TỔNG QUAN
Đặc điểm giải phẫu và sinh lý bộ máy hô hấp trẻ em
Bộ máy hô hấp được hình thành từ tuần thứ 3 - 4 trong thời kỳ bào thai. Sau khi trẻ ra đời bộ máy hô hấp vẫn chưa hoàn thành mà còn tiếp tục phát triển và hoàn thiện [17] Ở trẻ nhỏ, mũi và khoang hầu tương đối nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp, niêm mạc mũi mỏng, mịn, giàu mạch máu dễ xung huyết do đó dễ bị tắc. Thanh, khí, phế quản có đường kính tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi kém phát triển, vòng sụn mềm dễ biến dạng, tắc nghẽn khi viêm, khi gắng sức Trẻ càng nhỏ, lòng phế quản càng hẹp, càng dễ co thắt và biến dạng
Phế nang xuất hiện vào khoảng tuần 30 của thời kỳ bào thai, có mặt ở toàn bộ phổi vào tuần thứ 36 Số lượng phế nang ở trẻ sơ sinh vào khoảng20.10 6 – 30.10 6 và tăng nhanh gấp khoảng 10 lần khi trẻ 8 tuổi Thể tích của phổi cũng phát triển rất nhanh, khoảng 65 – 67 ml ở trẻ sơ sinh và tăng lên gấp 10 lần khi trẻ được 10 tuổi Phổi của trẻ ít tổ chức đàn hồi, đặc biệt xung quanh các phế nang và thành mao mạch Các cơ quan ở lồng ngực chưa phát triển đầy đủ nên lồng ngực di động kém dẫn đến trẻ dễ bị xẹp phổi, khí phế thũng, giãn các phế nang khi bị viêm phổi Trung tâm hô hấp trẻ nhỏ cũng chưa hoàn thiện nên chưa điều hòa tốt nhịp thở và dễ bị ức chế do nhiều nguyên nhân khác nhau hơn ở trẻ lớn và người lớn [1]
1.1.2 Cơ chế tự bảo vệ của đường hô hấp
Mỗi ngày cơ thể trao đổi một thể tích khí từ 6000 đến 8000 lít Khí thở bình thường dù có trong lành cũng chứa rất nhiều vi vật thể nhỏ, trong đó có các vi sinh vật gây bệnh Trước nguy cơ xâm nhập của tác nhân có hại hoặc gây bệnh, bộ máy hô hấp có hệ thống cấu trúc giải phẫu và sinh lý thích hợp để tự
* Màng lọc không khí: Dọc đường thở từ cửa mũi đến phế nang, có một hệ thống rào cản, lọc không khí Tại mũi các lông mọc theo các hướng đan xen nhau Lớp niêm mạc ở mũi họng giàu mạch máu với sự tiết chất nhầy liên tục Tại thanh quản có sự vận động nhịp nhàng đóng, mở của nắp thanh môn theo chu kỳ thở
* Phản xạ ho: Phản xạ ho rất quan trọng giúp cơ thể tống đẩy được dị vật và các chất viêm nhầy xuất tiết ra khỏi đường thở
* Hàng rào niêm mạc và hệ thống nhung mao: Khoảng 80% tế bào lát hệ thống phế quản lớn là tế bào biểu mô hình trụ có nhung mao giả tầng Mỗi tế bào có khoảng 250 – 275 lông rung, sự vận động của các lông rung này theo kiểu làn sóng với tần số 1000 lần/ phút theo hướng về phía hầu họng Tất cả các vật thể lạ cùng chất nhầy bị tống ra ngoài với vận tốc 10 nm/phút.Hàng rào niêm mạc đã ngăn chặn phần lớn vi vật thể có kích thước trên 5μmm không lọt vào phế nang
* Hệ thống thực bào: Bao gồm lớp tế bào biểu mô nằm trên mặt màng đáy phế nang, tế bào diệt tự nhiên có tác dụng bắt, bất hoạt hoặc tiêu diệt các vi sinh vật, các kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể
* Hàng rào miễn dịch (Tế bào và dịch thể): Lympho T sau khi nhận diện kháng nguyên sẽ hoạt hóa và biệt hóa lympho B thành tương bào để sản xuất kháng thể đặc hiệu Sản phẩm kháng thể được chuyển tới mô kẽ, lòng phế nang làm bất hoạt kháng nguyên
* Các dịch tiết của hệ hô hấp (Surfactant, lysozyme…): Cũng đóng vai trò rất quan trọng trong chống nhiễm khuẩn để bảo vệ hệ hô hấp [27] Hệ hô hấp có rất nhiều cơ chế bảo vệ khác nhau nhưng chúng quan hệ rất mật thiết và hoạt động hỗ trợ nhau để đạt được hiệu quả quan trọng nhất là chức năng tự bảo vệ.
1.1.3 Khả năng miễn dịch của trẻ
Sau đẻ trẻ được bảo vệ chủ yếu bằng lượng IgA của mẹ truyền qua rau thai và sữa mẹ Thời kỳ dưới 1 tuổi, nồng độ γ globulin máu do cơ thể trẻ tạo ra rất thấp Ở trẻ em, tổng hợp globulin miễn dịch IgA chậm hơn nhiều so với các globulin miễn dịch khác Nồng độ IgA rất thấp cả trong huyết thanh lẫn trong dịch tiết ở phổi
Các tế bào miễn dịch nằm rải rác ở các nơi trong phổi Khả năng huy động và phối hợp còn chậm chạp, quá trình đề kháng nhiễm trùng của trẻ còn yếu Sự chưa hoàn thiện của hệ thống phòng vệ trên là điều kiện thuận lợi để trẻ dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp
Do những đặc điểm giải phẫu, sinh lý bộ phận hô hấp của trẻ em như đã mô tả ở trên nên trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dễ mắc bệnh đường hô hấp đặc biệt là viêm phổi và khi bị bệnh trẻ thường bị nặng.
Định nghĩa và phân loại viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi
Viêm phổi (VP) là hiện tượng viêm trong nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi Tác nhân gây VP có thể là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc các nguyên nhân khác [2]
Theo hình thái tổn thương: viêm phế quản phổi và viêm phổi thùy Viêm phế quản phổi: Dùng để chỉ tình trạng viêm các phế quản nhỏ, phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang rải rác 2 phổi, làm rối loạn trao đổi khí, tắc nghẽn đường thở dễ gây suy hô hấp (SHH) và tử vong [31] Viêm phổi thùy: Là tình trạng tổn thương nhu mô phổi thường chiếm một thùy phổi X-quang thường có hình ảnh đông đặc khu trú trong một thùy phổi Theo hoàn cảnh mắc bệnh
VP: được chia thành 4 loại:
VP mắc phải tại cộng đồng (community-acquired pneumonia, CAP).
VP mắc phải tại bệnh viện (hospital-acquired pneumonia, HAP) VP liên quan đến thở máy (ventilator-associated pneumonia, VAP) VP liên quan đến chăm sóc y tế (health care-associated pneumonia, HCAP) [48]
Viêm phổi cộng đồng hay còn gọi là VP mắc phải tại cộng đồng là nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở, nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đau ngực Các triệu chứng này thay đổi theo tuổi [2]
Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện được định nghĩa là VP xảy ra 48 giờ hoặc hơn sau khi nhập viện, mà không được ủ bệnh tại thời điểm nhập viện
[48] Theo căn nguyên gây bệnh : VP được chia thành VP do vi khuẩn, VP do virus
Viêm phổi do vi khuẩn: Thường gặp ở trẻ lớn nhiều hơn VP do virus, lâm sàng có sốt cao, X-quang có hình ảnh đông đặc nhu mô phổi Vi khuẩn thường gặp là phế cầu, Haemophilus influenza, tụ cầu…[31]
Viêm phổi do virus: Là VP gây lên bởi nhiễm virus tại đường hô hấp dưới. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lâm sàng không sốt cao, X-quang có thể có hình ảnh đông đặc nhu mô phổi, hình lưới, nốt (tổn thương mô kẽ), tổn thương có tính lan tỏa chính vì vậy VP do virus còn được gọi là VP kẽ Thuật ngữ VP kẽ còn để chỉ trường hợp mạn tính không do nhiễm khuẩn như VP kẽ vô căn [7] Theo mức độ nặng của bệnh : theo WHO 2014 [65]
Ho hoặc khó thở cộng với ít nhất một trong những dấu hiệu sau:
Từ 2 tháng đến 12 tháng ≥ 50 nhịp/phút
Từ 12 tháng đến 5 tuổi ≥ 40 nhịp/phút
- Ngoài ra có thể nghe ran phổi: ran ẩm nhỏ hạt, ran nổ, ran phế quản, giảm thông khí khu trú
❖ Viêm phổi nặng (VPN): Trẻ có dấu hiệu của VP kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
+ Không thể bú hoặc uống
+ Nôn tất cả mọi thứ
+ Li bì hoặc khó đánh thức
+ Độ bão hòa oxy (SpO2) < 90% hoặc tím trung ương
Dịch tễ học viêm phổi trẻ em
Viêm phổi là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi Theo báo cáo của UNICEF và WHO viêm phổi gây tử vong 920.136 trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2015, chiếm 15,5% tổng số trẻ em tử vong dưới 5 tuổi Trong đó tử vong trong giai đoạn 1-59 tháng là 12,8%, giai đoạn sơ sinh là 2,7% [53]
Tử vong do VP chiếm 19% trong tổng số trẻ tử vong dưới 5 tuổi ở các nước phát triển Tuy nhiên ở các nước vùng cận Sahara và Đông Nam Á, VP chiếm đến 70% các trường hợp tử vong Tỷ lệ mắc trong nhóm tuổi này được ước tính là 0,29 đợt mắc/trẻ mỗi năm ở các nước đang phát triển và 0,05 đợt/trẻ mỗi năm ở các nước phát triển Điều này ước tính 156 triệu đợt mới mỗi năm trên toàn thế giới, trong đó 151 triệu đợt ở các nước đang phát triển. Hầu hết các trường hợp xảy ra ở Ấn Độ (43 triệu), Trung Quốc (21 triệu) và Pakistan (10 triệu), tương đối cao ở Bangladesh, Indonesia và Nigeria (6 triệu người) Trong tất cả các trường hợp viêm phổi cộng đồng trẻ em, có 7–13% là VPN đe dọa tính mạng và phải nhập viện [59].
Hình 1.1: Tỷ lệ mắc bệnh VP lâm sàng ở trẻ em ở cấp quốc gia [59] Bảng 1.1: Ước tính tỷ lệ mắc và số ca mắc mới mỗi năm VP ở trẻ dưới 5 tuổi theo khu vực của WHO [59]
Khu vực của WHO Tổng số trẻ từ 0-4 tuổi (triệu)
Tỷ lệ dự kiến Ước tính trường hợp mắc mới mỗi năm (triệu)
Châu Mỹ 75,78 0,10 7,84 Địa Trung Hải 69,77 0,28 19.69
Phía tây Thái Bình Dương 133,05 0,22 29,07
Các nước đang phát triển 523,31 0,29 151,76
Tỷ lệ tử vong ở các nước phát triển là thấp ( 78% [28] Nếu khò khè xuất hiện ở trẻ nghi mắc hen nhưng không đáp ứng với thuốc điều trị hen thì cần nghĩ đến VP không điển hình và viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Thở nhanh: Nhịp thở là thông số thay đổi sớm nhất khi có tổn thương tại phổi Khi phổi bị viêm sẽ nhanh chóng giảm thể tích trao đổi khí do tổn thương viêm, chất xuất tiết, đờm dãi gây bít tắc lòng phế quản có thể gây xẹp phổi do đó gây tình trạng thiếu O2 và tăng CO2 Để khắc phục tình trạng này trẻ phải tăng tần số thở Theo WHO thở nhanh là một triệu chứng quan trọng để định hướng chẩn đoán VP [64] Palafox và CS khi dùng tiêu chuẩn thở nhanh của WHO để chẩn đoán viêm phổi trẻ em có độ nhạy 74% và độ đặc hiệu 67% Tuy nhiên ở giai đoạn sớm của bệnh độ nhạy và độ đặc hiệu thấp hơn [54].
