1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án môn học bảo dưỡng tiên tiến

160 711 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • GIÁO ÁN MÔN HỌC

  • QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP

    • PHẦN 1: CÁC KIÉN THỨC CƠ BẢN VỀ BẢO DƯỠNG

      • I. BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP TIÊN TIÉN

      • 1.1. Định nghĩa Bảo dưỡng:

      • 1.6. CASE STUDY

      • II. BẢO DƯỠNG TIÊN TIẾN TRONG SẢN XUẤT

      • 2.1. Kiểm Toán Bảo Dưỡng

    • PHẦN 2: CÁC KIÉN THỨC CHUYÊN SÂU

      • 1. 5S TRONG BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP

      • 1.1. Sạch sẽ

      • 1.2. Sàng lọc

      • 1.3. Săn sóc

      • 1.4. Sắp xếp và phương pháp

      • 1.5. sẵn sàng

      • 2.2.2. Các hậu quả về môi trường

      • 2.2.3. Các hậu quả về hoạt động

      • 2.2.4. Các hậu quả không liên quan đến hoạt động sản xuất

      • 2.3. Những câu hỏi chính yếu

      • 2.4. Các định nghĩa & khái niệm theo tiêu chuẩn

      • 2.4.1. Hư hỏng

      • 2.4.2. Các hành động can thiệp

      • 2.5. Phân tích sự cố

        • 2.5.3. Vòng đời của thiết bị

        • a. Đo lường một phần m.t.b.f. (và do đó tỷ lệ xảy ra sự cố)

      • 3.1. Giới thiệu

      • Bảng 2.05

      • 4. BẢO DƯỠNG PHÒNG NGỪA

      • 4.1. Giới thiệu.

        • 4.2. Các mục tiêu của bảo dưỡng phòng ngừa

        • 4.3. Kế hoạch bảo dưỡng phòng ngừa.

        • 4.4. Sơ đồ lô-gic bảo dưỡng phòng ngừa.

        • 4.7. Các hoạt động bảo dưỡng phòng ngừa định trước.

        • 4.7.1. Kiểm tra

        • 4.7.2. Bôi trơn

        • 4.7.4. Điều chỉnh

        • 4.8. Bảo dưỡng xác định trước.

      • 5.1.2. Bảo dưỡng và vòng đời thiết bị.

    • v_v...

      • 5.8. Phân tích dao động

      • 5.9. Những hình thức đo đạc

      • 5.10. Xử lý tín hiệu

      • 5.11. Các ví dụ về đo đạc và tín hiệu

      • 5.12. Các kiểu thiết bị đo đạc

      • 5.13. Các loại phần mềm

      • 5.14. Thực hiện các phân tích rung động

      • 5.15. Phân tích, nghiên cứu điển hình về tác động của vòng bi lên một thiết bị làm sạch (đuổi khí)

      • 6. HỆ THỐNG TRAO ĐỔI THÔNG TIN

      • 6.1. Giới thiệu

        • 6.3. Lựa chọn những thông tin cần thiết.

        • 6.4. Các tài liệu liên quan đến thu thập thông tin.

      • S. CẤU TRÚC HỒ SƠ THIÉT BỊ

      • 8.1. Thông tin xác định thiết bị.

        • 8.4. Các yêu cầu về bảo dưỡng.

        • 8.5. Catalogue về những khoản mục tiêu hao và phụ tùng.

        • 8.6. Thông tin liên quan tới vận hành thiết bị.

      • 8.7. Tóm tắt.

      • 9.1. Giới thiệu

      • 9.2. Mục đích

        • 9.3. Thu thập dữ liệu

        • 9.4. Nguồn dữ liệu lập hồ sơ

      • 10.1. Khái lược

      • 10.1.1. Giới thiệu

      • 10.1.2. Làm cách nào để xác định được chi phí và các khoản tiết kiệm

        • 10.2. Làm thế nào để có được một bản diễn giải chi phí thật thuyết phục

        • 10.3. Xác định chi phí

        • 10.3.1. Xác định chi phí lắp đặt thiết bị/phần mềm.

