KHOA MÔI TRƯỜNG Cao Trường Sơn ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Hà Nội, năm 2
Trang 1KHOA MÔI TRƯỜNG
Cao Trường Sơn
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG,
TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Hà Nội, năm 2012
Trang 2KHOA MÔI TRƯỜNG
Cao Trường Sơn
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG,
TỈNH HƯNG YÊN
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 608502
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Hà Nội, năm 2012
Trang 3MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
Danh mục hình ix
LỜI MỞ ĐẦU i
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Tổng quan về tình hình phát triển chăn nuôi nước ta 3
1.1.1 Xu hướng phát triển 3
1.1.2 Hình thức chăn nuôi 4
1.1.3 Tỷ lệ phân bố 5
1.1.4 Đặc điểm chuồng trại 7
1.2 Tổng quan các vấn đề môi trường trong chăn nuôi 8
1.2.1 Nguồn thải từ chăn nuôi 8
1.2.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi ở nước ta 10
1.3 Tổng quan tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở nước ta 13
1.3.1 Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải chăn nuôi ở nước ta 13
1.3.2 Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi 14
1.3.4 Các biện pháp quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi 15
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 23
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 23
2.2 Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 23
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 23
2.2.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích 24
2.2.4 Phương pháp so sánh 26
Trang 42.2.5 Phương pháp đánh giá mùi và tiếng ồn 26
2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu 26
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1 Phân tích tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Văn Giang 27
3.1.1 Phân tích các điều kiện tự nhiên 27
3.1.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội 31
3.1.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 36
3.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 39
3.2 Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang 41
3.2.1 Tình hình chung 41
3.2.2 Đặc điểm của các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang 42
3.3 Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang 51
3.3.1 Nguồn thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi Lợn 51
3.3.2 Hiện trạng xử lý chất thải tại các hệ thống trang trại chăn nuôi Lợn 52
3.3.3 Hiện trạng môi trường của các trang trại lợn trên địa bàn huyện Văn Giang 61
3.3.4 Đánh giá chung 71
3.4 Đề xuất một số biện pháp cải thiện tình hình môi trường tại các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang 72
3.4.1 Giải pháp về mặt quản lý, tổ chức 73
3.4.2 Giải pháp về mặt kinh tế 73
3.4.3 Giải pháp về mặt kỹ thuật 74
3.4.4 Giải pháp tuyên truyền – Giáo dục 74
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 76
Kết luận: 76
Kiến nghị 77
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
1 BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
3 BTNMT Bộ Tài Nguyên & Môi trường
Trang 7DANH MỤC BẢNG
1.1 Thống kê số lượng các loại vật nuôi chính ở nước ta trong giai đoạn
1990 - 2010 3
1.2 Số lượng các trang trại chăn nuôi phân theo vùng ở nước ta 5
1.3 Tỷ lệ các kiểu chuồng trại tại hai hình thức chăn nuôi trang trại và hộ gia đình 7
1.4 Điều kiện chuồng trại của các trang trại chăn nuôi lợn 8
1.5 Đặc trưng nước thải của một số loài vật nuôi 9
1.6 Thành phần chính trong phân tươi của một số loài vật nuôi (giá trị trung bình) 9
1.7 Lượng chất thải rắn chăn nuôi năm 2010 10
1.8 Kết quả quan trắc nước mặt tại xã Lai Vu tỉnh Hải Dương 11
1.9 Ảnh hưởng của mùi hôi của các trang trại chăn nuôi Lợn đến cộng đồng dân cư 13
1.10 Tình hình quản lý và xử lý chất thải tại các trang trại Lợn nái 17
1.11 Chất lượng nước thải đầu ra của các bể Biogas tại Đồng Nai 18
1.12 Chất lượng nước ao Cá trong trong trang trại Lợn theo kiểu hệ thống Vườn-Ao-Chuồng tỉnh Hưng Yên 21
1.13 Một số hình thức sử dụng phân thải tại các trang trại 21
2.1 Các phương pháp phân tích chất lượng nước 25
2.2 Phân hạng mức độ mùi và tiếng ồn 26
3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Văn Giang qua các năm 2005 - 2011 32
3.2 Dân số và Lao động huyện Văn Giang giai đoạn 2005 - 2011 33
3.3 Một số chỉ tiêu phát triển công nghiệp của huyện Văn Giang giai đoạn 2004 – 2011 37
3.4 Thời gian thành lập của các trang trại nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên 43
Trang 83.5 Quy mô nuôi trong các kiệu hệ thống trang trại Lợn huyện Văn Giang 44 3.6 Một số đặc trưng của các trang trại chăn nuôi Lợn huyện Văn Giang,
Hưng Yên 46 3.7 Khoảng cách từ chuồng nuôi trong các hệ thống trang trại lợn huyện
Văn Giang tới một số vị trí nhạy cảm 47 3.8 Sử dụng đất trong các hệ thống trang trại lợn tại Văn Giang, Hưng
Yên 50 3.9 Khối lượng phân thải phát sinh tại các hệ thống trang trại Lợn trên
địa bàn huyện Văn Giang 51 3.10 Lượng nước thải phát sinh từ các hệ thống trang trại Lợn huyện Văn
Giang (m3/ngày) 52 3.11 Các biện pháp xử lý chất thải tại các hệ thống trang trại Lợn trên địa
bàn huyện Văn Giang 55 3.12 Thể tích và tỷ lệ xử lý chất thải của các bể biogas trong các trang trại
Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang 55 3.13 Đặc trưng nước thải chăn nuôi Lợn trước và sau xử lý Biogas 56 3.14 Tình hình hoạt động và các vấn đề nảy sinh của bể biogas trong các
trang trại Lợn huyện Văn Giang 56 3.15 Tỷ lệ và thời gian xử lý phân thải của biện pháp ủ compose 57 3.16 Thông tin chung về biện pháp thu gom phân thải để bán ở các trang
trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang 58 3.17 Tỷ lệ xử lý chất thải bằng biện pháp cho cá ăn 60 3.18 Ảnh hưởng của mùi từ các trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn
Giang 62 3.19 Ảnh hưởng của tiếng ồn từ các trang trại Lợn huyện Văn Giang 63 3.20 Một số giá trị thống kê kết quả quan trắc chất lượng nước mặt trên
các ao nuôi Cá thuộc 2 hệ thống VAC và AC 65 3.21 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt trên các kênh, mương, ao, hồ
xung quanh hai hệ thống trang trại lợn VC và C huyện Văn Giang 67 3.22 Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm tại các trang trại Lợn huyện
Văn Giang 69
Trang 9trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên 18 3.1 Sơ đồ hành chính huyện Văn Giang 27 3.2 Tỷ lệ các loại hình trang trại trên địa bàn huyện Văn Giang năm 2011 41 3.3 Tỷ lệ các kiểu hệ thống trang trại nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn
Giang 42 3.4 Tỷ lệ phân tách và không phân tách chất thải trong các hệ thống
trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hƣng Yên 53
Trang 103.5 Sơ đồ tỷ lệ áp dụng các hình thức xử lý chất thải của các trang trại
Lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 54 3.6 So sánh giá trị trung bình của một số thông số quan trắc chất lượng
nước ao nuôi Cá với QCVN 08/A2 66 3.7 So sánh giá trị trung bình của các thông số chất lượng nước tại các ao
nuôi Cá (VAC và AC) với nước tại các kênh, mương, ao hồ tự nhiên (VC và C) tại/quanh các hệ thống trang trại Lợn huyện Văn Giang 69
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta phát triển rất mạnh, tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt 8,7%/năm(Cục Chăn nuôi, 2006) Đặc điểm nổi bật nhất trong
thời gian qua của ngành chăn nuôi nước ta là chuyển từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ tại hộ gia đình sang chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại Hình thức chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại dần được hình thành và có xu hướng phát triển mạnh, nhất là khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về Phát triển kinh tế
trang trại [7] Đây là xu hướng phổ biến trên thế giới và là hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của nước ta
Trong các loại vật nuôi, trang trại chăn nuôi lợn chiếm tỷ lệ lớn nhất với tổng số 7.475 trang trại (chiếm 42,2%/tổng số trang trại chăn nuôi) Trong đó, miền Bắc có 3.069 trang trại, chiếm 41,1%, miền Nam có 4.406 trang trại, chiếm 58,9% Trong 3 năm gần đây, quy mô chăn nuôi lợn trong các trang trại có xu hướng tăng nhanh do có tương quan giữa tỷ lệ lợi nhuận và số lượng đầu con chăn nuôi Quy
mô chăn nuôi lợn nái phổ biến từ 20-50 con/trang trại, chiếm 71,3% trang trại chăn nuôi lợn nái và quy mô lợn thịt phổ biến từ 100-200 con/trang trại chiếm 75,5%
trang trại chăn nuôi lợn thịt (Cục Chăn nuôi, 2008)
Việc hình thành và phát triển mạnh các trang trại chăn nuôi lợn ở nước ta đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất lao động và thu nhập của người nông dân Tuy nhiên, các trang trại chăn nuôi lợn cũng ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường xung quanh bởi các loại chất thải rắn, lỏng và khí phát sinh ngày càng nhiều và không được xử lý triệt để Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn là nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm phát triển ngành chăn nuôi một cách bền vững
Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Đánh giá tình
hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”
Trang 12Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở dẫn liệu tham khảo về tình hình phát triển, các vấn đề môi trường cũng như các biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại nói riêng Đồng thời là cơ sở dẫn liệu để đánh giá và so sánh với những
nghiên cứu khác trong tương lai
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các cán bộ môi trường, cán bộ nông nghiệp đưa ra những cảnh báo, khuyến cáo, định hướng cho việc phát triển sản xuất cũng như là quản lý tốt các vấn đề môi trường phát sinh nhằm phát
triển bền vững các trang trại chăn nuôi lợn
Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn
Nội dung nghiên cứu:
Phân tích tổng hợp các điều kiện Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Hiện trạng phát triển và đặc điểm của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Phân tích, đánh giá hiện trạng xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Trang 13Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về tình hình phát triển chăn nuôi nước ta
Thống kê, 2011) Số liệu cụ thể được chỉ ra trong bảng 1.1
Bảng 1.1: Thống kê số lượng các loại vật nuôi chính ở nước ta trong giai đoạn
Trang 141.1.2 Hình thức chăn nuôi
Hiện nay ở nước ta có hai hình thức chăn nuôi chính Bên cạnh hình thức chăn nuôi truyền thống trong hộ gia đình thì những năm gần đây hình thức chăn nuôi tập trung theo quy mô trạng trại đã được hình thành và phát triển nhanh (Cục
Chăn nuôi, 2006) Đây là xu hướng phát triển phổ biến trên thế giới và là hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nước ta
*Hình thức chăn nuôi hộ gia đình
Đây là hình thức chăn nuôi đã có từ lâu đời và vẫn còn phổ biến ở nước ta Trong những năm qua Nhà nước cũng có những chính sách khuyến khích việc phát triển chăn nuôi tại hộ gia đình nhằm giải quyết lao động nhàn rỗi ở địa phương và
góp phần xóa đói giảm nghèo (Cao Trường Sơn và cộng sự, 2010) Hiện nay cứ
trung bình 5 hộ dân sống ở nông thôn thì có tới 3 hộ chăn nuôi lợn và gia cầm
chiếm tỷ lệ gần 60% (Cục Chăn nuôi, 2008) Các hộ dân thường nuôi từ 2-5 con
Trâu, Bò; 3-10 con Lợn và 20-30 con Gia cầm/hộ (Phùng Đức Tiến và cộng sự,
2009) Nhìn chung, hình thức chăn nuôi hộ gia đình có khả năng kết hợp với trồng
trọt để tận dụng các sản phẩm dư thừa của mùa vụ, quy mô nhỏ, ít gây ô nhiễm môi trường tuy nhiên hiệu quả kinh tế lại không cao
Trong những năm gần đây do nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm chăn nuôi ngày càng cao dẫn tới việc một số nông hộ tăng số lượng vật nuôi trong gia đình lên cao Hình thức này về cơ bản vẫn là chăn nuôi trong hộ gia đình nhưng
số lượng vật nuôi lớn hơn trước Nhiều chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực chăn nuôi ở nước ta xếp hình thức này thuộc nhóm “gia trại” Mặc dù vậy, hình thức chăn nuôi này vẫn chưa được công nhận phổ biến
*Hình thức chăn nuôi trang trại tập trung
Đây là hình thức chăn nuôi mới được hình thành và phát triển mạnh trong những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường Xu hướng phát triển chăn nuôi theo quy mô trạng trại diễn ra khá nhanh với tốc độ tăng
trưởng bình quân 58,7%/năm trong giai đoạn 2000-2006 (Cục Chăn nuôi, 2006) Số
lượng các trang trại chăn nuôi ở nước ta cũng liên tục tăng lên trong những năm gần đây Năm 2001 cả nước ta có khoảng 1.761 trang trại chăn nuôi đến năm 2010 đã
Trang 15tăng lên tới 23.558 trang trại (Tổng cục Thống kê, 2011) Số lượng vật nuôi trung
bình trong các trang trại là: Lợn nái từ 20-50 con/trang trại, Lợn thịt 100-200 con/trang trại;Gà từ 2.000-5.000 con/trang trại, Bò sữa từ 20-50 con/trang trại, Bò
đẻ từ 10-20 con/trang trại (Đào Lệ Hằng, 2008; Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009)
Hình thức chăn nuôi theo trang trại có số lượng vật nuôi lớn, đem lại hiệu quả kinh
tế cao nhưng lại gây ra những vấn đề về môi trường do các loại chất thải phát sinh quá lớn
1.1.3 Tỷ lệ phân bố
Mặc dù chăn nuôi của nước ta đang phát triển mạnh mẽ tuy nhiên mật độ vật nuôi và số lượng các trang trại chăn nuôi ở nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước Tỷ lệ phân bố các hộ chăn nuôi ở nước ta tập trung chủ yếu tại khu vực miền Bắc đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc (hình 1.1) Tuy nhiên hoạt động chăn nuôi trang trại tập trung lại phát triển mạnh nhất tại khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng với 10.277 trang trại chiếm 43,
62% tổng số trạng trại chăn nuôi của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2011) Tỷ lệ
phân bố các trang trại chăn nuôi theo các vùng miền ở nước ta được chỉ rõ trong bảng 1.2
Bảng 1.2: Số lượng các trang trại chăn nuôi phân theo vùng ở nước ta
Trang 16chăn nuôi nông hộ vẫn còn phổ biến song xu hướng phát triển hình thức chăn nuôi tập trung tại các trang trại đang diễn ra mạnh mẽ Đây là xu hướng phát triển nổi bật của ngành chăn nuôi trong những năm qua và sẽ tiếp tục là hướng phát triển chính của ngành chăn nuôi trong thời gian tới
Hình 1.1: Bản đồ phân bố các hộ chăn nuôi ở nước ta
Trang 171.1.4 Đặc điểm chuồng trại
Trong chăn nuôi việc bố trí chuồng trại không chỉ có ý nghĩa bảo đảm sự sinh trưởng, phát triển tốt cho vật nuôi mà còn ảnh hưởng lớn đến các vấn đề môi trường và quản lý chất thải
Kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cộng sự năm 2009 đã cho thấy tỷ
lệ bố trí các chuồng trại chăn nuôi kiên cố, bán kiên cố và đơn giản là khá khác biệt đối với hai hình thức chăn nuôi trang trại và chăn nuôi hộ gia đình Tỷ lệ này cũng không đồng nhất trong chăn nuôi các loài gia súc, gia cầm Số liệu cụ thể được chỉ
ra trong bảng 1.3
Bảng 1.3: Tỷ lệ các kiểu chuồng trại tại hai hình thức chăn nuôi
trang trại và hộ gia đình Kiểu chuồng
trại
Đơn vị (%)
Tỷ lệ chuồng trại kiên cố tại hình thức chăn nuôi trang trại cao là do các chủ đầu tư tập trung nguồn vốn cao, quy mô chăn nuôi lớn hơn so với ở các nông hộ Nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và các cộng sự năm 2008 tại ba tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh đã chỉ ra rằng tại các trang trại chăn nuôi Lợn có mức độ đầu tư cho hệ thống chuồng trại khá cao Các điều kiện chuồng trại cụ thể được trình bày trong bảng 1.4
Trang 18Bảng 1.4: Điều kiện chuồng trại của các trang trại chăn nuôi lợn
83,33 90,00 30,00 86,67 70,00
66,67 36,67 30,00 80,00 33,33
63,33 60,00 33,33 76,67 53,33
Nguồn: Vũ Đình Tôn và cộng sự, 2008
Như vậy, điều kiện chuồng trại chăn nuôi tại các trang trại được đầu tư hoàn chỉnh và tốt hơn so với chuồng trại tại các nông hộ Do đó việc quản lý chất thải và các vấn đề môi trường trong chăn nuôi ở các trang trại thường dễ thực hiện hơn so với ở trong các nông hộ
1.2 Tổng quan các vấn đề môi trường trong chăn nuôi
1.2.1 Nguồn thải từ chăn nuôi
Nguồn ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi chủ yếu là từ phân thải, nước tiểu và nước rửa chuồng từ các chuồng nuôi Đặc trưng cơ bản của nước thải chăn nuôi là
có hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), chất hữu cơ (thể hiện bởi COD và BOD5), các hợp chất nitơ (NH4-N và N-Tổng) rất cao (Lương Đức Phẩm, 2009; Lâm Vĩnh
Sơn và Nguyễn Trần Ngọc Phương, 2011) Trên thực tế phân thải của các loại vật
nuôi thường được chộn lẫn cùng với nước tiểu và nước rửa chuồng trại Do đó, nồng độ các tạp chất trong nước thải chuồng trại thường cao hơn từ 50-150 lần so
với nước thải đô thị, nồng độ các hợp chất nitơ (Tổng Nitơ Kjendhal) nằm trong
khoảng 1.500-15.200 mg/L, của phốtpho là từ 70-1.750 mg/L (A Muder, 2003; M
Maurer, 2003) Với nồng độ các chất ô nhiễm cao nên phân thải và nước thải chăn nuôi
là một nguồn ô nhiễm nghiêm trọng nếu không được quản lý và xử lý triệt để Đặc trưng ô nhiễm nước thải của một số vật nuôi được chỉ ra trong bảng 1.5
Trang 19Bảng 1.5 Đặc trưng nước thải của một số loài vật nuôi Loại Vật
Nuôi
V nước thải (m 3 /con /năm)
BOD 5 (kg/con /năm)
TSS (kg/con /năm)
T-N (kg/con /năm)
T-P (kg/con /năm)
Nguồn: Alexander P Economopoulos
Cũng giống như nước thải, phân thải của các loại vật nuôi có chứa nhiều các hợp chất của nitơ, phốtpho nên có khả năng gây ô nhiễm môi trường nhanh chóng khi thải bỏ ra ngoài môi trường Thành phần chính trong phân thải của một số vật nuôi được trình bày trong bảng 1.6
Bảng 1.6: Thành phần chính trong phân tươi của một số loài vật nuôi
Nguồn: Lê Văn Cát, 2007
Như vậy, với số lượng vật nuôi ngày càng lớn ở nước ta thì khối lượng phân thải và nước thải chăn nuôi phát sinh sẽ ngày càng cao Dựa vào số liệu thống kê các loại vật nuôi chính của nước ta năm 2010 có thể ước tính được khối lượng chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động chăn nuôi như trong bảng số 1.7
Trang 20Bảng 1.7: Lượng chất thải rắn chăn nuôi năm 2010 Loại
vật nuôi
Số lượng
(1000 con)
Định mức Chất thải rắn
đó là chăn nuôi Gia cầm (hơn 60 nghìn tấn/ngày); Lợn (gần 55 nghìn tấn/ngày); Dê, Cừu (gần 2 nghìn tấn/ngày) và thấp nhất là từ chăn nuôi Ngựa (hơn 372 tấn/ngày) Với khối lượng chất thải phát sinh lớn như trên nếu không được quản lý và xử lý triệt để sẽ gây sức ép lớn đến môi trường tại các khu chăn nuôi và các vùng lân cận
1.2.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi ở nước ta
*Ô nhiễm nước
Chất lượng môi trường xung quanh ở nhiều khu vực chăn nuôi của nước ta đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chất thải từ hoạt động chăn nuôi không được xử lý triệt để trước khi thải bỏ ra ngoài môi trường
Tại Hải Dương, hoạt động chăn nuôi Lợn trong hộ gia đình bùng phát mạnh mẽ
đã làm ô nhiễm nghiêm trọng nước mặt tại xã Lai Vu khi mà hầu hết các thống số như BOD, COD, NH+4, NO-3, PO3-4 đều vượt quá ngưỡng cho phép của TCVN:5942/1995-Cột A nhiều lần (Bảng 1.8) Đồng thời chất lượng nước ngầm ở khu vực này cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi mà nồng độ NH+
