Trong quá trình xây dựng các công ước Quốc tế của tổ chức lao động Quốc tế ILO về Bảo hộ lao động, xây dựng Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994 và hệ th
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 8
1.1 KHÁI NIỆM VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 8
1.3 NHỮNG QUAN ĐIỂM TRONG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG 9
1.4 HỆ THỐNG LUẬT PHÁP VÀ CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 9
1.4.1 Những nội dung chủ yếu của luật pháp bảo hộ lao động 10
1.4.2 Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động 10
1.4.2.1 Phạm vi đối tượng của công tác bảo hộ lao động 10
1 Người lao động 10
2 Người sử dụng lao động 10
1.4.2.2 Các quy định về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động 10
1.4.3 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động 11
1.4.3.1 Đối với người sử dụng lao động 11
1.4.3.2 Đối với người lao động 11
1.5 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 12
1 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 12
2 Bộ Y tế 12
3.Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường 12
4.Bộ Giáo dục và Đào tạo 12
5.Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương 12
6.Thanh tra Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động 12
7.Tổ chức Công đoàn: 13
1.6.KHAI BÁO, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG 13
1.6.1.Mục đích 13
1.6.2.Phân tích điều kiện lao động, nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong xây dựng thủy lợi 13
1.Điều kiện lao động 13
2.Nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 14
1.6.3 Phương pháp khai báo, điều tra, đánh giá tình hình tai nạn lao động 14
1.6.3.1Khai báo điều tra 14
CHƯƠNG 2: VỆ SINH LAO ĐỘNG 16
2.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG 16
2.1.1 Các yếu tố gây tác hại sức khỏe người lao động và phân loại bệnh nghề nghiệp trong xây dựng 16
2.1.2 Biện pháp phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp 16
2.1.3 Điều kiện vi khí hậu trong môi trường sản xuất 16
2.2 CHỐNG BỤI 18
2.2.1 Nguyên nhân phát sinh bụi 18
2.2.2 Tác hại của bụi 19
Trang 32.2.3.Các biện pháp chống bụi 19
2.3 PHÒNG CHỐNG NHIỄM ĐỘC 19
2.3.1 Nguyên nhân và tác hai nhiễm độc 19
2.3.2 Các biện pháp phòng chống nhiễm độc 20
2.4 CHỐNG TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG 20
2.4.1 Các nguồn phát sinh tiếng ồn và tác hại 20
2.4.2 Các thông số đặc trưng cho tiếng ồn và rung động 21
2.4.3 Biện pháp chống ồn và rung động 22
1 Chống tiếng ồn 22
2 Chống tác hại của rung động 22
2.5 CHIẾU SÁNG 23
2.5.1 Tầm quan trọng của chiếu sáng trong xây dựng 23
2.5.2 Cơ sở khoa học của thiết kế chiếu sáng 23
2.5.3Chiếu sáng tự nhiên 24
2.5.4Chiếu sáng nhân tạo 24
1.Phương pháp điểm 25
2.Phương pháp hệ số sử dụng quang thông: 26
3 Phương pháp tính theo công suất riêng 28
CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THIẾT KẾ TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ THIẾT KẾ THI CÔNG 30
3.1 MỞ ĐẦU 30
3.2 NỘI DUNG CHỦ YẾU CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THIẾT KẾ THI CÔNG 30
3.3 AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG 31
3.4 AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LẬP MẶT BẰNG THI CÔNG 31
CHƯƠNG 4: KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬ DỤNG CÁC MÁY XÂY DỰNG 32
4.1 MỞ ĐẦU 32
4.2 CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY RA SỰ CỐ, TAI NẠN LAO ĐỘNG 33
1 Máy sử dụng không tốt 33
2 Máy bị mất cân bằng ổn định 33
3 Thiếu các thiết bị che chắn, rào ngăn vùng nguy hiểm 33
4 Sự cố tai nạn điện 34
5 Thiếu ánh sáng 34
6 Do người vận hành 34
7 Thiếu sót trong quản lý máy 34
4.3 CÁC TIÊU CHUẨN VÀ KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬ DỤNG CÁC MÁY THI CÔNG 34
4.3.1 Bảo đảm sự cố định của máy 34
4.3.2 Xác định khoảng cách cho máy đứng trên bờ hố móng 38
4.3.3 Độ dốc cho phép của một số máy làm đất: 38
4.3.4 Một số điểm quy định khi sử dụng máy: 39
1 Các máy làm đất nói chung 39
2 Các máy xúc và đào đất: 39
3 Máy ủi 40
Trang 44 Các máy thi công xấy dựng 40
4.4 TIÊU CHUẨN VÀ BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ NÂNG HẠ 41
4.4.1 Các tiêu chuẩn và biện pháp an toàn khi sử dụng cáp 41
1 Tính toán sức chịu của cáp 41
2 Lựa chọn cáp trong quá trình sử dụng 44
4.4.2 Tiêu chuẩn an toàn cho tang cuốn và ròng rọc 47
4.5 MỘT SỐ THIẾT BỊ AN TOÀN CỦA MÁY XÂY DỰNG: 48
4.6 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC AN TOÀN 48
1 Tuyển dụng, sử dụng thợ vận hành: 48
2 Tổ chức quản lý máy 48
CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG 49
5.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ AN TOÀN ĐIỆN 49
1.Điện trở của con người 49
2.Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người 49
3.Phân loại vị trí sản xuất theo mức độ nguy hiểm về điện 50
5.2 PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP TIẾP XÚC VỚI MẠNG ĐIỆN 50
5.2.1 Chạm vào hai pha khác nhau (hình 5.1) 50
5.2.2 Chạm vào một pha của mạng có trung tính cách ly (hình 5.2) 51
5.2.3 Chạm vào một pha của mạng trung tính nối đất (hình 5-3) 51
5.2.4 Điện áp bước 52
5.3 NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN ĐIỆN 52
5.4 NHỮNG BIỆN PHÁP CHUNG AN TOÀN VỀ ĐIỆN 52
5.4.1Sử dụng điện áp an toàn 52
5.4.2Làm cách điện dây dẫn 53
5.4.3 Làm bộ phận che chắn 53
5.4.4 Nối đất bảo vệ, cắt điện bảo vệ 53
1.Nối đất bảo vệ trong mạng điện 3 pha cách ly không có dây trung tính (hình 5.5) 53
2.Nối đất trong mạng điện có dây trung tính nối đất (hình 5.6) 54
3.Nối “không” thiết bị điện 54
