1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những sai lầm khi giải Trắc nghiệm hóa học

5 597 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 182,15 KB

Nội dung

Những sai lầm khi giải Trắc nghiệm hóa học Tài liều hay về các sai lầm thường mắc phải khi làm đề thi Đại học. Khi làm đề trắc nghiệm ta thường mắc phải một số yếu tố sai lầm, hoặc khi gặp những bài toán mẹo ..hãy cùng phân tích và giải cho chính xác :) Chúc bạn họa tốt..

MỘT SỐ SAI LẦM KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH TRẮC NGHIỆM HOÀNG THỊ THUỲ DƯƠNG, HỒ SỸ LINH Khoa Hoá học – Đại học Đồng Tháp – Tỉnh Đồng Tháp L A T E X by GS.Xoăn 1 http://bookgol.com/ 1 Đặt vấn đề Trong các kì thi, loại bài tập trắc nghiệm khách quan đã chiếm một số lượng bài tập lớn, có những kì thi là hoàn toàn trắc nghiệm khách quan (kì thi Tốt nghiệp THPT, kì thi Đại học, Cao đẳng). Với thời gian cho mỗi câu trung bình là 1,8 phút, vì thế phương pháp giải nhanh là xu hướng tất yếu vận dụng vào giải bài toán để tiết kiệm thời gian và hoàn thành tốt bài thi của mình. Tuy nhiên vận dụng phương pháp giải nhanh trắc nghiệm một cách hiệu quả còn phụ thuộc vào sự suy luận, cách nhận diện và linh hoạt khi áp dụng vào giải quyết vấn đề của bài toán thực. Không có phương pháp trừu tượng mà chỉ có người vận dụng chưa đúng mà thôi. Bài báo mạnh dạn đưa ra một số sai lầm khi áp dụng phương pháp giải nhanh trắc nghiệm để cùng nhau trao đổi và tìm hiểu bản chất của phương pháp, tránh sai lầm không đáng có khi vận dụng phương pháp giải nhanh vào giải bài toán Hóa học. 2 Một số phương pháp giải nhanh thường gặp 2.1 Phương pháp bảo toàn khối lượng Xét phản ứng: A + B −−→ X + Y Ta luôn có: m A + m B − − m X + m Y 2.2 Phương pháp bảo toàn nguyên tố Xét phản ứng: A + B −−→ C + D Giả sử A có a nguyên tử X : n X (A) = a.n A B có b nguyên tử X : n X(B) = b.n B C có c nguyên tử X : n X(C) = c.n C D có d nguyên tử X : n X(D) = d.n D Bảo toàn nguyên tố X: a.n A + b.n B = c.n C + d.n D . 2.3 Phương pháp bảo toàn điện tích Trong một phản ứng oxi hóa khử, số mol e chất khử cho bằng số mol e chất oxi hóa nhận. • Kim loại phản ứng với HNO 3 Số mol NO 3 − tạo muối với kim loại = số mol electron trao trổi • Kim loại phản ứng với H 2 SO 4 : Số mol SO 4 2− tạo muối với kim loại = 1 2 (số mol electron trao đổi) Ngoài ra cũng cần phải sử dụng thành thạo các phương pháp: đường chéo, trung bình, tăng giảm khối lượng, quy đổi 3 Một số bài tập HOÀNG THỊ THUỲ DƯƠNG, HỒ SỸ LINH 2 http://bookgol.com/ Câu 1: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp K 2 CO 3 và M 2 CO 3 vào nước thu được dung dịch A. Cho A tác dụng hết với dung dịch HNO 3 dư, thu được dd X và 4,48 lít CO 2 (đktc). Cô cạn dung dịch X và nung ở 400 0 đến khối lượng không đổi thu được 10,2 gam chất rắn B. Giá trị của m là: A. 3,8 gam. B. 16,6 gam. C. 24,24 gam. D. 17,8 gam. Cách giải nhanh Theo định luật tăng giảm khối lượng ta có: từ muối cacbonat → muối nitrit m tăng = 0,2.(46.2 – 60) = 6,4 gam → m = 10,2 – 6,4 = 3,8 . Đáp án A. Sai lầm ở đây là: Nếu m = 3,8 → M(trung bình) = 3, 8 0, 2 = 19 vô lý. Cách giải đúng Vì M 2 CO 3 tan trong nước → Phải là muối của kim loại kiềm hoặc amoni. Nếu là muối KLK, dễ dàng loại bỏ như trên. Vậy M 2 CO 3 là (NH 4 ) 2 CO 3 ⇒ Chất rắn B là KNO 2 . Từ đó dễ dàng tính được: K 2 CO 3 : 0,12 mol; (NH 4 ) 2 CO 3 :0,08 mol ⇒ m = 24,24 gam .Đáp án C Câu 2: Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 gam kim loại M với oxit thu được 9,28 gam chất rắn. Nếu cho 5,04 gam M tác dụng hết với dung dịch HNO 3 dư thu được dung dịch X và khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Thể tích NO (đktc) thu được là: A. 1,344 lít. B. 2,016 lít. C. 1,792 lít. D. 2,24 lít. Cách giải nhanh n O 2 phản ứng= 0,08 ⇒ Số mol e trao đổi = 0,32 n NO = 5,04 6,72 . 0, 32 3 = 0, 08mol Đáp án C. Cách này chấp nhận M là kim loại có hóa trị n duy nhất, nên dễ dàng xác định được M = 21n. Rõ ràng với n = 1,2,3,4 thì không có kim loại thỏa mãn. Cách giải đúng Gọi n là số oxi hóa của M khi phản ứng với oxi ⇒ M = 21n. Với n nguyên thì không có kim loại thỏa mãn ⇒ M là Fe với n =8/3. Từ đó dễ dàng xác định được n NO − − n Fe − − 0,09mol . Đáp án B Câu 3: Cho 0,18 gam bột đơn chất M tác dụng với lượng dư dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng dư thu được khí X (biết SO 2 là sản phẩm khử). Thu toàn bộ khí X vào dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy xuất hiện 5,1 gam kết tủa. Nếu cho 0,18 gam M tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc, nóng dư thì thể tích khí Y thu được (đktc) là bao nhiêu (biết NO 2 là sản phẩm khử duy nhất)? A. 1,12 lít. B. 1,68 lít. C. 1,904 lít. D. 2,24 lít. Cách giải nhanh n CaSO 3 = 5,1 120 = 0, 0425 mol → n SO 2 = 0, 0425 mol Số mol e trao đổi =0,0425.2=0,085 mol Suy ra : n NO 2 =0, 085mol → V=1,904 lit (Đáp án C). Sai lầm là ở đây là không chú ý đến xác định M. Ta có: M = 0,18 2.0,045 n = 2,12n (Loại ) Cách giải đúng Nếu khí A là SO 2 duy nhất: HOÀNG THỊ THUỲ DƯƠNG, HỒ SỸ LINH 3 http://bookgol.com/ • Nếu M = S ⇒ Giải như trên ⇒ Loại • Nếu M là S: S + 2H 2 SO 4 −−→ 3 SO 2 + 2H 2 O n SO 2 = 3n S = 0, 016875 < 0, 0425 mol (Loại) Vậy A phải có khí khác. Vì SO 2 là sản phẩm khử duy nhất nên khí còn lại phải là hợp chất của M . Dễ dàng xác định được M là Cacbon. C + 2 H 2 SO 4 −−→ CO 2 + 2SO 2 + 2H 2 O n C = 0,015 → n CO 2 = 0,015 mol; n SO 2 = 0,03 mol m(ktủa) = 0,015.100+0,03.120=5,1 (phù hợp) C + 4HNO 3 −−→ CO 2 + 4NO 2 + 2H 2 O n Y = n CO 2 + n NO 2 = 0, 015 + 4.0, 015 = 0,075 mol Do đó: V = 1,68 lít Đáp án B Câu 4: Hỗn hợp A gồm bột Al và M. Hòa tan hoàn toàn 8,6 gam A bằng dung dịch HCl dư thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Nếu nung nóng 17,2 gam A trong không khí thì thu được chất rắn nặng 20,4 gam. Lấy 17,2 gam A tác dụng vừa đủ với H 2 SO 4 đặc, nóng thu được V lít (đktc) khí SO2 duy nhất và dung dịch B. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị V là: A. 13.44 lít. B. 22,4 lít. C. 16,8 lít. D. 26,88 lít. Cách giải nhanh • Sai lầm 1: Số mol H 2 = 0,3 mol .Khi đó số mol e trao đổi = 0,6 mol .suy ra n SO 2 = 2. 0,6/2 = 0,6 mol Đáp án A Dễ thấy cách này là sai lầm khi bỏ qua dữ kiện tác dụng với oxi. • Sai lầm 2: Số mol H 2 = 0,3 mol ⇒Số mol e trao đổi = 0,6 mol ⇒ Số mol O 2 = 2.0,6/4 = 0,3 mol khối lượng chất rắn thu được = 17,2 + 32.0,3 = 26,8 gam > 20,4 gam Sai đề Cách giải đúng • Nếu M là kim loại đứng trước H:n H 2 = 0, 3mol ⇒ Số mol e trao đổi = 0,6 mol −−→ Số mol O 2 = 2.0,6/4 = 0,3 mol khối lượng chất rắn thu được = 17,2 + 32.0,3 = 26,8 gam > 20,4 gam . Loại. • Nếu M là kim loại đứng sau H: n H 2 = 0, 3mol ⇒ n Al trong 8,6 gam A = 0, 2mol mchất rắn>m Al 2 O 3 = 0, 2.102 = 20, 4 gam (Loại) Vậy M phải là phi kim, phản ứng với O 2 tạo oxit là chất khí. Vì A tác dụng với H 2 SO 4 đặc, nóng chỉ thu được SO 2 duy nhất → M là S. Dễ dàng tính được trong 17,2 gam A chứa 0,4 mol Al và 0,2 mol S Số mol e trao đổi = 0, 4.3 + 0, 2.4 = 2mol ⇒ n SO 2 = n e 2 + n S − − 1 ,2 mol .Đáp án D Có thể tính theo phương trình phản ứng: 2 Al + 6 H 2 SO 4 −−→ Al 2 (SO 4 ) 3 + 3 SO 2 + 6 H 2 O S + 2 H 2 SO 4 −−→ 3 SO 2 + 2 H 2 O 4 Nhận xét Với các phương pháp giải nhanh đã giúp chúng ta giải quyết được bài toán trắc nghiệm khá hữu ích, nhưng đôi khi chúng làm cho chúng ta quên đi việc xem xét bản chất của một số HOÀNG THỊ THUỲ DƯƠNG, HỒ SỸ LINH 4 http://bookgol.com/ quá trình, đây cũng là một trong những sai lầm dễ mắc phải của một số người ra đề. Với những chia sẻ trên mong rằng bài báo góp phần khắc phục, giải quyết được những sai lầm trong vận dụng phương pháp giải nhanh trắc nghiệm trong học tập và nghiên cứu về Hóa học! HOÀNG THỊ THUỲ DƯƠNG, HỒ SỸ LINH 5 . 0,6 mol .suy ra n SO 2 = 2. 0,6/2 = 0,6 mol Đáp án A Dễ thấy c ch này l sai l m khi bỏ qua dữ kiện t c dụng với oxi. • Sai l m 2: Số mol H 2 = 0,3 mol ⇒Số mol e trao đổi = 0,6 mol ⇒ Số mol O 2 =. 0,3 mol khối l ợng chất rắn thu đư c = 17,2 + 32.0,3 = 26,8 gam > 20,4 gam Sai đề C ch giải đúng • Nếu M l kim loại đứng tr c H:n H 2 = 0, 3mol ⇒ Số mol e trao đổi = 0,6 mol −−→ Số mol O 2 =. dung dịch B. Cho c c phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá tr V l : A. 13.44 l t. B. 22,4 l t. C. 16,8 l t. D. 26,88 l t. C ch giải nhanh • Sai l m 1: Số mol H 2 = 0,3 mol .Khi đó số mol e trao đổi

Ngày đăng: 08/01/2015, 17:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w