1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhận xét hiệu quả của mó chữ t và móc nally martinet trong phục hình hàm khung điều trị mất răng loại kennedy i ii

27 1,1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 114,38 KB

Nội dung

đặt vấn đề Bệnh răng miệng là loại bệnh rất phổ biến ở nước ta còng nh trên thế giới, tuy không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh nhưng thường để lại hậu quả xấu về chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ. Mất răng sớm và trầm trọng còn có thể gây tâm lý hoang mang, lo lắng, làm cho người bệnh mất tự tin, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Theo điều tra 900 người đại diện cho các vùng miền Việt Nam của Võ Thế Quang và cộng sự năm 1990: Lứa tuổi 12 có 1, 33 % số người mất răng, lứa tuổi 15 có 7 % số người mất răng và lứa tuổi 35 - 44 có 47, 33 % số người mất răng. Theo điều tra năm 1999 của Viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia, tỷ lệ mất răng ở đối tượng người lớn là trên 10%[13].Vì tỷ lệ mất răng cao nên nhu cầu điều trị phục hình rất lớn. Việc điều trị phục hình cho bệnh nhân mất răng có vai trò rất quan trọng nhằm phục hồi chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm và phòng bệnh. Điều trị phục hình cho bệnh nhân mất răng từng phần có nhiều phương pháp nhưng ở những bệnh nhân mất răng loại I và II Kennedy, hàm giả tháo lắp từng phần thường được áp dụng do tính chất khoảng mất răng; Mặt khác đây là cách điều trị hợp lý, đơn giản, kinh tế và an toàn. Trong các loại hàm giả từng phần tháo lắp, hàm khung luôn được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn. Phục hình bằng hàm khung là một phương pháp được áp dụng khá phổ biến vì nhiều ưu điểm như: tiết kiệm mô rănghơn phục hình cố định, lực nhai khỏe hơn hàm giả tháo lắp nền nhựa, truyền lực nhai sinh lý lên hệ thống răng – vùng quanh răng – xương, phù hợp với nhómbệnh nhân có tình trạng sức khỏe toàn thân không đủ điều kiện can thiệp phẫu thuật. Ở nước ta, hàm khung ngày càng được sử dụng rộng rãi và dần dầnthay thế hàm nhựa. Hàm khung là loại phục hình có thành phần chính là mét khung sườn bằng kim loại, các móc được đúc liền với khung sườn này. Vị trí và thiết kế của móc phụ thuộc vào vị trí, hình dạng, độ nghiêng của răng mang móc, đặc biệt là đường vòng lớn nhất lâm sàng và độ lẹm của nã. Trong điều trị mất răng loại Kennedy I và II, hàm khung vừa tựa lên mô răng, vừa tựa lên sống hàm vùng mất răng. Phương tiện lưu giữ quan trọng nhất trong hàm khung chính là hệ thống móc. Hàm khung, và đặc biệt là các móc được thiết kế đúng sẽ giúp hàm khung lưu giữ tốt và tránh những chuyển động không mong muốn lên các cấu trúc trong miệng, đặc biệt là các răng trụ.Ngoài ra, vị trí và hình dạng của móc còn ảnh hưởng tới thẩm mỹvà chức năng của hàm khung. Móc chữ T và móc Nally - Martinet là hai móc hay được thiết kế trong hàm khung điều trị mất răng loại Kennedy I và II. Ở Việt Nam, đã có mét sè nghiên cứu về hàm khung nhưng các nghiên cứu về móc chữ T và móc Nally - Martinet dùng trong hàm khung còn chưa nhiều. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nhận xét hiệu quả của móc chữ T và móc Nally- Martinet trong phục hình hàm khung điều trị mất răng loại Kennedy I, II” với hai mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm của răng trụ ở các bệnh nhân mất răng loại Kennedy I và II. 2. Nhận xét hiệu quả của mócchữ T và móc Nally- Martinet trong phục hình hàm khung điều trị mất răng loại Kennedy I, II. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sù mất răng 1.1.1. Hậu quả của mất răng * Tại chỗ: - Tiêu xương ổ răng nơi răng mất. - Các răng còn lại ở hai bên bị xô lệch, răng đối diện chồi lên và có thể gây sang chấn khớp cắn . * Toàn thân - Có thể gây rối loạn hoạt động của khớp thái dương hàm. - Chức năng ăn nhai giảm, ảnh hưởng đến tiêu hóa. - Có thể ảnh hưởng đến phát âm, hô hấp. - Ảnh hưởng tới thẩm mỹ và giao tiếp của bệnh nhân nếu mất các răng phía trước. 1.1.2. Tình hình mất răng ở Việt Nam và trên thế giới. Vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng ở Việt Nam đang ngày càng được quan tâm. Tuy vậy, tỷ lệ mất răng còn cao. Theo điều tra cơ bản tình trạng sức khỏe răng miệng ở miền nam Việt Nam năm 1991 của Vũ Thị Kiều Diễm và cộng sự, tỷ lệ mất răng ở lứa tuổi 35 - 44 là 68,66% và trung bình số răng mất của một người là 3,49. Tại các tỉnh phía Bắc, theo điều tra của Nguyễn Đức Thắng, tỷ lệ mất răng ở lứa tuổi 35 - 44 chỉ là 36,67%, trong đó có 63,33% có nhu cầu làm răng giả và chỉ có 2% được làm răng giả. Điều đó chứng tỏ chúng ta mới đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu phục hình răng cho nhân dân. Gần đây, theo điều tra năm 1999 của Viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia thì tỷ lệ mất răng ở đối tượng người lớn là trên 10%. Trên thế giới, tỷ lệ mất răng ở người trưởng thành và người già vẫn còn khá cao ở một số nước. Theo kết quả điều tra của WHO được tiến hành ở 48% các nước châu Âu năm 1998, tỷ lệ mất răng ở lứa tuổi 65 - 74 dao động từ 12,8%- 69,6%, số răng mất trung bình từ 3, 8-15, 1 răng. Trong một nghiên cứu sức khỏe răng miệng của người già 70 tuổi ở Thụy Điển của Osterberg T, tỷ lệ mất răng là 70% [13]. 1. 1. 3. Phân loại mất răng * Phân loại mất răng theo Kennedy - Loại I: mất răng sau hai bên không còn răng giới hạn xa. - Loại II: mất răng sau mét bên không còn răng giới hạn xa. - Loại III: mất răng sau còn giới hạn xa. - Loại IV: Mất răng vùng cửa. * Phân loại mất răng của Kennedy được Applegate bổ sung - Loại I: Mất răng sau hai bên không còn răng giới hạn xa. - Loại II: mất răng sau mét bên khôngcòn răng giới hạn xa. - Loại III: mất răng sau mét bên có giới hạn, nhưng những răng còn lại không thể gánh được lực nhai tác dụng lên hàm giả. - Loại IV: Mất nhóm răng trước, đường giữa cắt ngang khoảng mất răng. - Loại V: Mất răng mét bên có giới hạn, nhưng răng trước kề khoảng mất răng không thể dùng làm răng trụ được ( ví dụ như răng cửa bên ). - Loại VI: mất răng mét bên có giới hạn, những răng còn lại có thể gánh được lực nhai tác dụng lên hàm giả. Mỗi loại ( trừ loại IV ) có 4 tiểu loại tuỳ theo nú kèm theo một. hai, ba hay bốn khoảng mất răng phô. Từ cách phân loại này ta có thể có 3 hướng điều trị + Trường hợp mất răng sau không giới hạn, hai bên hay mét bên (loại I, loại II) thì chúng ta chỉ có thể làm hàm tháo lắp vừa tựa lên răng - nha chu vừa tựa lên niêm mạc-xương. Loại I, II với khoảng mất răng phía sau càng rộng thi việc tựa lên niêm mạc - xương càng quan trọng. + Trường hợp mất răng có giới hạn với khoảng mất răng hẹp hay vừa phải (Ví dụ: loại VI) thì chúng ta nên làm loại răng giả chỉ tựa lên răng - nha chu. + Trường hợp mất răng loại III, V và loại IV với khoảng mất răng rộng, chúng ta nên làm loại hàm giả vừa tựa lên răng vừa tựa lên niêm mạc, sự tựa lên răng là chủ yếu [10]. 