4 Cắt điện bảo vệ 55
5.Sử dụng điện cực san bằng thế trong mạng điện có điện áp đến 1000V 55
5.4.5Sử dụng khoảng cách an toàn tránh phóng điện hồ quang 56
5.4.6Sử dụng các dụng cụ bảo vệ 56
5.5MỘT SỐ YÊU CẦU AN TOÀN ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG (TCVN 4086-1985) 56
1.Khi xây dựng lưới điện ở công trường cần bảo đảm 56
2.Các yêu cầu đối với công nhân vận hành thiết bị điện ở công trường 56
3.Cấp cứu người bị tai nạn điện 57
CHƯƠNG 6: KỸ THUẬT AN TOÀN NỔ MÌN VÀ KHAI THÁC ĐÁ 58
6.1 MỞ ĐẦU 58
6.2 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 58
6.3 KHOẢNG CÁCH AN TOÀN 59
6.3.1 Tính khoảng cách an toàn về chấn động khi nổ mìn (TCVN 4586-1997) 59
1 Khi nổ phá một phát mìn tập trung 59
Trang 52 Khi nổ từng đợt 60
6.3.2 Khoảng cách an toàn về tác động của sóng không khí 60
6.3.3 Bán kính vùng nguy hiểm có mảnh đất đá văng xa khi nổ mìn 61
6.4 KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG KHAI THÁC ĐÁ LỘ THIÊN (TCVN 5178 - 1990) 62
6.5 YÊU CẦU AN TOÀN KHI VẬN HÀNH MÁY MÓC KHOAN ĐÁ 64
6.5.2 Búa khoan hơi ép cầm tay 64
6.5.3 Máy nén khí 64
CHƯƠNG 7: KỸ THUẬT AN TOÀN KHI ĐÀO MÓNG, HỐ SÂU VÀ LÀM VIỆC TRÊN CAO 65
7.1 NGUYÊN NHÂN XẢY RA TAI NẠN 65
7.2 CÁC BIỆN PHÁP VÀ KỸ THUẬT AN TOÀN PHÒNG NGỪA TAI NẠN KHI ĐÀO MÓNG, HỐ SÂU 65
7.2.1 Bảo đảm sự ổn định của hố móng 65
1 Cơ sở xác định chiều sâu đào móng, hào ổn định 65
2 Một số quy định khi đào với thành đứng 66
3 Khi đào hố móng, hào có mái dốc 67
7.2.2 Bảo đảm sự ổn định khi đào hố móng rộng và sâu 67
7.2.3 Biện pháp ngăn ngừa đất đá lăn rơi theo mái dốc 68
7.2.4 Biện pháp phòng ngừa người ngã 68
7.2.5 Biện pháp đề phòng nhiễm độc 68
7.3 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT BẢO VỆ KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO 69
7.3.1 Phương hướng và biện pháp chung 69
1 Hạn chế, giảm công việc làm việc trên cao 69
2 Biện pháp tổ chức 69
7.3.2 Biện pháp kỹ thuật và các yêu cầu về an toàn khi sử dụng giàn giáo 69
1 An toàn khi lắp dựng và sử dụng giàn giáo 69
2 Yêu cầu an toàn khi sử dụng 71
CHƯƠNG 8:KỸ THUẬT AN TOÀN BẢO VỆ CHỐNG SÉT 72
8.1.TÁC HẠI CỦA SÉT 72
8.2 BẢO VỆ CHỐNG SÉT 73
8.2.1 Vùng bảo vệ của thu lôi 73
8.2.2.Thiết kế các bộ phận của thu lôi 75
1 Phần thu sét 75
2 Dây dẫn sét 76
3 Bộ phận tiếp đất 76
CHƯƠNG 9: KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY 82
9.1Mở đầu 82
9.2 Khái niệm chung về quá trình cháy và nổ 82
9.2.1 Quá trình cháy 82
9.2.2 Điều kiện và hình thức cháy 83
9.2.2.1Điều kiện cháy 83
9.2.2.2 Hình thức cháy 83
Trang 69.2.3 Các đặng trưng cháy nguy hiểm 84
9.2.3.1 Chất cháy hỗn hợp hơi khí với không khí 84
9.2.3.2 Cháy các chất lỏng 84
9.2.3.3 Cháy các chất rắn 85
9.2.3.4 Cháy, nổ bụi 85
9.3 Nguyên nhân gây ra các đám cháy và biện pháp phòng ngừa 85
9.3.1 Nguyên nhân gây ra các đám cháy 85
9.3.2 Các biện pháp phòng cháy 85
9.3.2.1 Biện pháp phòng ngừa không cho đám cháy xảy ra 85
9.3.2.2 Biện pháp hạn chế đám cháy lan rộng 86
9.3.2.3 Biện pháp cứu người và cứu tài sản an toàn 87
9.3.2.4 Biện pháp tạo điều kiện dập tắt đám cháy có hiệu quả 87
9.4 Các chất chữa cháy, dụng cụ, phương tiện chữa cháy 88
9.4.1 Các phương tiện chữa cháy 88
9.4.1.1 Nước 88
9.4.1.2 Hơi nước 88
9.4.1.3 Bọt chữa cháy 89
9.4.1.4 Bột chữa cháy 89
9.4.1.5 Các loại khí 89
9.4.1.6 Các chất halogen 90
9.4.2 Dụng cụ và phương tiện chữa cháy 90
9.4.2.1 Dụng cụ chữa cháy 90
9.4.2.2 Phương tiện chữa cháy cơ giới 91
Phụ lục 1 92
Phụ lục 2 94
Phụ lục 3 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 7LỜI GIỚI THIỆU
Bộ Luật lao động năm 1994 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định Nhà nước bảo vệ quyền được bảo hộ lao động và lợi ích hợp pháp của người lao động
Phương châm “Bảo đảm an toàn để sản xuất, sản xuất phải bảo đảm an toàn lao động” luôn luôn được quán triệt trong các hoạt động sản xuất của mọi ngành, mọi nghề
Trong ngành xây dựng nói chung, xây dựng thủy lợi có khối lượng lớn, đa dạng, nhiều công việc, khó khăn và phức tạp dễ xảy ra tai nạn lao động và phát sinh các bệnh nghề nghiệp
Thực hiện Chỉ thị 13/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 21/GD-ĐT ngày 27 tháng 9 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ môn Thi công
Trường Đại học Thủy lợi tổ chức biên soạn cuốn sách An toàn lao động trong xây dựng thủy lợi do TS Hồ Sĩ Minh viết
Sách được biên soạn dùng làm giáo trình giảng dạy môn At cho sinh viên Trường Đại học Thủy lợi, học sinh các trường cao đẳng, nghiệp vụ, dạy nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sách cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các Công
ty xây dựng trong ngành Thủy lợi và Nông nghiệp
Do nội dung các vấn đề về Bảo hộ lao động, Kỹ thuật an toàn và Vệ sinh lao động
có liên quan đến nhiều môn học khoa học nên trong quá trình biên soạn chắc chắn còn nhiều sai sót Bộ môn mong được sự giúp đỡ góp ý của quý bạn đọc để lần sau xuất bản được tốt hơn
Bộ môn Thi công Trường Đại học Thủy lợi
Trang 8CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1.1 KHÁI NIỆM VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Bảo hộ lao động (BHLĐ) là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề về hệ thống các văn bản pháp luật và các biện phát tương ứng về tổ chức, kinh tế các hội, kỹ thuật về sinh học, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và khả năng lao động của con người trong quá trình lao động Khái niệm này đã được luật pháp hóa trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN : 3153 – 1979