        • 10.3.2. Các dịch vụ kỹ thuật thuê ngoài

        • 10.3.3. Các chi phí quản lý

        • 10.3.4. Đào tạo

        • 10.4. Xác định tiết kiệm/lợi ích

        • 10.5. Làm thế nào để thực hiện được một chương trình bảo dưỡng trên tình trạng

        • 10.5.1. Nguồn nhân lực và sự phát triển

        • 10.5.2. Lựa chọn quản đốc/giám sát viên

        • 10.5.3. Xây dựng một kế hoạch thực hiện

        • 11.1. Giới thiệu

        • 11.2. Cơ cấu bảo dưỡng truyền thống

        • 11.3. Sự phát triển của bộ phận bảo dưỡng

        • 11.3.1. Cơ cấu bảo dưỡng mới

        • 11.3.2. Phân tích lưu đồ

        • 11.4. Chức năng bảo dưỡng

        • 11.4.1. Chức năng “phương pháp” (kế hoạch và phương án kỹ thuật)

        • 11.4.2. Chuẩn bị công việc

        • 11.5. Chức năng “Lập thời gian biểu”

        • 11.6. Các phương pháp lập kế hoạch

        • 11.6.1. Không lập kế hoạch gì hết

        • 11.6.2. Lập kế hoạch ngắn hạn (từ 2 đến 4 tuần)

        • 11.6.3. Lập kế hoạch dài hạn (từ 3 đến 4 tháng)

        • 11.7. Chức năng tạo “Công việc mới”

        • 11.8. Chức năng “triển khai”

        • 11.9. Cơ cấu của bộ phận bảo dưỡng

        • 11.9.2. Tổ chức bảo dưỡng phân quyền

        • 11.10. Vẽ lưu đồ cơ cấu tổ chức bảo dưỡng

        • 11.10.1. Giới thiệu

        • 11.10.2. Định lượng cấu trúc bảo dưỡng

        • ll.ll. Một số ví dụ về lưu đồ

      • 12. VÍ DỤ ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI TPM Ở CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG

      • 12.1. Tinh hình và trình độ phát triển của bảo dưỡng ở Công ty Giấy Bãi Bằng

        • 12.2. Triển khai TPM ở Công ty Giấy Bãi Bằng

      • 13. KHÁI NIỆM VÀ CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TPM

      • 13.1. Định nghĩa TPM- Bảo dưỡng Hiệu năng Tổng thể

        • 13.2. Các nội dung của TPM

        • 13.2.1. Tư tưởng chủ đạo của TPM

        • 13.2.2. Mục đích của TPM

        • 13.2.3. Các nội dung cơ bản của TPM

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẶ[ HỌC BÁCH KHOA GIÁO ÁN MÔN HỌC ■ GV: ThS. HÒ DƯƠNG ĐÔNG QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP ■ ĐÀ NẴNG, NĂM 2Q13 MỤC LỤC 1. DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG Bảng 2.27: Các bước phát triển bảo dưỡng tự quản 208 PHẦN 1: CÁC KIÉN THỨC CƠ BẢN VỀ BẢO DƯỠNG I. BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP TIÊN TIÉN 1.1. Định nghĩa Bảo dưỡng: Tiêu chuẩn AFNOR x 60-010 định nghĩa Bảo dưỡng như sau: “LÀ MỌI VIỆC LÀM CÓ THỂ NHẰM DUY TRÌ HOẶC KHÔI PHỤC MỘT THIẾT BỊ TỚI MỘT ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH ĐỂ CÓ THỂ TẠO RA SẢN PHẨM MONG MUỐN” Theo quan điểm thực hành, BẢO DƯỠNG là việc thực hiện các tác vụ giúp bảo tồn năng lực thiết bị, qua đó đảm bảo tính liên tục và chất lượng của sản xuất. Bảo dưỡng diễn ra trong toàn bộ thời gian sử dụng (tuổi thọ) của thiết bị. Bảo dưỡng tốt là đảm bảo đạt được hoạt động ở mức chi phí tối ưu tổng quát. Từ “Bảo dưỡng” - Maintenance - trong tiếng Anh xuất phát từ động từ “maintain”, có nghĩa là “duy trì”. Điều này có nghĩa là duy trì khả năng làm ra sản phẩm của của máy móc thiết bị. Hiện nay, tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng cách hiểu thông dụng nhất về Bảo dưỡng Công nghiệp (viết tắt là Bảo dưỡng) là duy trì hay khôi phục khả năng của máy móc thiết bị nhằm tạo ra sản phẩm có các đặc tính yêu cầu, trong thời gian cần đến chúng, với chi phí tổng quát thấp nhất. Ngày nay, cùng với những thay đổi công nghệ, hiện tượng toàn cầu hóa kinh tế, sự tái cơ cấu liên tục cũng như cải tiến phương tiện sản xuất, các công ty chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn bao giờ hết. Nhiệm vụ sống còn của mỗi công ty để tồn tại và phát triển là phải sử dụng tối ưu cơ sở vật chất và thiết bị mình có để chủ động kế hoạch sản xuất theo nhu cầu của khách hàng. Các nhu cầu mà sản xuất cần phải đáp ứng được: 1. Lượng dự trữ tối thiểu: Áp dụng các phương pháp sản xuất kịp thời với thời gian sản xuất (thời gian tính từ đầu vào là nguyên liệu đến đầu ra là sản phẩm) rất ngắn. QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP ĐHBK ĐÀ NẴNG - QUẢN LÝ Dự ÁN - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP - THS. HỒ 2. Chất lượng không chỉ cao hơn mà còn phải ổn định và có thể được kiểm soát trong suốt quá trình sản xuất. 3. Sản phẩm phải thỏa mãn được nhu cầu khách hàng, v.v 4. Tổ chức sản xuất theo nhu cầu thị trường, tức là theo mô hình “kéo”, chứ không phải là theo năng lực sản xuất (mô hình “đẩy” truyền thống). Đây chính là xu hướng mới, được đặt tên là “sản xuất tinh gọn” (Lean Manufacturing). Các yêu cầu này đòi hỏi phải có một cách tiếp cận hoàn toàn mới về vai trò của việc sử dụng hiệu quả thiết bị, tức là bảo dưỡng công nghiệp, cũng như về quan hệ sản xuất - bảo dưỡng. Rất nhiều công ty vẫn còn tổ chức bổ máy hoạt động theo thứ tự chiều dọc đã lỗi thời, nghĩa là bảo dưỡng đặt dưới sự kiểm soát của sản xuất. Việc chuyển sang cơ cấu tổ chức hàng ngang với bảo dưỡng và sản xuất ngang hàng là rấtcần thiết, giúp cho tất cả các công việc liên quan đến sản xuất được kết nối với nhau. Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả kiểm soát cơ sở vật chất và thiết bị sản xuất mà còn cải thiện kiểm soát tài chính với các chi phí bảo dưỡng (trực tiếp và gián tiếp), cũng như thúc đẩy năng lực triển khai chiến lược Bảo dưỡng đi kèm với chiến lược phát triển công ty. Để giải quyết các yêu cầu này cần phải mở rộng lĩnh vực kiểm soát Bảo dưỡng, bao gồm: 1. Quan niệm về sản phẩm. 2. Quan niệm về thiết bị theo cách nhìn nhận của sản xuất. 3. Mua sắm thiết bị mới một cách có phương pháp. 4. Cách đưa thiết bị vào hoạt động. Mà rộng hơn là cách quản lý sử dụng thiết bị theo quan điểm nhìn nhận toàn bộ vòng đời của chúng một cách hiệu quả nhất về kinh tế, an toàn về môi trường, và đảm bảo tính trách nhiệm với người sử dụng chúng. Rõ ràng bộ phận Bảo dưỡng không còn giữ vai trò thứ yếu nữa mà phải là một bộ phận ngang hàng và gắn kết với sản xuất. Quản lý bộ phận Bảo dưỡng giờ đây không chỉ ở mức độ kỹ thuật cơ khí truyền thống mà còn phải đưa vào thêm các yếu tố: 1. Tính phức tạp ngày càng cao của công nghệ. 2. Sự tích hợp của các công nghệ mới (công nghệ thông tin, vật liệu mới, ) 3. Sự tự do hóa và toàn cầu hóa kinh tế. 4. Sự phát triển của tâm lý con người. 5. Quy luật tổ chức con người và hệ thống. Để hoàn thành được nhiệm vụ của mình, Bảo dưỡng cần phải đáp ứng ba yêu cầu có ý nghĩa sống còn, đó là: 1. Kỹ năng QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP ĐHBK ĐÀ NẴNG - QUẢN LÝ Dự ÁN - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP - THS. HỒ 2. Phương tiện 3. Ý chí của tổ chức (công ty) Hình 1.1 Sơ đồ các yêu cầu Bảo dưỡng phải đáp ứng Tóm lại, các mục đích chính của Bảo dưỡng có thể được tóm tắt như sau: CÁC MỤC ĐÍCH BẢO DƯƠNG NHẬN BIẾT QUA KHỨ KIỂM SOÁT HIỆN TẠI LẬP KẾ HOẠCH CHO TƯƠNG LAI Hình 1. 2 Sơ đồ mục đích chính của Bảo dưỡng 1.2. Bảo dưỡng Tiên tiến và Bảo dưỡng Truyền thống Bảo dưỡng Truyền thống quan tâm đến duy trì hoặc phục hồi khả năng làm việc của máy móc thiết bị vào bất cứ thời điểm nào, không xét đến yếu tố chi phí và độc lập với sản xuất. Trong khi đó, Bảo dưỡng Tiên tiến tính đến độ sẵn sàng và chất lượng của thiết bị trong mối quan hệ với chi phí và kế hoạch sản xuất. QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP ĐHBK ĐÀ NẴNG - QUẢN LÝ Dự ÁN - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP - THS. HỒ Nói cách khác, bộ phận Bảo dưỡng Truyền thống phải trả lời câu hỏi: > Làm thế nào để thiết bị luôn sẵn sàng hoạt động? Còn bộ phận thực hiện Bảo dưỡng Tiên tiến phải trả lời câu hỏi: > Làm thế nào để thiết bị sẵn sàng hoạt động vào lúc cần thiết? > Với chi phí (hiểu theo nghĩa rộng) thấp nhất? > Nguyên nhân nào làm hỏng thiết bị và giảm chất lượng sản phẩm liên quan đến cách vận hành và khai thác thiết bị? 1.3. Các loại hình Bảo dưỡng Công nghiệp Tiên tiến trên thế giới Nhu cầu về bảo dưỡng máy móc xuất hiện kể từ khi loài người bắt đầu sử dụng chúng trong sản xuất. Kể từ đó, ngành bảo dưỡng đã trải qua các bước phát triển từ thấp đến cao, từ bị động đến chủ động. Dưới đây là các loại hình bảo dưỡng đã và đang được áp dụng trên thế giới: 1.2.1. Phương pháp Bảo dưỡng sửa chữa (Bảo dưỡng hỏng máy - Breakdown Maintenance) Đây là phương pháp bảo dưỡng lạc hậu nhất. Thực chất lịch bảo dương được quyết định khi máy móc bị hỏng và con người hoàn toàn bị động. Khi máy hỏng, sản xuất bị ngừng lại và công tác bảo dưỡng mới được thực hiện. Phương pháp bảo dưỡng này có rất nhiều nhược điểm như: gây ngừng máy bất thường, không ngăn ngừa được sự xuống cấp của thiết bị, có thể kéo theo sự hư hỏng của các máy móc liên quan và gây tai nạn, làm cho các nhà sản xuất bị động trong việc lên kế hoạch sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trường, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Do thời điểm xảy ra hỏng hóc thường ngẫu nhiên, bất ngờ nên các nhà quản lý bảo dưỡng luôn bị động trong việc chuẩn bị các chi tiết thay thế, bố trí các công tác sửa chữa làm kéo dài thời gian dừng máy gây chi phí lớn. Trong một số trường hợp, thậm chí đã chuẩn bị rất nhiều các chi tiết thay thế nhưng do tính đa dạng và khó dự đoán của các hư hỏng nên khối lượng các chi tiết vẫn rất lớn gây tốn kém. Hơn nữa, mật độ của các loại hư hỏng thay đổi liên tục nên có các chi tiết thay thế luôn bị thiếu trong khi các chi tiết khác nằm trong kho hàng chục năm mà không được dùng tới. Một khuyết điểm khác của phương pháp này là là các hư hỏng ở một cụm máy móc nào đó do không kịp ngăn chặn có thể gây hư hỏng dây chuyền làm nguy hiểm đến các bộ phận máy khác hoặc gây tai nạn cho người sử dụng. QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP ĐHBK ĐÀ NẴNG - QUẢN LÝ Dự ÁN - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP - THS. HỒ Do các hạn chế nêu trên, chi phí cho bảo dưỡng theo phương pháp này rất lớn vì vậy cho đến nay nó hầu như không còn được áp dụng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp ở các nước tiên tiến nữa. 1.2.2. Bảo dưỡng Phòng ngừa 1.3.2.1. Bảo dưỡng Phòng ngừa theo thời gian (Preventive Maintenance - Time Based Maintenance). Đây là phương pháp bảo dưỡng hiện được áp dụng trong hầu hết các nhà máy, dây chuyền sản xuất ở Việt Nam (trừ một số ít nhà máy mới xây dựng). Trên thế giới, phương pháp này đã được phát triển và phổ biến từ những năm 1950. Nội dung chủ yếu của phương pháp này là các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất sẽ được sửa chữa, thay thế định kỳ theo thời gian. Ví dụ cứ mỗi tháng một lần sẽ dừng dây chuyền cho sửa chữa nhỏ và khoảng một năm một lần dừng dây chuyền để thực hiện các sửa chữa lớn. Thực tế phần lớn các dây chuyền sản xuất dừng bảo dưỡng mỗi năm hai lần. Mỗi khi dừng máy định kỳ để sửa chữa, bảo dưỡng, các bộ phận, chi tiết máy sẽ được kiểm tra, cân chỉnh, phục hồi, nếu cần thiết sẽ được thay thế. Sau mỗi đợt sửa chữa như vậy toàn bộ các thiết bị máy móc trong dây chuyền được coi như đã sẵn sàng cho đợt sản xuất mới. Về mặt lý thuyết, dường như đây là phương pháp khá lý tưởng. Tuy nhiên, trong thực tế phương pháp này vẫn bộc lộ khá nhiều nhược điểm: 1. Xác định các chu kỳ thời gian để dừng máy. Do phân bố của các hư hỏng theo thời gian rất khác nhau nên việc xác định các chu kỳ sửa chữa thích hợp cho toàn bộ dây chuyền là rất khó. Nếu khoảng thời gian giữa hai lần dừng máy dài, các hư hỏng có thể xuất hiện giữa hai lần dừng máy gây ra ngừng sản xuất bất thường. Nếu khoảng thời gian giữa hai lần dừng máy ngắn, khối lượng sửa chữa thay thế lớn, một số chi tiết vẫn còn dùng được nhưng đến thời hạn vẫn phải thay thế gây lãng phí. 2. Chủng loại máy móc thiết bị có thể hư hỏng cần sửa chữa bảo dưỡng trong mỗi đợt dừng máy của nhà máy thường rất đa dạng, khối lượng chi tiết thay thế, bố trí nhân lực, vật lực cho mỗi lần dừng máy là rất lớn nhưng thực tế các chi tiết cần thay thế sửa chữa lại không nhiều gây lãng phí. 3. Các máy móc thiết bị có thể bị hư hỏng do sự bất cẩn của công nhân trong quá trình kiểm tra, bảo dưỡng. Một số loại máy dễ bị hỏng, mòn hay giảm tuổi thọ do bị tháo ra lắp vào nhiều lần. Thuật ngữ trong ngành bảo dưỡng gọi hiện tượng này là “bảo dưỡng quá mức”. 1.3.2.2. Bảo dưỡng phòng ngừa theo tình trạng thiết bị (Preventive Maintenance - Condition BasedMaintenance). (Còn gọi là Bảo dưỡng theo tình trạng) Đây là phương pháp bảo dưỡng phòng ngừa tiên tiến được phát triển từ Bảo dưỡng phòng ngừa theo thời gian, và được áp dụng trong các ngành công nghiệp khoảng từ giữa những năm 1950. Nội dung chính của phương pháp này là trạng thái và các thông số làm việc QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP ĐHBK ĐÀ NẴNG - QUẢN LÝ Dự ÁN - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP - THS. HỒ của các máy móc thiết bị hoạt động trong dây chuyền sẽ được giám sát bởi một hệ thống giám sát và chẩn đoán tình trạng thiết bị. Hệ thống giám sát sẽ chịu giám sát các hiện tượng xuất hiện trong quá trình làm việc của thiết bị như tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ , kiểm tra tình trạng thực tế của thiết bị, phát hiện các trạng thái bất thường của thiết bị, qua đó xác định chính xác xu hướng hư hỏng của thiết bị. Hệ thống phân tích và chẩn đoán tình trạng thiết bị sẽ chịu trách nhiệm phân tích các kết quả thu được từ hệ thống giám sát, thông báo chính xác vị trí, mức độ hư hỏng giúp người sử dụng kịp thời điều chỉnh hoặc thay thế các phần hư hỏng, tránh các hư hỏng theo dây chuyền. Hệ thống này còn cho phép xây dựng một bộ hồ sơ dữ liệu về thiết bị (lý lịch máy), từ đó có thể chẩn đoán các nguyên nhân gây hỏng thường gặp và hỗ trợ tìm cách khắc phục, ngăn ngừa. Trong phương pháp này, thay vì sửa chữa, bảo dưỡng theo chu kỳ thời gian, người sử dụng sẽ giám sát tình trạng của các thiết bị thông qua các phép đo và kiểm tra theo chu kỳ thời gian. Tùy theo tình trạng hoạt động, mức độ phức tạp và quan trọng của thiết bị người ta xác định các khoảng thời gian đo phù hợp và như vậy người bảo dưỡng có thể giám sát chặt chẽ các thiết bị cần thiết. Ví dụ, đối với các tuabin thì đo và giám sát liên tục, với các ổ lăn các phép đo sẽ được thực hiện hàng ngày, còn với các động cơ điện thì chỉ cần đo hai lần trong tháng là đủ. Việc quản lý chặt chẽ tình trạng các thiết bị còn cho phép chủ động trong lịch bảo dưỡng, kế hoạch sản xuất và sẵn sàng hơn trong việc tiếp nhận các đơn hàng lớn. Vì chi phí cho công việc thực hiện các phép đo và phân tích nhỏ hơn rất nhiều so với công việc sửa chữa, độ an toàn và độ tin cậy của dây chuyền rất cao (do được giám sát chặt chẽ) nên phương pháp bảo dưỡng này được coi là giải pháp kỹ thuật ưu việt cho việc quản lý bảo dưỡng nhà máy và các dây chuyền công nghiệp. QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP ĐHBK ĐÀ NẴNG - QUẢN LÝ Dự ÁN - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP - THS. HỒ Hình 1. 3. Quan hệ giữa Bảo dưỡng phòng ngừa theo thời gian với Bảo dưỡng phòng ngừa theo tình trạng thiết bị. Bảo dưỡng dự báo là một phương pháp bảo dưỡng gần tương tự như bảo dưỡng dựa trên tình trạng thiết bị. Cả hai phương pháp phát triển song song. về bản chất, loại hình này dựa trên cơ sở dữ liệu bảo dưỡng và sử dụng các phần mềm chuyên biệt sử dụng cáckỹ thuật và/hoặc các chuyên gia bảo dưỡng để dự báo về tình trạng hiện thời của thiết bị, xác suất hỏng của thiết bị (hay khả năng sẵn sàng của thiết bị) ở các thời điểm cần biết trong tương lai. Kỹ thuật bảo dưỡng này không yêu cầu đầu tư lớn nhưng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên gia và đặc biệt là hệ thống cơ sở dữ liệu bảo dưỡng phải đầy đủ, tin cậy, và được thu thập trong thời gian đủ dài, thậm chí tới hàng chục năm. Do các yếu tố này khó hội tụ ở các doanh nghiệp Việt Nam nên tài liệu không tập trung giới thiệu phương pháp này. Bảo dưỡng cơ hội là việc thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa với các hư hỏng không có trong kế hoạch khi dây chuyền hay thiết bị phải dừng vì một nguyên nhân nào đó. Nguyên nhân có thể là hỏng đột ngột ở một bộ phận khác, mất điện, hết đơn hàng. Một số quan điểm không coi đây là thực sự là phương pháp bảo dưỡng. Tuy nhiên, bảo dưỡng cơ hội có ý nghĩa tương đối lớn trong việc giảm chi phí và thời gian bảo dưỡng. Nó cũng có thể áp dụng tốt với Bảo dưỡng phòng ngừa theo tình trạng thiết bị. PHÂN LOẠI CÁC HlNH THỨC BẢO DƯỠNG Bảo dưỡng phổng ngừa QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP ĐHBK ĐÀ NẴNG - QUẢN LÝ Dự ÁN - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP - THS. HỒ Hình 1. 4. Phân loại các hình thức bảo dưỡng. QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP ĐHBK ĐÀ NẴNG - QUẢN LÝ Dự ÁN - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP - THS. HỒ Bào dưỡng 1 d nh kỹ 1 Bảo dưỡng cản cứ vào tình trạng 1 Sào dưỡng 1 dưbáo ■ Lịch bào 1 dướng 1 Các ngưỡng xác định trước 1 Các cáp độ 1 dự báo Bào dưỡng hòng mây - sừa chữa Khắc phuc ĩ; Bào dưỡng tạm thủi u sủa chữa Kiểm soât Kiểm Nâng cấp phẩn mòn hỏng, Thàm khám H Sửa chữa tam thời 1 1.2.3.Bảo dưỡng hiệu năng (Productive Maintenance - PM) hay Bảo dưỡng hiệu quả Vào cuối những năm 1950 hãng General Electric đưa vào áp dụng “Bảo dưỡng hiệu năng”, tức là “Bảo dưỡng nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả”. Xuất phát từ quan điểm khắc phục nhược điểm của Bảo dưỡng phòng ngừa là “Bảo dưỡng quá mức”, bảo dưỡng hiệu năng vừa làm giảm tối thiểu thiệt hại do thiết bị xuống cấp vừa tiết kiệm các chi phí bảo dưỡng thiết bị. Bảo dưỡng hiệu năng được định nghĩa như sau: “Bảo dưỡng hiệu năng là loại hình bảo dưỡng nâng cao hiệu suất của doanh nghiệp nhờ giảm các chi phí do máy móc thiết bị từ chi phí vận hành, chi phí bảo dưỡng đến các thiệt hại do thiết bị xuống cấp”. Bảo dưỡng hiệu năng đã phát triển qua các giai đoạn là Bảo dưỡng hiệu chỉnh (Corrective Maintenance), Bảo dưỡng phòng ngừa (Prevention Maintenance), và Bảo dưỡng hiệu năng hiện đại. Bảo dưỡng hiệu năng chính là bước kế tiếp của Bảo dưỡng dựa trên tình trạng thiết bị. Nếu không có các cơ sở hạ tầng cần thiết và Bảo dưỡng dựa trên tình trạng vẫn chưa được doanh nghiệp thực sự làm chủ thì không thể chuyển sang Bảo dưỡng hiệu năng được. 1.2.4. Bảo dưỡng hiệu năng tổng thể (Total Productive Maintenance - TPM) TPM có thể được định nghĩa như sau:” TPM là bước phát triển tiếp theo của PM, thông qua các hoạt động tự giác của các nhóm nhỏ (hoạt động JK) tất cả các bộ phận nhằm xây dựng Chi phí tháp nhất . / /ặ /ế ỵ& đòng" > u Trình dộ bảo dưõng Hình 1. 5. Bảo dưỡng hiệu năng [...]... việc áp dụng Bảo dưỡng tiên tiến 1.5.2 Các điều kiện đảm bảo sự khả thi khi áp dụng Bảo dưỡng công nghiệp tiên tiến Các điều kiện tiên quyết cho áp dụng thành công Bảo dưỡng công nghiệp tiên tiến - Tầm nhìn của lãnh đạo doanh nghiệp: Thực sự ý thức được tầm quan trọng của Bảo dưỡng công nghiệp đối với công ty mình và biết cần phải làm gì, vào lúc nào - Sự nhất quán: Bảo dưỡng công nghiệp tiên tiến không... mới kho phụ tùng bảo dưỡng - Đội Cải tiến bảo dưỡng họp thường xuyên với tần suất trung bình 2 tuần/lần - - Có hệ thống ghi chép số liệu bảo dưỡng mới, hệ thống mã số cho thiết bị, đã có các biểu mẫu bảo dưỡng mới tương thích với hệ thống ISO của công ty Áp dụng công cụ hỗ trợ quản lý bảo dưỡng và sản xuất cho lò bằng máy tính II BẢO DƯỠNG TIÊN TIẾN TRONG SẢN XUẤT 2.1 Kiểm Toán Bảo Dưỡng Chỉ sau khi... của Bảo dưỡng và hiểu được nội dung Các lợi ích của Bảo dưỡng thì việc triển khai Bảo dưỡng tiên tiến (Bảo dưỡng tiên tiến ở đây đồng nghĩa với Bảo dưỡng hiệu năng) mới có thể thành công Đầu tư ban đầu cho bảo dưỡng không lớn, nhưng quan trọng là phải đúng cách và sau một thời gian triển khai phải đạt được các mục tiêu cụ thể về một hệ thống quản lý, hành chính hậu cần, tổ chức và kỹ thuật bảo dưỡng. .. cải tiến không ngừng của doanh nghiệp trong nhiều mặt, vì vậy khó có thể tách riêng kết quả của chương trình Bảo dưỡng công nghiệp tiên tiến (và điều này cũng không cần thiết) Để triển khai chương trình, công ty đã thành lập Đội cải tiến bảo dưỡng gồm 11 cán bộ phụ trách các khối sản xuất, kho và tài chính Công ty đã cử 4 cán bộ theo học 3 khóa đào tạo về Bảo dưỡng công nghiệp tiên tiến do Dự án tổ... nguy cơ làm ngành bảo dưỡng tụt hậu xa hơn nữa và làm suy giảm năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam Dự án “Xây dựng năng lực và Trình diễn kỹ thuật Bảo dưỡng công nghiệp tiên tiến do Vùng Wallonia-Brusselles tài trợ là một trong những nỗ lực đầu tiên ở tầm vĩ mô nhằm ứng dụng bảo dưỡng công nghiệp tiên tiến ở Việt Nam Trong thời gian thực hiện từ tháng 4/2007 đến tháng 5/2008 dự án đã chọn ba... quan đến bảo dưỡng lớn thì mô hình PM là khả thi cho hiện tại trong khi TPM là mục tiêu tất yếu cho tương lai Do vậy, tài liệu này tập trung vào diễn giải các kiến thức cơ sở để triển khai Bảo dưỡng hiệu năng (PM) trong hiện tại và Bảo dưỡng hiệu năng tổng thể TPM trong tương lai cho doanh nghiệp 1.5 Đặc điểm của Bảo dưỡng công nghiệp tiên tiến 1.5.1 Các lợi ích của Bảo dưỡng công nghiệp tiên tiến Lợi... Cơ sở kỹ thuật cho Bảo dưỡng tiên tiến Cũng giống như mọi loại hình áp dụng thành tựu khoa học công nghệ khác, bản thân sự tiên tiến của công nghệ không đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp Các doanh nghiệp thành công về bảo dưỡng hầu hết đều là các đơn vị khai thác hiệu quả các kỹ thuật bảo dưỡng hiện đại bên cạnh việc sử dụng các phương pháp truyền thống Các kỹ thuật bảo dưỡng hiện đại cho... lược bảo dưỡng Kiểm toán bảo dưỡng có bốn mục tiêu: - Để đưa ra một bức tranh rõ ràng về chức năng bảo dưỡng trong thời điểm kiểm toán - Để xác định những điểm yếu kém - Góp phần vào việc thiết lập nên các công cụ xử lý dữ liệu (C.M.M.S) - Là một cơ sở cho kiểm toán để kiểm soát tiến trình của chức năng bảo dưỡng Việc kiểm toán này dự kiến áp dụng cho các công ty quy mô vừa (từ 50 cho đến 1.200 cán bộ... Quản lý bảo dưỡng Quản lý bảo dưỡng tiên tiến có thể coi là Quản lý bảo dưỡng truyền thống kết hợp với bốn yếu tố hiện đại: (1) Phân tích chức năng; (2) Hiệu suất tổng thể; (3) Trao đổi thông tin bảo dưỡng, nhất là ứng dụng ICT; (4) Quản lý tài chính bảo dưỡng a) Phân tích chức năng: Lý thuyết phân tích chức năng đã có những đóng góp rất đáng kể cho việc nâng cao hiệu quả bảo dưỡng và phát triển các... mẫu, tránh trùng lặp 3 Cần được xây dựng theo hướng thuận tiện cho xử lý các dữ liệu 4 Phân biệt được các loại thông tin thu được 5 Cần rõ ràng, dễ đọc, logic và dễ sử dụng d) Quản lý tài chính bảo dưỡng: Quản lý bảo dưỡng không thể thiếu quản lý tài chính bảo dưỡng Có thể nói rằng những tiến bộ của ngành bảo dưỡng đã được khơi nguồn từ việc người ta thay đổi cách nhìn nhận về các chi phí cho bảo dưỡng, . dụng Bảo dưỡng tiên tiến. 1.5.2. Các điều kiện đảm bảo sự khả thi khi áp dụng Bảo dưỡng công nghiệp tiên tiến Các điều kiện tiên quyết cho áp dụng thành công Bảo dưỡng công nghiệp tiên tiến -. THỨC BẢO DƯỠNG Bảo dưỡng phổng ngừa QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP ĐHBK ĐÀ NẴNG - QUẢN LÝ Dự ÁN - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP - THS. HỒ Hình 1. 4. Phân loại các hình thức bảo dưỡng. QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG. phát triển bảo dưỡng tự quản 208 PHẦN 1: CÁC KIÉN THỨC CƠ BẢN VỀ BẢO DƯỠNG I. BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP TIÊN TIÉN 1.1. Định nghĩa Bảo dưỡng: Tiêu chuẩn AFNOR x 60-010 định nghĩa Bảo dưỡng như sau: “LÀ

Ngày đăng: 08/01/2015, 13:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w