4 quan trắc được dao động 0,98-6,34 mg/L vượt qua tiêu chuẩn nước ăn uống của Việt Nam từ 25-162 lần (Hồ Thị Lam Trà
và cộng sự, 2008; Thi Lam Tra HO và cộng sự, 2010)
Tại Hà Nội, kết quả khảo sát của sở Khoa học & Công nghệ thành phố tại
Trang 21các hộ chăn nuôi Lợn với quy mô 3-43 con ở các xã Trung Châu, Đan Phượng thì
có tới 93,33% hộ có mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh ở tình trạng báo động Chăn nuôi lợn ở các xã Tô Hiệu và Thường Tín, Hà Nội do xả thải thẳng phân, nước tiểu Lợn nuôi ra cống rãnh và hệ thống thoát nước xung quanh đã làm môi
trường ở đây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân (Vũ Đình
Tôn và cộng sự, 2008)
Tại Hưng Yên, kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn hai huyện Văn Giang và Khoái Châu đã chỉ ra hầu hết chất lượng nước mặt tại các trang trại đều bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau Trong đó mức độ ô nhiễm trong các mô hình Chuồng-Ao và mô hình Vườn-Ao-Chuồng có mức độ ô nhiễm nước mặt nhẹ hơn, chất lượng nước xung quanh các trang trại theo
mô hình Chuồng và Chuồng-Vườn bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng (Cao Trường
TB 2,65 0,66 2,93 3,19 2,36 0,97 4,36 5,97 5,42
Nguồn: Hồ Thị Lam Trà và cộng sự, 2008 Ghi chú: Max = Lớn nhất, Min = Nhỏ nhất, TB = Trung bình
Trang 22Tại khu vực miền Nam nước ta kết quả theo dõi chất nước tại các kênh, rạch xung quanh khu vực chăn nuôi Lợn đã chỉ ra nồng độ NH+
4 vượt quá tiêu chuẩn
TCVN:5942-1995 Cột A từ 6-12 lần (Ngô Ngọc Hưng và Huỳnh Kim Định, 2008)
Như vậy có thể thấy hiện trạng ô nhiễm nước do chất thải chăn nuôi diễn ra khá phổ biến ở nhiều khu vực chăn nuôi trên địa bàn cả nước Nguyên nhân chính là
do không kiểm soát một cách triệt để nguồn nước thải và phân thải phát sinh từ các chuồng trại chăn nuôi
*Ô nhiễm mùi
Mùi phát sinh từ chuồng trại chăn nuôi chủ yếu là do các khí NH3 và H2S có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân Theo nhiều nghiên cứu tại các khu vực chăn nuôi Lợn công nghiệp đã cho thấy nồng độ các khí NH3 là 0,94 mg/m3; H2S
là 0,38 mg/m3; NO2 là 0,25 mg/m3; SO2 là 0,45 mg/m3 nếu so sánh với TCVN
5938-95 và TCVN 5937-5938-95 thì nồng độ các khí này cao quá tiêu chuẩn cho phép từ 2-3 lần (Phạm Nhật Lệ và Trịnh Quang Tuyên, 1997, 2000, 2001; Phùng Thị Vân và cộng sự,
2004 a, b, c; Nguyễn Quế Côi và cộng sự, 1992, 2007a, 2007b)
Kết quả khảo sát chất lượng không khí chuồng nuôi tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn 6 tỉnh: Hưng Yên, Nam Định, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Cần Thơ cho thấy không khí chuồng nuôi ở cả hai hình thức chăn nuôi hộ gia đình và chăn nuôi trang trại đều bị ô nhiễm khi mà nồng độ NH3 và H2S đều vượt quá
ngưỡng cho phép (Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009)
Hiện nay ô nhiễm mùi từ các khu chăn nuôi được cho là vấn đề bức xúc nhất đối với người dân Theo kết quả thăm dò ý kiến của người dân xung quanh các khu chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã cho thấy có tới 50% số người được hỏi than phiền về mùi hôi thối phát sinh từ các khu chăn nuôi, trong khi đó các than phiền khác như: ô nhiễm nước và làm chết cá chỉ chiếm 20%, ô nhiễm tiếng ồn chỉ chiếm 2%
còn lại 18% là các than phiền khác (Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2010)
Ô nhiễm mùi trong chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào khoảng cách từ khu vực chăn nuôi tới khu dân cư Mùi hôi của các trang trại Lợn tới khu dân cư đã được Trịnh Quang Tuyên và các cộng sự nghiên cứu và chỉ ra trong bảng 1.9
Trang 23Bảng 1.9: Ảnh hưởng của mùi hôi của các trang trại chăn nuôi Lợn
Nguồn: Trịnh Quang Tuyên và cộng sự, 2010
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta có thể thấy với khoảng cách dưới 100 m thì ở
cả 3 quy mô chăn nuôi Lợn nái đều gây ảnh hưởng về mùi cho khu dân cư Ở khoảng cách trên 100 m thì mức độ ô nhiễm mùi có giảm đi xong vẫn ảnh hưởng ở mức cao Tuy nhiên, ảnh hưởng của mùi hôi đến khu dân cư không chỉ phụ thuộc vào khoảng cách và quy mô chăn nuôi mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như
thời tiết, mùa và hướng gió (Trịnh Quang Tuyên, 2010)
Như vậy, cùng với ô nhiễm nước do phân thải và nước thải thì ô nhiễm mùi trong chăn nuôi đã và đang trở thành những vấn đề môi trường bức xúc nhất đối với người dân Để phát triển bền vững ngành chăn nuôi nhất thiết phải tập trung xử lý triệt để các vấn đề này
1.3 Tổng quan tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở nước ta
1.3.1 Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải chăn nuôi ở nước ta
Trong giai đoạn qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để khuyến khích phát triển và quản lý các vấn đề trong lĩnh vực chăn nuôi (Phụ lục 4) Trong đó đáng chú ý là Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về “Phát triển kinh tế trang trại”, văn bản này ra đời khiến cho xu hướng chăn nuôi theo quy mô trang trại ở nước ta phát triển mạnh ở nhiều địa phường
Mặc dù đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý các vấn đề trong phát triển chăn nuôi tuy nhiên các văn bản quản lý vấn đề môi trường chăn nuôi hầu
Trang 24như chưa được quan tâm Các văn bản thường tập trung vào các lĩnh vực như: định hướng phát triển, quản lý nguồn thức ăn, giống vật nuôi…mà chưa quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường
Chính việc thiếu hụt các văn bản quản lý môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi đã khiến cho các loại chất thải chăn nuôi chưa được xử lý triệt để và các vấn đề môi trường tại các khu vực chăn nuôi diễn ra ngày càng phổ biến
1.3.2 Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi
Nhìn chung hiện nay chất thải chăn nuôi ở nước ta chưa được tiến hành thu gom và xử lý triệt để Tỷ lệ chất thải chăn nuôi được xử lý còn thấp và đây là nguyên nhân chính gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi
(Hồ Thị Lam Trà và cộng sự, 2008; Cao Trường Sơn và cộng sự, 2010)
Theo nghiên cứu tại 720 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn 6 tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Cần Thơ thì chỉ có 15% số nông
hộ và 35,71% các trang trại chăn nuôi gia cầm có xử lý chất thải; đối với chăn nuôi Lợn tỷ lệ này là 58,93% tại các nông hộ và 65,63% đối với các trang trại; chăn nuôi
Bò là 17,24% và 27,24% (Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009) Như vậy, tỷ lệ xử lý
chất thải trong chăn nuôi Lợn là cao nhất cũng chỉ đạt mức trên 60%
Theo kết quả điều tra năm 2007 tại xã Lai Vu tỉnh Hải Dương thì chỉ có 17/50 (34%) hộ được điều tra có áp dụng biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi Lợn, còn lại hầu hết xả thải trực tiếp phân thải và nước thải từ các chuồng nuôi ra
ngòai môi trường (Hồ Lam Trà và cộng sự, 2008)
Bộ Tài nguyên & Môi trường năm 2010 khi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội tại các trang trại chăn nuôi ở nước ta cũng đã chỉ rõ hạn chế lớn nhất của các trang trại chăn nuôi là chưa chú ý tới việc thu gom và xử lý chất thải Diện tích đất bình quân của các trang trại chăn nuôi để xây dựng các công trình thu gom, xử lý chất thải rất thấp < 5% tổng diện tích của các trang trại (Bộ
Tài nguyên & Môi trường, 2010)
Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải thấp dẫn tới lượng chất thải chăn nuôi được thải bỏ ra ngoài môi trường lớn, gây ra những tác động xấu đến chất lượng môi trường xung quanh các khu chăn nuôi và ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống của người dân
Trang 251.3.2 Các biện pháp quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi
Hiện nay phân thải và nước thải chăn nuôi ở nước ta được tiến hành xử lý theo nhiều hình thức khác nhau Một số hình thức phổ biến có thể kể tới như: thu gom phân rắn để bán, ủ phân compose, biogas, làm thức ăn cho cá, thải bỏ trực tiếp ra môi
trường… (Trịnh Quang Tuyên và cộng sự, 2010; Vũ Đình Tôn và cộng sự, 2009) Một
số hình thức quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi được trình bày cụ thể như sau:
*Vệ sinh chuồng nuôi
Hiện nay ở nước ta có hai cách vệ sinh chuồng nuôi chủ yếu: Trộn lẫn phân thải rắn với nước tiểu và nước rửa chuồng trại để tạo ra nước thải lỏng (không tách pha); tách riêng phân thải rắn với pha lỏng (nước tiểu và nước rửa chuồng) (Bộ Tài
nguyên & Môi trường, 2010)
Trỗn lẫn pha là biện pháp sử dụng vòi phun nước kết hợp với bố trí chuồng trại có độ dốc để lôi cuốn phân thải, nước tiểu chăn nuôi về phía cuối chuồng trước khi thoát ra ngoài qua hệ thống cống rãnh Hình thức này đơn giản, dễ làm, đỡ tốn công nhưng có thể làm tăng khối lượng chất thải phát sinh do lượng nước rửa chuồng trại lớn Mặt khác việc chộn lẫn pha rắn, lỏng có thể gây phức tạp hơn cho quá trình xử lý chất thải chăn nuôi tiếp theo Biện pháp này thường sử dụng cho các loại vật nuôi có phân thải nát, dễ hòa tan đặc biệt là Lợn thịt
Biện pháp tách pha rắn-lỏng: thực chất là thu gom riêng phần phân rắn sau
đó mới tiến hành rửa chuồng Biện pháp này có thể thu gom từ 90-95% lượng phân rắn qua đó làm giảm bớt chất ô nhiễm trong nước thải Tuy nhiên hạn chế của biện pháp này là tốn công và tốn thời gian hơn trong quá trình vệ sinh chuồng Và việc thu gom chất thải rắn chỉ thực hiện được với các loại vật nuôi có phân thải rắn như Lợn nái, Trâu, Bò hoặc Gia cầm
*Tích trữ chất thải
Tích trữ chất thải là việc thu gom các chất thải chăn nuôi vào một chỗ nhất định, sau đó có thể áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau Một số hình thức tích trữ chất thải như:
- Nhà chứa phân: Nhà chứa phân được xây ngoài chuồng nuôi Phân được đóng thành bao tải và chuyển đến đây để tích trữ và bán Hình thức này khá hiệu quả vì phân thải được tận dụng và người chăn nuôi có thêm thu nhập từ việc bán phân Tuy
Trang 26nhiên biện pháp này đòi hỏi khá nhiều công sức thu gom phân thải, cần một diện tích kho chứa phân lớn và phát sinh mùi hôi thối trong quá trình tích lũy phân
Hình 1.2 Quy trình xử lý chất thải của các trại chăn nuôi với phương thức vệ
sinh là tách pha rắn/lỏng
Nguồn: Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2010
- Hố chứa phân hỗn hợp: Phương pháp này đơn giản là toàn bộ phân và nước thải chăn nuôi được đổ xuống một hố, sau một vài tuần, các vi sinh vật hiếu khí hoặc yếm khí đã phân hủy các chất hữu cơ có trong phân Tuy nhiên, phương pháp này dễ gây dịch bệnh, ô nhiễm môi trường không khí và mạch nước ngầm
- Chứa phân lỏng: Người ta xây hố chứa kề lỗ thoát phân của chuồng, do đó toàn bộ lượng phân lỏng thải ra sẽ đổ vào hố chứa Tuy nhiên, vào mùa mưa hoặc
Nước thải sau khi
xử lý Biogas
Tách pha rắn/lỏng
Nước tiểu và nước rửa chuồng
Thất thoát Cho/bán Trồng trọt Thất thoát
Trang 27khi mở rộng quy mô đàn mà không nới thể tích chứa, hố chứa thường bị tràn
Bảng 1.10 cho thấy các hình thức tích trữ phân được sử dụng khá phổ biến tại các trang trại chăn nuôi Lợn nái, đặc biệt là sử dụng các nhà để chứa phân cụ thể
ở quy mô lớn >100 con tại Hà Nội (với tỷ lệ từ 40-100%), Thái Bình (tỷ lệ từ 100%) và Ninh Bình (từ 25-66,7%) Trong khi đó biện pháp sử dụng hố chứa phân
50-ít được sử dụng hơn, chỉ có một tỷ lệ nhỏ từ 3,0-9,1% các trang trại tại quy mô nuôi
từ 30-100 con sử dụng hình thức này (Trịnh Quang Tuyên, 2010)
Bảng 1.10: Tình hình quản lý và xử lý chất thải tại các trang trại Lợn nái
vị
30-100 Nái
100-200 Nái
>200 Nái
30-100 Nái
100-201 Nái
>200 Nái
- Hệ thống bể xử lý nước thải: là hệ thống bể thường có 2-3 cấp Mỗi cấp là
một bể riêng biệt có hệ thống lưới ngăn các chất lơ lửng Đại bộ phận chất rắn lơ lửng được lắng xuống đáy của bể thứ nhất, một số chất lơ lửng sau khi thoát ra qua các lưới của bể thứ nhất thường được lắng xuống ở bể thứ hai và bể thứ ba Biện pháp này thường khá tốn kém do không tận dụng được nguồn phân thải, tốn chi phí xây dựng hệ thống và cần một diện tích khá lớn
- Biogas: đây là biện pháp được sử dụng khá phổ biến tại các khu chăn nuôi
của nước ta Tỷ lệ các trang trại chăn nuôi tại Hưng Yên sử dụng Biogas đạt từ
37,5-59,1% (Cao Trường Sơn và cộng sự, 2010), tại các nông hộ ở Lai Vu, tỉnh Hải Dương là 17% (Hồ Thị Lam Trà và cộng sự 2008) Tỷ lệ sử dụng biogas tại các
trang trại nuôi Lợn nái ở một số tỉnh như Hà Nội, Hà Tây cũ, Ninh Bình, Thái Bình
là rất cao dao động từ 89,4-100% (Trịnh Quang Tuyên và cộng sự, 2010)
Trang 28Hình 1.3 Tỷ lệ sử dụng hầm Biogas trong các hệ thống trang trại chăn nuôi
Lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Ghi chú: VAC = Vườn-Ao chuồng; AC = Ao-Chuồng; CV = Chuồng-Vườn; C = Chuồng