1.2 NỘI DUNG CỦA BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Bảo hộ lao động gồm 4 phần: Luật pháp BHLĐ; Vệ sinh lao động (VSLĐ); Kỹ thuật an toàn lao động (KTANLĐ) và kỹ thuật phòng chống cháy (KTPCC)
Trong quá trình xây dựng các công ước Quốc tế của tổ chức lao động Quốc tế (ILO)
về Bảo hộ lao động, xây dựng Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994 và hệ thống các văn bản của Nhà nước, các nghị định của Chính phủ, các thông tư liên Bộ và một số chế độ, quy định về BHLĐ, các khái niệm sau đây với những thuật ngữ đã được Quốc tế hóa và được sử dụng trong hệ thống văn bản trên
1 An toàn lao động (ATLĐ): Tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm
trong sản xuất
2 Điều kiện lao động: Tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự
nhiên, thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện hoạt động của con người trong quá trình sản xuất
3 Yêu cầu an toàn lao động: Các yêu cầu cần phải thực hiện nhằm đảm bảo ATLĐ
4 Sự nguy hiểm trong sản xuất: Khả năng tác động của các yếu tố nguy hiểm và có
hại trong sản xuất đối với người lao động
5 Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất: Yếu tố có tác động gây chấn thương cho người
lao động trong sản xuất
6 Yếu tố có hại trong sản xuất: Yếu tố có tác động gây bệnh cho người lao động
trong sản xuất
7 An toàn của thiết bị sản xuất: Tính chất của thiết bị bảo đảm được tình trạng an
toàn khi thực hiện các chức năng đã quy định trong điều kiện xác định và trong một thời gian quy định
8 An toàn của quy trình sản xuất: Tính chất của quy trình sản xuất bảo đảm được
tình trạng an toàn khi thực hiện các thông số đã cho trong suốt thời gian quy định
9 Phương tiện bảo vệ người lao động: Phương tiện dùng để phòng ngừa hoặc làm
giảm tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối với người lao động
10 Kỹ thuật an toàn (KTAT): Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và
kỹ thuật nhằm phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động
Trang 911 Vệ sinh sản xuất (VSSX): Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và
kỹ thuật vệ sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động
12 Tai nạn lao động (TNLĐ): Tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động do tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất
13 Chấn thương: Chấn thương xảy ra đối với người lao động trong quá trình sản xuất do không tuân theo các yêu cầu về ATLĐ Nhiễm độc cấp tính cũng được coi như chấn thương
14 Bệnh nghề nghiệp: Bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại
với người lao động
1.3 NHỮNG QUAN ĐIỂM TRONG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Bảo hộ lao động (BHLĐ) luôn luôn là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam Các quan điểm cơ bản đã được thể hiện trong sắc lệnh 29/SL ngày 12 tháng
3 năm 1947, trong Hiến pháp năm 1958, Hiến pháp năm 1992, Pháp lệnh Bảo hộ lao động năm 1991 và trong Bộ luật lao động năm 1994 Cụ thể là:
1 Con người là vốn quý nhất của xã hội: Người lao động vừa là động lực, vừa là
mục tiêu của sự phát triển xã hội BHLĐ là một phần quan trọng, là bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội: “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở
là nhờ người lao động; trí óc mở mang cũng là nhờ lao động Vì vậy, lao động là sức chính của sự tiến bộ loài người” (Hồ Chí Minh – Con người và vấn đề Chủ nghĩa Xã hội – Nhà xuất bản Sự thật năm 1961)
2 Bảo hộ lao động phải thực hiện đồng thời với quá trình tổ chức lao động sản xuất: Ở đâu, khi nào có hoạt động lao động sản xuất thì ở đó, khi đó phải tổ chức công
tác BHLĐ theo đúng phương châm “Bảo đảm an toàn để sản xuất, sản xuất phải đảm bảo an toàn lao động”
3 Công tác BHLĐ phải thực hiện đầy đủ 3 tính chất: Khoa học kỹ thuật, luật
pháp và quần chúng mới đạt hiệu quả cao
4 Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chính trong việc BHLĐ cho người lao động: Nhà nước bảo vệ quyền được bảo hộ của người lao động và lợi ích hợp pháp
của người lao động thông qua pháp luật về BHLĐ
Chỉ có đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai chủ thể trong quan hệ lao động mới nâng cao được nghĩa vụ của bên trong công tác bảo đảm an toàn và sức khỏe lao động
1.4 HỆ THỐNG LUẬT PHÁP VÀ CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ BẢO
HỘ LAO ĐỘNG
Từ những quan điển của Đảng và Nhà nước về BHLĐ, quản lý Nhà nước về công tác BHLĐ được thực hiện thông qua hệ thống các văn bản pháp luật bao gồm: Tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn , tiêu chuẩn VSLĐ, quy phạm quản lý và các chế độ
cụ thể (Xem phụ lục 1) nhằm phục vụ mục tiêu đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe người lao động trong sản xuất (Xem phụ lục 2)
Trang 101.4.1 Những nội dung chủ yếu của luật pháp bảo hộ lao động
1.4.2 Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động
Mục tiêu của BHLĐ là đảm bảo cho người lao động không bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn do tác động của các yếu tốt nguy hiểm, có hại trong lao động sản xuất thông qua
hệ thống luật pháp, chính sách và các giải pháp về khoa học kỹ thuật, về kinh tế, xã hội, về tuyên truyền giáo dục, về tổ chức lao động và sự tuân thủ nội quy, quy trình, quy phạm an toàn và VSLĐ của người sử dụng lao động
1.4.2.1 Phạm vi đối tượng của công tác bảo hộ lao động
1 Người lao động
Người lao động phải kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc được làm trong điều kiện an toàn, vệ sinh, không bị TNLĐ, không bị bệnh nghề nghiệp; không phân biệt người lao động trong cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước hay người lao động làm việc ở các thành phần kinh tế khác; không phân biệt người lao động là người Việt Nam hay là người nước ngoài
2 Người sử dụng lao động
Ở các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch
vụ thuộc các thành phần kinh tế khác, các cá nhân có sử dụng lao động để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các đơn vị sự nghiệp; sản xuất kinh doanh, dịch vụ các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân; các doanh nghiệp thuộc lực lượng QĐND, CAND, các cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc Quốc tế tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về BHLĐ trong đơn vị mình
1.4.2.2 Các quy định về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động
a) Nhà nước ban hành tiêu chuẩn KTAT, VSLĐ, quy phạm quản lý đối với từng loại máy, thiết bị, công trình, kho tàng, hóa chất nơi làm việc, người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn, quy phạm của Nhà nước để xây dựng nội quy, quy trình làm việc an toàn Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh là tiêu chuẩn bắt buộc phải thực hiện b) Khi lập luận chứng cứ kinh tế kỹ thuật các dự án xây dựng mới hoặc cải tạo,
mở rộng các cơ sở sản xuất; sử dụng, bảo quản , lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn VSLĐ, chủ đầu tư phải bảo vệ luận chứng về an toàn và VSLĐ Cơ quan thanh tra an toàn và VSLĐ tham gia đánh giá tính khả thi của luận chứng về an toàn và VSLĐ
Danh mục các cơ sở, máy móc, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành
c) Khi triển khai thực hiện các dự án, chủ đầu tư phải thực hiện đúng các luận chứng về an toàn và VSLĐ trong dự án đã được các Hội đồng thẩm định dự án chấp thuận
d) Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị, nhà xưởng và định kỳ đo đạc các yếu tố VSLĐ tại nơi làm việc làm việc
và thực hiện các biện pháp bảo đảm người lao động luôn luôn được làm trong điều kiện an toàn và VSLĐ theo tiêu chuẩn đã nêu ở điểm a Các máy móc, thiết bị có yêu
Trang 11cầu nghiêm ngặt về an toàn và VSLĐ đều phải được đăng ký, được kiểm định kỹ thuật
và xin cấp giấy phép trước khi đưa vào sử dụng
e) Tại những nơi làm việc có các yếu tố nguy hiểm, có hại, dễ gây TNLĐ, sự cố sản xuất đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người lao động, người sử dụng lao động phải lập phương án xử lý sự cố trong trường hợp khẩn cấp; phải trang bị phương tiện cấp cứu kỹ thuật, cấp cứu y tế đảm bảo ứng cứu kịp thời , có hiệu quả Các trang thiết
bị này phải được định kỳ kiểm tra về số lượng, chất lượng và thuận tiện khi sử dụng f) Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoặc các cá nhân muốn nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ đều phải thông qua cơ quan Thanh tra an toàn thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định
về mặt an toàn trước khi xin Bộ Thương mại cấp giấy phép nhập khẩu
g) Người sử dụng lao động phải trang bị cho người lao động (không thu tiền) các loại trang thiết bị bảo vệ các nhân để ngăn ngừa tác hại của các yếu tố nguy hiểm có hại do công việc mà các biện pháp kỹ thuật chưa loại trừ
1.4.3 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động
1.4.3.1 Đối với người sử dụng lao động
- Xây dựng nội quy, quy trình ATLĐ, VSLĐ
- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, nội quy, biện pháp ATLĐ, VSLĐ đối với người lao động
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp v.v với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế ở địa phương
Trang 12- Chấp hành các quy định về ATLĐ, VSLĐ có liên quan đến công việc được giao
- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, cấp phát
- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây TNLĐ, bệnh nghề nghiệp hoặc các sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả TNLĐ
- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện các giao kết về ATLĐ và VSLĐ trong hợp đồng hoặc thỏa ước lao động
1.5 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền hoặc ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách, chế độ cũng như xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất quy phạm, tiêu chuẩn phân loại lao động, hướng dẫn các cấp, ngành thực hiện về ATLĐ và thanh tra,
tổ chức thông tin huấn luyện, hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực về ATLĐ
2 Bộ Y tế
Xây dựng, ban hành và quản lý hệ thống quy phạm VSLĐ, tiêu chuẩn sức khỏe đối với các nghề, các công việc, hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện, thanh tra VSLĐ, tổ chức và điều trị bệnh nghề nghiệp
3.Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
Quản lý thống nhất việc nghiên cứu và ứng dụng KHKT và ATLĐ, VSLĐ; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, chất lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động Cùng với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế xây dựng, ban hành và quản lý hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ
4.Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo đưa nội dung ATLĐ, VSLĐ vào giảng dạy ở các trường Đại học, trường
Kỹ thuật nghiệp vụ, Quản lý và dạy nghề
5.Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện quản lý Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ trong địa phương mình
6.Thanh tra Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động
- Thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động, về ATLĐ và VSLĐ
- Điều tra TNLĐ và những vi phạm tiêu chuẩn VSLĐ
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động về những vi phạm pháp luật lao động