Nghe phổi: Thường có ran ẩm, ran nổ hoặc giảm rì rào phế nang, có thể có ran ngáy, ran rít kèm theo Tiếng ran ở phổi là triệu chứng quan trọng để chẩn đoán VP Trong các nghiên cứu tỷ lệ ran ẩm/nổ có tỷ lệ cao 89,2% có khi 100% ở VPN, ran ngáy/rít khoảng 30% [39], [24]
Rút lõm lồng ngực (RLLN): Là biểu hiện của suy hô hấp nhưng còn khả năng bù trừ Nó chứng tỏ tình trạng thiếu O2 và tăng CO2 ở trẻ VP Dấu hiệu RLLN là do sự chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài thành ngực Sự chênh lệch này càng tăng thì RLLN càng nặng Trong nghiên cứu của Huỳnh Văn Tường triệu chứng RLLN có ở 100% các trẻ CAP nặng [39] Ở viêm phổi nói chung tỷ lệ này 37,2% [22]
Tím tái: Là dấu hiệu thiếu O2 máu trầm trọng Đây chính là triệu chứng để đánh giá tình trạng SHH nặng trên lâm sàng Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Thanh tại Thái Nguyên có tỷ lệ trẻ VP có triệu chứng tím tái là 23,1% [30] Ở trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi độ bão hòa O2 trong máu cao nên khi giảm O2 máu ở mức độ vừa phải thì trên lâm sàng vẫn chưa có biểu hiện tím tái và khi có biểu hiện thiếu máu thì triệu chứng tím tái cũng không rõ ràng Như vậy khi có biểu hiện tím tái chứng tỏ là khi bệnh đã nặng. Nhiều khi xem triệu chứng tím tái để chỉ định can thiệp oxy liệu pháp là muộn vì trẻ nhỏ có khả năng thích nghi với tình trạng thiếu O2 hơn trẻ lớn
Rối loạn nhịp thở: Khi có tình trạng giảm O2 và tăng CO2 máu lúc đầu kích thích trẻ thở nhanh nhưng khi tình trạng nặng thêm, cơ thể mất bù kèm theo tình trạng kiệt sức làm cho nhịp thở chậm hơn bình thường Trường hợp VPN, trung tâm hô hấp bị ức chế gây rối loạn nhịp thở và xuất hiện cơn ngừng thở Theo Đào Minh Tuấn và CS thấy cơn ngừng thở cùng với hạ thân nhiệt, chướng bụng là 3 triệu chứng có giá trị tiên lượng tử vong ở bệnh nhân VPN
Thở rên: Do đặc điểm sinh lý hệ thần kinh và hệ hô hấp trẻ em và nhu cầu chuyển hoá của chúng nên khi trẻ nhỏ bị VP, dẫn đến tình trạng thiếu O2,
14 tăng CO2 trong máu đã kích thích trẻ thở nhanh để bù lại Nhưng khi tình trạng nặng, cơ thể mất bù, trẻ kiệt sức nên nhịp thở chậm hơn cả mức bình thường Những trường hợp trẻ quá nặng, ức chế trung tâm hô hấp gây rối loạn nhịp thở như cơn ngừng thở kéo dài nhất là ở trẻ nhỏ, hoặc thở rên Bình thường dây thanh âm mở ra khi thở vào và đóng lại khi thở ra để duy trì dung tích cặn chức năng giúp cho phổi không xẹp hoàn toàn, chức năng này ở trẻ nhỏ còn hạn chế Vì vậy, khi bị VP, thông khí thường giảm, đường thở bị tắc nghẽn do dịch xuất tiết, phế nang bị tổn thương, xẹp từng vùng, trao đổi khí kém, cộng thêm phổi giãn nở kém, nên dung tích cặn chức năng giảm Trẻ phải gắng hết sức để duy trì dung tích cặn chức năng cuối thì thở ra bằng cách khép dây thanh âm trong thời kỳ thở ra để giữ lại khí trong phổi làm cho khí nhanh chóng lùa vào phổi ở cuối thì thở ra tạo ra tiếng động, đó chính là nguyên nhân của tiếng thở rên trên lâm sàng Khi nghe thấy tiếng thở rên ở trẻ
VP, điều đó chứng tỏ bệnh nhân đã có SHH, đây là một triệu chứng có giá trị để tiên lượng bệnh [5]
Bú kém hoặc bỏ bú ở trẻ nhỏ, không uống được ở trẻ lớn, cũng là dấu hiệu quan trọng để đánh giá tình trạng nặng của VP mặc dù nó không phải là triệu chứng của VP WHO cũng dùng dấu hiệu này làm một trong những tiêu chuẩn để chẩn đoán VPN ở trẻ em Tỷ lệ trẻ VPN có triệu chứng bú kém, bỏ bú theo nghiên cứu (NC) của Huỳnh Văn Tường là 49,1% [39] Triệu chứng bỏ bú hoàn toàn có giá trị tiên lượng nặng với tỷ lệ 91,38% ở nhóm VPN và rất nặng so với 10,43% ở nhóm VP không có SHH theo Đào Minh Tuấn [34] Yếu tố thần kinh: Ta biết rằng não là cơ quan thứ 2 có mức tiêu thụ oxy sau tim do vậy khi thiếu oxy não cùng với tim là những cơ quan bị đe doạ trước tiên và trạng thái kích thích chính là phản ứng sớm nhất của não đối với tình trạng thiếu oxy Do đặc điểm sinh lý hệ thần kinh trẻ em, trẻ càng nhỏ sự hoàn chỉnh các chức năng càng kém, sự phản ứng với các tác nhân tỏ ra rất
15 nhạy cảm, luôn có sự phản ứng lan toả, phản ứng toàn thân Ở trẻ VP khi có SHH tình trạng thiếu oxy làm trẻ kích thích vật vã, hốt hoảng nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng li bì, đáp ứng kém, nếu vẫn không được can thiệp tích cực trẻ đi vào tình trạng ngày càng nguy kịch, lúc này tỷ lệ tử vong sẽ rất cao Các triệu chứng này không đặc hiệu của VP nhưng là dấu hiệu của tình trạng nặng có giá trị tiên lượng bệnh Trong nghiên cứu của Huỳnh Văn Tường tỷ lệ viêm phôi nặng có triệu chứng li bì khó đánh thức là 19,3% [39] Triệu chứng co giật có thể do sốt cao như trong nghiên cứu của Phạm Thu Hiền đã nghi nhận 7,75% trẻ có co giật do sốt cao ở bệnh nhân VP do M pneumonia [9]
1.5.2 Dấu hiệu cận lâm sàng
Là một kỹ thuật có giá trị trong chẩn đoán VP ở các nước đang phát triển, đặc biệt là VPN Theo WHO không thể loại trừ viêm phổi khi hình ảnh X-quang phổi bình thường vì các triệu chứng trên lâm sàng (như sốt, ho, khó thở…) thường xuất hiện trước khi có tổn thương trên phim Hình ảnh tổn thương trên phim thường là các nốt, đám, bóng mờ tập trung hay lan tỏa Hình ảnh thâm nhiễm, khí phế thũng, xẹp phổi cũng có thể gặp [8], [31]
Tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhi VP có tổn thương trên phim X-quang không cao như trong NC của Nguyễn Thành Nhôm tần suất trung bình 45,4% [24]
Chẩn đoán
Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng chính sau:
- Rút lõm lồng ngực, co kéo cơ hô hấp
- Suy hô hấp: khó thở, tím tái, phập phồng cánh mũi, thở rên, rối loạn nhịp thở, ngừng thở…
- Nghe phổi: ran ẩm nhỏ hạt, ran nổ, có thể kèm ran rít, ran ngáy… - X-quang tim phổi: hình ảnh nốt mờ to nhỏ không đều, rải rác 2 phổi, tập trung vùng rốn phổi cạnh tim 2 bên, có thể tập trung ở 1 thùy hoặc 1 phân
17 thùy phổi Có thể có hình ảnh biến chứng như ứ khí phổi, xẹp phổi, tràn dịch màng phổi
1.6.2 Chẩn đoán mức độ suy hô hấp : Là biến chứng sớm và nặng nề nhất của VP và đây là tiêu chuẩn có giá trị để chẩn đoán VPN Định nghĩa: Suy hô hấp cấp là tình trạng hệ thống hô hấp đột ngột không đảm bảo được chức năng trao đổi khí (bao gồm chức năng cung cấp O 2 và thải trừ khí CO2) gây ra giảm O2 máu, kèm theo hoặc không tình trạng tăng
- Về phương diện sinh hoá: SHH xảy ra khi SpO2 trong máu động mạch giảm dưới 95% và áp lực O2 giảm xuống dưới 90mmHg
- Về phương diện lâm sàng: SHH xảy ra với 2 triệu chứng chính là khó thở và tím tái
SHH cấp chia làm 3 mức độ:
+ SHH độ 1: khó thở và tím tái khi gắng sức
+ SHH độ 2: khó thở và tím tái liên tục
+ SHH độ 3: khó thở và tím tái liên tục kèm theo những cơn ngừng thở
1.6.3 Chẩn đoán nguyên nhân: Dựa vào xét nghiệm cấy vi khuẩn, phân lập,
PCR virus từ các bệnh phẩm như dịch tỵ hầu, dịch khí phế quản, máu… 1.6.4
Chẩn đoán biến chứng viêm phổi trẻ em
Trong các trường hợp VPN trẻ có thể có nhiều biến chứng, làm cho tình trạng SHH ngày càng nặng và dễ tử vong Những biến chứng thường gặp: Suy tim :
Là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ có kèm bệnh lý tim bẩm sinh. Suy tim do tăng áp lực động mạch phổi hơn là do nhiễm độc nhiễm khuẩn. Trẻ nhỏ bị VP có tình trạng giảm O2 máu do sự đông đặc nhu mô phổi và sự tắc nghẽn các nhánh phế quản Hơn nữa tình trạng tăng áp lực động mạch phổi làm tăng sức cản mao mạch phổi dẫn đến giảm tốc độ tuần hoàn Điều này làm cho tim phải làm việc nhiều nhất là trong hoàn cảnh thiếu
O2, tình trạng suy tim xuất hiện và vòng xoắn bệnh lý làm tình trạng SHH nặng thêm
Sốc: Trụy mạch do thiếu O2 kéo dài hoặc do nhiễm trùng làm cho tình trạng thiếu O2 tổ chức càng trầm trọng
Xẹp phổi : Đặc biệt cần chú ý ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh vì đường thở của trẻ này rất nhỏ dễ bị bít tắc do phù nề niêm mạc phế quản, và xuất tiết dịch trong lòng phế quản Ứ khí phổi: Ứ khí phế nang làm cản trở nghiêm trọng quá trình trao đổi khí, nhanh chóng đưa đến SHH nặng
Ngoài ra còn có thể có các biến chứng: tràn khí, tràn dịch màng phổi, nhiễm trùng huyết…[31].
Một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của viêm phổi
phổi 1.7.1 Tuổi Đối với trẻ em càng nhỏ tuổi mức độ bệnh trẻ mắc càng nặng, nhất là ở trẻ dưới 2 tháng Bởi sự tiếp xúc với môi trường trong những ngày đầu cuộc đời, sự cấu tạo giải phẫu đường hô hấp ở trẻ nhỏ với khả năng tống đẩy đờm rãi trong lòng phế quản kém, dễ bị ùn tắc gây xẹp phổi Hơn nữa ở trẻ nhỏ trung tâm hô hấp dễ bị ức chế nên ở chúng thường xuất hiện những cơn ngừng thở kéo dài, các dấu hiệu ngủ lịm, thở rên, tím liên tục… vì vậy nguy cơ tử vong rất cao Nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp nói chung hay VP nói riêng giảm khi độ tuổi của trẻ tăng lên
Theo nghiên cứu của Geberetsadik và cộng sự cho thấy giảm 50% tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ từ 48 – 59 tháng tuổi so với trẻ dưới 6 tháng tuổi [46] Nghiên cứu của Phan Xuân Mai (2001), Nguyễn Thành Nhôm
(2015) cho thấy trẻ dưới 12 tháng nguy cơ mắc viêm phổi nặng cao [20],[24]
Có nhiều nghiên cứu đưa ra những kết quả khác nhau về sự phân bố giới tính trong viêm phổi Theo Phan Xuân Mai (2001), trong nhóm viêm
19 phổi nặng trẻ trai chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ gái, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê [20] Nguyễn Thành Nhôm và cộng sự (2015) lại cho thấy tỷ lệ nam mắc viêm phổi ít hơn nữ [24]
Nhiều nghiên cứu cho thấy viêm phổi nặng tập trung ở nông thôn nhiều hơn thành thị Trẻ sống ở vùng nông thôn, vùng núi do điều kiện kinh tế thu nhập bình quân thấp có tỷ lệ tử vong cao Tình trạng chăm sóc sức khoẻ vì thiếu thốn phương tiện cứu chữa nên tỷ lệ tử vong do VP rất cao Điều này có thể giải thích là do điều kiện kinh tế ở nông thôn thấp hơn thành thị, hệ thống y tế ở nông thôn chưa phát triển, đội ngũ cán bộ y tế thiếu về số lượng lẫn chất lượng nên trẻ thường được đưa đi khám khi bệnh đã nặng buộc phải nhập viện Mặc khác, nhận thức và chất lượng đời sống cao nên người dân thành thị thường đưa trẻ đến các phòng mạch tư khám và chữa bệnh sớm ngay từ đầu. Ngày nay hệ thống phòng mạch tư nhân ở thành phố phát triển, bên cạnh đó nhiều loại thuốc kháng sinh có hiệu quả bằng đường uống ra đời nên các trường hợp VP nhẹ ở thành phố có thể được điều trị tại nhà mà không cần nhập viện Nghiên cứu của Phan Xuân Mai (2001) kết luận viêm phổi nặng tập trung chủ yếu ở nông thôn với OR = 2,32, p < 0,05 [20]
1.7.4 Trình độ học vấn và nghề nghiệp của mẹ
Trình độ học vấn và nghề nghiệp mẹ liên quan đến nguy cơ gia tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong do viêm phổi Nhóm trẻ có bà mẹ trình độ học vấn từ Trung học cơ sở trở xuống nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp cấp cao hơn 1,9 lần so với nhóm trẻ có bà mẹ học vấn từ bậc Trung học phổ thông trở lên [38] Trình độ học vấn của bà mẹ luôn là yếu tố được xem xét trong các nghiên cứu về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em tại cộng đồng Bà mẹ có trình độ học vấn thấp hoặc nghề nghiệp làm ruộng thì khả năng cũng như thời gian để tiếp nhận các thông tin y tế phổ cập qua các phương tiện truyền thông đại chúng (đài, sách, báo, ti vi ) rất hạn chế Càng khó khăn hơn khi tiếp nhận các
20 thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe từ cán bộ y tế Trong gia đình, bà mẹ luôn là người gắn bó, trực tiếp chăm sóc trẻ, nhất là trong giai đoạn 0 đến 5 tuổi Những hành vi chăm sóc sức khỏe của bà mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của trẻ Bà mẹ có kiến thức, hiểu biết đúng về bệnh là một yếu tố khởi đầu quan trọng để bà mẹ có hành vi sức khỏe tốt
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 50% số trẻ em trên thế giới (xấp xỉ 700 triệu trẻ em) bị hít khói thuốc lá thụ động Hằng năm có khoảng 170 000 trẻ em trên thế giới chết do bệnh liên quan đến khói thuốc lá. Tại Việt Nam năm 2002 theo báo cáo của Điều tra Y tế quốc gia có tới 71,7% trẻ em dưới 5 tuổi bị phơi nhiễm khói thuốc lá Nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất trong nhà là do bố mẹ hút thuốc lá, thuốc lào Người ta đã phát hiện hơn 4000 hợp chất khí và giọt cặn tạo nên khói thuốc lá, trong đó có tới 30 chất gây tác hại xấu đến sức khoẻ Hai chất được biết đến rõ nhất là CO và Nicotin, là những chất gây hại lên hệ hô hấp, tim mạch Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người hút mà những người hít phải cũng chịu độc hại rất lớn, nhất là trẻ nhỏ bởi phổi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và sức đề kháng chưa cao Trẻ em rất nhạy cảm với các chất kích thích và chất độc trong khói thuốc Những chất này có thể tồn tại rất lâu trong không khí sau khi đã ngừng hút thuốc Trẻ có bố mẹ hút thuốc sẽ bị giảm các chức năng của phổi và dễ gặp các vấn đề sức khỏe [13]
Nghiên cứu của Mai Anh Tuấn (2008) chỉ ra nhóm trẻ sống trong hộ gia đình có người lớn hút thuốc lá có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cao hơn 1,39 lần so với trẻ sống trong nhà không có người hút thuốc [38]
1.7.6 Cân nặng lúc sinh thấp hoặc sơ sinh non tháng
Cân nặng khi sinh của trẻ là chỉ tiêu đánh giá triển vọng sống, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ Trẻ nhẹ cân khi sinh có nguy cơ gặp các rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe Cả nước có 94,3% trẻ được cân khi sinh, trong đó
5,7% có cân nặng dưới 2500 gram [21] Đây còn là một chỉ điểm có hiệu lực đánh giá trình trạng kinh tế xã hội phát triển của cộng đồng Những trẻ có cân nặng khi sinh dưới 2500 gram hoặc trẻ đẻ non trước 37 tuần sức đề kháng với bệnh tật kém hơn các trẻ cân nặng khi sinh bình thường Trẻ cân nặng lúc sinh thấp cơ hô hấp kém phát triển, bộ máy hô hấp chưa hoàn thiện làm trẻ dễ khó thở, năng lượng dự trữ hạn chế Quá trình phát triển của những trẻ này thường chậm và khả năng thích nghi với môi trường thấp Với trẻ cân nặng thấp, các kháng thể từ mẹ truyền sang giảm ngay trong thời gian sau đẻ, do đó khả năng miễn dịch kém, trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm trong đó có viêm phổi. Theo nghiên cứu của Phan Xuân Mai (2001), trọng lượng lúc sinh dưới 2500 gram có liên quan rõ rệt đến viêm phổi nặng với p < 0,05; OR = 8,15 [20]
1.7.7 Tiền sử mổ lấy thai
Theo một số liệu thống kê cho thấy Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ sinh mổ rất cao Tại các bệnh viện huyện có thực hiện kỹ thuật sinh mổ, tỷ lệ này có khi đến 15 - 20% Một số bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Phụ sản Trung ương thì tỷ lệ ca sinh mổ lên đến 40 - 50%
Theo GS.TS Nguyễn Công Khanh, việc lạm dụng sinh mổ gây ảnh hưởng tiêu cực lên trẻ nhỏ Vì việc đứa trẻ chào đời không bằng con đường sinh tự nhiên nên dạ dày và phổi có thể vẫn còn nước ối làm tăng nguy cơ suy hô hấp, gây bệnh màng trong Trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như khò khè, viêm phổi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em sinh mổ có nguy cơ phát triển khò khè và hen suyễn Đây có thể là kết quả của hệ thống miễn dịch bị thay đổi hoặc tăng tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ở giai đoạn sơ sinh Nghiên cứu của Magnus M.C và cộng sự ghi nhận kết quả trẻ sinh mổ có thể tăng nguy cơ hen suyễn hiện tại ở 36 tháng với OR = 1,17 (khoảng tin cậy 95% CI: 1,03 - 1,32), nhưng không tăng nguy cơ thở khò khè hoặc tái phát nhiễm trùng đường hô hấp dưới [55].
1.7.8 Thiếu sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời
Bú sữa mẹ trong những năm đầu đời có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lây nhiễm, cung cấp nguồn dinh dưỡng lý tưởng, kinh tế và an toàn [21] Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại cho trẻ em sự khởi đầu tốt nhất để bước vào cuộc sống Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc và các nhà khoa học, các bác sĩ trên toàn thế giới khuyến nghị nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời của trẻ và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến hai tuổi hoặc lâu hơn Đây chính là lựa chọn tốt nhất cho mọi gia đình ở Việt Nam và cũng là sự lựa chọn tốt nhất cho đất nước chúng ta Sữa mẹ có đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, bao gồm đường, chất béo, đạm, nước với nồng độ cần thiết cho trẻ Cơ thể của trẻ tiêu hóa nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ tốt hơn sữa ngoài Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng và kháng thể mà trẻ cần, bảo vệ trẻ khỏi sự nhiễm trùng hô hấp, tai và một số bệnh dị ứng như hen, chàm Sữa mẹ còn có vai trò giúp phát triển hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ bằng cách tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, giúp diệt trừ các vi khuẩn có hại từ đó đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật Việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn cho trẻ sơ sinh trong sáu tháng có thể làm giảm tỷ lệ NKHH cấp tính và VP lên đến 15 lần Việt Nam chỉ có 17% bà mẹ cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tỷ lệ thấp nhất ở Đông Nam Á [62]
Nghiên cứu của Phan Xuân Mai (2001) cho thấy thiếu sữa mẹ là yếu tố nguy cơ của viêm phổi nặng [20]
Tiêm chủng đã bảo vệ cuộc sống hàng triệu trẻ em trong suốt 4 thập kỷ kể từ khi Chương trình tiêm chủng mở rộng được phát động từ năm 1974 [21]. Trong 30 năm trở lại đây, vacxin đóng một vai trò quan trọng trong dự phòng viêm phổi Vacxin chống lại hai nguyên nhân vi khuẩn hàng đầu về các trường hợp tử vong viêm phổi trẻ em là Haemophilus influenzae nhóm B và
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Trẻ từ 2 tháng đến 36 tháng được chẩn đoán xác định viêm phổi điều trị tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Bố, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ
∙ Tuổi: từ 2 tháng đến 36 tháng
∙ Được chẩn đoán viêm phổi, viêm phổi nặng theo tiêu chuẩn WHO 2014.
∙ Gia đình trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi, viêm phổi nặng theo WHO 2014 [65].
Ho hoặc khó thở cộng với ít nhất một trong những dấu hiệu sau:
Từ 2 tháng đến 12 tháng ≥ 50 nhịp/phút
Từ 12 tháng đến 5 tuổi ≥ 40 nhịp/phút
- Có thể nghe ran phổi: ran ẩm nhỏ hạt, ran nổ, ran phế quản, giảm thông khí khu trú
❖ Viêm phổi nặng (VPN): Trẻ có dấu hiệu của VP kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
+ Không thể bú hoặc uống
+ Nôn tất cả mọi thứ
+ Li bì hoặc khó đánh thức
+ Tím trung tâm hoặc độ bão hòa oxy (SpO2) < 90%
Viêm phổi do sặc sữa, sặc bột.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Thiết kế nghiên cứu 27 2.4 Cỡ mẫu
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả
2.4 Cỡ mẫu n= Z 2 (1-α/2) Trong đó: n: Là cỡ mẫu cần có α=0,05: Mức ý nghĩa thống kê
Z 2 (1-α/2) = 1,96: Hệ số giới hạn tin cậy d= 0,05: Độ chính xác mong muốn p = 0,892 (Tỷ lệ ran ẩm/nổ trong viêm phổi trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi theo nghiên cứu Nguyễn Thành Nhôm) [24]
Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu lấy tối thiểu là 149
Thực tế nghiên cứu chúng tôi đã lấy được 174 bệnh nhân.
2.5 Biến số và định nghĩa các biến số nghiên cứu
2.5.1 Đặc điểm chung của đối tượng
- Tuổi (theo tháng): Tính theo tháng theo quy ước của WHO, chia làm các nhóm tuổi sau :
+ Nhóm 1: Từ 2 tháng đến < 12 tháng (tròn 2 tháng đến 11 tháng 29 ngày) + Nhóm 2: Từ 12 tháng đến < 36 tháng (tròn 12 tháng đến 35 tháng 29 ngày) - Giới: nam; nữ
- Địa dư: phân vùng nông thôn; thành thị
+ Thành thị: Khu vực thành thị bao gồm các phường nội thành, nội thị và thị trấn
+ Nông thôn: Tất cả các đơn vị hành chính cơ sở còn lại (xã) đều thuộc khu vực nông thôn
- Trình độ văn hóa của mẹ:
+ Tiểu học: Từ hết lớp 5 trở xuống
+ Trung học cơ sở: Từ lớp 6 đến hết lớp 9
+ Trung học phổ thông: Từ lớp 10 đến hết lớp 12
+ Trên trung học phổ thông: Từ trung cấp, đại học và sau đại học.
+ Các nghề khác: cán bộ hành chính; tự do; công nhân…
2.5.2 Các biến số và định nghĩa biến số cho mục tiêu 1
- Cân nặng: đơn vị (kg), được cân khi vào viện, đo cân nặng bằng cân đồng hồ có vạch phân độ tương ứng 0,1 kg
Dùng nhiệt kế thuỷ ngân có vạch phân độ tương ứng 0,1 0 C.
Trong nghiên cứu này chúng tôi đo nhiệt độ ở nách
Sốt được định nghĩa là khi thân nhiệt của bệnh nhân ≥ 37,5 độ C [3]. Thân nhiệt bình thường: từ 36 o C đến 37,4 o C
Sốt cao: từ 38,5 o C trở lên
- Bỏ bú hoặc không uống được ở trẻ lớn (thông qua hỏi bệnh hoặc có sự chứng kiến của cán bộ y tế)
- Nôn tất cả mọi thứ: thông qua hỏi bệnh hoặc cán bộ y tế chứng kiến - Tình trạng thần kinh
+ Li bì: Trẻ không thức hoặc không tỉnh táo khi lẽ ra phải thức hoặc trẻ ngủ gà và không quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh + Hôn mê: Trẻ không thể đánh thức, không đáp ứng khi kích thích vào người, lay hoặc hỏi chuyện
+ Co giật: Cán bộ y tế chứng kiến hoặc mô tả cơn giật của trẻ do người nhà trẻ Co giật là khi chân tay của trẻ co cứng và giật có chu kỳ Trong lúc giật trẻ mất ý thức, rối loạn hô hấp, có thể tím tái, sùi nước bọt, trợn mắt - Các dấu hiệu về hô hấp:
+ Ho, khò khè: thông qua hỏi bệnh hoặc có sự chứng kiến của cán bộ y tế + Nhịp thở nhanh: Lấy nhịp nhanh theo các lứa tuổi theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới [65] cụ thể như sau:
Trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi ≥ 50lần/phút
Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi ≥ 40lần/phút
+ Thở rên: là những âm thanh nhỏ phát ra cùng với tiếng nói ở thì thở ra khi trẻ khó thở
+ Rút lõm lồng ngực: Nhìn vào 1/3 dưới lồng ngực, nếu lõm vào ở thì hít vào khi các phần khác của ngực và bụng di động ra ngoài thì xác định là có RLLN Rút lõm lồng ngực chỉ có giá trị khi quan sát lúc trẻ nằm yên + Cơn ngừng thở: > 6 giây
+ Tím tái: Quan sát màu da ở quanh môi, đầu chi, kết hợp đo SpO2.
+ SpO2: Đo độ bão hòa oxy qua mao mạch, được đo ở tay, chân bệnh nhân và đo bằng Monitoring Được chỉ định ngay sau khi có chẩn đoán lâm sàng Đo bằng máy đo nồng độ oxy chuyên dụng Masimo
+ SHH cấp chia làm 3 mức độ:
SHH độ 1: khó thở và tím tái khi gắng sức, 90% ≤ SpO2< 95%.
SHH độ 2: khó thở và tím tái liên tục, 80% ≤ SpO2< 90%
SHH độ 3: khó thở và tím tái liên tục kèm theo những cơn ngừng thở, SpO2 < 80%
+ Tiếng ran ở phổi (phổi có ran ẩm, nổ, rít, ngáy) Ran ở phổi được đánh giá ở tất cả trường phổi (phía trước, sau, trên, dưới, rốn phổi cũng như vùng rìa phổi hai bên)
+ Tăng bạch cầu đa nhân trung tính: tăng 10% so với lứa tuổi theo bảng 2.1 Bảng 2.1: Giá trị công thức bạch cầu ngoại biên theo lứa tuổi [16]
Tuổi Số lượng bạch cầu (BC/mm 3 ) Số lượng
- Huyết sắc tố: Thiếu máu dựa vào nồng độ huyết sắc tố và giá trị bình thường tùy theo lứa tuổi
- CRP: Giá trị bình thường từ 0 - < 6 mg/l, gọi là tăng khi CRP ≥ 6 mg/l - Đường máu: Giá trị bình thường 3,5 - 6 mmol/l, gọi là hạ đường máu khi đường máu < 3,5mmol/l
Nhận định kết quả: Do bác sĩ khoa chẩn đoán hình ảnh nhận định Hình ảnh tổn thương phổi bao gồm:
+ Dạng nốt mờ nhỏ rải rác 2 phổi
+ Tổn thương tập trung rốn phổi
+ Dạng đám mờ đông đặc ở thùy, phân thùy
+ Tổn thương khác: ứ khí; xẹp phổi; tràn dịch; tràn khí khoang màng phổi
- Kết quả cấy dịch tỵ hầu
+ Dương tính: Phân lập và định danh được vi khuẩn gây bệnh Trả kết quả tên vi khuẩn đến mức độ và/hoặc loài
+ Âm tính: Không tìm thấy hoặc không phân lập được vi khuẩn gây bệnh 2.5.3 Các biến số và định nghĩa biến số cho mục tiêu 2
+ Cách sinh: đẻ thường, mổ lấy thai
+ Tuổi thai khi sinh: non tháng (dưới 37 tuần), đủ tháng (từ 37 tuần đến
+ Cân nặng khi sinh thấp (dưới 2500g)
- Tiền sử nuôi dưỡng trong 6 tháng đầu đời
+ Hỗn hợp (sữa mẹ và sữa nhân tạo)
- Tiền sử tiêm chủng: Tiền sử tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng
Bảng 2.2 Lịch tiêm chủng chương trình tiêm chủng Quốc gia phòng 6 bệnh
Tuổi Vacxin Mục đích ngừa bệnh
Lao Viêm gan siêu vi B
02 tháng DPT- VGB- Hib mũi
Bạch hầu- Uốn ván- Ho gà- Bại liệt- Viêm gan siêu vi B- Viêm màng não do Hib
03 tháng DPT- VGB- Hib mũi
Bạch hầu- Uốn ván- Ho gà- Bại liệt- Viêm gan siêu vi B- Viêm màng não do Hib
04 tháng DPT– VGB- Hib mũi
Bạch hầu- Uốn ván- Ho gà- Bại liệt- Viêm gan siêu vi B- Viêm màng não do Hib
Bạch hầu- Uốn ván- Ho gà- Bại liệt- Sởi
+ Tiêm chủng đủ, đúng lịch: Là tiêm đúng thời gian theo lịch tiêm chủng đồng thời đủ số mũi tiêm và loại vacxin theo độ tuổi của trẻ tại thời điểm trẻ nhập viện lần này
+ Tiêm chủng không đủ hoặc đủ nhưng không đúng lịch: Là không đảm bảo 1 trong 3 điều kiện: đủ số mũi, đủ loại vacxin theo độ tuổi, đúng thời gian.
- Hít khói thuốc lá/lào: có, không
+ Có: Trẻ sống trong môi trường (nhà) có người hút thuốc lá/lào, trẻ ngửi/hít khói thuốc đó
- Tiền sử NKHH cấp tính trong vòng 1 năm gần đây: chia làm 2 nhóm
- Tiền sử bị viêm phổi phải nhập viện điều trị trong 1 năm gần đây: chia làm 2 nhóm:
- Thời gian bị bệnh tới khi vào viện: chia 2 nhóm:
- Tiền sử điều trị kháng sinh trước vào viện: chia 2 nhóm
❖ Bệnh mạn tính hoặc bệnh nền phối hợp
- Suy dinh dưỡng Đánh giá dinh dưỡng [26]: Cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới
5 tuổi theo chỉ cố cân nặng theo tuổi dựa vào Z – Score
- 2SD đến -3SD: Suy dinh dưỡng nhẹ
- 3SD đến - 4SD: Suy dinh dưỡng vừa
< -4SD: Suy dinh dưỡng nặng
- 2SD đến +2SD: Bình thường
Là dị tật bẩm sinh gây ảnh hưởng nhẹ hoặc nặng tới tình trạng thiếu oxy của cơ thể như: tim bẩm sinh, bại não, xơ hóa phổi, thoái hóa cơ tủy, bệnh phổi mạn tính…
Chẩn đoán: Dựa vào kết quả chẩn đoán xác định của khoa hoặc của cơ sở y tế khác
- Thiếu máu : Là trường hợp giảm nồng độ huyết sắc thấp hơn giới hạn bình thường cùng lứa tuổi
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu [15]
2.6 Phương pháp thu thập số liệu
Thông tin được thu thập theo phiếu thu thập thông qua phỏng vấn cha/mẹ/người nuôi dưỡng bệnh nhân theo mẫu bệnh án thống nhất Mô tả lâm sàng bệnh viêm phổi thông qua phỏng vấn cha/mẹ/người nuôi dưỡng bệnh nhân, khám phát hiện triệu chứng và dấu hiệu toàn thân, cơ năng, thực thể
∙ Xét nghiệm huyết học: Được thực hiện tại khoa Huyết học Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên bằng máy Celltac F 056
∙ Xét nghiệm sinh hoá: Được thực hiện tại khoa sinh hóa Bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên bằng máy đo sinh hóa tự động AU 400 CRP: Xác định bằng phương pháp đo độ đục tại khoa Sinh hóa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên bằng máy AU 400 Đường máu: Xác định bằng phương pháp hexokinase tại khoa Sinh hóa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên bằng máy AU 400
∙ X-quang tim phổi: Được chụp theo phương pháp kĩ thuật số thực hiện trên máy X-quang Shimadzu tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
∙ Cấy dịch tỵ hầu: Được chỉ định ngay khi có chẩn đoán xác định
VP - Quy trình lấy bệnh phẩm:
+ Bệnh nhân ngồi hoặc nằm hơi ngửa đầu
+ Đưa tăm bông vào mũi theo hướng song song với vòm miệng, độ sâu bằng đường nối mũi – tai
+ Từ từ đưa tăm bông ra ngoài, vừa đưa ra vừa xoáy, cho vào lọ đựng mẫu - Quy trình cấy dịch tỵ hầu xác định vi khuẩn gây bệnh thực hiện tại khoa Vi sinh Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên bằng phương pháp nhuộm soi, thử nghiệm các thử nghiệm sinh vật hóa học đơn giản và định danh bằng các bộ sinh vật hóa học (bộ API).
2.7 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1
Số liệu được xử lý bằng phương pháp toán thống kê y học với phần mềm SPSS 20 (Statistical Package for the Social Sciences)
2 7.2 Các thuật toán thống kê
Tính tần suất và tỷ lệ % đối với các biến: nhóm tuổi, giới, địa dư, mức độ nặng của viêm phổi, triệu chứng lâm sàng, hình ảnh X-quang, đường máu, kết quả cấy vi khuẩn
Biến định lượng (tuổi, nồng độ CRP huyết thanh, số lượng bạch cầu, tỷ lệ % bạch cầu đa nhân trung tính, huyết sắc tố) được phân nhóm và trình bày theo giá trị trung bình và độ lệch chuẩn nếu phân phối chuẩn hoặc theo trung vị và tứ phân vị thứ 25 và 75 nếu phân phối không chuẩn
So sánh sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình của 2 nhóm bằng test T – Student (dành cho phân phối chuẩn) hoặc test Mann – Whitney U (dành cho phân phối không chuẩn)