Nguồn: Cao Trường Sơn và cộng sự, 2010
Biện pháp này được đánh giá là có hiệu quả cao khi vừa góp phần giảm thiểu chất ô nhiễm vừa tạo ra khí sinh học phục vụ nhu cầu đun nấu, thắp sáng của người dân Bùn cặn và nước thải sau biogas có thể sử dụng tốt để tưới cây hoặc làm thức ăn cho cá do đã giảm bớt được các vi sinh vật gây bệnh trong quá trình phân hủy yếm khí Tuy nhiên, hạn chế của biện pháp này là vốn ðầu tý khá cao, nồng ðộ chất thải sau biogas còn ở mức khá cao không thể thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi
trường (Vũ Đình Tôn và cộng sự, 2008) Trong quá trình vận hành bể biogas có thể
không sinh khí hoặc bị tắc do lượng phân quá ít hoặc quá nhiều
Mặt khác, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đã qua xử lý biogas dù
đã giảm đi khá nhiều nhưng vẫn ở mức cao, chưa đủ điều kiện để thải bỏ ra ngoài
môi trường (Vũ Đình Tôn và cộng sự, 2008; Trịnh Quang Tuyên, 2010) Do đó,
nước thải sau biogas vẫn cần phải được tiếp tục xử lý hoặc sử dụng vào các mục đích phù hợp Một ví dụ về hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi bằng biogas được trình bày trong bảng 1.11
Bảng 1.11: Chất lượng nước thải đầu ra của các bể Biogas tại Đồng Nai
Trang 29TT Thông số Kết quả quan trắc QCVN 24:2009/
Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường Quốc gia, 2010
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy hầu hết các thông số trong nước thải sau Biogas đều ở mức cao hơn so với ngưỡng cho phép của Quy chuẩn 24 Điều này có nghĩa là nước thải sau khi xử lý bằng bể biogas vẫn chưa đủ điều kiện để thải bỏ ra ngoài môi trường
- Ủ phân compose: Đây cũng là một hình thức khá phổ biến và cho hiệu
quả cao Theo nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cộng sự, năm 2009 cho thấy tỷ lệ
ủ phân compose đối với trang trại Lợn là rất ít, trang trại nuôi Bò là 24,14%, trang trại chăn nuôi Gia cầm là 13,33%; đối với các nông hộ tỷ lệ này là 3,57% đối với chăn nuôi Gia cầm, 34,48% đối với chăn nuôi Bò và 3,57% đối với chăn nuôi Lợn Phân thải sẽ được ủ lên men để tạo ra loại phân bón phục vụ tốt cho trồng trọt hoặc làm thức ăn cho cá Biện pháp này không những giảm thiểu chất ô nhiễm phát sinh
mà còn tạo thêm thu nhập cho người chăn nuôi Tuy nhiên biện pháp này đòi hỏi khá nhiều công lao động và kiến thức khoa học nhất định
- Sử dụng Giun quế: Nghề nuôi Giun được phát triển từ năm 1952 ở các
nước phát triển như: Mỹ, Canada, Pháp, Nhật, Ý, Hàn Quốc, Philipin… Đã có rất nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu công bố trên khắp thế giới Rất nhiều hiệp hội nuôi Giun đất được thành lập tại nhiều quốc gia khắp thế giới Ở Việt Nam, nghề
Trang 30nuôi Giun được người ta biết đến năm 1986 Nhưng giai đoạn này, kinh tế hộ gia đình chưa được chú trọng nên tầm quan trọng của nghề nuôi Giun không được quan tâm đúng mức
Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc sử dụng Giun quế để xử lý chất thải chăn nuôi đã được áp dụng tại nhiều địa phương trong cả nước và cho kết quả khả quan Ưu điểm của hình thức này là vừa xử lý được phân thải, vừa tạo được phân hữu cơ phục vụ cho trồng trọt, vừa thu được sản phẩm là Giun quế để làm thức ăn chăn nuôi và nhiều mục đích khác Tuy nhiên, giun Quế thường chỉ thích hợp với các loại phân như phân Trâu, phân Bò và phân Gia cầm, đối với phân Lợn thì hiệu quả phân hủy của Giun bị hạn chế hơn do thức ăn dành cho Lợn là thức ăn tinh và có nhiều thành phần khác nhau Mặt khác, Giun quế chỉ sử dụng được để xử
lý chất thải rắn mà không áp dụng được trong sử lý nước thải; để nuôi được Giun đòi hỏi người dân phải được tập huấn qua về kỹ thuật nuôi Giun quế
*Sử dụng chất thải
Sử dụng chất thải chăn nuôi vào các mục đích khác nhau không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường khi tuần hoàn và giảm thiểu được lượng chất thải phát sinh
mà còn giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân do giảm được chi phí xử
lý chất thải và chi phí mua nguyên liệu đầu vào Chất thải chăn nuôi có thể được sử dụng vào các mục đích chính như:
- Làm thức ăn cho Cá: Thường sử dụng luôn phân ở dạng tươi để nuôi Cá
Nước thải được xả xuống hồ có tác dụng kích thích sự phát triển phù du làm thức ăn cho Tôm, Cá Biện pháp này tuy tận dụng được nguồn thải nhưng lại không đảm bảo
vệ sinh do trong phân tươi có thể có chứa nhiều mầm bệnh, ký sinh trùng và các chất độc nên có thể gây bệnh cho Tôm, Cá Mặt khác nếu lượng phân quá lớn có thể làm ô nhiễm nước ao, hồ một cách nhanh chóng (Bảng 1.2) Việc sử dụng phân thải để làm thức ăn cho Cá được sử dụng khá phổ biến tại các mô hình trang trại chăn nuôi Lợn kết hợp với vườn cây và ao Cá tại Hưng Yên với tỷ lệ sử dụng là 65% (Cao Trường Sơn và
cộng sự, 2010)
Trang 31Bảng 1.12: Chất lượng nước ao Cá trong trong trang trại Lợn theo kiểu hệ
thống Vườn-Ao-Chuồng tỉnh Hưng Yên
QCVN08:
2008/BTNMT Cột A 2
Nguồn: Cao Trường Sơn và cộng sự, 2010
Ghi chú: QCVN08:2008/BTNMT Cột A2-Chất lượng nước mặt bảo đảm đời sống thủy sinh
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy chất lượng nước ao nuôi cá đã bị suy giảm Các thông số như COD, NH+
4, DO và PO
3-4 đều không bảo đảm Quy chuẩn 08 của Bộ Tài nguyên & Môi trường cột A2-Tiêu chuẩn nước mặt bảo đảm đời sống thủy sinh Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của các loại cá nuôi trong các trang trại, gây thiệt hại kinh tế cho người dân
Bảng 1.13: Một số hình thức sử dụng phân thải tại các trang trại (đơn vị: %)
Nguồn: Trịnh Quang Tuyên, 2010
Trịnh Quang Tuyên và các cộng sự khi điều tra tình hình quản lý và xử lý chất
Trang 32thải tại các trang trại chăn nuôi Lợn nái năm 2010 cũng đã chỉ ra những hình thức sử dụng chất thải chính mà các chủ trang trại áp dụng (Bảng 1.13) Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, tỷ lệ sử dụng phân cho trồng trọt là khá cao ở các trang trại Lợn, tuy nhiên tỷ lệ này giảm dần theo quy mô trang trại Ở quy mô từ 30 -100 Lợn nái tỷ lệ này
là từ 58,2-70,03%; quy mô 100-200 Lợn nái tỷ lệ này là 48,3-55,8%; quy mô >200 Lợn nái tỷ lệ là từ 5,2-19,7% Ngược lại, hình thức bán phân thải lại tập trung chủ yếu ở quy
mô lớn (>200 con) với tỷ lệ dao động từ 51,1-59,3%; tỷ lệ này chỉ còn từ 19,7-28,7% ở quy mô 100-200 con; và còn 11,5-18,8% ở trang trại quy mô 30-100 con Đối với hình thức sử dụng phân thải để làm thức ăn cho Cá có tỷ lệ tương đối đồng đều ở các quy
mô, tỷ lệ này dao động từ 6,3-24,4%
Từ ví dụ trên có thể thấy việc sử dụng phân thải ở các trang trại cũng khá lớn với nhiều hình thức khác nhau Đây là một trong những nhóm giải pháp khá tốt để quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi cần được áp dụng và đẩy mạnh trong tương lai
Kết luận: Qua phân tích tổng quan tài liệu có thể thấy xu hướng phát triển chăn nuôi tại các trang trại tập trung là nét đặc trưng cơ bản của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay Điều này mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng gây ra sức ép lớn về mặt môi trường Môi trường tại nhiều khu vực chăn nuôi nước ta hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng Nguyên nhân chính là do nguồn thải phải sinh lớn trong khi đó các hình thức xử lý hiện tại chưa giải quyết triệt để được nguồn thải này
Trang 33Chương 2 ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào các trang trại chăn nuôi có số lượng Lợn nuôi xác định theo Thông tư số 27/2011/BNNPTNT- Quy định về Quy chế và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại
Các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi của các trang trại Lợn
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Thời gian nghiên cứu: từ 02/2011 – 02/2012
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo, bài báo khoa học và các số liệu thống kê sẵn có liên quan tới đề tài nhằm:
Viết tổng quan vấn đề nghiên cứu
Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa điểm nghiên cứu
Nắm rõ tình hình phát triển của các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn nghiên cứu trong những năm qua
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
* Phương pháp điều tra bảng hỏi:
Tiến hành lập và phỏng vấn các chủ trang trại theo bảng hỏi nhằm thu thập các thông tin liên quan tới tình hình sản xuất, đặc điểm và các hình thức quản lý, xử
lý chất thải của các trang trại nuôi Lợn Quá trình phỏng vấn được tiến hành tại 42 trang trại Lợn trên tổng số 60 trang trại Lợn của huyện Văn Giang Mẫu phiếu phỏng vấn được trình bày trong phần phụ lục 1
Trang 34* Phương pháp điều tra khảo sát thực địa:
Tiến hành điều tra khảo sát các trang trại nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang nhằm quan sát, chụp ảnh và thu thập các thông tin liên quan tới đề tài
2.2.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích
*Phương pháp lấy mẫu:
Tiến hành lấy mẫu nước mặt tại các ao nuôi cá, kênh mương xung quanh các trang trại (theo TCVN 5994-1995); mẫu nước thải đầu vào, đầu ra của hệ thống Biogas và mẫu nước ngầm (theo TCVN 6000-1995) để tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm:
Mẫu nước mặt trên các ao nuôi cá: chúng tôi lựa chọn 3 trang trại lợn tại mỗi
hệ thống VAC và AC để tiến hành lấy mẫu Phương pháp lấy mẫu tuân theo TCVN 5994-1995
Tổng số mẫu: 6 mẫu/6 trang trại (3 VAC và 3 AC)
Thời gian và tần suất lấy mẫu: quá trình lấy mẫu được tiến hành 3 lần với khoảng thời gian 1 tháng/lần từ tháng 6/2012 đến 8/2012
Các thông số phân tích: pH, DO, COD, BOD5, NH4+, NO3- và PO43-
Lấy mẫu nước mặt trên các kênh, mương xung quanh các trang trại Lợn: nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc thải bỏ chất thải ra ngoài môi trường ở hệ thống trang trại VC và C Phương pháp lấy mẫu tuân theo TCVN 5994-1995
Tổng số mẫu: 6 mẫu/6 trang trại
Thời gian và tần suất lấy mẫu: quá trình lấy mẫu được tiến hành 3 lần với khoảng thời gian 1 tháng/lần từ tháng 6/2012 đến 8/2012
Các thông số phân tích: pH, DO, Eh, COD, BOD5, NH4+, NO3- và PO4
3- Lấy mẫu nước đầu vào và đầu ra của bể Biogas: nhằm đánh giá hiệu quả xử
lý của bể biogas tại các trang trại nuôi lợn
Tổng số mẫu lấy: 8 mẫu (4 đầu vào và 4 đầu ra) tại 4 bể biogas (1 bể tại
hệ thống trang trại VAC, 1 bể tại hệ thống trang trại AC, 1 bể tại hệ thống
VC và 1 bể tại hệ thống C)
Tần suất và thời gian lấy mẫu: các mẫu đầu vào và đầu ra của bể biogas được tiến hành lấy 1 lần vào tháng 08 năm 2012
Trang 35 Các thông số phân tích: pH, COD, BOD5, T-N và T-P
Mẫu nước ngầm: được lấy tại các giếng khoan trong các trang trại tại mỗi hệ thống Phương pháp lấy mẫu tuân theo TCVN 6000-1995
Tổng số mẫu lấy: 12 mẫu (mỗi hệ thống 3 mẫu)
Tần suất lấy mẫu: mẫu được lấy 3 lần với khoảng thời gian 1 tháng/lần từ tháng 6/2012 – 8/2012
Các thông số phân tích: pH, NO3- và NH4+
*Phương pháp phân tích
Các thông số đo nhanh như: pH, DO được tiến hành đo ngay tại hiện trường bằng các máy đo cầm tay
Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên
& Môi trường Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội theo đúng các thủ tục quy định hiện hành được chỉ ra trong bảng 2.1:
Bảng 2.1: Các phương pháp phân tích chất lượng nước
1 pH phương pháp đo pH bằng máy đo pH meter
2 DO phương pháp đo pH bằng máy đo pH meter
Trang 362.2.4 Phương pháp so sánh
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được so sánh với một số Quy chuẩn
kỹ thuật sau:
QCVN 08: 2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt
QCVN 09: 2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm
QCVN 01-14:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại chăn nuôi Lợn an toàn sinh học
QCVN 01:2009/BYT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống
2.2.5 Phương pháp đánh giá mùi và tiếng ồn
Mùi và tiếng ồn từ các trang trại Lợn được xác định bằng cảm quan tại các khoảng cách 50m, 100m và 150m trong quá trình điều tra tại các trang trại
Mức độ mùi và tiếng ồn được chúng tôi phân thành 4 mức theo bảng 2.2
Bảng 2.2: Phân hạng mức độ mùi và tiếng ồn
Không có Không nghe thấy tiếng ồn từ các chuồng nuôi Lợn
Hơi ồn Có nghe thấy tiếng ồn nhưng ở mức độ vừa phải không khó chịu
Ồn Tiếng ồn nghe rõ và gây cảm giác khó chịu
Rất ồn Tiếng ồn to, liên tục và gây đau đầu
Không có mùi Hoàn toàn không gửi thấy mùi hôi
Mùi nhẹ Có mùi thoang thoảng nhưng không khó chịu
Mùi khó chịu Gửi rõ mùi hôi thối, có cảm giác khó chịu
Mùi nặng Mùi nồng nặc, gây cảm giác khó chịu, nhức đầu
2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được của đề tài được tổng hợp và xử lý thống kê trên phần mềm Excel 2007
Trang 37Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Phân tích tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Văn Giang
3.1.1 Phân tích các điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Văn Giang nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, có toạ độ địa lý là từ
20o54’05’’ đến 20o58’15’’ độ vĩ Bắc và từ 105o55’33’’ đến 106o01’05’’ độ kinh Đông Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 71,79 km2, bao gồm 10 xã và 1 thị trấn trung tâm
Hình 3.1: Sơ đồ hành chính huyện Văn Giang
Nhìn vào hình 3.1 ta có thể thấy, huyện Văn Giang giáp với thủ đô Hà Nội
Trang 38về phía Tây và Tây Bắc, phía Đông Bắc giáp với huyện Văn Lâm, phía Nam giáp với huyện Khoái Châu và phía Đông giáp với huyện Yên Mỹ Huyện nằm cách trung tâm tỉnh Hưng Yên (thành phố Hưng Yên) hơn 40 km về phía Đông Nam và nằm cách thủ đô Hà Nội 12 km về phía Tây Bắc
Với ví trí địa lý như trên Văn Giang có nhiều lợi thế trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội do có thể dễ dàng giao lưu văn hóa và trao đổi hàng hóa với các vùng huyện khác trong toàn tỉnh và với các tỉnh thành lân cận
3.1.1.2 Các điều kiện tự nhiên
*Địa hình, địa mạo
Văn Giang nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng nên địa hình tương đối bằng phẳng Địa hình của huyện nghiêng dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Các xã ở phía Tây Bắc thường có địa hình vàn và vàn cao, các xã ở phía Đông Nam lại chủ yếu có địa hình vàn và vàn thấp Cũng giống như đặc điểm chung của tỉnh Hưng Yên, địa hình huyện Văn Giang không có đồi núi mà hoàn toàn là đồng bằng rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp
*Đặc điểm thủy văn
Do đặc điểm địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc-Đông Nam nên tất cả các sông của huyện cũng chảy theo hướng này Đất đai của huyện chủ yếu được bồi đắp bởi hệ thống sông Bắc Hưng Hải và một hệ thống dày đặc các ao, hồ, sông ngòi nhỏ như: sông Đồng Quê, sông Ngưu Giang, sông Tam Bá Hiền, kênh Đông, kênh Tây…
Với một hệ thống sông, hồ, kênh mương tương đối dày đặc giúp cho huyện
có khả năng bảo đảm tốt nhu cầu nước sinh hoạt cũng như nước tưới tiêu cho nông nghiệp và nhu cầu nước của các ngành kinh tế khác
*Đặc điểm thời tiết, khí hậu
Do nằm trong vùng trung tâm đồng băng châu thổ sông Hồng nên khí hậu của huyện mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa Khí hậu trong năm được chia làm hai mùa rõ rệt Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều (mùa mưa) kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10 Mùa đông lạnh, hanh, khô và ít mưa (mùa khô) kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Các đặc điểm khí hậu cụ thể của huyện Văn Giang
Trang 39như sau:
Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm của Văn Giang là 23,2 o
C với tổng lượng nhiệt trung bình năm là 8.503oC/năm Vào mùa hè nhiệt độ dao động từ
30oC-32 oC, tháng nóng nhất là vào tháng 6 và tháng 7 (36o
C-38oC) Vào mùa đông thì nhiệt độ lại giảm đi đáng kể, dao động từ 17oC-20oC, tháng có nhiệt độ thấp nhất
là vào tháng 1 và tháng 2 (8oC-10oC)
Chế độ Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình của huyện là 1.750 giờ/năm,
trong đó số giờ nắng trung bình ngày là từ 6-7 giờ vào mùa hè và từ 3-4 giờ vào mùa đông Số ngày nắng bình quân trong một tháng là khoảng 24 ngày
Lượng mưa: tổng lượng mưa trung bình của huyện là từ 1.500-1.600
mm/năm Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, vào mùa mưa lượng mưa thường rất lớn và mưa tập trung vào các tháng 7, 8 và 9 (chiếm 60% tổng lượng mưa cả năm) Vào mùa khô lượng mưa giảm đi nhiều thậm chí có tháng hầu như không có mưa
Gió: bao gồm hai hướng gió chính là: gió Đông Bắc thổi vào mùa đông và
gió Đông Nam thổi vào mùa hè Ngoài ra vào các tháng 5, 6 và 7 trong năm còn xuất hiện các cơn gió khô và nóng
Độ ẩm không khí: nhìn chung độ ẩm không khí của huyện là tương đối cao
dao động từ 79% (tháng 3) đến 92% Độ ẩm trung bình năm là khoảng 85%
Nhìn chung, huyện Văn Giang có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp Thời tiết mưa nắng thuận hòa, ít biến động và ít thiên tai là những thuận lợi lớn để huyện phát triển kinh
Vùng ngoài đê có diện tích là 1.323,26 ha chiếm 18,42% diện tích tự nhiên, trong đó: 873,14 ha đất nông nghiệp chiếm 19,67% diện tích đất nông
Trang 40nghiệp toàn huyện; 450,12ha đất phi nông nghiệp chiếm 16,4% diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện, địa hình có nhiều phức tạp hơn do có sự bồi đắp dẫn đến tình trạng cao thấp đan xen lẫn nhau khó cho sản xuất
Vùng đất trong đê có sự ổn định nên canh tác được thuận tiện, có diện tích 5.857,62ha chiếm 81,58% diện tích tự nhiên, trong đó: 3.564,74 ha đất nông nghiệp chiếm 80,33% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện; 2.292,88ha đất phi nông nghiệp chiếm 83,6% diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện
Nguồn gốc hình thành các loại đất do sự chia cắt bởi các sông ngòi tự nhiên
và hệ thống giao thông lớn với 4 loại đất chính:
Đất phù sa được bồi màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng: loại đất này chỉ có ở thị trấn Văn Giang, Thắng Lợi và Mễ Sở, với diện tích là 288,5 ha
Đất phù sa ít được bồi màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông
Hồng: được phân bố ở xã Xuân Quan, Phụng Công, Thị trấn Văn Giang,
Liên Nghĩa, Mễ Sở và Thắng Lợi, với diện tích là 456,73 ha
Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi, trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng: được phân bố rộng rãi ở 11 xã, thị trấn trong huyện, với diện tích
là 2.635,65 ha
Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi, trung tính ít chua có hiện tượng glây của hệ thống sông Hồng: phân bố chủ yếu ở xã Phụng Công, Cửu Cao, Long Hưng, Tân Tiến, Nghĩa Trụ và xã Vĩnh Khúc, với diện tích là 613,29 ha
*Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của huyện bao gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm với trữ lượng khá dồi dào và phân bố đều trên địa bàn huyện:
Nguồn nước mặt: nguồn nước mặt của Văn Giang chủ yếu được lấy từ hệ
thống các sông ngòi, ao hồ và lượng mưa hàng năm Sông lớn nhất trên địa bàn huyện là hệ thống sông Bắc Hưng Hải, ngoài ra huyện còn có một hệ thống dày đặc các ao, hồ, sông ngòi nhỏ như: sông Đồng Quê, sông Ngưu Giang, sông Tam Bá Hiền, kênh Đông, kênh Tây…phân bố khá đồng đều trên địa bàn huyện Tuy nhiên, nguồn nước mặt của huyện có sự khác biệt rõ