Trang 13- Xem xét việc tuân thủ các tiêu chuẩn ATLĐ, các giải pháp trong các dự án xây dựng, kiểm tra và cho phép sử dụng những máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ (Danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định)
- Quyết định xử lý các vi phạm pháp luật lao động theo thẩm quyền của mình và kiến nghị các cơ quan xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý các cơ quan đó
- Cử đại điện than gia điều tra các vụ TNLĐ, có quyền kiến nghị các cơ quan Nhà nước hặc Tòa án xử lý trách nhiệm đối với những ngwpwif để xảy ra TNLĐ
- Tham gia góp ý với người sử dụng lao động trong việc xây dựng kế hoạch BHLĐ
- Xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên, thay mặt tập thể người lao động kí thỏa ước tập thể về BHLĐ với người sử dụng lao động
1.6.KHAI BÁO, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG 1.6.1.Mục đích
Để thực hiện điều 105, 106, 108 của Bộ luật Lao động năn 1994 và chương III của Nghị định số 06/CP ngày 20-01-1995 của Chính phủ; Thông tư số 23/TT-LĐ-TBXH ngày 18-11-1996 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, công tác khai báo điều tra phải đánh giá được tình hình TNLĐ, phải phân tích, xác định được các nguyên nhân; trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các trường hợp tai nạn tương
tự hoặc tía diễn; đồng thời để phân rõ trách nhiệm đối với người sử dụng lao động, thực hiện chế độ bồi thường theo khoản 3 điều 107 của Bộ luật Lao động
1.6.2.Phân tích điều kiện lao động, nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong xây dựng thủy lợi
1.Điều kiện lao động
Cũng như trong ngành xây dựng, điều kiện lao động của cán bộ, công nhân ngành xây dựng thủy lợi có những đặc điểm sau:
- Ngành xây dựng thủy lợi có nhiều nghề và công việc nặng nhọc, khối lượng về thi công cơ giới và lao động thủ công lớn Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm (Phụ lục 3)
- Công nhân xây dựng phần lớn phải thực hiện công việc ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng xấu của thời tiết, khí hậu nóng gắt, mưa gió và dông bão Lao động ban đêm nhiều trường hợp thiếu ánh sáng vì điều kiện hiện trường rộng
- Nhiều công việc phải làm trong môi trường ô nhiễm của các yếu tố độc hại như bụi (xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thi công, đất đá ), tiếng ồn và rung động
Trang 14lớn (xí nghiệp cơ khí, ván khuôn, khoan, nổ phá bê tông ), hơi khí độc (đào hố móng, đường hầm, thăm dò địa chất )
- Công nhân phải làm việc trong điều kiện di chuyển ngay trong một công trường, môi trường và điều kiện lao động luôn luôn thay đổi
- Rõ ràng điều kiện lao động trong ngành xây dựng thủy lợi có nhiều khó khăn, phức tạp, nguy hiểm, độc hại, cho nên phải hết sức quan tâm đến cải thiện lao động, đảm bảo an toàn và VSLĐ
2.Nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Tai nạn lao động xảy ra rất đa dạng Mặc dầu chưa có phương pháp chung nhất phân tích xác định nguyên nhân gây tai nạn cho các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất nhưng có thể phân tích các nguyên nhân tai nạn theo các nhóm sau: nguyên nhân kỹ thuật; nguyên nhân tổ chức; ngyên nhân vệ sinh môi trường và nguyên nhân bản thân Các nguyên nhân cụ thể được chỉ ra trong các chuyên mục KTAT ở các chương sau
1.6.3 Phương pháp khai báo, điều tra, đánh giá tình hình tai nạn lao động
1.6.3.1Khai báo điều tra
Theo điều 12 của Nghị định số 06/CP của Chính phủ và theo điều 108 của Bộ luật Lao động thì việc điều tra, lập biên bản, thống kê, báo cáo các vụ TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp
- Khi xảy ra TNLĐ, người sử dụng lao động phải tổ chức việc điều tra, lập biên bản, có sự tham gia của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Biên bản phải ghi đầy đủ diễn biến của vụ tai nạn, thương tích nạn nhân, mức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy
ra, quy trách nhiệm để xảy ra TNLĐ, có chữ ký của người sử dụng lao động và đại điện BCH Công đoàn cơ sở
- Tất cả các vụ TNLĐ, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều phải được khai báo, thống kê và báo cáo theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
Bộ Y tế Công tác khai báo, điều tra phải nắm vững các yêu cầu: khẩn trương, kịp thời, đảm bảo tính khách quan, cụ thể và chính xác
- 1.6.3.2Phương pháp phân tích nguyên nhân và đánh giá tình hình tai nạn lao động
- 1.Phân tích nguyên nhân
- Để nghiên cứu, đề xuất và ứng dụng các phương pháp phòng ngừa TNLĐ có hiệu quả cần phải tiến hành nghiên cứu và phân tích nguyên nhân phát sinh của chúng, nhằm tìm ra được những quy luật phát sinh nhất định, chi phép thấy được những nguy cơ tai nạn (yếu tố nguy hiểm, độc hại) Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng ngừa và loại trừ chúng Thông thường sử dụng các biện pháp sau đây:
- Phương pháp phân tích thống kê:
- Dựa vào số liệu TNLĐ trong các biên bản đã lập, tiến hành thống kê theo nghề nghiệp, theo công việc, theo tuổi đời, tuổi nghề, giới tính, theo thời điểm trong ca, tháng và năm Từ đó thấy rõ mật độ của thông số TNLĐ hay xảy ra để có kế hoạch tập trung chỉ đạo nghiên cứu các biện pháp thích hợp để phòng ngừa
Trang 15- Tuy nhiên sử dụng phương pháp này đòi hỏi cần phải có thời gian thu thập số liệu và biện pháp đề ra chỉ mang ý nghĩa chung, chứ không đi sâu phân tích nguyên nhân cụ thể của mỗi vụ tai nạn
- Phương pháp địa hình:
- Dùng dấu hiệu có tính chất quy ước đánh dấu ở những nơi hay xảy ra tai nạn, từ
đó phát hiện được các tai nạn do tính chất địa hình Phương pháp này đòi hỏi phải
có thời gian như phương pháp thống kê
- Phương pháp chuyên khảo:
- Các bước tiến hành của phương pháp này như sau:
+ Nghiên cứu các nguyên nhân thuộc về tổ chức kỹ thuật theo các số liệu thống kê + Phân tích sự phụ thuộc của nguyên nhân đó với các phương pháp hoàn thành các quá trình thi công và biện pháp an toàn đã thực hiện
+ Nêu ra các kết luận trên cơ sở phân tích
2.Đánh giá tình hình tai nạn lao động
Đánh giá tình hình TNLĐ không thể căn cứ vào số lượng người bị nạn nhiều hay ít
mà chủ yếu căn cứ vào hệ số tần suất tai nạn (Kts) tính theo tỷ lệ phần nghìn:
(1-1)
Trong đó:
S – Số người bị tai nạn
N – Số người làm việc bình quân hàng ngày
Để biêt tình trạng tai nạn, dùng hệ số nặng nhẹ (Kn) là số ngày phải nghỉ việc trung bình tính cho mỗi người bị tai nạn
(1-2)
Trong đó: D là tổng số ngày nghỉ việc do tai nạn lao động gây ra Trường hợp mất sức lao động hoặc chết người thì phải đánh giá riên Để đánh giá một cách tổng quát dùng hệ số tai nạn nói chung (Ktn)
Trong đó: Kts, Kn đã giải thích trong công thức (1-1) và (1-2)
Câu hỏi cuối chương:
1 Những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về công tác bảo hộ lao động
2 Trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của người sử dụng lao động và người lao động
Trang 16CHƯƠNG 2: VỆ SINH LAO ĐỘNG
2.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG
2.1.1 Các yếu tố gây tác hại sức khỏe người lao động và phân loại bệnh nghề nghiệp trong xây dựng
Trong quá trình lao động sản xuất trên các công trường cũng như trong các xí nghiệp xây dựng có nhiều yếu tố gây tác hại trên cơ thể con người lao động trong thời gian ngắn hoặc dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ
Khoa học VSLĐ nghiên cứu tác dụng sinh học của các yếu tố có hại trên cơ thể con người để đưa ra các biện pháp đề phòng, làm giảm hoặc loại trừ tác hại của chúng Tất
cả các yếu tố gây tác dụng có hại lên con người riêng lẻ hay kết hợp trong điều kiện sản xuất gọi là tác hại nghề nghiệp
Kết quả tác dụng nay gây suy giảm sức khỏe và có thể gây ra các bệnh, gọi là bệnh nghề nghiệp Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã lập danh mục các bệnh nghề nghiệp thể hiện trong công ước Quốc tế số 42 (phụ lục 3)
Nhờ sự phân loại của tác hại trong qua trình làm việc giúp cho người sản xuất dễ dàng hiểu biết được những tác hại để lựa chọn và thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng ngừa trong lao động sản xuất
2.1.2 Biện pháp phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp
Sử dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật và tổ chức để cải thiện chung tình trạng nơi làm việc, cải thiện môi trường, thực hiện chế độ VSLĐ và biện pháp vệ sinh cá nhân
1 Lựa chọn đúng đắn và bảo đảm các yếu tô vi khí hậu ( nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ lưu chuyển không khí) khi thiết kế nhà xưởng
2 Loại trừ tác dụng cá hại của các chất độc và nhiệt độ cao bằng các thiết bị thông gió, hút thải hơi khí , bụi độc Thay các chất độc hại dùng trong sản xuất bằng chất ít độc hoặc không độc, hoàn chỉnh quá trình tổ chức (kể cả việc thay đổi kỹ thuật), nâng cao mức cơ khí hóa để giảm lao động chân tay, giảm bớt sự tiếp xúc của người lao động với khí độc
3 Làm triệt tiêu tiếng ồn và rung động- những yếu tố nguy hiểm nhất trong sản xuất, bặng cách sử dụng các biện pháp kỹ thuật
4 Có chế độ lao động riêng đối với một số công việc nặng nhọc như rút ngắn thời gian làm việc trong ngày, cho nghỉ ngắn sau 1-2 giờ làm việc
5 Đảm bảo chiếu sáng tự nhiện và nhân tạo ở chỗ làm việc thao tiêu chuẩn yêu cầu
6 Đề phòng bệnh phóng xạ có liên quan đến việc sử dụng các chất phóng xạ
7 Sử dụng hoa sen không khí và nước, hoặc các thiết bị vệ sinh đặc biệt dưới mái che, màn nước để giảm nóng cho người lao động
8 Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân cho các cơ quan thị giác, hô hấp, da, như kính, mặt lạ, bình thở, găng tay, quần áo BHLĐ
2.1.3 Điều kiện vi khí hậu trong môi trường sản xuất
1 Các yếu tố vi khí hậu
Trang 17Các yếu tố vi khí hậu là nhiệt độ, độ aame tương đối, tốc độ lưu chuyển không khí
và bức xan nhiệt Các yếu tố này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và năng suất lao động trong quá trình sản xuất
Thành phần không khí gồm có: ni tơ (75.55%), oxy (23,1%), và một số loại khí khác như Cacbonic, hơi nước Khi lượng oxy trong không nhí giảm xuống chỉ còn 12% thì con người sẽ thấy khó thở, ở tình trạng này con người chịu được không quá nửa giờ Điều này khẳng định vùng làm việc phải được thông thoáng tốt, không khí trong sạch, ít bị ô nhiễm bởi hơi, khí, bụi độc
Thân nhiệt con người thường giữ ở mức 36-37 là do bản chất của sự trao đổi chất (dinh dưỡng) của cơ thể và nhiệt độ môi trường xung quanh Thông thường nếu nhiệt
độ môi trương từ 15-25 và độ ẩm tương đối của không khí từ 35-70% sẽ không ảnh hưởng lắm đến cường độ trao đổi chất và mức độ tỏa nhiaatj của con người là bình thường
Khi nhiệt độ không khí trên 30 thì sợ tỏa nhiệt xảy ra chủ yếu là do bốc hơi và con người sẽ chảy mồ hôi vì phải tiêu hao nhiệt lượng để làm bay hơi mồ hôi Nếu độ
ẩm của không khí cao từ75-85% trở lên thì sự điều hòa nhiệt có thể khó khăn, làm giảm sự tỏa nhiệt bằng con đường bốc hơi mồ hôi Ngoài ra tốc độ lưu chuyển không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tỏa nhiệt Tốc độ lưu chuyển không khí càng lớn thì
sự tỏa nhiệt trong một đơn vị thời gian càng nhiều
