3.1.1.1 Vị trí địa lý
Văn Giang nằm ở phía Bắc của tỉnh Hƣng Yên, có toạ độ địa lý là từ 20o54’05’’ đến 20o58’15’’ độ vĩ Bắc và từ 105o55’33’’ đến 106o01’05’’ độ kinh
Đông. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 71,79 km2, bao gồm 10 xã và 1 thị trấn
trung tâm.
Hình 3.1: Sơ đồ hành chính huyện Văn Giang
28
về phía Tây và Tây Bắc, phía Đông Bắc giáp với huyện Văn Lâm, phía Nam giáp với huyện Khoái Châu và phía Đông giáp với huyện Yên Mỹ. Huyện nằm cách trung tâm tỉnh Hƣng Yên (thành phố Hƣng Yên) hơn 40 km về phía Đông Nam và nằm cách thủ đô Hà Nội 12 km về phía Tây Bắc.
Với ví trí địa lý nhƣ trên Văn Giang có nhiều lợi thế trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội do có thể dễ dàng giao lƣu văn hóa và trao đổi hàng hóa với các vùng huyện khác trong toàn tỉnh và với các tỉnh thành lân cận.
3.1.1.2 Các điều kiện tự nhiên *Địa hình, địa mạo
Văn Giang nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng nên địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Địa hình của huyện nghiêng dần theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Các xã ở phía Tây Bắc thƣờng có địa hình vàn và vàn cao, các xã ở phía Đông Nam lại chủ yếu có địa hình vàn và vàn thấp. Cũng giống nhƣ đặc điểm chung của tỉnh Hƣng Yên, địa hình huyện Văn Giang không có đồi núi mà hoàn toàn là đồng bằng rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
*Đặc điểm thủy văn
Do đặc điểm địa hình nghiêng theo hƣớng Tây Bắc-Đông Nam nên tất cả các sông của huyện cũng chảy theo hƣớng này. Đất đai của huyện chủ yếu đƣợc bồi đắp bởi hệ thống sông Bắc Hƣng Hải và một hệ thống dày đặc các ao, hồ, sông ngòi nhỏ nhƣ: sông Đồng Quê, sông Ngƣu Giang, sông Tam Bá Hiền, kênh Đông, kênh Tây…
Với một hệ thống sông, hồ, kênh mƣơng tƣơng đối dày đặc giúp cho huyện có khả năng bảo đảm tốt nhu cầu nƣớc sinh hoạt cũng nhƣ nƣớc tƣới tiêu cho nông nghiệp và nhu cầu nƣớc của các ngành kinh tế khác.
*Đặc điểm thời tiết, khí hậu
Do nằm trong vùng trung tâm đồng băng châu thổ sông Hồng nên khí hậu của huyện mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu trong năm đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều (mùa mƣa) kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10. Mùa đông lạnh, hanh, khô và ít mƣa (mùa khô) kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Các đặc điểm khí hậu cụ thể của huyện Văn Giang
29 nhƣ sau:
Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm của Văn Giang là 23,2 oC với tổng lƣợng nhiệt trung bình năm là 8.503oC/năm. Vào mùa hè nhiệt độ dao động từ 30oC-32 oC, tháng nóng nhất là vào tháng 6 và tháng 7 (36o
C-38oC). Vào mùa đông
thì nhiệt độ lại giảm đi đáng kể, dao động từ 17oC-20oC, tháng có nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 1 và tháng 2 (8oC-10oC).
Chế độ Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình của huyện là 1.750 giờ/năm, trong đó số giờ nắng trung bình ngày là từ 6-7 giờ vào mùa hè và từ 3-4 giờ vào mùa đông. Số ngày nắng bình quân trong một tháng là khoảng 24 ngày.
Lượng mưa: tổng lƣợng mƣa trung bình của huyện là từ 1.500-1.600 mm/năm. Tuy nhiên lƣợng mƣa phân bố không đồng đều trong năm, vào mùa mƣa lƣợng mƣa thƣờng rất lớn và mƣa tập trung vào các tháng 7, 8 và 9 (chiếm 60% tổng lƣợng mƣa cả năm). Vào mùa khô lƣợng mƣa giảm đi nhiều thậm chí có tháng hầu nhƣ không có mƣa.
Gió: bao gồm hai hƣớng gió chính là: gió Đông Bắc thổi vào mùa đông và
gió Đông Nam thổi vào mùa hè. Ngoài ra vào các tháng 5, 6 và 7 trong năm còn xuất hiện các cơn gió khô và nóng.
Độ ẩm không khí: nhìn chung độ ẩm không khí của huyện là tƣơng đối cao dao động từ 79% (tháng 3) đến 92% . Độ ẩm trung bình năm là khoảng 85%.
Nhìn chung, huyện Văn Giang có điều kiện tự nhiên tƣơng đối thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Thời tiết mƣa nắng thuận hòa, ít biến động và ít thiên tai là những thuận lợi lớn để huyện phát triển kinh tế, xã hội một cách ổn định, bền vững.
3.1.1.3 Các tài nguyên thiên nhiên *Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê năm 2009, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Văn Giang là 7.180,88 ha. Đất đai của huyện Văn Giang chia làm hai phần chính: vùng đất trong đê và vùng đất ngoài đê.
Vùng ngoài đê có diện tích là 1.323,26 ha chiếm 18,42% diện tích tự nhiên, trong đó: 873,14 ha đất nông nghiệp chiếm 19,67% diện tích đất nông
30
nghiệp toàn huyện; 450,12ha đất phi nông nghiệp chiếm 16,4% diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện, địa hình có nhiều phức tạp hơn do có sự bồi đắp dẫn đến tình trạng cao thấp đan xen lẫn nhau khó cho sản xuất.
Vùng đất trong đê có sự ổn định nên canh tác đƣợc thuận tiện, có diện tích 5.857,62ha chiếm 81,58% diện tích tự nhiên, trong đó: 3.564,74 ha đất nông nghiệp chiếm 80,33% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện; 2.292,88ha đất phi nông nghiệp chiếm 83,6% diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện.
Nguồn gốc hình thành các loại đất do sự chia cắt bởi các sông ngòi tự nhiên và hệ thống giao thông lớn với 4 loại đất chính:
Đất phù sa đƣợc bồi màu nâu tƣơi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng:
loại đất này chỉ có ở thị trấn Văn Giang, Thắng Lợi và Mễ Sở, với diện tích là 288,5 ha.
Đất phù sa ít đƣợc bồi màu nâu tƣơi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng: đƣợc phân bố ở xã Xuân Quan, Phụng Công, Thị trấn Văn Giang, Liên Nghĩa, Mễ Sở và Thắng Lợi, với diện tích là 456,73 ha.
Đất phù sa không đƣợc bồi màu nâu tƣơi, trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng: đƣợc phân bố rộng rãi ở 11 xã, thị trấn trong huyện, với diện tích là 2.635,65 ha.
Đất phù sa không đƣợc bồi màu nâu tƣơi, trung tính ít chua có hiện tƣợng glây
của hệ thống sông Hồng: phân bố chủ yếu ở xã Phụng Công, Cửu Cao, Long Hƣng, Tân Tiến, Nghĩa Trụ và xã Vĩnh Khúc, với diện tích là 613,29 ha.
*Tài nguyên nước
Tài nguyên nƣớc của huyện bao gồm nguồn nƣớc mặt và nguồn nƣớc ngầm với trữ lƣợng khá dồi dào và phân bố đều trên địa bàn huyện:
Nguồn nước mặt: nguồn nƣớc mặt của Văn Giang chủ yếu đƣợc lấy từ hệ thống các sông ngòi, ao hồ và lƣợng mƣa hàng năm. Sông lớn nhất trên địa bàn huyện là hệ thống sông Bắc Hƣng Hải, ngoài ra huyện còn có một hệ thống dày đặc các ao, hồ, sông ngòi nhỏ nhƣ: sông Đồng Quê, sông Ngƣu Giang, sông Tam Bá Hiền, kênh Đông, kênh Tây…phân bố khá đồng đều trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, nguồn nƣớc mặt của huyện có sự khác biệt rõ
31
rệt theo mùa do ảnh hƣởng bởi chế độ thủy văn của các con sông và do sự khác biệt về lƣợng mƣa trong mùa mƣa và mùa khô.
Nước ngầm: nguồn nƣớc ngầm của huyện tƣơng đối dồi dào phân bố ở cả tầng nƣớc nông và tầng nƣớc sâu. Chất lƣợng nƣớc ngầm của huyện khá tốt bảo đảm cung cấp nguồn nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân.
*Một số tài nguyên khác
Bên cạnh hai tài nguyên quan trọng là đất và nƣớc thì trên địa bàn huyện Văn Giang còn có một số tài nguyên khác có thể kể tới nhƣ sau:
Nguồn cát đen: với trữ lƣợng khá lớn, phân bố tại các vùng dọc theo sông
Hồng. Nguồn cát này có thể khai thác để phục vụ nhu cầu xây dựng cho ngƣời dân trong huyện và các vùng lân cận.
Nguồn than nâu: Văn Giang có trữ lƣợng than nâu tƣơng đối lớn thuộc mỏ
than nâu vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng (tổng trữ lƣợng của mỏ là 90 tỷ tấn). Tuy nhiên, nguồn than nâu này phân bố ở độ sâu hơn 1.000 m nên khai thác rất khó khăn và phức tạp. Hiện nay nguồn than này vẫn chƣa đƣợc khai thác để phục vụ nhu cầu của nhân dân.