Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 42 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
42
Dung lượng
135,02 KB
Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1.Như chúng ta được biết hướng cải tiến chung của chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay theo Bộ giáo dục và Đào tạo là giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống. Vì vậy, dạy và học trong nhà trường đang đứng trước yêu cầu bức thiết đó là cần đổi mới toàn diện từ phương hướng, mục tiêu đến nội dung, phương pháp dạy học. Đặc biệt, việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học cần được tiến hành ở tất cả các cấp học, bậc học. Chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở đã nêu lên mục tiêu khái quát:“Mụn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của nhà trường Trung học cơ sở, góp phần hình thành những con người có học vấn phổ thông cơ sở…Đú là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tỡnh cảm cao đẹp như lòng nhõn ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân thiện mỹ trong nghệ thuật, trước hết trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực tư duy sáng tạo như một công cụ để tư duy giao tiếp. Đó cũng là những người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc”. Không nằm ngoài những mục tiêu trên và nhằm phát triển cao hơn những yêu cầu được nhắc đến ở chương trình Trung học cơ sở, bộ Sách giỏo khoa Ngữ văn Trung học phổ thông cũng đã đưa ra nội dung giảng dạy và học tập rất “thấu tình đạt lớ” để giúp học sinh phát huy khả năng tư duy và vận dụng vào trong thực tế cuộc sống sau này của chính các em. Trong đó, phân môn Tập làm văn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Nú là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao thuộc liên môn Văn và Tiếng Việt. Cái đích cuối cùng của phân môn này là trang bị cho học sinh khả năng độc lập để viết một bài văn có chất lượng cao. Muốn như vậy không có cách nào khả thi hơn ngoài việc đổi mới việc dạy học trong nhà trường hiện nay. 1.2. Văn nghị luận có vai trò hết sức quan trọng trong sống xã hội cũng như trong nhà trường. Thông qua các bài làm văn nghị luận, học sinh có điều kiện phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, các em có dịp thể hiện năng lực tư duy, cảm thụ và năng lực lập luận của mình. Đây cũng là những yêu cầu rất cần thiết để các em làm hành trang bước vào cuộc sống. Văn nghị luận nói chung có vai trò hết sức quan trọng như vậy, song trong thực tế nhà trường phổ thông hiện nay phần lớn kĩ năng làm văn nghị luận của học sinh còn rất kém, các em ít hứng thú trong việc rèn kĩ năng viết văn nghị luận, trong các bài viết mắc khá nhiều lỗi. Một trong những lỗi bắt gặp ngay khi mở đầu bài viết đó là các em còn lúng túng không biết làm thế nào để vào bài cho nhanh mà vẫn đảm bảo đúng, hay và hấp dẫn. Quan tâm đến cách viết bài của học sinh từ đó tìm ra các biện pháp, phương pháp hữu hiệu nhất giúp các em hoàn thành bài viết của mình với kết quả cao nhất có thể là một việc làm có ý nghĩa thiết thực. Mục đích chính yếu là nhằm rèn luyện nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh và góp phần vào nhiệm vụ chung của quá trình đổi mới phương pháp dạy học văn. Cụ thể trong luận văn này chúng tôi chọn đề tài: “Rốn kĩ năng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh Trung học phổ thụng” 1.3. Không phải ngẫu nhiên Macxim Gorki đúc rút nên điều này: “ Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nú chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nú rất lõu”. Làm việc gì cũng vậy, sự khởi đầu luôn khiến chúng ta phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi bắt tay thực hiện công việc ấy đến kết quả cuối cùng. Muốn có một bài văn nghị luận hay hoàn toàn không nằm ngoài quỹ đạo của quá trình làm việc thông thường như đã nêu ở trên. Sự khởi đầu của việc làm văn nghị