Sự tỏa nhiệt của cơ thể còn phụ thuộc vào cường độ lao động, tiêu tồn nhiều hay ít coalo Nếu ở trạng thái nghỉ ngơi tiêu tốn 1700 calo/ngày đêm, làm việc nặng nhất tiêu tốn có thể tới 5000 calo/ngày đêm, và lượng mồ hôi mất trong một ngày đêm khoảng 10-12 lít (ở nhiệt độ 30 ) cùng với lượng muối clorua nari khoảng 30-40g (bình thường chỉ mất10g) Lượng nhiệt tạo ra trong cơ thể phụ thuộc lương oxy hít vào, ở trạng thái nghỉ ngơi cần 0,2-0,25 lit oxy/phút Khi làm việc nặng nhọc 0,5-1,0lít/phút, rất nặng 1,4lít/phút
Hiện tương người lao động mệt mỏi, nhức đầu, chống mặt, ù tai, hoa mắt hoặc ở mức độ nặng hơn là cảm nhiệt, kinh giật, ngất là do điều kiện vi khí hậu không tốt nhơ các chỉ số kỹ thuật nêu trên Khi nhiệt độ quá thấp, gió mạnh gây ra rét run, tê liệt thần kinh, bắp thịt, sống xương vv
Tóm lại, cải thiện môi trường và điều kiện lao đông được coi là những vấn đề cơ bản về BHLĐ
2 Biện pháp bảo đảm các điều kiện vi khí hậu và tiện nghi lao động
Ở Việt Nam, các biện pháp đảm bảo điều kiện vi khí hậu cần chú trọng khi phải lao động trong nhiệt độ cao Cụ thể như sau:
-Ở các phòng sản xuất nóng (tỏa ra từ 20 Kcal trở lên trong một giờ của 1m3 thể tích phòng) về mùa đông nên giữ nhiệt độ không khí từ 18-20 , độ ẩm không khí không nên quá 80%, tốc độ lưu chuyển không khí 0,5m/s; về mùa hè nhiệt độ trong phòng không nên cao hơn bên ngoài 5 , độ ẩm không khí không quá 75-85%, tốc độ lưu chuyển không khí từ 0,5 đến 1,5m/s phụ thuộc vào chế độ lao động ( nhẹ, trucng bình, nặng) Theo số liệu nghiên cứu bước đầu của Viện Vệ sinh lao đông và bộ môn Vật lý
Trang 18Kiến trúc trường Đại học Xây dựng, điều kiện khí hậu tối ưu của nước ta có thể lấy như sau: Về mùa đông nhiệt độ không khí trong phòng từ 20-24 , độ ẩm tương đối 85-65%, tốc độ lưu chuyển không khí không qua 0,2-0,3m/s; về mùa hè nhiệt độ 22-
28 , độ ẩm tương đối 75-65%, tốc độ lưu chuyển không khí không quá 3m/s
- Bảm bảo trao đổi không khí bằng thông gió tự nhiên Cố gắng xây dựng nhà ở, nhà làm việc theo hưởng Bắc-Nam Diện tích cửa sổ, cửa trời đủ điều kiện thông thoáng tốt
- Thiết kế và xây dựng hệ thống thông gió nhân tạo ở những nơi có phòng làm việc nóng Nếu cường độ bức xạ từ 2,25-1cal/cm3 Phút, cần đảm bảo tốc độ gió là0,3m/s khi có thông thoáng chung và 0,7-2,0m/s khi có thông thoáng cục bộ
- Ở những nơi có cục bộ tỏa nhiệt lớn (lò rèn, lò sấy hấp ) ở phía trên nên đặt nắp chóp hút gió tự nhiên hoặc cưỡng bức Nếu nhiệt độ không giảm đến mức cho phép, có thể sử dụng đến hệ thống hương sen không khí thổi tới chỗ làm việc luồng không khí mát và ẩm hoặc có thể dùng quạt gió lưu động công suất lớn có bộ phận điều chỉnh mức độ ẩm
- Các thiết bị bức xạ nhiệt (lò đốt, sấy hấp) phải bố trí ở các phòng riêng, nếu cho phép về quá trình công nghệ nên bố trí các lò ở ngoài nhà Máy móc, đường ống, lò và các thiết bị tỏa nhiệt khác nên làm cách nhiệt bằng các vật liệu như bông, amiăng, vật liệu chịu lửa, bê tông bọt v.v Nếu vỉ f điều kiện không nho phép sử dụng chất cách nhiệt thì xung quanh thiết bị bức xạ cóa thể làm một lớp vỏ bao và màn chắn để dẫn không khí thoát nóng ra ngoài hoặc dùng màn nước để làm giảm cường độ bức xạ nhiệt
- Cải tiến kỹ thuật, cơ giới hóa các thao tác nặng nhọc để làm giảm nhẹ sức lao động
- Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân như quần áo bằng vải có sợi chống nhiệt cao ở những nơi nóng; kính mầu, kính mờ để ngăn được các tia có hại cho mắt
- Tạo điều kiện nghỉ ngơi và bồi dưỡng hiện vật cho người lao động Cung cấp nước uống đầy đủ, có thể pha thêm vào nước 0,5% muối ăn để bù lại lượng muối bị mất qua đường mồ hôi Có chỗ tắm rửa sau khi làm việc
- Có tấm che nắng cho người làm việc ngoài trời Sơn mặt ngoài buồng lái các máy xây dựng bằng sơn có hệ số phản chiếu tia nắng lớn
2.2 CHỐNG BỤI
2.2.1 Nguyên nhân phát sinh bụi
Bụi phát sinh trong môi trường sản xuất la do quá trình thị công đất đá, nổ mìn, sản xuất vật liệu xây dựng, khi vân chuyển vật liệu rời và đặc biệt xe thi công chạy trên đường đát Loại bụi có chứa SiO2 thương xuyên tạo ra khi sản xuất bê tông Ngoài ra, bụi còn phát sinh ở rất nhiều quá trình thi công khác
Mức độ nguy hiểm của bụi phụ thuộc vào nồng độ bụi trong không khí Tiêu chuẩn quy định giới hạn nồng độ cho phép của bụi và nồng độ giới hạn cho phép của các chất độc hại trong không khí ở khu làm việc theo TCVN 3164-1979
Trang 192.2.2 Tác hại của bụi
Tùy theo loại bụi, mức độ tác hại của bụi lên da, cơ quan hô hấp và mắt phụ thuộc tính chất lí hóa, tính độc hại, độ nhỏ và nồng độ của bụi
Có các loại bụi: bụi vô cơ, bụi hữu cơ và bụi hỗn hợp
- Bụi hữu cơ: bụi lông động vật, bụi xương và bụi thực vật như bụi gỗ, bụi bông v.v
- Bụi vô cơ: bụi khoáng, thạch anh, gốm, xi măng, bụi kim loại
- Nếu xét theo kích thước hạt bụi có thể chia ra: Bụi kích thước hạt lớn có thể nhìn thấy được, kích thước hạt bụi nhỏ chỉ nhìn qua được kính hiển vi hoặc kính hiển
vi điện tử Những loại hạt nhỏ này rơi chậm hoặc bay lơ lửng trong không khí
Tác hại của bụi là chui vào khí quản, hạt nhỏ hơn lọt vào phế nang gây ra các bệnh
về phổi Làm việc thường xuyên trong môi trường về bụi, sau một thời gian dai có thể
bị bệnh bụi phổi ở các dạng bụi silic, bụi silicát (hay trong xi măng), bụi than, bụi nhôm Bệnh bụi silíc là loại bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất
Các loại bụi cứng, cạnh sắc cỏ thể gây chấn thương về mắt Ngoài ra có thể làm sưng lỗ chân lông dẫn đến viêm da
2.2.3.Các biện pháp chống bụi
Sử dụng các thiết bị chống bụi và dụng cụ phòng hộ cá nhân là những biện pháp tích cực phòng bụi Các biện pháp chung là sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên và nhân tạo, hút bụi cục bộ trực tiếp và một số biện pháp tổ chức nhằm làm giảm bụi ở trong phòng và chỗ làm việc
