1. Giới thiệu về Unilever Việt Nam: 3 2. Lý thuyết về chuỗi cung ứng: 5 2.1 Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng (SCM): 5 2.1.1 Giai đoạn 1: Phân phối (Distribution) 5 2.1.2 Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics 6 2.1.3 Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng (SCM) 6 2.2 Vai trò của chuỗi cung ứng: 6 2.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng: 7 3. Các thành phần trong chuỗi cung ứng: 8 3.1.1 Hoạch định: 9 3.1.1.1 Hoạch định nhu cầu: 9 3.1.1.2 Hoạch định cung ứng 11 3.1.1.3 Hoạch định sản xuất 12 3.1.1.4 Hoạch định chuỗi cung ứng ngành hàng: 12 3.1.2 Nguồn lực: 14 3.1.3 Sản xuất: 14 3.1.3.1 Quá trình sản xuất 14 3.1.3.2 Đóng gói 15 3.1.4 Phân phối: 15 3.1.4.1 Vận tải 15 3.1.4.2 Nhà kho 16 3.1.4.3 Hệ thống phân phối của Unilever Việt Nam: 17 4. Các hệ thống hỗ trợ chuỗi cung ứng 18 4.1 Hoạch định nguồn lực phân phối (DRP II) 18 4.1.1 Định nghĩa 18 4.1.1.1 Hoạch định nhu cầu phân phối (DRP I) 18 4.1.1.2 Hoạch định nguồn lực phân phối (DRP II) 18 4.1.2 Các thành phần của DRP II 18 4.2 Hoạch định nguồn lực cho doanh nghiệp (ERP) 19 4.2.1 Định nghĩa 19 4.2.2 Tại sao các doanh nghiệp cần có ERP ? 19 4.3 Kỹ thuật dự báo (FT) 20 4.4 Quản lý tồn kho (IM) 21 4.4.1 Tại sao phải quản lý tồn kho? 21 4.4.2 Vai trò tồn kho trong chuỗi cung ứng 21 4.4.3 Các dạng quản lý tồn kho trong chuỗi cung ứng 21 4.4.3.1 Quản lý tồn kho nguyên vật liệu thô : 21 4.4.3.2 Quản lý tồn kho bán thành phẩm : 22 4.4.3.3 Quản lý tồn kho thành phẩm : 22 4.4.3.4 Kết luận cho quản lý tồn kho 22 4.5 Hệ thống sản xuất tinh gọn (LPS) 22 4.5.1 Sản xuất tinh gọn là gì? 22 4.5.2 Mục tiêu của sản xuất tinh gọn 22 4.5.3 Các nguyên tắc chính của sản xuất tinh gọn 23 4.5.4 Trọng tâm của sản xuất tinh gọn 24 4.5.5 Các bước thực hiện và thước đo mức độ thành công trong sản xuất tinh gọn 24 4.5.6 Những doanh nghiệp nào sẽ được lợi từ sản xuất tinh gọn 25 4.6 Hoạch định nhu cầu vật tư (MRP I) 25 4.6.1 Khái niệm 25 4.6.2 Ưu điểm 26 4.7 Hoạch định nguồn lực sản xuất (MRP II) 26 4.7.1 Giới thiệu 26 4.7.2 Các thành phần của MRP II 27
Trang 1Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Hồ Quang Long
Lê Nguyễn Phương Thúy
Trang 2Nguyễn Trường Mạnh
Trang 3Mục lục
1 Giới thiệu về Unilever Việt Nam: 5
2 Lý thuyết về chuỗi cung ứng: 7
2.1 Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng (SCM): 7
2.1.1 Giai đoạn 1: Phân phối (Distribution) 7
2.1.2 Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics 8
2.1.3 Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng (SCM) 8
2.2 Vai trò của chuỗi cung ứng: 8
2.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng: 9
3 Các thành phần trong chuỗi cung ứng: 10
3.1.1 Hoạch định: 11
3.1.1.1 Hoạch định nhu cầu: 11
3.1.1.2 Hoạch định cung ứng 13
3.1.1.3 Hoạch định sản xuất 14
3.1.1.4 Hoạch định chuỗi cung ứng ngành hàng: 14
3.1.2 Nguồn lực: 17
3.1.3 Sản xuất: 17
3.1.3.1 Quá trình sản xuất 17
3.1.3.2 Đóng gói 17
3.1.4 Phân phối: 17
3.1.4.1 Vận tải 17
3.1.4.2 Nhà kho 19
3.1.4.3 Hệ thống phân phối của Unilever Việt Nam: 20
4 Các hệ thống hỗ trợ chuỗi cung ứng 20
4.1 Hoạch định nguồn lực phân phối (DRP II) 20
4.1.1 Định nghĩa 20
4.1.1.1 Hoạch định nhu cầu phân phối (DRP I) 20
4.1.1.2 Hoạch định nguồn lực phân phối (DRP II) 21
4.1.2 Các thành phần của DRP II 21
4.2 Hoạch định nguồn lực cho doanh nghiệp (ERP) 21
4.2.1 Định nghĩa 21
4.2.2 Tại sao các doanh nghiệp cần có ERP ? 21
4.3 Kỹ thuật dự báo (FT) 23
4.4 Quản lý tồn kho (IM) 24
4.4.1 Tại sao phải quản lý tồn kho? 24
4.4.2 Vai trò tồn kho trong chuỗi cung ứng 24
4.4.3 Các dạng quản lý tồn kho trong chuỗi cung ứng 24
4.4.3.1 Quản lý tồn kho nguyên vật liệu thô : 24
4.4.3.2 Quản lý tồn kho bán thành phẩm : 24
4.4.3.3 Quản lý tồn kho thành phẩm : 25
4.4.3.4 Kết luận cho quản lý tồn kho 25
4.5 Hệ thống sản xuất tinh gọn (LPS) 25
4.5.1 Sản xuất tinh gọn là gì? 25
4.5.2 Mục tiêu của sản xuất tinh gọn 25
4.5.3 Các nguyên tắc chính của sản xuất tinh gọn 26
4.5.4 Trọng tâm của sản xuất tinh gọn 26
Trang 44.5.5 Các bước thực hiện và thước đo mức độ thành công trong sản xuất tinh gọn 27
4.5.6 Những doanh nghiệp nào sẽ được lợi từ sản xuất tinh gọn 28
4.6 Hoạch định nhu cầu vật tư (MRP I) 28
4.6.1 Khái niệm 28
4.6.2 Ưu điểm 28
4.7 Hoạch định nguồn lực sản xuất (MRP II) 29
4.7.1 Giới thiệu 29
4.7.2 Các thành phần của MRP II 30
Trang 51 Giới thiệu về Unilever Việt Nam:
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, đến nay Unilever - tập đoàn đa quốc gia vềngành hàng thực phẩm và sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân, gia đình – đang đầu tư vàohai doanh nghiệp: Lever Việt Nam (liên doanh với Tổng công ty Hóa chất Việt Nam –Vinachem) và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Unilever Bestfoods & Elida P/S.Unilever Việt Nam nằm trong nhóm 5 công ty đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực sảnxuất hàng tiêu dùng có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao nhất trên thị trường
Trụ sở chính của tập đoàn Unilever Việt Nam tọa lạc tại khu C-11 đại lộ NguyễnLương Bằng, khu Nam Sài Gòn, có tổng diện tích 10.000 mét vuông Tòa nhà bốn tầngnày sẽ là nơi làm việc cho trên 600 nhân viên văn phòng của Unilever Việt Nam
Unilever đã đầu tư 120 triệu đô-la Mỹ vàoViệt Nam, tạo ra 2.000 việc làm trựctiếp và 6.000 việc làm gián tiếp cho người lao động địa phương Các nhà máy sản xuấtcủa Unilever Việt Nam tại Thủ Đức và Củ Chi là những cơ sở sản xuất mang tính cạnhtranh nhất trong số các nhà máy của Unilever và đạt tiêu chuẩn về an toàn, chất luợng sảnphẩm, năng lực sản xuất và bảo vệ môi trường
Khai thác yếu tố truyền thống, kết hợp với công nghệ hiện đại và kỹ năng tiếp thị,Unilever đã tạo được những thương hiệu mà bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể nhậnbiết và chấp nhận
Giống như mọi công ty khác, con người là tài sản quý báu nhất của Unilever.Chính sách của công ty là luôn tuyển dụng những nhân viên giỏi nhất và dành cho họ mộtchế độ đãi ngộ xứng đáng cùng những cơ hội được đào tạo ở trong, ngoài nước và mộtmôi trường làm việc thực sự mang tính quốc tế
Ngoài ra trong thời gian qua mọi hoạt động Unilever Việt Nam luôn hướng tới hỗtrợ phát triển cộng đồng Trong hơn 10 năm qua, Công ty đã dành hơn 200 tỷ đồng chocác hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng xã hội Công ty đã kết hợp với Bộ Y tế, BộGiáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan ban ngành địa phương thực hiện nhiều chươngtrình trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
Không chỉ dừng ở các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh doanh, Unilever đãthể hiện trách nhiệm của một công ty đa quốc gia khi xác định xu hướng đầu tư lâu dài tạiViệt Nam Công ty đã cam kết và coi việc bảo vệ môi trường và an toàn lao động là mộttrong những việc ưu tiên hàng đầu Cam kết này thể hiện rất rõ trong toàn bộ quá trìnhsản xuất:
không có nước thải công nghiệp ra môi trường
o Đầu tư và sẵn sàng tiếp tục đầu tư cho những thiết bị và phương tiện haythiết lập những hệ thống quản lý cần thiết để duy trì những tiêu chuẩn an toàn vềmôi trường theo quy định của nhà nước Việt Nam và của Công ty
