cổ phần hóa ngân hàng thương mại

100 168 0
cổ phần hóa ngân hàng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Phạm Tiến Thành Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản của cổ phần hóa Ngân hàng Thương mại nhà nước, chỉ ra những thuận lợi, thách thức và sự cần thiết của việc cổ phần hóa, phân tích và đánh giá tiến trình cổ phần hóa Ngân hàng Thương mại nhà nước, nêu ra những định hướng, kiến nghị và các giải pháp cơ bản để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương trong thời gian tới Luận văn ThS: Quản trị kinh doanh 60 34 05 Nghd: Trịnh Thị Mai Hoa ĐẠI HỌC KINH TẾ Hà Nội – 2007 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC 6 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ. 6 1.1.1. Lịch sử ra đời cổ phần hoá. 6 1.1.2. Cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nƣớc. 10 1.2. CỔ PHẦN HOÁ CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC. . 16 1.2.1. Sự hình thành sở hữu Nhà nƣớc trong lĩnh vực ngân hàng 16 1.2.2. Tính đặc thù của cổ phần hoá các Ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc ở Việt Nam. 20 1.3. CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚCỞ MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI 21 1.3.1. Nội dung cổ phần hoá Ngân hàng Thƣơng mại của Ba Lan và Trung Quốc 21 1.3.2. Nhận xét chung 36 Chƣơng 2: NỘI DUNG CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM. 40 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM 40 2.1.1. Cơ cấu tổ chức. 40 2.1.2 Năng lực tài chính 42 2.1.3. Năng lực quản lý và điều hành. 47 2.2. LỢI ÍCH TỪ CỔ PHẦN HOÁ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG. 49 2.2.1 Đáp ứng nhu cầu tăng vốn 50 2.2.2. Thúc đẩy quá trình hiện đại hoá công nghệ, quản lý điều hành và phát triển sản phẩm. 51 2.2.3. Góp phần minh bạch hoá hoạt động kinh doanh của ngân hàng 52 2.3. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG 53 2.3.1. Mục tiêu cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thƣơng. 53 2.3.2. Nguyên tắc cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thƣơng 55 2.4. TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG. 55 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc trong giai đoạn chuẩn bị cổ phần hoá 55 2.4.2. Những vấn đề đặt ra trong tiến trình cổ phần hoá Vietcombank . 57 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM 68 3.1.CÁC QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA NGÂN HÀNG NGOẠI THƢỢNG VIỆT NAM. 68 3.1.1. Cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thƣơng cần đƣợc tiến hành từng bƣớc thận trọng 69 3.1.2. Cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thƣơng phải đƣợc tiến hành công khai, minh bạch 70 3.1.3. Cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thƣơng theo hƣớng đa sở hữu trong đó Nhà nƣớc nắm cổ phần chi phối 70 3.1.4. Cổ phần hoá Vietcombank theo hƣớng tăng cƣờng tính độc lập và tự chủ trong hoạt động kinh doanh 70 3.1.5.Cổ phần hoá cần có sự phối hợp hiệu quả từ các bên có liên quan 70 3.2. GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM 71 3.2.1. Thành lập ban chuyên trách về cổ phần hoá. 71 3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến IPO 74 3.2.3. Nhóm giải pháp sau cổ phần hoá. 81 3.3. KIẾN NGHỊ 83 3.3.1. Đối với Chính phủ 83 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc và các Bộ, ngành liên quan 85 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Trong nhiều năm qua, các Ngân hàng Thương mại Nhà nước đã góp vai trò lớn trong công cuộc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tài chính tiền tệ, trong đó phải kể đến một trong bốn Ngân hàng Thương mại Nhà nước lớn nhất đó là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các Ngân hàng Thương mại Nhà nước cũng giống như các Doanh nghiệp Nhà nước đang bộc lộ ngày càng rõ những hạn chế yếu kém và lạc hậu. Trong đó Ngân hàng Ngoại thương cũng không phải là ngoại lệ. Bên cạnh đó xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là thực tế khách quan diễn ra với tốc độ nhanh chóng, vừa tạo ra cơ hội, vừa đưa tới những thách thức cho mọi doanh nghiệp. Để tận dụng được cơ hội, vượt qua thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, một yêu cầu của thực tế đặt ra là phải tiến hành cải cách triệt để các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và các Ngân hàng thương mại Nhà nước nói riêng, trong đó cổ phần hoá là một nội dung quan trọng. Vấn đề cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, điều này thể hiện bằng chủ trương đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9, khoá IX, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trương tiến hành mạnh mẽ việc cổ phần hoá các Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các dịch vụ ngân hàng 2 bán lẻ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, cho vay đồng tài trợ Để hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới cơ chế và nâng cao năng lực quản lý, quản trị điều hành và huy động các nguồn lực, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tất yếu cũng phải được cổ phần hoá. Mặc dù cổ phần hoá Ngân hàng thương mại Nhà nước là quá trình phức tạp bao gồm nhiều nội dung, với nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách trên, nhất là khi chúng ta đang đứng trước việc đẩy mạnh cổ phần hoá các ngân hàng thương mại. Tác giả luận văn chọn vấn đề: “Cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam - vấn đề và giải pháp” để làm đề tài Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chuyên ngành Quản trị Kinh doanh của mình. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: Vấn đề cổ phần hoá NHTM Nhà nước là mảng đề tài được sự quan tâm của nhiều tác giả. Đối với thể loại sách và tạp chí, có nhiều bài đề cập đến vấn đề cổ phần hoá như sách: Bàn về cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước của Vụ chiến lược phát triển Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tác giả đã đề cập được một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn quá trình cổ phần hoá các ngân hàng thương mại; Bài “Cổ phần hoá ngân hàng quốc doanh: Sự cần thiết, khó khăn và giải pháp” của tác giả Hoàng Lan, tạp chí Ngân hàng Ngoại thương số 141, trang 33 - 35, Bài viết đã đề cập một cách khái quát vấn đề cổ phần hoá các ngân hàng quốc doanh Đối với thể loại công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án có nhiều bài đề cập đến vấn đề cổ phần hoá các Ngân hàng Thương mại như Hội thảo “Bàn về cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước” của Vụ chiến lược phát triển ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước xuất bản năm 2005, Hội thảo đã đưa ra các lý luận, đánh giá thực tiễn cổ phần hoá các Ngân hàng Thương 3 mại; Luận văn Thạc sỹ “Cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam trong xu thế hội nhập” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương - Trường Đại học Ngoại thương năm 2006; Luận văn đề cập đến mối quan hệ giữa cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Tóm lại, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo, sách đề cập đến vấn đề cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước cũng như cổ phần hoá các Ngân hàng Thương mại, nhưng đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, cập nhật và có hệ thống vấn đề cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Chính vì vậy tôi xin chọn vấn đề trên làm đề tài nghiên cứu của mình. Luận văn “Cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - vấn đề và giải pháp” có sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình kể trên. Mặc dù vậy, đây là Luận văn có nội dung độc lập không trùng lặp với các công trình đã được công bố. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ những nội dung lý luận và thực tiễn của việc cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, luận văn đưa ra một số định hướng và một số giải pháp cơ bản để thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Chỉ ra lợi ích, thách thức và sự cần thiết của việc cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước. + Phân tích và đánh giá tiến trình cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 4 + Nêu ra những định hướng, kiến nghị và một số giải pháp cơ bản để thúc đẩy quá trình cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương diễn trong giai đoạn tiếp theo. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tiến trình cổ phần hoá của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là kinh nghiệm cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại ở một số quốc gia, cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam và tiến trình cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN: - Đánh giá, tổng kết những kết quả đạt được về những vấn đề còn tồn tại của việc triển khai cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. - Đưa ra kiến nghị và một số giải pháp cơ bản để thúc đẩy quá trình cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. - Nguồn tài liệu: Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các nguồn tài liệu sau: + Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã được công bố trên các sách, báo, tạp chí về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, về vấn đề cổ phần hoá các Ngân hàng Thương mại. 5 + Các Kỷ yếu Hội thảo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đên đề tài luận văn. + Các báo cáo thường niên năm 2003, 2004, 2005, 2006 và các tài liệu sách báo do Ngân hàng Ngoại thương phát hành. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp kết hợp lịch sử - lôgích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp lượng hoá, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp sắp xếp có hệ thống các sự kiện, v.v 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn cổ phần hoá Ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc. Chương 2: Nội dung cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam. Chương 3: Định hƣớng và một số giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC. 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ. 1.1.1. Lịch sử ra đời cổ phần hoá. Tư nhân hoá (privatization), phi quốc hoá (denationalization) và cổ phần hoá (equitization) đã trở thành những hiện tượng phổ biến từ những năm 1980 tại nhiều quốc gia trên thế giới bất kể là các nước phát triển như Pháp, Anh hay những nền kinh tế đang chuyển đổi như Ba Lan, Hungary. Quá trình này bao gồm mọi lĩnh vực từ ngành công nghiệp truyền thông cho đến các lĩnh vực năng lượng (kể cả năng lượng nguyên tử) ngân hàng và bảo hiểm. Mặc dù có sự khác biệt đáng kể vì trong các từ ngữ trên, về cơ bản quá trình này được hiểu là sự chuyển đổi sở hữu từ Nhà nước sang khu vực tư nhân nhằm nâng cao hiệu quả vận hành các quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, giảm bớt sức ép đè nặng lên ngân sách Nhà nước. Tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp thu hút được các nguồn vốn dài hạn cũng như tạo động lực để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cổ phần hoá đã ra đời hàng trăm năm nay. Khởi thuỷ sản xuất tiểu thủ công nghiệp sang thời gian phát triển đã hình thành các Công ty tư nhân; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quá trình phát triển tiếp đòi hỏi phải có nhiều vốn hơn và chủ các Công ty này phải kêu gọi thêm vốn. Khi có nhiều người khác tham gia góp vốn thì phá vỡ tính độc quyền của một chủ duy nhất, đòi hỏi hình thành cấp quản trị - đại diện của các chủ sở hữu và việc điều hành hoạt động cũng không thể từng chủ duy nhất nữa. Như vậy, việc cổ phần hoá mục đích tăng vốn chủ sở hữu nhưng đã kéo theo cơ cấu tổ chức của Công ty phải thay đổi và cơ chế giám sát hoạt động của Công ty 7 cũng thay đổi. Ngoài sự giám sát của các tổ chức tư nhân và trách nhiệm hữu hạn thì phải chịu thêm sự giám sát của Hội đồng quản trị, của Đại hội cổ đông và thị trường chứng khoán khi phát hành cổ phiếu trên thị trường. Như vậy, có thể thấy cổ phần hoá là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới, kể cả các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cho đến các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu. Đặc biệt là ở Trung Quốc và Việt Nam với hàng vạn doanh nghiệp Nhà nước cần thực hiện việc chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. Nhà nước khuyến khích tư nhân tham gia góp vốn và quản lý doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu. Trong trường hợp Nhà nước còn nắm giữ vốn trong các doanh nghiệp sau cổ phần hoá thì Nhà nước cũng chỉ đóng vai trò là một nhà đầu tư. Vai trò chi phối của Nhà nước trong doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ nắm giữ vốn. Nói một cách khác, vai trò của Nhà nước với tư cách là nhà bảo hộ trở thành nhà đầu tư. Cổ phần hoá doanh nghiệp là con đẻ của nền kinh tế thị trường và đã được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng, đem lại nhiều thành công lớn trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước(DNNN) là hướng đi hợp lý nhất đối với khu vực kinh tế Nhà nước, nhất là điều kiện như ở Việt Nam: Thiếu vốn, nợ quá hạn, quản lý yếu kém, công nghệ lạc hậu, Ngân hàng Thương mại Nhà nước(NHTMNN) trước hết là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Để hiểu rõ về cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước, cần tìm hiểu cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước mà trước hết là tìm hiểu một số nét về Công ty cổ phần và doanh nghiệp Nhà nước, hai đối tượng nghiên cứu cơ bản của cổ phần hoá. [...]... luật ra đời đưa hệ thống ngân hàng 1 cấp thành ngân hàng 2 cấp: Luật Ngân hàng Nhà nước Ba Lan và Luật Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Ba Lan được tách thành 9 Ngân hàng Thương mại Nhà nước [29] Cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước trước năm 1995: Ngày 14/5/1989, Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng đã phác thảo chương trình Công ty hoá cổ phần hoá 9 Ngân hàng Thương mại của Ngân hàng Nhà nước Ba Lan Tinh... nước trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng Tháng 11/2003, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định tiến hành cổ phần hoá thí điểm hai ngân hàng: Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank CCB) và Ngân hàng Ngoại thương Trung Quốc (Bank of China - BOC) Hệ thống các Ngân hàng Trung Quốc gồm: 4 Ngân hàng Thương mại Nhà nước, 11 Ngân hàng cổ phần, trên 100 Ngân hàng Thương mại đô thị và khoảng 30.000... hoá các doanh nghiệp Nhà nước, thì các Ngân hàng Thương mại Nhà nước cũng nằm trong quá trình cổ phần hoá đó Kế hoạch rõ ràng của quá trình cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước Ba Lan là: Đến hết năm 1996, sẽ cổ phần hoá 7 trong số 9 Ngân hàng Thương mại Nhà nước Sau chiến tranh thế giới II, hệ thống ngân hàng Ba Lan gồm Ngân hàng Nhà nước Ba Lan và 3 ngân hàng chuyên biệt hoạt động trên phạm vi... Thương mại Nhà nước chiếm thị phần hoạt động lớn nhất (trên 70%) Trong 7 Ngân hàng Thương mại Nhà nước có 4 ngân hàng có quy mô lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng 21 Thương mại Việt Nam đó là Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương (INCOMBANK) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (AGRIBANK) Các ngân hàng đều có một mạng lưới... cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài, Chính phủ đã công bố kế hoạch củng cố các ngân hàng còn lại bằng việc sáp nhập tất cả các Ngân hàng Thương mại Nhà nước còn lại cùng với BHP thành 2 ngân hàng lớn Như vậy để đạt đúng kế hoạch đề ra, mỗi năm còn lại, cần cổ phần hoá mỗi năm 2 ngân hàng Điều này cho thấy tiến độ cổ phần hoá đã bị chậm đi đáng kể Cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước sau năm... Ngân hàng này được tiến hành cổ phần hoá với sự trợ giúp cả về kỹ thuật và đảm bảo tài chính từ phía WB để thu hút các đối tác đầu tư chiến lược từ nước ngoài nhằm chuyển giao công nghệ ngân hàng vào Ba Lan Vì vậy, đến năm 1997 thì Ngân hàng Allied Irish đã nắm quyền kiểm soát ngân hàng với 60% cổ phiếu Ngân hàng Thương mại Nhà nước thứ 2 của Ba Lan được cổ phần hóa là ngân hàng Slaski (BSK) Ngân hàng. .. dịch vụ, với lộ trình cổ phần hoá cụ thể là: - Năm 2004, hoàn thành cổ phần hoá hai Ngân hàng lớn nhất Trung Quốc: Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) và Ngân hàng Kiến thiết - Năm 2005, sẽ đưa cổ phiếu 2 Ngân hàng trên vào thị trường chứng khoán - Năm 2006, phát hành cổ phiếu Ngân hàng Công thương 31 - Năm 2007, phát hành cổ phiếu Ngân hàng Nông nghiệp Lộ trình này đã được Ngân hàng Nhân dân (NHND)... của hàng chục các Ngân hàng Cổ phần, Ngân hàng Liên doanh, các các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các tổ chức tín dụng, Công ty tài chính, v.v 19 Công cuộc đổi mới thành công của Việt Nam trong 20 năm qua có sự đóng góp không nhỏ của các Ngân hàng Thương mại trong đó có các Ngân hàng Thương mại Nhà nước đóng góp vai trò chủ đạo Tuy nhiên trong thời gian vừa qua các Ngân hàng Thương. .. doanh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước 1.2.2 Tính đặc thù của cổ phần hoá các Ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc ở Việt Nam Ngân hàng Thương mại Nhà nước là một Doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ Là một trung gian tài chính có thể coi hệ thống ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế quốc dân Nhất là trong điều kiện Việt Nam khi mà hệ thống Ngân hàng Thương mại Nhà nước... cho các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Vốn tự có của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước là rất nhỏ bé (trung bình 300 triệu USD) so với các Ngân hàng Thương mại của các nước trong khu vực (hàng tỷ USD) Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản là rất thấp so với thông lệ quốc tế, trong khi nguồn lực vốn từ việc tái cấp vốn của Chính phủ là rất hạn chế, vì thế thông qua cổ phần hoá các Ngân hàng Thương mại Nhà . 9, khoá IX, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trương tiến hành mạnh mẽ việc cổ phần hoá các Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một ngân hàng thương mại lớn của. của cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Chỉ ra lợi ích, thách thức và sự cần thiết của việc cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước. + Phân tích và đánh giá tiến trình cổ phần hoá Ngân. thống hóa một số vấn đề cơ bản của cổ phần hóa Ngân hàng Thương mại nhà nước, chỉ ra những thuận lợi, thách thức và sự cần thiết của việc cổ phần hóa, phân tích và đánh giá tiến trình cổ phần hóa

Ngày đăng: 09/01/2015, 09:41

Mục lục

  • 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

  • 2.1.1. Về cơ cấu tổ chức:

  • 2.1.2 Năng lực tài chính

  • 2.2.3. Góp phần minh bạch hoá hoạt động kinh doanh

  • 3.3.1. Đối với Chính phủ

  • 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc và các Bộ, ngành liên quan

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan