áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hoá học phổ thông nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thông qua nhóm oxi lớp 10 - ban nâng cao

48 474 0
áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hoá học phổ thông nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thông qua nhóm oxi lớp 10 - ban nâng cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Vò Thị Hiên PHẦN1: MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Trong bối cảnh nền kinh tế, khoa học, công nghệ, thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, xã hội cần những người có tri thức, chủ động, sáng tạo, năng động, nhạy bén. Con người có được những phẩm chất đó trước tiên từ quá trình học tập, vì vậy, trong dạy học cần sử dụng những phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh. Ngoài ra, làm việc hợp tác cũng là một kĩ năng cần phải có trong xã hội hiện đại. Mà theo nhận định chung thì kĩ năng này của người Việt Nam còn thấp, ví dụ như khi so sánh với Nhật Bản (mét trong những nước phát triển) “một người Việt Nam làm việc hơn một người Nhật nhưng ba người Việt Nam lại làm việc không bằng ba người Nhật”. Phương pháp dạy học hợp tác là phương pháp dạy học trong đó thông qua làm việc nhóm học sinh sẽ lĩnh hội được tri thức, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn và điều khiển - đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đồng thời hình thành, rèn luyện kĩ năng làm việc hợp tác cho học sinh. Phương pháp này đã được các nhà giáo dục trên thế giới nghiên cứu từ khá lâu và áp dụng nhiều ở các nước phương tây cho kết quả tốt. Ở Việt Nam, trong vài năm gần đây, phương pháp dạy học hợp tác cũng được quan tâm song mới chỉ là bước đầu tìm hiểu; số công trình nghiên cứu về phương pháp này còn Ýt và việc áp dụng trong giảng dạy cũng rất hạn chế, chưa phát huy được hết tác dụng của nã. Hơn nữa, hoá học là một môn khoa học thực nghiệm, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm, đòi hỏi học sinh phải có khả năng tự khám phá, tìm tòi để chiếm lĩnh tri thức. Chính vì những lí do nêu trên và với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn hoá học chúng tôi chọn đề tài “Áp dông phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhá trong dạy học hoá học phổ thông Khoa Húa học Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Vò Thị Hiên nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thông qua nhóm oxi lớp 10 - Ban nâng cao”. III. Mục đích, nhiệm vụ: 1. Mục đích: Nghiên cứu cơ sở lí luận PPDH hợp tác, trên cơ sở đó xét đến khả năng vận dụng PPDH này trong dạy học hoá học nhóm oxi - lớp 10 - ban nâng cao nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hoá học trong trường phổ thông. 2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp sư phạm tương tác, phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học hợp tác. - Tõ cơ sở lí luận tìm ra các nguyên tắc áp dụng, xây dựng và tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học hợp tác. - Chọn, thiết kế hoạt động dạy học mét sè nội dung trong nhóm nhóm oxi - lớp 10 THPT - ban nâng cao có sử dụng phương pháp dạy học hợp tác. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm: dạy mét sè bài trong chương nhóm oxi theo kế hoạch đã thiết kế, kiểm tra, chấm bài kiểm tra, phát phiếu thăm dò, phân tích, đánh giá các số liệu thực nghiệm. IV. Giả thuyết khoa học: Nếu áp dụng phương pháp dạy học hợp tác một cách hợp lí, đúng cách, có phối hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác sẽ góp phần tích cực hoá hoạt động của học sinh, giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức cũng như hình thành các kĩ năng. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học hoá học ở trường phổ thông nói riêng và chất lượng dạy học nói chung đồng thời hình thành và phát triển năng lực hành động, hợp tác làm việc cho học sinh Khoa Húa học Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Vò Thị Hiên V. Giới hạn của đề tài: Nghiên cứu áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ ở trên lớp với nhóm oxi - lớp 10 - ban nâng cao. VI. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phương pháp tổng hợp, phân tích lí thuyết về cơ sở lí luận của phương pháp sư phạm tương tác, phương pháp dạy học tích cực và đặc biệt là phương pháp dạy học hợp tác - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát: dự giờ tiết học của giáo viên hoá học có kinh nghiệm trong đó có sử dụng PPDH hợp tác phối hợp các phương pháp dạy học tích cực khác. + Phương pháp phỏng vấn, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: tham khảo ý kiến đóng góp của một số giáo viên có kinh nghiệm + Phương pháp thực nghiệm sư phạm: trực tiếp dạy học mét sè tiết trong nhóm oxi có sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, phối hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác VII. dự kiến phần đóng góp mới của đề tài: - Tổng quan đầy đủ về phương pháp dạy học hợp tác - Đưa ra nguyên tắc lựa chọn, thiết kế kế hoạch và cách tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học hợp tác đạt hiệu quả cao. - Thiết kế các hoạt động dạy học theo phương pháp dạy học hợp tác có kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác cho mét sè nội dung nhóm oxi - lớp 10 - ban nâng cao. Khóa luận tốt nghiệp Vò Thị Hiên PHẦN 2: NỘI DUNG Chương I:CƠ SỞ LÍ LUẬN I.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHểM NHỎ I.1.Tiếp cận lí luận phương pháp sư phạm tương tác:[3, 10] I.1.1.Một số khái niệm: Phương pháp sư phạm tương tác là phương pháp đặc biệt đánh giá các mối quan hệ qua lại tồn tại giữa các tác nhân khác nhau tham gia vào hoạt động sư phạm. Bộ ba tác nhân: người học,người dạy và môi trường tạo thành hạt nhân của phương pháp sư phạm tương tác,tất cả các yếu tố của phương pháp này đều gắn liền với bộ ba đó.Trong đó,người học với năng lực cá nhân của mình tham gia vào quá trình thu lượm tri thức mới,người học trước hết là người đi học chứ không chỉ đơn thuần là người được dạy.Người dạy bằng kiến thức,kinh nghiệm của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn người học,chỉ cho họ cái đích cần tới, giúp đỡ,làm cho họ hứng thú học và đưa họ tới đích.Cần lưu ý rằng chức năng chính của người dạy chỉ là hướng dẫn và giúp đỡ người học,chứ không thể làm thay công việc của người học.Môi trường là tất cả những yếu tố xung quanh người học và người dạy,bao gồm cả yếu tố bên trong(như:tình cảm,cảm xúc,nhân cách cá nhõn…)và bên ngoài (như:gia đình, nhà trường,bạn bè,vµ x· héi…)… I.1.2.Các tương tác trong bộ ba: Phương pháp sư phạm tương tác về cơ bản dựa trên mối quan hệ qua lại giữa batác nhân: người học, người dạy và môi trường,mối quan hệ đó được thể hiện qua sù tương hỗ sao cho mỗi tác nhân hoạt động và phản ứng dưới ảnh hưởng của haitác nhân còn lại: Khoa Húa học Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Vò Thị Hiên Người học bằng phương pháp học, kết quả học tập,cách cư xử,thái độ của mình truyền các thông tin cho người dạy và người dạy phản hồi lại bằng cách cung cấp thêm thông tin,trả lời các câu hỏi,đánh giá kết quả học tập của người học,từ đó điều chỉnh,tìm ra hướng đi mới cho hoạt động dạy của mình.Như vậy,người học đã hành động và người dạy đã phản ứng. Tương tự, người dạy bằng phương pháp sư phạm của mình,gợi ý,hướng dẫn người học,hướng họ tới cái đích cần tới,về phần mình người học tiếp thu những gợi ý đó và tự mình thu lượm kiến thức.Nếu người học thấy thoả mãn thì họ sẽ dễ có cảm tình với người dạy và ngược lại.lúc này,người dạy lại hành động và người học lại phản ứng. Môi trường có thể ảnh hưởng đến phương pháp học của người học và phương pháp sư phạm của người dạy,vì thế mà nú ảnh hưởng đến quá trình dạy học.Người học và người dạy không phải là sự trừu tượng chung chung,họ là những con người cụ thể tồn tại trong thế giới vật chất,bên trong họ là tình cảm,là suy nghĩ,là thái độ ,xung quanh họ là gia đình,bạn bè,nhà trường và xã hội ,do đó tất cả sự biến đổi của các yếu tố bên trong hay bên ngoài(hay chính là các yếu tố của môi trường) đều tác động lên họ,và đều làm thay đổi kết quả dạy và học… Sù tương tác qua lại giữa ba tác nhân này rất đa dạng,phong phó và rất năng động theo nhiều chiều hướng khác nhau.Chính điều đó đã làm nên cơ sở của phương pháp sư phạm tương tác. I.1.3.Bản chất của phương pháp sư phạm tương tác: Hiện nay đang tồn tại một số trào lưu sư phạm sau: +Phương pháp sư phạm tự do: xuất phát từ người học và lợi Ých của người học +Phương pháp sư phạm đóng,được gọi là hình thức: dựa vào chương trình học Khoa Húa học Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Vò Thị Hiên +Phương pháp sư phạm bách khoa: hướng về người dạy,người học chỉ ngoan ngoãn tuân theo quyết định của người dạy +Phương pháp sư phạm mở,được gọi là không hình thức: đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa người học,người dạy và môi trường. Mỗi trào lưu sư phạm đều có những ưu điểm riêng nhưng thực tế lại có sự đan xen giữa các yếu tố của trào lưu này với trào lưu khác Phương pháp sư phạm tương tác thuộc trào lưu sư phạm mở,nã tập trung trước hết vào người học và cơ bản dựa vào mối quan hệ qua lại giữa người học,người dạy và môi trường.Phương pháp sư phạm tương tác rất linh hoạt: bản chất thuộc về phương pháp sư phạm mở bởi vì nó dựa trên sự tác động qua lại giữa người dạy,người học và môi trường,tuy nhiên nã còng mang đặc tính của phương pháp sư phạm tự do: coi người học là trung tâm của hoạt động sư phạm,nã đồng thời còng mang đặc tính của phương pháp sư phạm bách khoa: có tính đến kiến thức và kinh nghiệm của người dạy,cuối cùng nã còng mang đặc tính của phương pháp sư phạm đóng đó là chương trình học đưa ra định hướng cho việc học. I.1.4.Các nguyên lý cơ bản của phương pháp sư phạm tương tác: -Người học là người thợ chính trong quá trình đào tạo.Khẳng định vai trò quyết định của người học,họ phải dựa trên chính tiềm năng của mình để chủ động,sáng tạo chiếm lĩnh kiến thức,còng giống như mét người thợ hoàn thành tác phẩm của mình. -Người dạychỉ là người hướng dẫn của người học,giống như người thuyền trưởng đã trao tay lái cho một thành viên,điều đó có nghĩa là người dạy không trực tiếp cầm lái mà với các kiến thức,kinh nghiệm của mình,bằng phương pháp sư phạm họ chỉ gợi ý,giúp đỡ,để chính người học phải tự cầm lái Khoa Húa học Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Vò Thị Hiên -Môi trường ảnh hưởng đến phương pháp học của người học và phương pháp dạy của người dạy,vì thế có ảnh hưởng đến hai tác nhân trên. Mặt tích cực của phương pháp sư phạm tương tác là đã chú ý đáng kể đến môi trường, đây là nơi diễn ra hoạt động dạy và học, đồng thời xác lập các tương tác của ba yếu tố trong quá trình dạy học. Do vậy, trong quá trình tổ chức dạy học theo phương pháp sư phạm tương tác đòi hỏi phải chú ý tới mét yếu tố mới, cần được quan tâm đúng mức, đó là môi trường. Tóm lại,phương pháp dạy học tương tác cho thấy mối quan hệ tương hỗ của batác nhân:người học – người dạy – môi trường,đây là một phương pháp sư phạm sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình đào tạo,nú đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của cả ba tác nhân,từ đó nhận thấy rằng: “Mỗi học sinh là một cá nhân,có nhu cầu học tập khác nhau nhưng sù học tập của con người là mét quá trình xã hội, trong đó người khác còng tham gia vào hoạt động hợp tác với người học”.Người khác và người học ở đây chính là muốn đề cập đến mối quan hệ thầy- trò,và trò - trò.Quan hệ trò - trò chính là biểu hiện của sự tác động qua lại giữa người học và môi trường. Quan hệ Êy được thể hiện tích cực nhất ở sự thảo luận giữa các nhóm học tập, giữa các thành viên trong nhóm và ngược lại nhóm học tập lại là môi trường thuận lợi để gắn kết người học với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung. Đó không chỉ đơn thuần là sự gắn kết về mặt học tập mà còn là sự gắn kết về mặt đạo đức, tâm lí. Không chỉ có thế, nhóm học tập còn được coinh một môi trường xã hội thu nhỏ. Nhà giáo dục Dewey đã đề ra mét học thuyết giáo dục riêng, theo ông, ảnh hưởng của môi trường đến sự đào tạo con người có sắc thái rõ ràng, từ đó phải tạo cho học sinh mét môi trường càng gần gũi với đời sống càng tốt. Hơn nữa, chỉ có sự làm việc chung mới giúp cho học sinh có thói quen Khoa Húa học Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Vò Thị Hiên trao đổi những kinh nghiệm thực hành, có cơ hội phát triển lý luận và năng lực trừu tượng hoá. Theo định hướng của phương pháp dạy học tích cực: tích cực hoá hoạt động của người học thì rõ ràng quan hệ giữa người học với nhau đang là mét vấn đề cần được quan tâm,trong đó vấn đề trọng tâm là sự hợp tác làm việc của người học để việc học đạt hiệu quả cao.Như vậy,phương pháp sư phạm tương tác theo khía cạnh nào đó có thể coi là cơ sở lí luận cũng như nguồn gốc sù đòi hỏi phải ra đời những phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp dạy học hợp tác nói riêng. Phương pháp dạy học hợp tác chính là biểu hiện mối quan hệ học sinh - học sinh theo lí thuyết dạy học tương tác. I.2. Phương pháp dạy học tích cực: I.2.1. Tính tích cực và tính tích cực học tập: [4] - Tính tích cực là một phẩm chất của con người trong đời sống xã hội, con người không chỉ thụ động tiếp nhận những gì có sẵn trong tự nhiên mà chủ động sản xuất, sáng tạo ra những vật chất cần thiết để nâng cao đời sống xã hội, cải tạo môi trường sống. Tính tích cực được xem là điều kiện, đồng thời là kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục. - Tính tích cực học tập là tính tích cực nhận thức, được thể hiện ở khát vọng hiểu biết, sự cố gắng trí tuệ và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Qúa trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện ra những điều loài người chưa biết mà nhằm lĩnh hội những tri thức loài người đã tích luỹ được, nhưng là mới đối với người học. Để làm được điều đó, người học sẽ phải cố gắng nỗ lực hết mình, nghĩa là phải tích cực trong học tập. Khoa Húa học Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Vò Thị Hiên Tính tích cực học tập biểu hiện ở việc hăng hái phát biểu, bổ sung ý kiến, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ, chủ động vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, kiên trì, không ngại khó, ngại khổ… Tính tích cực học tập dần dần được hình thành từ mức độ thấp đến cao: tõ bắt chước đến tìm tòi và cao nhất là sáng tạo. Mục đích cuối cùng của quá trình dạy học là để người học vươn tới mức độ cao nhất của tính tích cực học tập, đó là sự sáng tạo. Tính tích cực học tập là một khía cạnh của tích cực xã hội, đến một trình độ nào đó thì sự học tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu khoa học và người học cũng phát hiện ra những tri thức mới cho khoa học. Hình thành và phát triển tính tích cực học tập nói riêng và tính tích cực xã hội nói chung là mét trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhằm đào tạo những con người năng động, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Để đạt được mục đích đó, đòi hỏi người dạy phải có phương pháp dạy học phù hợp theo hướng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, đó chính là phương pháp dạy học tích cực. I.2.2. Phương pháp dạy học tích cực và những dấu hiệu đặc trưng: [4] a. Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp hướng tới việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào các hoạt động của người học chứ không phải của người dạy. b. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực: - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt học tập của học sinh: Dưới sự tổ chức, chỉ đạo của giáo viên, người học sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, qua đó tự lực khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Hoạt động học tập là học sinh được đặt vào một tình huống của đời sống, từ việc quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm rồi giải thích, học sinh sẽ tìm ra kiến thức mới, đồng thời trong quá trình đó người học sẽ biết cách “làm ra” Khoa Húa học Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Vò Thị Hiên kiến thức. Nh vậy, theo hướng này giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển chứ không phải là người truyền đạt tri thức. - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Để đạt được mục tiêu dạy học người giáo viên phải dạy cho học sinh phương pháp học thế nào cho hiệu quả, cốt lõi của các phương pháp học đó chính là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, giúp họ say mê với môn học từ đó tạo nên hứng thú học tập và do đó kết quả học tập sẽ được nâng cao. Điều này rất quan trọng vì con người cần phải học tập suốt đời. [...]... kế, cách tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học hợp tác 4 Phân tích chương trình, mục tiêu và khả năng áp dụng phương pháp dạy học hợp tác của nhóm oxi - lớp 10 - ban nâng cao 5 Tiến hành phân tích, lựa chọn và thiết kế năm kế hoạch bài dạy cho năm tiết học theo các kiểu bài khác nhau trong nhóm oxi có sử dụng phương pháp dạy học hợp tác kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác 6 Tiến hành... các phương pháp thực hành, các phương pháp trực quan theo kiểu tìm tòi từng phần hoặc nghiên cứu phát hiện, nhất là đối với môn khoa học thực nghiệm nh hoá học Theo hướng nói trên, có ba phương pháp dạy học tích cực cần được phát triển ở trường phổ thông: - Phương pháp vấn áp tìm tòi - Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề - Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ a Phương pháp vấn áp tìm... là hệ tích hợp của nhiều phương pháp gần gũi nhau nh: phương pháp thảo luận, phương pháp dự án, …” II MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNGPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHểM NHỎ II.1 Vài nét về lịch sử của phương pháp dạy học hợp tác: Phương pháp dạy học hợp tác nhóm đã được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu từ lâu và đã được biết đến trong hệ thống phương pháp dạy học lấy học sinh làm... dạy học hợp tác - Tất cả HS đều đồng ý rằng đây là phương pháp dạy học tích cực, hầu hết đều rất thích học và cho rằng rất nên áp dụng phương pháp này trong dạy học phổ thông và đặc biệt trong môn hoá học Nh vậy, phương pháp dạy học hợp tác đã phát huy được hiệu quả tích cực và là một dấu hiệu tốt về khả năng áp dụng phương pháp dạy học hợp tác một cách hợp lí và hiệu quả PHẦN 3: KẾT LUẬN Sau một thời... pháp trực quan, và cuối cùng là phương pháp dùng lời Thực hiện dạy học tích cực không có nghĩa là phải gạt bỏ những phương pháp truyền thống mà phải làm sao để kết hợp các phương pháp tích cực với các phương pháp truyền thống một cách phù hợp, cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống, đồng thời phải học hỏi, vận dụng mét sè phương pháp dạy học mới, phù hợp với... còng nhthực hành - Đặc biệt là ý thức bảo vệ và vận động mọi người cùng bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi trường… 5 Khả năng áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ vào nhóm oxi - lớp 10 - ban nâng cao: 5.1 Khả năng áp dụng phương pháp dạy học hợp tác trong chương: - Vị trí của chương: nh trên đã phân tích, để chuẩn bị cho chương này học sinh đã có những kiến thức lý thuyết chủ đạo đồng... phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát triển tư duy và cao hơn nữa là được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội: phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh c Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: Nh ở phần trên đã đề cập đến, phương pháp dạy học hợp tác là một phương pháp tiêu biểu cho đặc trưng thứ ba của phương pháp dạy học tích cực, trong đó kiểu nhóm được sử dụng. .. thực hành phương pháp dạy học hoá học Nhà xuất bản Đại học Sư phạm [3] Võ Văn Duyên Em, 2007 Dạy học kiến tạo - tương tác và vận dụng trong dạy học phần phi kim lớp 10 -THPT - ban nâng cao Luận văn thạc sĩ [4] GS TS Trần Bá Hoành, Lí luận cơ bản về dạy và học tích cực, nxb [5] GS TS Trần Bá Hoành, TS Cao Thị Thặng, ThS Phạm Thị Lan Hương, năm xb, Áp dông dạy và học tích cực trong môn hoá học, nxb [6]... và bước đầu đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học húa học ở trường phổ thông 7 Bản thân tôi cũng tích lũy được thêm nhiều kiến thức bổ Ých về lí luận phương pháp dạy học cũng như những kinh nghiệm thiết kế kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học hợp tác Do lần đầu tham gia nghiên cứu khoa học, chưa có nhiều kinh nghiệm dạy học và thời gian thực hiện đề... này chứng tỏ nội dung dạy học và phương pháp dạy học mà chúng tôi đề xuất khi được áp dụng vào thực tế cho kết quả học tập cao hơn * Tõ đồ thịphân loại HS: Cột ứng với tỷ lệ % học sinh đạt điểm trung bình, kh của lớp TN luôn cao hơn cột của lớp ĐC và cột ứng với tỷ lệ % học sinh đạt điểm giỏi của lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC, điều này chứng tỏ việc áp dụng phương pháp dạy học hợp tác đã đem lại kết quả . phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhá trong dạy học hoá học phổ thông Khoa Húa học Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Vò Thị Hiên nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thông. oxi - lớp 10 - ban nâng cao nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hoá học trong trường phổ thông. 2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương. phương pháp sư phạm tương tác, phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học hợp tác. - Tõ cơ sở lí luận tìm ra các nguyên tắc áp dụng, xây dựng và tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học hợp

Ngày đăng: 08/01/2015, 18:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan