1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở hạt kiểm lâm thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình khóa luận tốt nghiệp

57 6,6K 48

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 7,18 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ Khoa Lâm Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Sinh viên thực tập: Trần Nguyên Thiệu Lớp: Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường 44 Thời gian thực hiện: 11/01/2014 – 06/05/2014 Địa điểm thực hiện: Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới Giáo viên hướng dẫn: Th.s. Văn Thị Yến Bộ môn: Điều tra quy hoạch rừng NĂM 2014 Lời Cảm Ơn Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Huế và sự phân công của Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, em được thực tập tốt nghiệp với nội dung đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”. Trong suốt thời gian thực tập, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân và sự tận tình giúp đỡ của quý thầy cô giáo đến nay khóa luận tốt nghiệp của em cơ bản đã hoàn thành. Để có được thành quả này, em xin chân thành cảm ơn: Sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp – trường Đại học Nông Lâm Huế, đặc biệt sự hướng dẫn tận tình về mặt chuyên môn của cô giáo Th.s. Văn Thị Yến trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Hạt Kiểm lâm, các hộ gia đình trên địa bàn đã nhiệt tình tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo thực tập của mình đúng thời gian quy định. Sự hỗ trợ, động viên của cơ quan, gia đình, bạn bè cùng toàn thể sinh viên lớp Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường 44.B trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Do bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu, thời gian có hạn, khu vực nghiên cứu rộng lớn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Trần Nguyên Thiệu DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCH Bộ chỉ huy BCĐPCCCR Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng BVR Bảo vệ rừng CITES (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora) Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật quý hiếm ĐDSH Đa dạng sinh học FAO (Food and Agriculture Organization) Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc IUCN (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới KLĐB Kiểm lâm địa bàn NFIMAP (National Forest Investigation Monitor Assessment Programme) Chương trình điều tra, theo dõi và đánh giá tài nguyên rừng toàn quốc PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng PRA (Participatory Rural Appraisal) Đánh giá nông thôn có sự tham gia PTBV Phát triển bền vững QLBV Quản lý bảo vệ QLBVR Quản lý bảo vệ rừng UBND Ủy ban nhân dân UNCED (The United Nations Conference on Environment and Development ) Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc UNEP (United Nations Environment Programme) Chương trình Môi trường Liên hợp quốc WWF (World Wide Fund For Nature) Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng có vai trò vô cùng quan trọng, là nguồn tài nguyên quý báu của mỗi quốc gia. Nó không chỉ mang lại những sản phẩm có giá trị kinh tế cao mà còn có vai trò phòng hộ bảo vệ môi trường sống của con người và các loài sinh vật. Theo tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO), năm 2012, diện tích rừng trên thế giới có khoảng 4 tỷ ha, chiếm 30% diện tích đất trên hành tinh. Năm 1943 diện tích rừng nước ta có khoảng 14,3 triệu ha với độ che phủ là 43,8%; trong sáu thập kỷ qua diện tích rừng và đất rừng đã có sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi một cách nghiêm trọng (Maurand, 1943)[1]. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012), hiện nước ta có tổng diện tích rừng là khoảng 13,5 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là khoảng 10,5 triệu ha và rừng trồng là khoảng 3,2 triệu ha[17]. Trong số đó, hơn một nửa diện tích rừng tự nhiên của nước ta thuộc loại rừng nghèo hoặc tái sinh. Thống kê mới nhất của Cục Lâm nghiệp (2010) có khoảng 1.600 ha rừng bị chặt phá và khoảng 5.400 ha rừng bị cháy. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta đang suy giảm với tốc độ đáng báo động và độ che phủ của rừng ở khu vực miền Trung đã bị suy giảm mạnh. Hiện nay, độ che phủ của rừng chỉ còn chưa đầy 40%, trong đó diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn 10% (Cẩm, 2011)[25]. Với vai trò nhiều mặt của rừng thì việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cần phải chú trọng nhiều hơn nữa, cần phải bảo vệ những diện tích rừng hiện có và trồng mới những diện tích chưa có rừng thông qua các chương trình như: Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc và có những biện pháp kỹ thuật hợp lý tác động lên hệ sinh thái rừng, và tạo điều kiện cho rừng sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Trong đó các biện pháp quản lý việc khai thác lâm sản trái phép, giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân tập thể quản lý và tổ chức phòng cháy chữa cháy, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, biện pháp lâm sinh và các biện pháp khác đang là những giải pháp khả thi (Bảo Huy, 2005)[5]. Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới là một đơn vị Lâm nghiệp đóng trên địa bàn Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Hạt Kiểm lâm bao gồm 18 cán bộ công nhân viên phân bổ vào 4 phòng ban, 1 Tổ và 2 Trạm quản lý bảo vệ rừng. Theo thống kê mới nhất của Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới (2013), tổng diện tích tự nhiên của Thành phố Đồng Hới là 15.570,56 ha; trong đó diện tích đất có rừng là 7.423,3 ha; rừng tự nhiên chiếm 1.781,5 ha; rừng trồng chiếm 4.572,5 ha; diện tích đất trống quy hoạch cho Lâm nghiệp là 1.032,2 ha; với tỷ lệ che phủ rừng của Thành phố Đồng Hới là 33,1%[8]. Tuy nhiên, với địa bàn quản lý tương đối phức tạp và rộng lớn, nằm phân tán, đội ngũ quản lý bảo vệ rừng chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra thì việc tổ chức bộ máy, trang thiết bị phù hợp để quản lý sao cho đạt hiệu quả, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về rừng, nạn cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại là thực sự cần thiết… Tình trạng phá rừng, vi phạm pháp luật về rừng và đất Lâm nghiệp trên địa bàn vẫn còn diễn ra rất phổ biến mà chưa thể có các biện pháp để ngăn chặn hiệu quả. Nhận thấy được điều đó nên tôi chọn địa điểm này để thực tập và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” nhằm cung cấp một số thông tin để làm cơ sở cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn. PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 2.1.1. Tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới Diện tích rừng trên thế giới ngày càng suy giảm qua các thời kỳ. Theo tài liệu của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF, 1998), trong thời gian 30 năm (1960 – 1990), độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần 13%, tức diện tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km 2 xuống còn 32 triệu km 2 , với tốc độ giảm trung bình 160 nghìn km 2 /năm. Thực tế cho thấy rằng, sự mất rừng lớn nhất xảy ra ở các vùng nhiệt đới, ở Amazone (Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 19 nghìn km 2 trong suốt hơn 20 năm qua. Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45% và rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70% và Châu Á là nơi mất rừng nguyên sinh lớn nhất, khoảng 70% (Thảo,2012)[18]. Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, bảo tồn ĐDSH trên phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong đó có: + Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật quý hiếm (CITES) có hiệu lực từ năm 1975 là một thỏa thuận môi trường đa phương với 180 nước thành viên. Mục đích của Công ước này là để đảm bảo rằng việc buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã không đe dọa sự sống còn của chúng… + Năm 1980: Chiến lược bảo tồn thế giới: Tiếp theo Hội nghị Stockholm, các tổ chức bảo tồn như Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF) đã đưa ra “Chiến lược bảo tồn thế giới”. Chiến lược này thúc giục các nước soạn thảo các chiến lược bảo tồn quốc gia của mình. Ba mục tiêu chính về bảo tồn tài nguyên sinh vật được nhấn mạnh trong Chiến lược như sau: Duy trì những hệ sinh thái cơ bản và những hệ hỗ trợ sự sống (như cải tạo đất, tái sinh các nguồn dinh dưỡng, bảo vệ an toàn nguồn nước); bảo tồn tính đa dạng di truyền; bảo đảm sử dụng một cách bền vững các loài và các hệ sinh thái. Từ khi Chiến lược bảo tồn thế giới được công bố tới nay, đã có trên 60 chiến lược bảo tồn quốc gia được phê duyệt. Trong chiến lược này, thuật ngữ Phát triển bền vững lần đầu tiên được nhắc tới, tuy nhiên mới chỉ nhấn mạnh ở góc độ bền vững sinh thái. Tiếp theo Chiến lược này, một công trình khoa học có tiêu đề “Cứu lấy Trái đất – Chiến lược cho cuộc sống bền vững” đã được IUCN, UNEP và WWF soạn thảo và công bố (1991). Trong cuốn sách, nhiều khuyến nghị về cải cách luật pháp, thể chế và quản trị đã được đề xuất. + Năm 1992: Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc: Rio de Janeiro, Brazil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất, tên chính thức là Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCED). Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên Chương trình Nghị sự 21. Với sự tham gia của đại diện hơn 200 nước trên thế giới cùng một số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ, hội nghị đã thông qua các văn bản quan trọng: Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển với 27 nguyên tắc chung, xác định những quyền và trách nhiệm của các quốc gia nhằm làm cho thế giới PTBV; chương trình Nghị sự 21 về PTBV; tuyên bố các nguyên tắc quản lý, bảo vệ và PTBV rừng; công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu nhằm ổn định các khí gây hiệu ứng nhà kính ở mức độ không gây đảo lộn nguy hiểm cho hệ thống khí hậu toàn cầu; công ước về Đa dạng sinh học. Theo phân tích các số liệu từ Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) cho thấy tỷ lệ phá rừng nhiệt đới đã tăng lên 8,5% từ 2000-2005 so với những năm 1990, song song với tỷ lệ rừng nguyên sinh bị tàn phá tăng đến 25% so với cùng kỳ. Tốc độ mất rừng nguyên sinh của Nigeria và Việt Nam đã tăng gấp đôi kể từ những năm 1990, trong khi tỷ lệ của Peru đã tăng gấp ba lần. Nhìn chung, trong giai đoạn 2000-2005, FAO ước tính rằng có khoảng 10,4 triệu ha rừng nhiệt đới bị huỷ vĩnh viễn mỗi năm. Đối với rừng nguyên sinh, tốc độ phá rừng hàng năm tăng lên 6,26 triệu ha so với 5,41 triệu ha trong cùng thời kỳ. Trên một quy mô rộng lớn hơn, các dữ liệu của FAO cho thấy rằng những khu rừng nguyên sinh đang được thay thế bằng các đồn điền và rừng trồng với đa dạng sinh học thấp và độ che phủ không đồng đều, thường thì độ che phủ rừng được mở rộng hơn ở Bắc Mỹ, Châu Âu, và Trung Quốc, còn ở vùng nhiệt đới thì độ che phủ giảm đi rất nhiều. Từ năm 2000 đến 2012, toàn thế giới đã mất đi 2,3 triệu km 2 rừng; diện tích đó lớn hơn cả diện tích nước Mông Cổ. Cũng trong thời gian đó đã hình thành 800.000 km 2 rừng mới trồng. Brazil là nước đã thành công trong việc bảo vệ rừng. Trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2004, nước này đã phá khoảng 40.000 km 2 rừng, đến năm 2011, mức độ tàn phá rừng đã giảm một nửa. Tại Indonesia tỷ lệ rừng bị tàn phá ngày càng tăng, từ năm 2011 đến năm 2012 đã biến mất gần 20.000 km 2 rừng mưa nhiệt đới – tăng lên gấp đôi so với thời kỳ bắt đầu tiến hành quan sát. Bất chấp một lệnh cấm của chính phủ ban hành năm 2011, những tháng sau đó việc tàn phá rừng đã diễn ra mạnh mẽ hơn. Sự mất mát rừng ngày càng tăng còn diễn ra ở các nước Malaysia, Paraguay, Bolivia, Sambia và Angola… Tính đến nay, hơn 32% diện tích rằng bị giảm trên toàn thế giới là rừng nhiệt đới. Cũng trong giai đoạn từ 2000 – 2012, vùng Đông Nam Mỹ đã khai thác 31% diện tích rừng đồng thời song song là việc trồng lại rừng. Diện tích rừng ở vùng ôn đới chỉ giảm nhẹ, ở đây cũng có nhiều diện tích trồng mới rừng. Tại Đức trong khoảng thời gian từ năm 2000-2012, theo nghiên cứu này, đã có 4.980 km 2 rừng bị biến mất; trong khi diện tích trồng mới là 2.585 km 2 (Hoài, 2013)[19]. Báo cáo của FAO cũng cho biết khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang dẫn đầu thế giới về tốc độ trồng cây gây rừng. Những thành quả trồng rừng trong những năm qua của khu vực này đã làm tăng diện tích che phủ rừng và đang dần bù lại một phần diện tích rừng tự nhiên bị tàn phá cuối thế kỷ 20. Từ năm 2000 đến 2005, châu Á - Thái Bình Dương đã trồng lại được 0,56 triệu ha rừng mỗi năm, góp phần bù lại 0,92 triệu ha rừng tự nhiên bị mất mỗi năm hồi cuối thế kỷ trước. FAO đánh giá cao nỗ lực của các nước châu Á - Thái Bình Dương trong việc cải cách các điều luật liên quan tới rừng, đặc biệt là chính sách giao đất rừng và rừng cho các hộ gia đình và các tổ chức xã hội. Những nỗ lực này đã khẳng định những cam kết chính trị của các nước trong khu vực đối với quá trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững[24]. Theo Ngân hàng dữ liệu rừng trồng Indufor (2012), tổng diện tích cây công nghiệp toàn cầu đã đạt 54,3 triệu ha. Các nước chiếm diện tích lớn nhất (trên 5 triệu ha/nước) là Mỹ, Trung Quốc và Brazil; xếp sau (trên 2,5 triệu ha/nước) là Ấn Độ và Indonesia. Xét theo khu vực thì châu Á là khu vực dẫn đầu về tổng diện tích cây công nghiệp, kế đến là Bắc Mỹ và Mỹ Latinh và con số này ở châu Phi, châu Đại Dương và châu Âu không hơn nhau là mấy. Cứ theo đà tăng trưởng hiện tại, Indufor dự đoán, diện tích trồng cây công nghiệp toàn cầu sẽ tăng lên 91 triệu ha vào năm 2050. Châu Á và Mỹ Latinh là hai khu vực được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng cao nhất với diện tích lần lượt là 17 triệu ha và 15 triệu ha tính đến năm 2050(Phượng,2014)[23]. 2.1.2. Tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam Hiện nay, ở Việt Nam lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng đã và đang được chú trọng, quan trọng hơn là vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, tức là sử dụng lâu bền đất đai và môi trường, nhất là đối với các vùng núi ở Việt Nam. Tuy nhiên, rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, tỉ lệ che phủ thực vật dưới mức cho phép về mặt sinh thái, 3/4 diện tích đất đai của nước ta (so với diện tích đất tự nhiên) là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng rất quan trọng trong việc cân bằng sinh thái (Cẩn và cs.,1992)[2]. Việt Nam là một nước nhiệt đới nằm ở vùng Đông Nam Á, có tổng diện tích lãnh thổ khoảng 331.700 km 2 , kéo dài từ 9 – 23 độ vĩ bắc, trong đó diện tích rừng và đất rừng là 20 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích toàn quốc[14]. Ở Việt Nam do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao. Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Tài nguyên thực vật bao gồm 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi; 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 57% tổng số họ thực vật trên thế giới); 69 loài thực vật hạt trần; 12.000 loài thực vật hạt kín; 2.200 loài nấm; 2.176 loài tảo; 481 loài rêu; 368 loài vi khuẩn lam; 691 loài dương sỉ và 100 loài khác. Trong đó có 50% số loài thực vật bậc cao là các loài có tính chất bản địa, các loài di cư từ Hymalia - Vân Nam - Quý Châu xuống chiếm 10%, các loài di cư từ Ấn Độ - Myanma sang chiếm 14%, các loài từ Indonesia - Malaysia di cư lên chiếm 15%, còn lại là các loài có nguồn gốc hàn đới và nhiệt đới khác[21]. Tài nguyên động vật bao gồm 300 loài thú; 830 loài chim; 260 loài bò sát; 158 loài ếch nhái; 5.300 loài côn trùng; 547 loài cá nước ngọt; 2.038 loài cá biển; 9.300 loài động vật không xương sống. Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á. Cũng như thực vật động vật giới Việt Nam có nhiều dạng đặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là đặc hữu. Có rất nhiều loài động vật có giá trị thực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như: Voi (Elephantidae), Tê giác Giava (Rhinoceros sondaicus), Bò rừng (Bos javanicus), Bò tót (Bos gaurus), Trâu rừng (Bubalus arnee), Hổ (Panthera tigris), Báo (Neofelis nebulosa), Cu ly (Loris tardigradus), Voọc xám (Trachypithecus phayrei), Voọc mũi hếch (Rhinopithecus roxellana), Sếu cổ trụi (Grus antigone),…[21] Vào khoảng thế kỷ XX, ở nước ta, độ che phủ của rừng chiếm hơn 43% diện tích đất tự nhiên. Sau 30 năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn rừng Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn với 25 triệu hố bom đạn, bom cháy rừng cùng với đội xe ủi đất khổng lồ đã tiêu hủy hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại và diện tích rừng chỉ còn khoảng 9,5 triệu ha, chiếm 29% diện tích cả nước[15]. Diện tích rừng Việt Nam ước tính có khoảng 14,3 triệu ha; với tỷ lệ che phủ là 43,8%; trên mức an toàn sinh thái là 33% (Maurand, 1943)[1]. Năm 1976 giảm xuống còn 11 triệu ha với tỷ lệ che phủ còn 34%. Năm 1985 còn 9,3 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 30%. Năm 1995, rừng còn 8 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 28%. Năm 1999 cả nước có 10,88 triệu ha rừng và độ che phủ là 33% (Jyrki và cs., 1999). Diện tích rừng bình quân cho một người là 0,13 ha (1995), thấp hơn mức trung bình ở Đông Nam Á (0,42%)[18]. Theo số liệu thu được nhờ phân tích ảnh Landsat chụp năm 1979 – 1981, cho thấy trong giai đoạn này rừng chỉ còn lại 7,8 triệu ha, chiếm khoảng 24% diện tích cả nước, trong đó 10% là rừng nguyên sinh (Viện Điều tra và Quy hoạch rừng, 1995). Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi. Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán. Theo số liệu Báo cáo Chương trình điều tra, theo dõi và đánh giá tài nguyên rừng toàn quốc (NFIMAP) chu kỳ III, hơn 2/3 diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam được coi là rừng nghèo, rừng giàu và rừng trung bình chỉ chiếm 4,6% tổng diện tích rừng và phần lớn phân bố tại các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. Nhiều khu rừng ngập mặn và rừng Tràm tại vùng đồng bằng ven biển có vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học dường như đã biến mất. Cơ hội tái sinh tự nhiên có trữ lượng lớn thường độc lập và manh mún. Báo cáo cũng cho thấy chất lượng và đa dạng sinh học rừng tiếp tục bị suy giảm. Trong giai đoạn 1999 – 2005, diện tích rừng tự nhiên giàu giảm 10,2% và rừng trung bình giảm 13,4%. Nhiều diện tích rừng tự nhiên rộng lớn tại vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Bắc đã bị mất trong giai đoạn từ 1991 – 2001. Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha/ người, trong khi mức bình quân của thế giới là 0,97 ha/ người. Đến năm 2000, nước ta có khoảng gần 11 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu ha và khoảng 1,6 triệu ha rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33% [...]... cứu: Công tác quản lý và bảo vệ rừng Địa điểm nghiên cứu: Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới 3 Mục tiêu 1 Mục tiêu tổng quát Nắm bắt được thực trạng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn thành phố Đồng Hới nhằm đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả ở Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới 2 Mục tiêu cụ thể − Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. .. chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; + Hướng dẫn chủ rừng, cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quy ước bảo vệ rừng; + Phối hợp với Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản... Tổ Các Kiểm Trạm Kế lâm cơ Kiểm toán động lâm và địa PCCC bàn R Hình 4.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới năm 2013 Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới là đơn vị đóng trên địa bàn Thành phố Đồng Hới bao gồm: 1 Hạt trưởng, 2 Hạt phó giúp việc cho Hạt trưởng, 4 phòng ban thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác nhau, 1 Tổ Kiểm lâm cơ động và PCCCR Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới... 2 Mục tiêu cụ thể − Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới; − Đánh giá hiệu quả của công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới; − Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững 4 Nội dung Để đạt được mục tiêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nội... luật bảo vệ và phát triển rừng - Tình hình xử phạt vi phạm trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn (các văn bản liên quan đến việc xử lý vi phạm, công tác xử phạt đối với các đối tượng vi phạm) - Điều tra tìm hiểu công tác tuyên truyền pháp luật về rừng - Đánh giá công tác phòng trừ sâu bệnh hại - Đánh giá công tác phòng cháy, chữa cháy rừng - Đánh giá công tác trồng rừng 3.4.4 Đánh giá thuận... kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Uỷ ban nhân dân Thành phố 4.3 Tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn 4.3.1 Công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản Trên địa bàn Thành phố Đồng Hới hiện có 28 cơ sở cưa xẻ gỗ, 25 cơ sở kinh doanh đồ mộc và lâm sản, gần 40 doanh nghiệp kinh doanh gỗ xuất nhập khẩu và 50 cơ sở nuôi động vật rừng sinh trưởng Thành. .. cộng đồng người dân được nâng cao Thực hiện đồng thời nhiều hình thức, nhiều phương tiện tuyên truyền đã mang lại hiệu quả cao đó là một thành tích trong công tác tuyên truyền pháp luật về quản lý bảo vệ rừng của Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới Cùng với việc làm tốt công tác kiểm tra PCCCR và công tác phát hiện phòng trừ sâu bệnh hại rừng của các chủ rừng và Hạt Kiểm lâm Vì thế mà rừng trên địa bàn Thành. .. phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục và hậu quả đối với hành vi vi phạm hành về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Bên cạnh đó, Nhà nước còn ban hành thêm các văn bản về quản lý đất đai và quy phạm kỹ thuật ngành (Trồng rừng, khoanh nuôi -tái sinh-phục hồi rừng, khai thác lâm sản…) 2.2.2 Các văn bản của tỉnh Quảng Bình liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. .. 2 Trạm quản lý bảo vệ rừng đó là: Trạm QLBVR Quang Phú và Trạm QLBVR Phú Quý Biên chế của Hạt gồm 18 cán bộ công nhân viên được phân bổ ở các phòng ban để thực hiện các nhiệm vụ phù hợp Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới cũng hợp đồng thêm 6 người để thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ rừng 4.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới 4.2.2.1 Chức năng Hạt Kiểm lâm là cơ... thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình, có chức năng tham mưu, giúp Chi cục trưởng tổ chức các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ rừng và bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn Thành phố (Phước, 2013)[8] 4.2.2.2 Nhiệm vụ - Tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên . NÔNG LÂM HUẾ Khoa Lâm Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Sinh viên thực. quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả ở Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới. 2. Mục tiêu cụ thể − Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng. chọn địa điểm này để thực tập và tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Hạt Kiểm lâm Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình nhằm cung cấp

Ngày đăng: 08/01/2015, 20:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w