o Liên tục phát triển và liên tục cải tiến các hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc
tế đã được áp dụng trong tất cả các cơ sở sản xuất của Unilever như : hệ thốngquản lý chất lượng quốc tế ISO 9001-2000, hệ thống quản lý môi trường ISO
Trang 614001, hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS 18001 và đặcbiệt là chương trình TPM – Bảo trì năng suất toàn diện.
Sơ lược các ngành hàng của Unilever đang tham gia trên thị trường:
Với danh mục các sản phẩm trải dài trên nhiều ngành hàng khác nhau từ các sảnphẩm chăm sóc tóc, chăm sóc da, chăm sóc răng miệng cho đến các sản phẩm nổi tiếngchăm sóc nhà cửa và cả thực phẩm; Unilever thực sự là một “ông lớn” trong lĩnh vựcFMCG tại thị trường Việt nam hiện nay
Việc quản lý hậu cần phải luôn linh động, có độ khả chuyển cao để có thể đáp ứngđược mức độ cạnh tranh cao, thay đổi liên tục của thị trường nhưng vẫn phải đảm bảođược mức độ tổn thất (do sự thay đổi nhiều) mức độ tồn kho là thấp nhất, mức độ đápứng nhu cầu của khách hàng là cao nhất
Với những thách thức không nhỏ như vậy cho thấy mức độ phức tạp của ChuỗiCung Ứng mà Unilever đang sở hữu
Trong phạm vi của một bài tập, nhóm chúng tôi cố gắng tìm hiểu và mô tả lại cáchoặt động chứ năng chính của chuỗi cung ứng Unilever nhằm rút ra được những điểmhay cần chia sẽ với các doanh nghiệp Việt nam trong thời kỳ hội nhập như hiện nay
Trang 72 Lý thuyết về chuỗi cung ứng:
2.1 Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng (SCM):
SCM là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiệncách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch
vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng Điều quantrọng đối với bất kỳ giải pháp SCM nào, dù sản xuất hàng hoá hay dịch vụ, chính là việclàm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữachúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất
Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào củadoanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho antoàn của công ty Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giảipháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trườngcộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sảnphẩm/dịch vụ tới khách hàng SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triểnmột môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn giao dịch trựctiếp với khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin
SCM là một giai đoạn phát triển của lĩnh vực Logistic (hậu cần) Trong tiếng Anh,một điều thú vị là từ Logistics này không hề có liên quan gì đến từ “Logistic” trong toánhọc Khi dịch sang tiếng Việt, có người dịch là hậu cần, có người dịch là kho vận, dịch vụcung ứng Tuy nhiên, tất cả các cách dịch đó đều chưa thoả đáng, không phản ánh đầy đủ
và chính xác bản chất của Logistics Vì vậy, tốt hơn cả là chúng ta hãy giữ nguyên thuậtngữ Logistics và sau đó tìm hiểu tường tận ý nghĩa của nó
SCM là một giai đoạn phát triển của lĩnh vực Logistic (hậu cần)
Ban đầu, logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, đượchiểu với nghĩa là công tác hậu cần Đến cuối thế kỷ 20, Logistics được ghi nhận như làmột chức năng kinh doanh chủ yếu, mang lại thành công cho các công ty cả trong khuvực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ Uỷ ban kinh tế và xã hội châu Á Thái BìnhDương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - ESCAP) ghi nhậnLogistics đã phát triển qua 3 giai đoạn:
2.1.1 Giai đoạn 1: Phân phối (Distribution)
Đó là quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan vớinhau nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng mộtcách hiệu quả nhất Giai đoạn này bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau:-Vận tải,
-Phân phối,-Bảo quản hàng hoá,-Quản lý kho bãi,-Bao bì, nhãn mác, đóng gói
Trang 82.1.2 Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics
Giai đoạn này có sự phối kết hợp công tác quản lý của cả hai mặttrên vào cùng một hệ thống có tên là Cung ứng vật tư và Phân phối sảnphẩm
2.1.3 Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng (SCM)
Đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi quan hệ từnhà cung cấp nguyên liệu – đơn vị sản xuất - đến người tiêu dùng
2.2 Vai trò của chuỗi cung ứng:
SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhờvào thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyểnnguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ ⌠có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnhtranh cho doanh nghiệp
Có không ít công ty đã gặt hái thành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược vàgiải pháp SCM thích hợp, ngược lại, có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại do đưa racác quyết định sai lầm như chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí khobãi, tính toán lượng dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo
SCM hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp (4P:Product, Price, Promotion, Place)
Chính SCM đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến
và vào đúng thời điểm thích hợp Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch
vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất
Điểm đáng lưu ý là các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rằng hệ thống SCM hứahẹn từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện chochiến lược thương mại điện tử phát triển Đây chính là chìa khoá thành công cho B2B.Tuy nhiên, như không ít các nhà phân tích kinh doanh đã cảnh báo, chiếc chìa khoá nàychỉ thực sự phục vụ cho việc nhận biết các chiến lược dựa trên hệ thống sản xuất, khichúng tạo ra một trong những mối liên kết trọng yếu nhất trong dây chuyền cung ứng
Trong một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung ứng:thứ nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới những thôngtin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ; thứ hai là bản thân chức năng sản xuất,tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và chính quá trìnhsản xuất; thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hướng tớinhững thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ
Trong dây chuyên cung ứng ba nhân tố này, SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất
có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất - những công việc đòi hỏi tính dữ liệuchính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quảcao nhất Khu vực nhà máy sản xuất trong công ty của bạn phải là một môi trường năngđộng, trong đó sự vật được chuyển hoá liên tục, đồng thời thông tin cần được cập nhật vàphổ biến tới tất cả các cấp quản lý công ty để cùng đưa ra quyết định nhanh chóng vàchính xác SCM cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến sảnxuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất đúnglúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa cho việc
Trang 9dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tư và sắpxếp hoạt động sản xuất của công ty.
Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu thậpđược và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp Hoạt động này nhằm phục vụ cho những mục đíchliên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu về nhu cầuthị trường…) để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng Có thể nói, SCM là nền tảng của mộtchương trình cải tiến và quản lý chất lượng - Bạn không thể cải tiến được những gì bạnkhông thể nhìn thấy
2.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng:
Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố: nhà cung cấp, bảnthân đơn vị sản xuất và khách hàng
- Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cầnthiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh Thông thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn vịcung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thànhphẩm Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được gọi là nhà cung cấpdịch vụ
- Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quátrình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sửdụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự thôngsuốt của dây chuyền cung ứng
- Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất
Như vậy, chuỗi cung ứng là một tổng thể giữa nhiều nhà cung ứng và khách hàngđược kết nối với nhau; trong đó, mỗi khách hàng, đến lượt mình lại là nhà cung ứng cho
tổ chức tiếp theo cho đến khi thành phẩm tới được tay người tiêu dùng
Nói một cách khác, có thể xem chuỗi cung ứng là một mạng lưới bao gồm nhữngđơn vị, công đoạn có liên quan với nhau trong việc khai thác tài nguyên nhằm sản xuất rasản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng, kể cả các công đoạn trung gian như vận tải, kho
Trang 10bãi, bán buôn, bán lẻ và bản thân khách hàng Bản thân mỗi doanh nghiệp cũng là mộtBản thân mỗi doanh nghiệp cũng là một chuỗi cung ứng nội bộ thu nhỏ bao gồm các bộphận sản xuất, các bộ phận chức năng có liên quan đến thỏa mãn nhu cầu của khách hàngnhư tài chính, công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm mới, tiếp thị, bán hàng, phânphối, và dịch vụ khách hàng
Ba dòng luân chuyển sau được xem xét trong bất kì chuỗi cung ứng nào:
∗ Dòng vật liệu là dòng dịch chuyển từ nhà cung cấp đến nhà bán lẻ trong đónguyên vật liệu được chuyển đổi thành sản phẩm và sau đó chuyển đến khách hàng
∗ Dòng thông tin bao gồm dữ liệu đựơc lưu trữ và truy xuất mỗi khi trạng thái hệthống thay đổi Ví dụ như mỗi lần khách hàng đặt hàng, thông tin được khởi tạo và lưutrữ trong bảng "Customer Order"
∗ Dòng tiền bao gồm dòng chi phí sản xuất, chi phí tồn kho, WIP,
3 Các thành phần trong chuỗi cung ứng:
Một chuỗi cung ứng thường gồm có 4 thành phần chính, các thành phần này đềuliên kết chặt chẽ với nhau thành một "chuỗi":
Trang 11Giới thiệu về chuỗi cung ứng của Unilever:
Cũng như các khái niệm vể SCM đã giới thiệu ở trên, SC của Unilever cũngkhông thể tách rời khỏi chiến lược chung của công ty, và phải được phối hợp nhịp nhàng,đồng bộ giữa các phòng ban chức năng khác nhau nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng tạo
ra lợi thế cạnh tranh cho công ty, mang về lợi nhuận cao nhất
Bên dưới là mô hình quản tri chiến lược của công ty, trong đó có thể thấy rằng vaitrò chủ lực của chuỗi cung ứng trong việc triển khai và thực hiện các ý đồ chiến lược củacông ty:
Hoạch định nhu cầu nhằm dự báo những sản phẩm nào mà khách hàng sẽ cần, cầnbao nhiêu cho các loại sản phẩm đó, và khi nào thì khách hàng sẽ cần những sản phẩmnày
Hoạch định nhu cầu là chức năng để nhận biết tất cả nhu cầu về hàng hóa và dịch
vụ của thị trường Nó bao gồm những hoạt động liên quan đến dự báo, nhập đơn hàng, lờihứa đơn hàng và xác định nhu cầu cho nhà kho…
Việc xác định không chính xác nhu cầu thực của thị trường sẽ dẫn đến những tổnthất to lớn cho công ty Mô hình Bullwhip bên dưới mô tả sự chênh lệch to lớn giữa nhucầu thực của thị trường và số lượng thực sản xuất của công ty:
Trang 123.1.1.1.2 Mục tiêu:
Mục tiêu của hoạch định nhu cầu gồm 3 mục tiêu chính sau đây:
• Để triển khai kế hoạch hợp lý nhất, về nhu cầu tương lai
• Để cập nhật kế hoạch cho nhu cầu tương lai, khi thay đổi này đượcchấp nhận
• Để tránh những thay đổi không quan trọng với hoạch định sản xuất
và lên lịch sản xuất, thông qua việc quản lý đúng đắn những nhóm nhu cầukhác nhau
Chức năng của hoạch định nhu cầu gồm có 3 chức năng chính như sau:
• Xác định được nhu cầu của khách hàng trong tương lai, bằng cáchdùng các phương pháp dự báo nhu cầu của khách hàng (bao gồm cả những
xu hướng, thay đổi…) hoặc xử lý những thông tin do khách hàng cung cấp đểđưa ra nhu cầu
• Có hệ thống quản lý đơn hàng tới để quản lý chặt chẽ nhu cầu hiệntại của khách hàng (đơn hàng đến, đơn hàng chờ…)
• Phản hồi thông tin với khách hàng về ngày giao hàng
Những yêu cầu cơ bản của một hệ thống hoạch định nhu cầu:
• Tính tiên đoán: duy trì sự cân bằng giữa cung cấp và nhu cầu Điềunày đòi hỏi khả năng biết trước lượng đơn hàng tới
• Tính thông tin: cố gắng thu thập thông tin từ những cuộc viếng thămkhách hàng, kinh nghiệm của những nhà quản lý để từ đó có thể tiên đoánmức độ và thời gian của những đơn hàng tương lai
Trang 13• Sự ảnh hưởng: người xây dựng lịch sản xuất (master scheduler) sửdụng ảnh hưởng của mình với bộ phận marketing và kinh doanh để đưa ranhững điều chỉnh về nhu cầu của khách hàng khi cần thiết nhằm tận dụng tốthơn tài sản cố định và nguồn nhân lực.
• Sự ưu tiên và phân bổ: mục tiêu của quản lý nhu cầu là để thỏa mãntất cả nhu cầu khách hàng Tuy nhiên trong trường hợp không có đủ sảnphẩm như yêu cầu, chẳng hạn trong trường hợp vật tư và nguồn lực cần thiết
để sản xuất sản phẩm thiếu Lúc này cần phải đưa ra quyết định nên sản xuấtđơn hàng nào trước, đơn hàng nào phải chờ
3.1.1.1.3 Sự cân bằng giữa cung ứng và nhu cầu:
Quan hệ giữa cung ứng và nhu cầu đã hình thành lên một bài toán nan giải, là phảilàm sao đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu của khác hàng, nhưng sự cung ứng để đápứng các nhu cầu này phải bảo đảm nằm trong giới hạn nguồn lực sẵn có và phải cực tiểuđược chi phí đầu tư cho việc cung ứng này
Cung ứng và nhu cầu là những khái niệm cơ bản nhất, là xương sống của kinh tếthị trường Nhu cầu chỉ ra bao nhiêu sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ được mua bởi khách hàng.Lượng sản phẩm là lượng mà khách hàng sẽ mua với một giá nhất định; quan hệ giữa giá
và lượng sản phẩm được gọi là quan hệ nhu cầu Cung ứng thể hiện lượng sản phẩm tốtđược sản xuất để cung ứng cho thị trường với một mức giá chấp nhận Quan hệ giữa giá
và lượng sản phẩm được cung ứng cho thị trường gọi là quan hệ cung ứng Do đó, giá làmột sự phản ánh giữa cung ứng và nhu cầu