luận là viết đoạn mở bài, còn được gọi dưới cái tên như đặt vấn đề hay nêu vấn đề. Nhưng quả thực, việc khởi động này cũng là việc khó khăn và gian nan nhất. Vì đoạn mở bài là căn cứ để đánh giá bài làm có thu hút, sáng tạo và độc đáo hay không. Nằm ở vị trí đầu tiên trong bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn nói chung cũng như nghị luậnnói riêng, đoạn mở bài thường tạo ấn tượng ban đầu về bài viết và giúp người đọc cảm nhận trọn vẹn âm hưởng của toàn bài. Một đoạn mở bài gọn gàng, mạch lạc sẽ thu hút được sự quan tâm của đông đảo người đọc. Bên cạnh đó, nú còn tạo thêm hứng thú cho chính người viết. Ngược lại, người đọc mất cảm tình khi tiếp xúc với một bài văn có đoạn mở bài mang biểu hiện của nhận thức hạn chế và lối tư duy thiếu mạch lạc của người viết, thể hiện ở cách viết dài dòng, khô khan, lạc đề, xa đề hoặc thiếu hấp dẫn. Từ tâm lí tiếp nhận không tốt, người đọc có thể mặc nhiên quy kết rằng nội dung bài văn này kém chất lượng. Như vậy, đoạn mở bài là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành bài văn nghị luận. Xuất phát từ thực tiễn dạy học môn Làm văn nhằm tăng cường tính thực hành, phát triển tư duy logic và sự sáng tạo độc đáo của mỗi học sinh Trung học phổ thông, từ đó giỳp các em hình thành kĩ năng, kĩ xảo khi làm bài văn nghị luận.Và mặc dù đã có trỡnh độ tư duy phát triển cao cũng như kĩ năng viết văn từ Trung học cơ sở nhưng các em vẫn mất nhiều thời gian thậm chí khó khăn khi muốn viết được một mở bài trôi chảy tạo nên sự khơi thông mạch văn toàn bài. Vì vậy, nhằm củng cố lại kiến thức lí thuyết Làm văn các em đã được học từ Trung học cơ sởtừ đó vận dụng một cách thành thạo vào việc thực hành, sáchNgữ văn 12 nâng caođã đưa thành một tiết riêng đó là “Mở bài”. Yêu cầu bức thiết của việc viết đoạn mở bài một cách nhanh chóng mà vẫn đạt yêu cầu nhằm giúp các em có tâm thế vững vàng trước mỗi bài kiểm tra, bài thi học kì hoặc thi tốt nghiệp và thi đại học…chỳng tôi chọn đề tài: “ Rèn kĩ năng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh Trung học phổ thông ”. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Làm văn là môn học ứng dụng, thực hành có tính chất tổng hợp nhất, đặc biệt với văn nghị luận, trong đó văn bản nghị luận văn học không chỉ là loại văn bản thông thường mà nú còn có tính nghệ thuật. Nghệ thuật thuyết phục người đọc của văn nghị luận không chỉ nhờ lập luận chặt chẽ mà còn khéo léo trong dẫn dắt của người viết. Chính vì vậy, việc xây dựng cơ sở lí luận cho việc dạy văn nghị luậnvô cùng bức thiết. Từ trước đến nay đã có nhiều quan điểm khác nhau của các tác giả về kĩ năng viết đoạn mở bài. Điểm qua một vài cuốn sách hướng dẫn giảng dạy Tập làm văn và hướng dẫn Làm văn như: Phương pháp làm văn nghị luận (Thẩm Thệ Hà); Tài liệu hướng dẫn học môn Làm văn (Nguyễn Quang Ninh); Giáo trình Làm văn (Đình Cao, Lê A); Dàn bài Tập làm văn 12 (Trần Đình Sử, Phan Huy Dũng); Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông (Nguyễn Quốc Siêu); 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn (Nguyễn Quang Ninh); Văn bồi dưỡng học sinh giỏi Trung học phổ thông (Nguyễn Đăng Mạnh) Trong nhiều năm qua, những tài liệu nghiên cứu, tài liệu chỉ đạo về phần này còn quá ít. Nếu có, những cuốn này chỉ mang tính chất tham khảo cho giáo viên và học sinh. Thực tế cho thấy, đại đa số các cuốn sách đều đã đề cập đến phần mở bài tuy chưa được sâu sắc và trọn vẹn như khi bàn về phần thân bài. Cuốn sách tiêu biểu thứ nhất viết về đoạn mở bài là Tài liệu hướng dẫn học bộ môn làm văn (Nguyễn Quang Ninh). Tác giả xác định vị trí, yêu cầu của phầnđặt vấn đề: “ Trong phần đặt vấn đề phải làm sao nêu được vấn đề một cách ngắn gọn nhất, hấp dẫn và gây hứng thú cho người đọc, người nghe. Hơn nữa, qua phần đặt vấn đề ngắn gọn phải nêu lên hướng giải quyết, phạm vi giải quyết vấn đề, tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề để chuẩn bị tư tưởng cho người đọc theo dõi phần nội dung. Đó chưa kể một bài có phần đặt vấn đề tốt sẽ gây ấn tượng đẹp ban đầu cho người đọc, người chấm”.