3.1.3.1 Phát triển nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp năm 2011 trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi hơn so với năm trƣớc, đƣợc mùa toàn diện cả về năng suất, chất lƣợng, giá trị. Tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt 1.074 tỷ đồng.
*Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng năm 2011 của huyện là 6.291,8 ha, giảm 55,2 ha so với năm 2010. Trong đó diện tích lúa cả năm là: 3.162 ha, giảm 74 ha so với năm 2010 (nguyên nhân giảm do một phần diện tích đƣợc chuyển sang thực hiện các dự án đầu tƣ và chuyển đổi sang trồng các loại cây khác…). Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 61,4 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha so với năm 2010.
Tổng sản lƣợng lƣơng thực của huyện năm 2011 đạt 24.158 tấn, trong đó sản lƣợng thóc là: 20.453 tấn. Giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác 127 triệu đồng, tăng 21 triệu đồng.
37
Theo thống kê tại thời điểm cuối năm 2011, toàn huyện có 82.236 con Lợn; 1.342 con Bò; 40 con Trâu, đàn Gia cầm 125.600 con. So với cùng kỳ năm 2010, đàn Lợn tăng 3,4%, đàn Bò giảm 11,7%, đàn Trâu tăng 2,6%, đàn Gia cầm giảm 1,3%. Sản lƣợng thịt Lợn hơi xuất chuồng: 13.433 tấn (tăng 4%); sản lƣợng thịt hơi đàn Gia cầm xuất chuồng: 442,2 tấn (giảm 1,2%). Công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn Gia súc, Gia cầm đƣợc quan tâm thƣờng xuyên, chỉ đạo kịp thời, không để dịch bệnh xảy ra.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản: 531ha, giảm 8,6% so với năm 2010, sản lƣợng Cá thu hoạch 3.663,9 tấn.
3.1.3.2 Phát triển công nghiệp – xây dựng
Trong những năm qua ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Số lƣợng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và diện tích đất sản xuất phi công nghiệp của huyện không ngừng tăng lên. Năm 2011 tổng giá trị sản phẩm công nghiệp của huyện đạt 246,3 tỷ đồng, đạt mức tăng trƣởng 16,4% so với năm 2010. Một số các chỉ tiêu phát triển công nghiệp của huyện Văn Giang đƣợc thể hiện trong bảng 3.3:
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu phát triển công nghiệp của huyện Văn Giang giai đoạn 2004 – 2011 Chỉ tiêu 2004 2006 2008 2011 Tăng/ giảm Bình quân/năm Số doanh nghiệp (doanh nghiệp) 1.073 1.994 2.158 2.210 1.137 284 Diện tích đất sản xuất
phi nông nghiệp (ha) 52,05 53,78 72,37 201,09 149,04 21,29
Giá trị sản xuất
công nghiệp (triệu đồng) 71.876 211.281 196.056 246.300 174.424 24.917,71
Số lao động công
nghiệp (người) 2.825 4.597 4.247 7.079 4.254 607,71
Đóng góp vào cơ cấu
kinh tế (%) 24,45 28,52 41,85 31,60 7,15 1,02
Nguồn: Số liệu thống kê huyện Văn Giang
38
số doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn huyện đã tăng lên gấp đôi từ 1.073 doanh nghiệp năm 2004 lên 2.210 doanh nghiệp năm 2011 tức trung bình mỗi năm tăng thêm 248 doanh nghiệp. Song song với việc gia tăng số lƣợng các doanh nghiệp thì diện tích đất dành cho sản xuất phi nông nghiệp của huyện cũng tăng lên nhanh chóng từ 52,05 ha năm 2004 lên 201,09 ha năm 2011 đạt tốc độ tăng trƣởng trung bình trong toàn giai đoạn là 21,29 ha/năm. Điều này cho thấy quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn huyện trong giai đoạn này phát triển tƣơng đối mạnh.
Công nghiệp phát triển đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời dân và đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Số lƣợng lao động công nghiệp của huyện tăng từ 2,8 nghìn ngƣời năm 2004 lên 7 nghìn ngƣời năm 2011. Trong giai đoạn 2004-2011 đã tạo thêm 4.254 lao động công nghiệp đạt mức tăng bình quân là 607,71 lao động/năm. Tổng giá trị sản phẩm công nghiệp của huyện cũng tăng lên rất nhanh đạt tốc độ trung bình gần 25 tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2004-2011. Điều này đã góp phần cải thiện đáng kể cơ cấu kinh tế của huyện. Tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực Công nghiệp-Xây dựng đã tăng 7,15% trong giai đoạn 2004-2011, tức trung bình tăng 1,02%/năm.
3.1.3.3 Tình hình phát triển ngành dịch vụ
Nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn và thƣờng xuyên của lãnh đạo huyện mà giá cả các mặt hàng trên thị trƣờng khá ổn định, không xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu hụt hàng hóa, gây sốt giá. Trong năm 2011, hoạt động thƣơng mại, dịch vụ của huyện tiếp tục phát triển, sức mua trên thị trƣờng tăng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2001 đạt 1.585 tỷ đồng, tăng 27,9% so với năm 2010.
Các loại hình dịch vụ khác trên địa bàn huyện cũng phát triển mạnh trong những năm qua. Hệ thống điện thoại cố định, điện thoại di động tiếp tục phát triển, chất lƣợng dịch vụ đƣợc đảm bảo. Dịch vụ Internet, My TV phát triển nhanh đến cuối năm 2011 trong toàn huyện có 3.350 thuê bao toàn mạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng cao của ngƣời dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng. Dịch vụ Bƣu chính hoạt động có hiệu quả đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân, doanh thu trong năm 2011 đạt 2,56 tỷ đồng.
39