Mối quan hệ giữa nhu cầu và cung ứng sẽ liên quan đến sự phân bổ nguồn lực sảnxuất, phân bổ nguồn lực sao cho việc sản xuất hiệu quả nhất Đó chính là một bài toán tối
ưu, Thực hiện giải quyết bài toán này là quá trình thực hiện cân bằng giữa cung ứng vànhu cầu
3.1.1.2 Hoạch định cung ứng
3.1.1.2.1 Khái niệm
Hoạch định cung ứng là quy trình nhận dạng, ưu tiên, kết hợp các bộ phận cấuthành trong tổng thể, tất cả các nguồn cung ứng theo yêu cầu và tăng thêm giá trị chochuỗi cung ứng của một sản phẩm hoặc dịch vụ theo mức độ thích hợp ngang dọc
3.1.1.2.2 Các thành phần trong Hoạch định cung ứng
Hoạch định cung ứng gồm có 3 thành phần:
Hoạch định tồn kho (IM) (Xem thêm phần Quản lý tồn kho)
Yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty bạn Nếu tồn kho
ít tức là sản phẩm của bạn được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đóchứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty bạn ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa
Hoạch định sản xuất tổng thể
Hoạch định phân phối (DRP I) (Xem thêm phần Hoạch định nhu cầu phân phối)
Trang 143.1.1.3 Hoạch định sản xuất
3.1.1.3.1 Khái niệm
Hoạch định sản xuất là quy trình xây dựng những kế hoạch và lịch trình tối ưu hóa
và chi tiết sử dụng nguồn lực, nguyên liệu, các ràng buộc để hoàn thành đúng thời hạn đãđịnh
3.1.1.3.2 Các thành phần trong Hoạch định sản xuất
Hoạch định sản xuất gồm có 2 thành phần
Điều độ sản xuất
Hoạch định nguyên vật liệu
3.1.1.4 Hoạch định chuỗi cung ứng ngành hàng:
Đây được xem là phần khá khác biệt giữa bộ phận Kế hoạch của Unilever và cáccông ty khác, khi mà qui mô của công ty đủ lớn như Unilever thì cần có thêm một nhómchức năng chuyên biệt phục vụ cho từng ngành hàng riêng
Đa phần ở các công ty công việc của bộ phận này sẽ được nằm trong công việccủa phòng kế hoạch Tức là khi có một nhu cầu về thay đổi mẫu mã sản phẩm, tung/ táitung sản phẩm hoặc nhu cầu về thực hiện một chương trình promotion thì các bộ phậnMarketing/ Trade Marketing sẽ trực tiếp thông báo đến phòng kế hoạch để kiểm tra khảnăng thực hiện
Việc này có thể được thực hiện như trên nếu qui mô của ngành hàng là vừa vànhỏ, chỉ có vài đợt promotion trong năm, việc thay đổi mẫu mã sản phẩm là không nhiều
Tại Unilever, do nhu cầu cần đáp ứng thị trường trong ngành tiêu dùng nhanhcùng với việc cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác khiến cần phải có một bộ phậnchuyên tập trung phân tích các hoạt động của từng ngành hàng
Đây là cầu nồi quan trọng giữa chuỗi cung ứng phía sau và các bộ phận nơi tiềntuyến như sale, marketing Là nơi nhận thong tin về ngành hàng trước hết, xử lý và sànlọc thông tin trước khi chuyển thông tin đến bộ phận kế hoạch cung ứng tại nhà máy đểkiểm tra năng lực sản xuất
Đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý network của các chương trình chiêuthị, các chương trình tung/ tái tung sản phẩm… bằng việc thông tin liên lạc/ kết nối giữacác phòng ban chức năng khác nhau
Hiểu rõ “sức khỏe” của ngành hàng giúp đưa ra các quyết định về dự trữ tồn khonguyên vật liệu, tồn kho thành phẩm, đề xuất các kế hoạch trung và dài hạn về đầu tưmáy móc thiết bị, nhà xưởng…
Trang 15Thường xuyên thực hiện phân tích các hoạt động bán hàng
Các công việc thường nhật của bộ phận này bao gồm:
Quản lý tồn kho
Cân đối nhu cầu bán hàng giữa các vùng/ các kênh bán hàng
Quản lý các hoạt động hỗ trợ bán hàng (Network):