[33,20] Bên cạnh đó, tác giả còn nêu các bước tiến hành đặt vấn đề, gồm ba bước: - Xác định vấn đề. - Xác định phần dẫn dắt, chuyển tiếp vấn đề. - Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề, phương hướng giải quyết vấn đề. Cuốn sách tiếp theo dành sự quan tâm tới phần mở bài là Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông của Nguyễn Quốc Siêu giới thiệu kĩ năng viết phần mở bài với các cách sau: Từ một sự kiện tương đồng của vấn đề, từ việc trình bày bối cảnh mà xác định luận đề, qua cách vấn thiết mà nêu vấn đề, dẫn danh ngôn đã nêu luận đề, qua đối chiếu phải trái đã nêu vấn đề. Một cuốn sách khác đã đóng góp không nhỏ trong việc hình thành kĩ năng viết đoạn mở bài là 150 bài tập rèn kĩ năng dựng đoạn văn (Nguyễn Quang Ninh) qua việc đưa ra hệ thống bài tập luyện dựng đoạn theo chức năng: - Mở bài trực tiếp có hai cách: Mở thẳng vấn đề và mở trực tiếp có thêm phần dẫn dắt (thời gian, không gian và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm). - Mở bài gián tiếp: Mở bằng câu chuyện, mở bằng cách nêu câu hỏi, mở bằng cách nêu sự kiện, con số. Cuốn sách Văn bồi dưỡng học sinh giỏi Trung học phổ thông (Nguyễn Đăng Mạnh) bàn luận khá kĩ về việc viết đoạn mở bài hay:“Trước hết muốn mở bài hay cần hiểu rõ mục đích và nhiệm vụ của mở bài. Mục đích của mở bài là giới thiệu với bạn đọc về vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ bàn bạc, trao đổi hay miêu tả, kể lại. Viết mở bài thực chất là trả lời câu hỏi: Ở bài viết này, mình định viết về điều gì?”… “Các cách mở bài khác nhau chủ yếu ở phần dẫn dắt. Phần nêu vấn đề và phần giới hạn vấn đề thường không thay đổi, vì mở bài theo kiểu gì thì ai cũng phải nêu được phần này. Như thế cũng có nghĩa là, muốn viết được các mở bài khác nhau thì người viết chỉ cần xác định rõ ba phần của đoạn mở bài, giữ lại hai phần sau và thay đổi phần đầu là có thể có một mở bài khác. Nói gọn lại cứ thay đổi phần dẫn dắt ta sẽ có một mở bài mới”.[27,87] Những tài liệu trên cơ bản đã hình thành những lí thuyết chung về đoạn mở bài. Tuy nhiên, cần thấy rằng cách tìm hiểu về phần mở bài như vậy vẫn chưa thật toàn diện, chưa thật sâu sắc. Nội dung của những cuốn sách này chủ yếu vẫn thiên về lí thuyết trừu tượng chứ chưa thực sự chú trọng hình thành các thao tác cụ thể cho học sinh. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài này trên cơ sở kế thừa và sáng tạo tất cả những quan điểm đi trước, nhằm đóng góp một phần nhỏ trong việc xây dựng lí thuyết Làm văn và hướng dẫn học sinh làm một số bài tập vận dụng những lí thuyết đã đưa ra. 3. MỤC ĐÍCH NGHIấN CỨU Nhằm giúp học sinh phát triển khả năng sản sinh văn bản, nâng cao năng lực tư duy, năng lực khái quát tri thức cũng như năng lực sử dụng ngôn ngữ ở mức chủ động sáng tạo. Chính vì vậy, trên phương diện tìm hiểu lí thuyết của việc rèn kĩ năng viết đoạn mở bài cho bài văn nghị luận, luận văn này cụ thể húa tinh thần đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường Trung học phổ thông để từ đó phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động lĩnh hội tri thức về rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản. 4. ĐỐI TƯỢNGNGHIấN CỨU Đề tài chúng tôi xây dựng nhằm hướng hiệu quả đến việc làm của học sinh Trung học phổ thông với sự phát triển toàn diện về nhận thức, phương pháp tư duy và vốn hiểu biết. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lí luận về phương pháp dạy học Làm văn theo tinh thần đổi mới trong nhà trường hiện nay.Những kiến thức lĩnh hội được thông qua sách vở và tài liệu tham khảo, qua việc lên lớp của thầy cô cũng như sự tích luỹ của bản thân các em trong quá trình tiếp xúc, giao lưu ngoài cuộc sống xã hội đủ điều kiện giúp các em viết đoạn mở bài đúng, hay và nhanh chóng cũng như có thể làm những bài đòi hỏi sự sáng tạo và độc đáo. Do yêu cầu thực tế của đề tài là hướng dẫn học sinh nghiên cứu xây dựng kĩ năng viết phần mở bài cho một bài văn nghị luận nên trong quá trình tiến hành, ngoài việc cung cấp những lí thuyết khoa học còn hướng vào thực tiễn dạy học phần mở bài nhằm hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh khi làm bài. Gớt đã bất hủ với câu nói nổi tiếng “Lớ thuyết toàn là màu xám và cây đời mãi mãi xanh tươi”. Những ví dụ và đề bài đều được rút ra từ các vấn đề gắn với chương trình Trung học phổ thông để phục vụ cho việc làm bài kiểm tra, thi học kì, thi tốt nghiệp và thi đại học. Như chúng ta đã biết, bố cục một bài văn nghị luận thường có ba phần: Mở bài(đặt vấn đề), thân bài (giải quyết vấn đề), kết bài (kết thúc vấn đề). Trong khuôn khổ hạn hẹp của luận văn về điều kiện và khả năng, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu đoạn mở bài. Hi vọng rằng luận văn với những nội dung bao hàm trong đó sẽ là tài liệu bổ ích cho những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và hơn hết làgiúp các em học sinh Trung học phổ thông có thể viết phần mở bài bài văn nghị luận thành thục, đạt yêu cầu, hay và hấp dẫn. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu việc luyện cho học sinh cách viết đoạn mở bài trong văn nghị luận được tiến hành thường xuyên và có cơ sở khoa học thì chắc chắn việc rèn kĩ năng đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng học phần Làm văn, đặc biệt là viết đoạn vănnói chung và đoạn mở bài nói riêng trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông, phát huy cao độ tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong việc viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh đảm bảo đúng yêu cầu mà vẫn hay, thu hút và lôi cuốn người đọc, người nghe. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU Trong quá trình xây dựng đề tài, chúng tôi đã vận dụng nhiều phương pháp dạy học tiếng Việt, dạy học Làm văn. Giữa các phương pháp có sự phối hợp vớimức độ đậm nhạt và phân bố khác nhau ở từng phần. Dưới đây là một số phương pháp nghiên cứu cơ bản nhất đã được chúng tôi vận dụng. 6.1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ Phương pháp phân tích ngôn ngữ dùng để nghiên cứu tài liệu trong quá trình thực hiện đề tài. Với đề tài này, chúng tôi thu thập thông tin trên cơ sở nghiên cứu văn bản, tài liệu đã có để rút ra những kết luận khoa học cần thiết. Các văn bản, tài liệu xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài là các tài liệu ngôn ngữ học, đặc biệt là các tài liệu về Làm văn và tâm lí dạy học. 6.2. Phương pháp khảo sát thực tế Từ trước đến nay, chúng ta luôn đề cao mối quan hệ thiết thân giữa lí luận và thực tiễn, trong đó, thực tiễn nắm vai trò cốt yếu trong quá trình nhận thức và hành động. Trên cơ sở những lí thuyết đã nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế. Cụ thể, chúng tôi đã khảo sát một số lượng lớn những bài làm văn của học sinhTrung học phổ thông, tập trung tìm hiểu sự đầu tư cho đoạn mở bài của các em ở mức độ như thế nào. Qua việc làm này giúp chúng tôi nắm được những khó khăn, vướng mắc cũng như những mặt còn hạn chế trong khi viết đoạn mở bài của các em. Như vậy, phương pháp khảo sát thực tế là tổ chức tiếp cận tri giác tìm hiểu đối tượng trong thực tế, điều tra và tổng hợp các vấn đề thực tiễn có liên quan mật thiết đến đề tài. 6.3. Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê là phương pháp được sử dụng rộng rói trong ngôn ngữ học cũng như trong phương pháp dạy. Bằng thống kê có thể thấy được những sai sót thường gặp trong khi làm bài của học sinh, từ đó tìm ra phương pháp khắc phục. 6.4. Phương pháp thực nghiệm Phương pháp thực nghiệm là phương pháp tổ chức, triển khai giả thuyết khoa học của đề tài vào giảng dạy thực tế nhằm kiểm tra, đánh giá một cách khách quan tính khả thi của các vấn đề đưa ra và từ đó hiệu chỉnh lại nhằm đạt được sự tin cậy và mang tính khoa học nhất nơi luận văn. Phương pháp thực nghiệm có vị trí đặc biệt quan trọng của khoa học giáo dục nói chung và phương pháp dạy Làm văn nói riêng. Có nhiều loại thực nghiệm khác nhau: Thực nghiệm điều tra, thực nghiệm định hướng, thực nghiệm giảng dạy, thực nghiệm kiểm tra…Chỳng tôi áp dụng phương pháp thực nghiệm ngay khi đưa ra các dạng bài tập. Trước hết, chúng tôi tìm hiểu trình độ học sinh về kiến thức, kĩ năng viết đoạn mở bài trong văn nghị luận, sau đó đề ra phương pháp thực nghiệm cho từng đối tượng theo trình tự: Dạy lí thuyết, ra đề, đánh giá và thống kê kết quả. Cuối cùng, chúng tôi có thể rút ra kết luận mang tính khách quan nhất về quá trình nghiên cứu của mình. 6.5. Nhóm phương pháp giảng dạy bộ môn Tập làm văn Đề tài nghiên cứu của chúng tôi cần thiết phải quan tâm đến các phương pháp giảng dạy Tập làm văn bởi tính chất đặc thù của bộ môn chuyên ngành. Cấu trúc toàn bộ luận văn có thể xem như một giáo án hoàn chỉnh để dạy học, chúng tôi tuân thủ theo nguyên tắc giảng dạy gắn với tư duy, gắn bài giảng với giao tiếp (các phần trình bày lí thuyết có thể xem là phần thuyết giảng với các phương pháp thông báo – giải thích, các phần ví dụ áp dụng phương pháp dạy theo mẫu, các đề xuất, ý tưởng là những tình huống gợi mở ). 7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn gồm ba chương: Chương I: Các vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến việc tìm hiểu đoạn mở bài trong văn nghị luận Chương II: Rốn kĩ năng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh Trung học phổ thông Chương III: Thực nghiệm sư phạm PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIấN QUAN ĐẾN VIỆC TèM HIỂU ĐOẠN MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Cơ sở ngôn ngữ học Ngôn ngữ học văn bản là một bộ môn chuyên nghiờn cứu đặc điểm của văn bản, kết cấu văn bản, các dạng thông tin của văn bản. Như chúng ta đều biết, quá trình giao tiếp giữa người viết và người đọc là quá trình mã hóa (xây dựng) văn bản, nói cụ thể ở đây chính là việc làm văn nghị luận trong nhà trường. Bởi vậy, ngôn ngữ học văn bản được xem là một tiền đề lí thuyết quan trọng của môn Làm văn. Viết đoạn mở bài là một phần của quá trình đó, chính vì vậy chúng ta một lần nữa nhấn mạnh ngôn ngữ học văn bản là vấn đề lí luận đặc biệt quan trọng. Văn bản nghị luận cũng giống như các loại văn bản khác, đó là cấu trúc gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Nhưng mục tiêu thực dụng của văn bản nghị luận lại nhằm nêu ý kiến đánh giá bàn luận sự việc nào đó trong đời sống cũng như văn học nghệ thuật. Mục đích giao tiếp của văn bản nghị luận là nhằm thuyết phục [...]... NĂNG VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THễNG 23 1 VĂN NGHỊ LUẬN 23 1.1 Đặc trưng của văn nghị luận 23 1.2 Loại, kiểu bài văn nghị luận 25 Căn cứ vào nội dung nghị luận thì văn nghị luận được chia thành hai loại: 25 “Cỏ xanh như khói bến xuân tươi 29 Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách 29 1.3 Đặc điẻm của đoạn văn nghị luận 32 2 ĐOẠN MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 34... và rèn luyện kĩ năng giao tiếp Trong luận văn này, chúng tôi rất chú trọng nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp Do vậy, đề xuất đề tài: “Rốn kĩ năng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh Trung học phổ thụng” tức là chúng tôi muốn hướng tới việc rèn luyện kĩ năng đặt vấn đề trong giao tiếp bằng văn bản (cả văn bản nói và văn bản viết) cho học sinh Trung học phổ thông 1.3 Logic học. .. phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn gồm ba chương: 9 Chương I: Các vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến việc tìm hiểu đoạn mở bài trong văn nghị luận 9 Chương II: Rốn kĩ năng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh Trung học phổ thông 9 Chương III: Thực nghiệm sư phạm 9 PHẦN NỘI DUNG 10 CHƯƠNG I 10 CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10 LIấN QUAN ĐẾN VIỆC TèM HIỂU ĐOẠN MỞ BÀI... sang luận đề Ví dụ: Đề bài: Phân tích bài thơ “Tỡnh ca ban mai” của Chế Lan Viên Mở bài: “Làm sao được tan ra Thành trăm con súng nhỏ Trong luận văn này, chúng tôi cung cấp đầy đủ lượng kiến thức về khái niệm, cách thức, thao tác để viết các dạng mở bài khác nhau Qua đó, rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở bài trong văn nghị luận cho học sinh Trung học phổ thông Có thể cung cấp lí thuyết Làm văn cho học sinh. .. bình luận và làm sáng tỏ vấn đề trên Yêu cầu: Viết mở bài theo nhiều cách khác nhau cho đề bài trên ĐÁP ÁN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 - Mở bài trực tiếp: Mở bài 1 - Mở bài gián tiếp theo kiểu diễn dịch: Mở bài 6 - Mở bài gián tiếp theo kiểu quy nạp: Mở bài5 , mở bài8 - Mở bài gián tiếp theo kiểu tương liên (tương đồng): Mở bài 4 - Mở bài gián tiếp theo kiểu tương phản (đối lập): Mở bài 3, mở bài 7 - Mở bài gián... rằng văn nghị luậnngày càng được “thay da đổi thịt” Trong đó, chú trọng hơn vào quá trình luyện tập, thực hành bên cạnh việc giảng dạy lí thuyết cho học sinh một cách logic và ngắn gọn, dễ hiểu nhất 18 2.3 Tình hình dạy học môn Làm văn ở các trường Trung học phổ thông 18 2.4.Nguyên nhân và thực trạngviết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận của học sinh Trung học phổ thông 21 CHƯƠNG II 23 RẩN KĨ NĂNG VIẾT... nội dung nghị luận, chia văn bản nghị luận thành hai loại: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi quan tâmđến cả hai loại trên song do điều kiện khách quan nên phần nhiều dẫn chứng vẫn chủ yếu là văn bản nghị luận văn học dành cho học sinh Trung học phổ thông, đặc biệt chú trọng trong mô hình của văn bản tối ưu 1.2 Lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ Một trong những... học Quốc gia Hà Nội, 2000 Nguyễn Quang Ninh – Văn ôn thi đại học – NXB Đại học Sư phạm, 2006 Nguyễn Ngọc Phúc – Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn nghị luận –Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 11, 1980 Bảo Quyến – Rèn kĩ năng làm văn nghị luận – NXB Giáo dục, 2001 Nguyễn Đức Quyền – Những bài làm văn đạt giải qua các kì thi học sinh giỏi văn toàn quốc lớp 12 – NXB Trẻ, 1996 Nguyễn Quốc Siêu – Kĩ Năng. .. ra trong một bài nghị luận văn học, học sinh phải có những kiến thức tối thiểu về lí luận văn học Những kiến thức này sẽ giúp cho học sinh định hướng được nội dung viết, xác định được chính xác vấn đề cần trình bày trong bài làm của mình Nhưng cũng cần nhớ rằng bài làm văn không phải là bài kiểm tra lí thuyết về lí luận văn học mà đó là sự vận dụng, thể nghiệm những lí luận đã nắm được ở bộ môn lí luận. .. hướng dẫn học bộ môn Làm văn (dùng cho sinh viên đại học hệ vừa học vừa làm) – NXB Giáo dục, 1981 Nguyễn Quang Ninh – 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn – NXB Giáo dục, 1993 Nguyễn Quang Ninh – Quan điểm giao tiếp và việc dạy Làm văn - Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 1, 1995 Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban, Trần Hữu Phong Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ thông – . thao tác để viết các dạng mở bài khác nhau. Qua đó, rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở bài trong văn nghị luận cho học sinh Trung học phổ thông. Có thể cung cấp lí thuyết Làm văn cho học sinh theo. trước mỗi bài kiểm tra, bài thi học kì hoặc thi tốt nghiệp và thi đại học chỳng tôi chọn đề tài: “ Rèn kĩ năng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh Trung học phổ thông ”. 2 trong văn nghị luận Chương II: Rốn kĩ năng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh Trung học phổ thông Chương III: Thực nghiệm sư phạm PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN