Hiện trạng xử lý chất thải tại các hệ thống trang trại chăn nuôi Lợn

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 62)

Theo kết quả khảo sát và điều tra tại 42 trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang thì tỷ lệ phân tách chất thải rắn và chất thải lỏng tại các trang trại là tƣơng đối thấp chỉ đạt 30,95%; còn lại hầu hết các trang trại đều không tiến hành phân tách chất thải (69,05%). Tỷ lệ phân tách cao nhất là trong các hệ thống VC

53

(50%), VAC (37,5%) trong khi đó các hệ thống C và AC tỷ lệ phân tách rất thấp, chỉ đạt lần lƣợt là 20 và 12,5% (hình 3.4). Phân thải và nƣớc thải đƣợc trộn lẫn với nhau trƣớc khi đƣa vào các hệ thống xử lý hoặc đƣa ra ngoài môi trƣờng.

Hình 3.4: Tỷ lệ phân tách và không phân tách chất thải

trong các hệ thống trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hƣng Yên

Chất thải từ các hệ thống trang trại chăn nuôi Lợn của huyện Văn Giang đƣợc xử lý với nhiều biện pháp khác nhau tùy theo điều kiện và đặc điểm của các hệ thống. Tình hình xử lý chất thải của các hệ thống này đƣợc mô tả qua hình 3.5.

Hình 3.5 cho ta thấy, có khá nhiều các hình thức xử lý chất thải đang đƣợc thực hiện tại các hệ thống trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang nhƣ: Biogas, ủ phân compose, bón cho cây trồng, thu gom phân để bán, cho Cá ăn và thậm chí là thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trƣờng. Trong đó, biện pháp đƣợc áp dụng nhiều nhất là sử dụng chất thải làm thức ăn cho Cá (52,38%), tiếp đó là biogas (47,62%), bón cây (38,10%), thu gom để bán (28,57%) và thấp nhất là ủ phân compose với chỉ 9,52%. Trong khi đó, tỷ lệ các trang trại xả thải trực tiếp chất thải ra ngoài môi trƣờng vẫn còn khá cao (28,57%).

54

Hình 3.5. Sơ đồ tỷ lệ áp dụng các hình thức xử lý chất thải của các trang trại Lợn trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên

*Biogas

Xây dựng các hầm biogas để xử lý chất thải đã đƣợc áp dụng nhiều ở các trang trại chăn nuôi trên địa bàn cả nƣớc. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ sử dụng hầm biogas tại các trang trại Lợn của huyện Văn Giang là 47,62% (20/42 trang trại). Trong đó, các hệ thống VC và C là những hệ thống có tỷ lệ sử dụng biogas cao hơn với lần lƣợt là 75% và 60%. Tỷ lệ sử dụng biogas tại các hệ thống VAC và AC thấp hơn với 37,5% và 25% (Bảng 3.11).

55

Bảng 3.11: Các biện pháp xử lý chất thải tại các hệ thống trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang

Hình thức xử lý chất thải VAC AC VC C Tổng Hộ % Hộ % Hộ % Hộ % Hộ % Biogas 6 37,50 2 25,00 6 75,00 6 60,00 20 47,62 Compose 2 12,50 0 0,00 2 25,00 0 0,00 4 9,52 Thu gom để bán 5 31,25 1 12,50 4 50,00 2 20,00 12 28,57 Bón cho cây trồng 9 56,25 1 12,50 5 62,50 1 10,00 16 38,10 Cho cá ăn 14 87,50 8 100,00 0 0,00 0 0,00 22 52,38 Thải bỏ ra ngoài môi trƣờng 2 12,5 0 0 4 50,00 6 60,00 12 28,57

Các bể biogas thƣờng đƣợc thiết kế với thể tích hiệu dụng vào khoảng 10-50

m3 (trung bình là 18,05 m3). Các bể biogas đã góp phần xử lý đáng kể lƣợng chất

thải phát sinh của các trang trại Lợn. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chủ trang trại do khối lƣợng chất thải phát sinh lớn nên các hầm biogas không thể tiến hành xử lý hết đƣợc. Tỷ lệ xử lý chất thải của các bể biogas đạt bình quân 51,75% (Bảng 3.12).

Bảng 3.12: Thể tích và tỷ lệ xử lý chất thải của các bể biogas trong các trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang

Giá trị Thể tích hiệu dụng (m3) Tỷ lệ xử lý chất thải (%) Nhỏ nhất 10 10 Lớn nhất 50 100 Trung bình 18,05 51,75 Trung vị 15 55 Sai số chuẩn 1,95 7,4 Độ lệch chuẩn 8,74 33,1

Về việc sử dụng các sản phẩm đầu ra của biogas bao gồm khí gas và nƣớc thải thì 100% các hộ có hầm biogas sử dụng khí gas để phục vụ đun nấu trong trang trại, ngoài ra một tỷ lệ nhỏ các trang trại (20%) còn sử dụng khí gas để phát điện thắp sáng. Theo đánh giá của ngƣời dân việc sử dụng gas để đun nấu và phát điện giúp cho họ giảm đƣợc một lƣợng chi phí đáng kể tiền mua gas và tiền điện.

Đối với nƣớc thải sau biogas, theo nhiều chuyên gia môi trƣờng nƣớc đầu ra của biogas mặc dù đã đƣợc xử lý nhƣng vẫn có hàm lƣợng BOD, COD và các chất dinh dƣỡng cao (Lâm Vĩnh Sơn và Nguyễn Trần Ngọc Sơn, 2011; Vũ Đình Tôn và

56

cộng sự, 2008). Do đó, nếu thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trƣờng vẫn có khả năng

gây ô nhiễm môi trƣờng cao (Bảng 3.13). Tuy nhiên, loại nƣớc này có thể đƣợc tận dụng tốt cho việc tƣới cây hoặc đƣa xuống ao làm thức ăn cho cá do các mầm bệnh hầu hết đã đƣợc loại bỏ thông qua quá trình xử lý yếm khí trong bể biogas. Mặc dù vậy theo kết quả điều tra, thì chỉ có 10% các trang trại sử dụng nƣớc sau biogas để tƣới cây (tập trung chủ yếu tại hệ thống VC), 30% trang trại sử dụng để làm thức ăn cho cá (thƣờng ở các hệ thống VAC và AC), trong khi đó có tới 60% số hộ là thải bỏ trực tiếp nƣớc thải sau biogas ra ngoài các ao, kênh nƣớc tự nhiên xung quanh trang trại (hình 3.5).

Bảng 3.13: Đặc trƣng nƣớc thải chăn nuôi Lợn trƣớc và sau xử lý biogas Giá trị Trƣớc Biogas (mg/L) Sau Biogas (mg/L)

COD BOD T-N T-P COD BOD T-N T-P

Nhỏ nhất 1.220 530 86 68 386 98 41 42

Lớn nhất 1.472 724 151 82 525 212 82 54

Trung Bình 1.352 650 117 75 475 145 63 47

Độ lệch chuẩn 128,28 83,90 33,90 5,97 62,71 54,09 19,45 5,26

Đánh giá về tình hình hoạt động cũng nhƣ các vấn đề gặp phải khi sử dụng hầm biogas của các trang trại đƣợc trình bày trong bảng 3.14.

Bảng 3.14: Tình hình hoạt động và các vấn đề nảy sinh của bể biogas trong các trang trại Lợn huyện Văn Giang

Hạng mục Tình trạng Số trang trại Tỷ lệ (%) Hoạt động Tốt 13 65,00 Bình thƣờng 5 25,00 Không tốt 2 10,00 Lƣợng khí sinh ra Thừa 14 70,00 Đủ 4 20,00 Thiếu 2 10,00 Các vấn đề gặp phải Không sinh khí 2 10,00 Tràn bể 3 15,00 Rạn nứt 1 5,00 Không vấn đề gì 14 70,00

Theo kết quả bảng 3.14 có thể thấy có tới 65% các trang trại cho các bể biogas hoạt động tốt và 25% cho rằng hoạt động bình thƣờng, chỉ có 10% cho rằng

57

hoạt động không tốt. Về khả năng sinh khí có tới 70% cho rằng lƣợng khí sinh ra là thừa, 20% cho là đủ và chỉ có 10% cho là thiếu. Việc khí gas bị dƣ là do hầu hết các trang trại mới chỉ sử dụng gas để đun nấu mà chƣa sử dụng vào các mục đích khác (chỉ có 20% sử dụng để phát điện). Điều này dẫn đến việc các trang trại phải thải bớt lƣợng khí gas dƣ thừa ra ngoài môi trƣờng (hình 3.5). Ngoài tình trạng dƣ thừa khí gas thì trong quá trình sử dụng hầm biogas các trang trại còn gặp các vấn đề nhƣ bể biogas không sinh khí (10%), bể biogas bị tràn (15%) và bể bị rạn nứt (5%), còn lại 70% các trang trại có hầm biogas cho rằng họ không gặp vấn đề gì.

*Ủ phân compose

Theo kết quả điều tra tỷ lệ ủ phân compose để xử lý chất thải là khá thấp với 9,52% (4/42 trang trại) trong đó tập trung chủ yếu tại hai hệ thống AC (25%) và

VAC (12,5%). Kết quả này cũng đã đƣợc Phùng Đức Tiến và cộng sự chỉ ra khi

nghiên cứu về các trang trại chăn nuôi Lợn tại một số địa phƣơng trên cả nƣớc. Để có thể ủ đƣợc phân compose thì cần phải phân tách đƣợc chất thải rắn và chất thải lỏng do đó chỉ có trang trại nào tiến hành phân tách chất thải mới áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên, tỷ lệ phân tách chất thải tại các trang trại Lợn của Văn Giang khá thấp nên việc ủ phân compose không đƣợc sử dụng nhiều.

Bảng 3.15: Tỷ lệ và thời gian xử lý phân thải của biện pháp ủ compose Giá trị Tỷ lệ xử lý (%) Thời gian ủ (ngày)

Nhỏ nhất 3 8 Lớn nhất 17 28 Trung bình 12,5 14,5 Trung vị 15 12,5 Sai số chuẩn 3,2 3,8 Độ lệch chuẩn 6,4 7,59

Theo kết quả bảng 3.15 thì tỷ lệ phân thải đƣợc xử lý bằng biện pháp ủ compose là khá khiêm tốn chỉ dao động từ 3-17% (trung bình 12,5%). Nguyên nhân là do phân Lợn thƣờng rất khó thu gom vì bị nát, dễ hòa tan cùng với nƣớc tiểu và nƣớc rửa chuồng. Do đó, khối lƣợng phân thu gom đƣợc để đem đi ủ là khá ít. Về thời gian ủ theo các chủ trang trại là từ 8-25 ngày (trung bình 14,5 ngày) cũng do thời gian của một mẻ ủ khá dài nên biện pháp này cũng ít đƣợc sử dụng và tỷ lệ xử

58 lý so với tổng nguồn thải cũng rất ít.

Đánh giá về kỹ thuật ủ phân compose thì cả 4 trang trại (100%) đều cho là dễ ủ và họ không gặp khó khăn gì. Về chất lƣợng phân thì ¾ trang trại (75%) cho rằng chất lƣợng phân ủ tốt, chỉ có 1 trang trại (25%) cho rằng chất lƣợng phân ủ là bình thƣờng.

Khi đƣợc hỏi về tác dụng của biện pháp ủ phân compose đối với xử lý phân thải thì cả 4 chủ trang trại (100%) đều đánh giá là tốt vì phân sau ủ không còn mùi hôi thối, lại có thể sử dụng tốt để bón cho cây, đất hoặc dễ bán hơn là phân tƣơi.

* Thu gom phân để bán

Đây là biện pháp thu gom chất thải rắn trong những lần dọn chuồng, lƣợng phân rắn thu đƣợc sẽ bán cho những hộ trồng trọt có nhu cầu sử dụng phân. Biện pháp này cũng đƣợc áp dụng khá phổ biến ở các trang trại Lợn của huyện Văn Giang với tỷ lệ là 28,57% (12/42 trang trại) (hình 3.5). Trong đó, tỷ lệ cao nhất là ở hệ thống VC với 50%; tiếp đó là hệ thống VAC 31,25% và hệ thống C với 20%; tỷ lệ thấp nhất là hệ thống AC với chỉ 12,5% (Bảng 3.16).

Bảng 3.16: Thông tin chung về biện pháp thu gom phân thải để bán ở các trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang.

Giá trị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Trung vị Sai số chuẩn Độ lệch chuẩn Tỷ lệ xử lý (%) 3 80 40,25 45 8,08 27,99

Tần suất thu gom (lần/ngày) 0,1 3 1,6 2 0,28 0,95

Thời gian thu gom (phút/lần) 20 180 84,17 75 11,96 41,44

Số bao thu gom đƣợc (bao/ngày) 0,2 30 6,06 4,5 2,28 7,91

Giá bán (1.000VNĐ/bao) 10 16 13,17 13,5 0,63 2,21

Theo kết quả bảng 3.16 biện pháp thu gom phân thải để bán có thể đáp ứng đƣợc trung bình là 40,25% lýợng phân thải phát sinh của các trang trại. Tuy nhiên khoảng dao động lại rất lớn từ 3-80%. Trung bình các trang trại sẽ thu gom phân thải là 1,6 lần mỗi lần mất khoảng từ 20-180 phút (trung bình 84,14 phút) tùy theo quy mô và số lƣợng vật nuôi của các trang trại. Số lƣợng phân thu gom đƣợc trong mỗi lần dọn chuồng là từ 0,2-30 bao (trung bình là 6 bao) và giá bán phân dao động

59 từ 10-16 nghìn đồng/bao.

Theo ý kiến đánh giá của 12 trang trại có áp dụng biện pháp này thì có 9 trang trại cho là biện pháp này hiệu quả và tốt. Lý do đƣợc ngƣời dân đánh giá là tốt thì có 100% là do thu đƣợc thêm kinh phí, khoảng 78.000 đồng/ngày (tính theo số liệu bảng 3.16) trong khi đó chỉ có 55,59% (5 trang trại) cho là tốt vì giảm thiểu đƣợc chất thải bảo vệ môi trƣờng. Nhƣ vậy có thể thấy việc ngƣời dân tiến hành thu gom phân xuất phát chủ yếu từ lý do kinh tế là chính, lý do bảo vệ môi trƣờng chỉ là thứ yếu. Mặt khác có 3 trang trại mặc dù đang áp dụng biện pháp thu gom phân nhƣng đánh hiệu quả của biện pháp này chỉ ở mức bình thƣờng. Lý do họ đƣa ra là việc thu dọn phân khá mất thời gian (bình quân 84 phút/lần) đặc biệt là ở các trang trại lớn. Mặt khác họ cũng cho rằng phân Lợn thƣờng rất khó thu gom, đặc biệt là Lợn thịt do thức ăn chủ yếu là thức ăn tinh nên phân rất nát. Chỉ có Lợn nái do thức ăn đƣợc bổ sung thêm chất sơ nên phân rắn hơn và dễ thu gom. Thêm vào đó việc thu gom phân cũng khá vất vả và tƣơng đối bẩn đối với những ngƣời thu gom.

* Bón cho cây

Đây là biện pháp mà các trang trại sử dụng trực tiếp phân và nƣớc thải của các chuồng nuôi Lợn để tƣới hoặc bón cho cây trồng. Đây cũng là một trong những biện pháp đƣợc áp dụng khá phổ biến với tỷ lệ các trang trại sử dụng là 38,10%. Trong đó, biện pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu ở hai kiểu hệ thống VC (62,50%) và VAC (56,25%); khá thấp ở hai hệ thống AC (12,5%) và C (10%). Nguyên nhân chủ yếu là do hai hệ thống VAC và VC có bộ phận vƣờn cây còn hai hệ thống AC và C không có vƣờn cây (bón cho cây ngoài trang trại nên mất công và thời gian hơn).

Đánh giá về biện pháp này, hầu hết các chủ trang trại đều cho là tốt do họ giảm đƣợc chi phí mua phân bón cho cây trồng, cây trồng nhờ đó cũng phát triển tốt và đất đai trong trang trại của họ cũng đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, trên thực tế đây là biện pháp bón phân không hợp vệ sinh bởi trong chất thải chuồng Lợn có chứa nhiều mầm bệnh nên khi bón trực tiếp vào đất và cây trồng sẽ đem theo cả các mầm bệnh này từ đó tiềm ẩn khả năng gây bệnh cho con ngƣời cũng nhƣ khả năng ngộ độc thực phẩm cao.

60

* Sử dụng làm thức ăn cho cá

Đây là hình thức xử lý chất thải bằng cách đƣa chất thải từ các chuồng Lợn xuống ao nuôi Cá nhằm cung cấp thức ăn cho Cá. Tỷ lệ các trang trại áp dụng biện pháp này là 52,38% cao nhất trong các biện pháp xử lý chất thải. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng ở hai hệ thống VAC và AC với các tỷ lệ rất cao lần lƣợt là 87,5% và 100% (Bảng 3.11).

Theo kết quả điều tra thì biện pháp này góp phần giải quyết đƣợc khoảng 76,73 % lƣợng phân thải và nƣớc thải phát sinh trong các trang trại Lợn thuộc hệ thống VAC và AC (Bảng 3.17).

Bảng 3.17: Tỷ lệ xử lý chất thải bằng biện pháp cho cá ăn Giá trị Tỷ lệ xử lý (%) Nhỏ nhất 10 Lớn nhất 100 Trung bình 76,73 Trung vị 80 Sai số chuẩn 5,81 Độ lệch chuẩn 29,63

Cũng theo đánh giá của các chủ trang trại thì có tới 21/25 (80,76%) chủ trang trại cho rằng biện pháp này rất hiệu quả do vừa tiết kiệm đƣợc chi phí mua thức ăn cho Cá, vừa giải quyết đƣợc vấn đề môi trƣờng, hơn nữa biện pháp này lại rất đơn giản và không tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, cũng có 5/26 (19,24%) chủ trang trại cho rằng biện pháp này chƣa đƣợc tốt lắm do nếu đƣa quá nhiều chất thải xuống ao Cá có thể gây ô nhiễm nƣớc ao và làm ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của Cá; hơn nữa việc sử dụng phân thải làm thức ăn còn phải căn cứ vào loại Cá thả trong ao, thông thƣờng Cá Chim và Rô phi là hai loại Cá thích hợp nhất; ngoài ra cũng có chủ trang trại cho rằng lƣợng phân từ chuồng nuôi Lợn quá ít không đáp ứng đƣợc nhu cầu của Cá.

61

* Thải bỏ ra ngoài môi trường

Đây thực chất là hình thức các trang trại không tiến hành xử lý chất thải mà đem xả thải trực tiếp vào môi trƣờng. Điểm xả thải thƣờng là các ao, mƣơng, kênh, rãnh nƣớc tự nhiên xung quanh các trang trại. Việc xả thải này chắc chăn sẽ tác động rất xấu đến môi trƣờng do nguồn thải phát sinh lớn, liên tục trong khi các nguồn tiếp nhận thƣờng hạn chế và nhỏ hẹp.

Theo kết quả bảng 3.11 thì tỷ lệ các trang trại xả thải trực tiếp chất thải ra ngoài môi trƣờng vẫn ở mức khá cao 28,57%. Tỷ lệ này, thƣờng tập trung cao ở các trang trại thuộc hệ thống VC và C lần lƣợt là 50% và 60%.

Nhƣ vậy, có thể thấy các biện pháp xử lý chất thải tại các trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang hiện rất phong phú. Trong đó, các biện pháp có tỷ lệ áp dụng cao là biogas, cho cá ăn và bón cho cây trồng. Việc áp dụng các biện pháp xử lý trong các hệ thống trang trại Lợn là không đồng nhất phụ thuộc nhiều vào đặc

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)