.2. Chuẩn bị trước phẫu thuật 29 4.3. Kết quả chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật 29 4.3.1. Theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật 30 4.3.2. Chăm sóc. mệt. CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại khoa ngoại châm tê (KNCT) Bệnh viện châm cứu trung ương với sự giúp đỡ của Thạc

Ngày đăng: 12/01/2015, 12:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bệnh học Ngoại khoa tập 2 (1976), Bướu giáp trạng. NXB Y học, tr 32 - 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bướu giáp trạng
Tác giả: Bệnh học Ngoại khoa tập 2
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1976
3. Đặng Ngọc Hùng, Ngô Văn Hoàng Linh (1996), Điều trị ngoại khoa bệnh tuyến giáp, NXB Y học Hà Nội, tr 328 - 358 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều trị ngoại khoa bệnh tuyến giáp
Tác giả: Đặng Ngọc Hùng, Ngô Văn Hoàng Linh
Nhà XB: NXB Y học Hà Nội
Năm: 1996
4. Đặng Ngọc Hùng, Nguyễn Mỹ, Trần Tử Bình (1994), Phẫu thuật bướu giáp độ 4, độ 5 dưới vô cảm bằng châm tê, Y học quân sự, Tr 45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phẫu thuật bướu giáp độ 4, độ 5 dưới vô cảm bằng châm tê
Tác giả: Đặng Ngọc Hùng, Nguyễn Mỹ, Trần Tử Bình
Năm: 1994
5. Đặng Trần Duệ (1996), Bệnh tuyến giáp và các rối loạn do thiếu Iod. NXB Y học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh tuyến giáp và các rối loạn do thiếu Iod
Tác giả: Đặng Trần Duệ
Nhà XB: NXB Y học Hà Nội
Năm: 1996
6. Đỗ Xuân Hợp ( 1971), Giải phẫu đại cương, giải phẫu đầu mặt cổ, tập 2. Hầu, thanh quản, khí quản, tuyến giáp và cận giáp, NXB Y học Hà Nội, tr 421- 450 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu đại cương, giải phẫu đầu mặt cổ, tập 2. "Hầu, thanh quản, khí quản, tuyến giáp và cận giáp
Nhà XB: NXB Y học Hà Nội
7. Đinh Văn Lực, Nguyễn Tuyết Dung, Lê Nam Hùng ( 1987), Châm tê có tiền mê để mổ bướu giáp. Tóm tắt công trình nghiên cứu khoa học 1957 - 1987, Viện dân tộc y học Hà Nội, tr 237 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóm tắt công trình nghiên cứu khoa học 1957 - 1987, Viện dân tộc y học Hà Nội
8. Lê Huy Liệu (1991), Bướu cổ đơn thuần. Bách khoa thư bệnh học 1, Trung tâm quốc gia biên soạn từ điển. Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, tr 90 - 94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bướu cổ đơn thuần. Bách khoa thư bệnh học 1, Trung tâm quốc gia biên soạn từ điển. Bách khoa Việt Nam
Tác giả: Lê Huy Liệu
Năm: 1991
9. Nguy ễn Bá Quang (2000), Nghiên cứu tác dụng của châm tê kết hợp thuốc hổ trợ trong giải phẫu bướu tuyến giáp, Luận án TS y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng của châm tê kết hợp thuốc hổ trợ trong giải phẫu bướu tuyến giáp
Tác giả: Nguy ễn Bá Quang
Năm: 2000
10. Nguy ễn Đình Liên (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý và điều trị ngoại khoa bướu giáp đơn thuần ( qua 200 trường hợp đã phẫu thuật tại khoa B12 bệnh viện 103). Luận văn chuyên khoa cấp II, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý và điều trị ngoại khoa bướu giáp đơn thuần ( qua 200 trường hợp đã phẫu thuật tại khoa B12 bệnh viện 103)
Tác giả: Nguy ễn Đình Liên
Năm: 1996
11. Nguy ễn Đức Thành (1996), Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ngoại khoa bệnh bướu giáp lan tỏa nhiễm độc tại bệnh viện Việt - Tiệp, HảI Phòng. Luận văn chuy ên khoa cấp II, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ngoại khoa bệnh bướu giáp lan tỏa nhiễm độc tại bệnh viện Việt - Tiệp, HảI Phòng
Tác giả: Nguy ễn Đức Thành
Năm: 1996
12. Nguy ễn Khánh Dư (1985), Bệnh học ngoại khoa đại cương Chương 4: Bệnh học tuyến giáp. NXB Y học - Hà Nội, tr 68 - 95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh học ngoại khoa đại cương Chương 4: Bệnh học tuyến giáp
Tác giả: Nguy ễn Khánh Dư
Nhà XB: NXB Y học - Hà Nội
Năm: 1985
13. Nguy ễn Quang Quyền (2004), Giải phẫu người - Tập 1, NXB Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu người - Tập 1
Tác giả: Nguy ễn Quang Quyền
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2004
14. Nguy ễn Xuân Ty - CS (1972), Kết quả mổ điều trị bướu giáp trong 10 năm 1962 – 1972. Tại bệnh viện Việt - Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả mổ điều trị bướu giáp trong 10 năm 1962 – 1972
Tác giả: Nguy ễn Xuân Ty - CS
Năm: 1972
15. Thái Hồng Quang (1989), Bệnh học nội tiết, bệnh của tuyến giáp, HVQY - Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh học nội tiết, bệnh của tuyến giáp
Tác giả: Thái Hồng Quang
Năm: 1989
16. Trần Tử Bình (1996), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị phẫu thuật bướu giáp lớn (Độ IV, Độ V), Luận án TS y học, Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị phẫu thuật bướu giáp lớn (Độ IV, Độ V)
Tác giả: Trần Tử Bình
Năm: 1996
17. Bourguinat E, Barrau S, Mayayaux M.J lt al (1995), “Conditions of the remaining thyroid tissue after partials thyroidectomy”, Ann otolarngol. Chir Cerivicofac, 112 (7), PP 330 - 335 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Conditions of the remaining thyroid tissue after partials thyroidectomy”
Tác giả: Bourguinat E, Barrau S, Mayayaux M.J lt al
Năm: 1995
18. Hedley A.J., Jone S.J., Matheson N.A.et al. (1983), “Late onset hypothyro idism subtotal thyroidectomy for hyperthyroidism”, BrJ. Surg., 70, PP 740 - 743 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Late onset hypothyro idism subtotal thyroidectomy for hyperthyroidism”
Tác giả: Hedley A.J., Jone S.J., Matheson N.A.et al
Năm: 1983
19. Prives M., Lysenkov N., Buskovich V, (1985), The thyroidgland Human Anatomy (Mir publishers Moscow, No 1, 586 - 588) Sách, tạp chí
Tiêu đề: The thyroidgland Human Anatomy
Tác giả: Prives M., Lysenkov N., Buskovich V
Năm: 1985
20. Weetmean A.P., Wiersinga W.M. (1998), “Current managementg thyroid - arsocialted opthalmopathy in Europe results of an international survey”, Clin Endocrionl. Oxt., 49 (1), PP 21- 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Current managementg thyroid - arsocialted opthalmopathy in Europe results of an international survey”
Tác giả: Weetmean A.P., Wiersinga W.M
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w