1.2. Mét sè phương pháp phục hình cho các trường hợp mất răng Kennedy I và II 1.2.1. Cầu răng giả Đối với mất răng loại Kennedy I và II thì chỉ có thể làm cầu đèo hay cầu với. Loại phục hình này thường cần sử dụng nhiều răng trụ và các răng trụ phải tốt. Tuy nhiên, do chỉ có răng trụ ở một đầu nên loại cầu này dễ làm tổn thương răng trụ bởi lực đòn bẩy. Vì vậy, cầu với không được sử dụng cho mất răng loại Kenndy I và II.[12] 1.2.2. Hàm giả tháo lắp từng phần nền nhựa Trước đây, loại phục hình này được chỉ định rộng rãi cho cả mất răng loại Kennedy I và II vì nhiều ưu điểm so với phục hình cố địnhnhư: tiết kiệm mô răng thật, dễ vệ sinh, dễ chế tạo và sửa chữa, kinh phí thấp. Nhưng nã còng có nhiều nhược điểm như: hàm giả có tính xê dịch tạo cảm giác bất ổn, phần lớn hàm giả tựa lên mô xương - niêm mạc nên không tạo được sự truyền lực sinh lý, hiệu quả ăn nhai kém và dễ gây tiêu xương…Hiện nay, hàm khung đang dần thay thế hàm tháo lắp từng phần nền nhựa. 1.2.3. Cấy ghép răng Phương pháp này có thể thay thế một hoặc nhiều răng mất, gần như không phụ thuộc và không ảnh hưởng tới các răng thật còn lại trên cung hàm. Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi cao về kỹ thuật, kinh phí và chỉ định hạn hẹp nên không phải trường hợp nào cũng có thể làm được. 1.2.4. Hàm khung So với hàm tháo lắp nền nhựa, hàm khung có thể truyền lực nhai một cách sinh lý hơn, hạn chế tiêu xương sống hàm vùng mất răng, tăng cường chức năng ăn nhai. Mặt khác, hàm khung còng có chỉ định rộng rãi hơn cấy ghép răng và cầu răng, phục hồi được răng mất cho nhiều trường hợp mà cấy ghép răng vàcầu răng không thể làm được. 1.3. Phục hình hàm khung 1.3.1. Lịch sử phát triển hàm khung Đầu thế kỷ XX, người ta mới tìm cách đúc liền một khối bộ phận mang răng giả, móc và cầu nối. Akers (1918) được coi là người đầu tiên đề ra phương pháp đúc cả khối như vậy. Cùng với những tiến bộ trong kỹ thuật đúc, người ta đã tìm được những hợp kim đáp ứng được yêu cầu của ngành điều trị răng miệng. Năm 1907 Haynes đã phát minh ra hợp kim coban-chrom. Đến năm 1929, Erdle và Prange đã tìm ra những kỹ thuật ứng dụng cho hợp kim. Năm 1930, hợp kim Vitallium ( gồm coban-chrom- molypden) được đưa ra thị trường, tiếp đó, hợp kim thép không rỉ của hãng Krupp (Đức, năm 1936) được dùng rộng rói trong kỹ thuật răng giả. Tuy nhiên, chỉ sau khi phương pháp đúc hàm khung trực tiếp trên mẫu hàm của Ney được giới thiệu với những nguyên tắc chặt chẽ ở Mỹ, hàm khung mới thực sự phát triển mạnh. 1.3.2. §Æc ®iÓm cña hµm khung Ngày nay, hàm khung đã dần thay thế hàm tháo lắp nhựa do nền kim loại có nhiều ưu điểm hơn.Ngoại trừ trường hợp mào xương ổ răng mới nhổ, kim loại được ưa thích hơn nhựa để nâng đỡ răng. Nhược điểm cơ bản của nú là khó sửa chữa, tuy nhiên, nú lại có thể giúp mô bên dưới hạn chế sự tiêu xương ổ răng hơn nền nhựa và do đó duy trì tình trạng khỏe mạnh cho mô tiếp xúc bên dưới. Theo McCracken [36 ], so với hàm tháo lắp nền nhựa, hàm khung vớinền kim loại có những ưu điểm như: - Cấu trúc chính xác và bền vững: Nền kim loại đúc không chỉ đạt độ chính xác cao hơn mà còn duy trì được độ chính xác đó trong môi trường miệng. Mô càng có nhiều đường cong, nền nhựa càng dễ biến dạng nhưng nền kim loại có thể hạn chế tối đa sự biến dạng này. Do có tính chính xác nên nền kim loại có thể tạo sự sát khít cao cho các thành phần lưu giữ, hàm nhựa không thể đáp ứng được yêu cầu sát khít này. - So sánh sự đáp ứng của mô: Đánh giá lâm sàng cho thấy khả năng làm sạch tốt của nền kim loại giúp mô khỏe mạnh hơn khi dùng nền nhựa. Có thể do nền kim loại có khả năng kìm hãm hoạt động của vi khuẩn do sự ion và oxit húa của nền kim loại. Nền nhựa có xu hướng tích tụ cặn bẩn và chất vôi. Thật không may, mô sẽ phản ứng với những chất này nếu hàm giả không được vệ sinh kỹ. Mặc dù chất vôi có thể lắng đọng ở nền kim loại, những chất lắng đọng khác không tích tụ như đối với nền nhựa. Vì lý do này, nền kim loại có khả năng vệ sinh tự nhiên tốt hơn nền nhựa. - Tính dẫn nhiệt: Sự thay đổi nhiệt độ được truyền qua nền kim loại xuống mô bên dưới, nhờ vậy giúp mô khỏe mạnh. Sự trao đổi nhiệt giữa phần niêm mạc bị che phủ và môi trường xung quanh giúp bệnh nhân có cảm giác thật hơn. Ngược lại, hàm nhựa ngăn cản sự truyền nhiệt giữa phía trong và ngoài nền hàm. - Trọng lượng và kích thước: Nền kim loại mỏng hơn nền nhựa nhưng vẫn đáp ứng được độ cứng chắc cần thiết. Các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu để tìm ra nhiều kiểu hàm tháo lắp với các ưu điểm vượt trội về thẩm mỹ, độ vững ổn, tính nâng đỡ và tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân như hàm với hệ thống mắc cài chính xác, hàm tháo lắp kết hợp với implant. Ngoài ra, vật liệu làm hàm khung mới như hợp kim vàng, hợp kim titan ra đời cũng cải thiện độ tương thích với mô và tăng độ đàn hồi của tay móc. So với phục hình bằng cầu răng, hàm khung tiết kiệm mô răng hơn cho bệnh nhân. Hơn nữa, với trường hợp mất răng loại Kennedy I, II, không thể dùng cầu răng để phục hồi răng mất vì cầu với sẽ gây hại cho răng trụ. So với phương pháp sử dụng implant để phục hình, hàm khung cũng có những ưu điểm nhất định như ưu thế về tính kinh tế, có thể làm được trong trường hợp bệnh nhân quá nhát, sợ phẫu thuật. Một số trường hợp bệnh nhân có bệnh về máu, tim mạch, tiểu đường…khụng thể chỉ định làm implant, lúc này chỉ định phục hình bằng hàm khung sẽ có lợi cho bệnh nhân. 1. 3. 3. Cấu tạo hàm khung Hàm khung là loại hàm giả tháo lắp từng phần có phần chính là mét khung sườn. Toàn bộ cấu trúc bằng hợp kim của khung ( thanh nối, móc, yên) được đúc chung một lần, cùng mét khối. Răng giả được gắn vào yên nhờ nhựa Acrylic. Hàm khung truyền lực lên vùng quanh răng qua răng trụ hoặc vừa lên răng vừa lên niêm mạc vùng mất răng. Hình 1: Các thành phần cấu tạo hàm khung 1.3.3.1. Thanh nối chính Thanh nối chính là thành phần cơ bản của hàm khung, các thành phần khác được nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào thanh nối chính. Thanh nối chính được thiết kế tùy từng loại mất răng, tình trạng các răng và mô nha chu còn lại.[9] * Thanh nối chính hàm trên: thường có các dạng: - Thanh khẩu cái đơn phía sau. - Thanh khẩu cái kép hay thanh trước sau. - Bản khẩu cái. - Bản khẩu cái kép. - Bản khẩu cái hình chữ U hay hình móng ngựa. - Bản khẩu cái toàn diện. * Thanh nối chính hàm dưới: - Thanh lưỡi. - Thanh lưỡi kép. - Bản lưỡi. - Thanh môi. 1. 3. 3.2. Thanh nối phô Thanh nối phụ là thanh nối các bộ phận khác của hàm khung nh móc, tựa và vật giữ gián tiếp với thanh nối chính. 1. 3. 3.3. Yên hàm khung Là phần khung kim loại tương ứng với vùng mất răng và là nơi nền hàm cùng răng giả gắn vào. 1. 3. 3.4. Tựa - Có bốn dạng chính: Tựa mặt nhai ở các răng hàm, tựa gót răng, tựa rìa cắn và tựa onlay. - Tác dụng của tựa: + Làm ổn định vị trí phần lưu giữ của móc. + Truyền lực từ hàm khung theo trục của răng xuống mô quanh răng. + Dùng làm vật giữ gián tiếp cho hàm khung ở bệnh nhân mất răng phía sau không còn răng giới hạn xa. 1. 3. 3.5. Móc răng Móc là thành phần giữ dính có nhiều hình dạng khác nhau ôm vòng quanh răng trụ hơn 180 độ. Móc dùng những vùng lẹm của răng để đảm bảo sự giữ dính cho phục hình. Thành phầncủa móc: * Phần nâng đỡ (support): Gồm thân móc và tựa, đây là phần dầy nhất. * Phần ôm (bracing): Nhá và mảnh hơn, nhất là khi tới gần phần tận cùng. Nằm trên đường vòng lớn nhất. * Phần giữ (retention): Là phần tận cùng của móc có tác dụng giữ hàm giả không bị tuột ra khái ổ đỡ, nằm dưới đường vòng lớn nhất. Hình 2: Các thành phần của móc 1. Tựa 2. Tay đối kháng 3. Tay lưu giữ 1. 3. 4. Các loại móc thường dùng trong hàm khung [...]... (9,1%) T l lu gi tt ca hm trờn thp hn nhúm hm di ti thi im ngay sau lp hm, sau lp hm mt thỏng v sỏu thỏng ú l do t c dng ca trng lc gõy gim lu gi ca hm trờn nhng li giỳp hm di lu gi tt hn Trong nghiờn cu ca John Appl, t l lu gi tt ca hm khung l 66%, trung bỡnh l 32% v kộm l 2% * Thm m Trong nhúm múc ch T, t l t thm m tt chim 96,4% Trong nhúm múc Nally- Martinet, t l t thm m tt ch chim 63,6% .T l t thm m tt... cu ngang qua ng vin li Phn ng ca ch T tip xỳc vi mt nhúm tui 35 - 60, hm cú s lng rng mt t 3 n 4 rng chim t l cao nht(47,4%) tui trờn 60, t l hm mt t 7 rng tr lờn chim t l cao nht (41,2%) Trong khi tui 35 - 60, t l hm mt t 3 - 4 rng chim t l cao nht (47,4%) 3.1.4 Phõn b rng trụ theotui,gii Bng 3.4 Phõn b rng trụ theo tui, gii Gii Tui Nam N Tng s s lng T l % s lng T l % s lng T l % . nhân m t răng lo i Kennedy I và II. 2. Nhận x t hiệu quả của mócchữ T và móc Nally- Martinet trong phục hình hàm khung i u trị m t răng lo i Kennedy I, II. CHƯƠNG 1 T NG QUAN T I LIỆU . cứu đề t i “ Nhận x t hiệu quả của móc chữ T và móc Nally- Martinet trong phục hình hàm khung i u trị m t răng lo i Kennedy I, II v i hai mục tiêu: 1. Nhận x t đặc i m của răng trụ ở các. trụ.Ngo i ra, vị trí và hình dạng của móc còn ảnh hưởng t i thẩm m và chức năng của hàm khung. Móc chữ T và móc Nally - Martinet là hai móc hay được thi t kế trong hàm khung i u trị m t răng loại

Ngày đăng: 11/01/2015, 08:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w