1.Trạm máy đập nghiền đá, kho bãi vật liệu rời, nhà máy hoặc trạm trộn bê tông phải bố trí cách xa chỗ làm việc và nên bố trí cuối hướng gió thịnh hành
2 Trong trường hợp cần thiết có thể thay đổi quá trình kĩ thuật thi công như cơ giới hóa việc bốc dỡ và vận chuyển vật liệu rời trong các đường ống kín
3 Phun nước tưới ẩm vật liệu trong các quá trình thi công phát sinh nhiều bụi
4 Che đậy lín các bộ phận máy phát sinh nhiều bụi bằng vỏ che, từ đó đặt ống hút thải bụi ra ngoài Đặc biệt các máy nghiền đá và các băng chuyền vật liệu cần phải lắp đặt các thiết bị che bụi
5 Làm hệ thống thông hơi, hút bụi trong nhà trường có nhiều bụi
6 Làm vệ sinh thường xuyên các phòng và nơi làm việc Nếu đã sử dụng các thiết
bị hút thải bụi mà nông độ bụi vẫn cao hơn tiêu chuẩn cho phép thì phải áp dụng các biên pháp và dụng cụ vệ sinh cá nhân, đặc biệt đối với các công việc có nhiều bụi độc phải dùng khẩu trang,bình thở, mặt lạ, kính bảo vệ mắt, mũi, mồm
2.3 PHÒNG CHỐNG NHIỄM ĐỘC
2.3.1 Nguyên nhân và tác hai nhiễm độc
Nhiễm độc trong ngành xây dựng nói chung và ngành thủy lợi nói riêng gặp phải trong quá trình thi công đất đá, bê tông hoặc sử dụng các vật liệu chứa chất độc như sơn, nhựa đường v.v , khí độc còn trong lòng đất khi khảo sát địa chất, đòa giếng hoặc đào các hố móng Sự xâm nhập chất độ qua đường thở là nguy hiểm nhất, ngoài ra cúng có thể qua đường tiêu hóa và da
Nhiễm độc cấp tính xẩy ra trong trường hợp khi một lượng lớn chất độc xâm nhập vào cơ thể trong một thời gian ngắn
Trang 20Nhiễm độc mãn tính là do kết quả tác dụng dần dần của chất độc vào cơ thể với số lượng ít Nhiễm độc mán tính sinh ra bệnh nghề nghiệp, vì thế các chất độc dùng trong sản xuất được coi là tác hại nghề nghiệp Các chất độc sử dụng trên công trường có thể phân thành hai nhóm chính:
1.Các chất độc rắn: chì, thạch tín và một số loại sơn
2 Các chất lỏng và khí: axít, cacbon, xăng,benzen, H2S (sunfua hydrô), ête, sunfuarơ, axêtilen v.v
Theo đặc tính độc tố các chất độc chia thành bốn nhóm:
1.Các chất độc pha hủy lớp da và niêm mạc: HCL, H2SO4, C2O3 và các chất khác
2 Các chất phá hủy cơ quan hô hấp: SiO2, NH3, SO2, và các chất khác
- Sử dụng các thiết bị thông gió để đưa chất độc ra khỏi khu vực sản xuất hoặc giảm chúng dưới nông độ cho phép bằng các hình thức chụp hút để hút thải cục bộ, tủ hút các chất độc trực tiếp
- Có thể khử khí ở trong phòng bằng cách rửa sàn và tường bằng dung dịch 1% oxít mangan kali có pha thêm axít HNO3 với số lượng 5mg/l
- Khi làm việc với chất độc phải sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân như mặt nạ phòng ngạt, bình thở, kính, găng tay, ủng cao su, quần áo bảo hộ lao động
Nhà nước đã ban hành các yêu cầu chung về an toàn khi sử dụng chất độc TCVN
3164 – 1979; Công việc sơn TCVN 2292-1978; sản xuất sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm TCVN 5507-1978 Cần phải chấp hành nghiêm chỉnh các TCVN này trong quá trình xây dựng khi phải tiếp xúc với các chất đôch hại
2.4 CHỐNG TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG
2.4.1 Các nguồn phát sinh tiếng ồn và tác hại
Nguồn phát sinh tiếng ồn từ máy móc cơ khí, khí động, từ các máy điện Nó có thể phát sinh trong nhà xưởng hoặc ở ngoài trời Ngoài ra còn có tiếng ồn trong sinh hoạt -Tiếng ồn cơ khí xuất hiện nhiều nhất ở các máy móc có sự chuyển động bánh răng, đai chuyển, ổ bị trượt, sự không cân bằng ở các bộ phận máy; sự va chạm giữa các vật thể như các thao tác đập búa để rèn, gò v.v
- Tiếng ồn, rung động sinh ra khi đổ bê tông, xe máy thi công, các máy động lực, đóng cọc v.v
Tiếng ồn, rung động trong sản xuất là các tác hại nghề nghiệp nếu cường độ của chúng vượt quá tiêu chuẩn cho phép Tác hại của tiếng ồn làm giảm năng suất lao động Chịu ảnh hưởng của tiếng ồn sau một thời gian lâu, độ nhạy cảm thính giác của
Trang 21con người sẽ giảm dần và có thể dẫn tới bị điếc hẳn Tiếng ồn không những chỉ tác dụng lên cơ quan thính giác mà còn tác dụng lên hệ thổng thần kinh cũng như các hệ thống chức năng khác bên trong cơ thể
Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể phụ thuộc vào cường độ âm thanh, tần số,
âm phổ, thời gian tác dụng và đặc tính riêng của từng người (độ nhạy cảm, lứa tuổi v.v )
Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống Khi rời khỏi môi trường ồn, độ nhạy cảm có khả năng phục hồi nhanh ( chỉ sau 2-3 phút) Dưới tác dụng kéo dài của tiếng ồn, thính lực giảm đi rõ rệt Sau một thời gian khá lâu khi đã rời khỏi nơi ồn (vài giờ đến vài ngày) thính giác mới phục hồi được Nếu tác dụng tiếng ồn lập lại nhiều lần, cơ thể có thể phát sinh những biến đổi có tính chất bệnh lý gây ra các bệnh nặng tai và bệnh điếc
Tiếng ồn có cường độ trung bình và cao gây kích thích mạnh hệ thống thần kinh trung ương, sau một thời gian dài có thể dẫn đến hủy hoại sư hoạt động bình thường của não (đau đầu, chóng mặt, sợ hãi hoặc bực tức, trì nhớ giảm v.v ) Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tiếng ồn còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch, còn giảm bớt sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến sự co bóp bình thường của dạ dày
Ảnh hưởng của rung động có cường độ lớn và thời gian tác dụng sẽ gây ra cho cơ thể khó chịu, thay đổi hoạt động của tim, thay đổi chức năng của tuyến giáp trạng, rối loạn hoạt động sinh dục nam và nữ Sự rung động còn gây ra các bệnh đau xương, khớp Đặc biệt trong những điêu kiện nhất định ảnh hưởng của rung động gây ra bệnh nghề nghiệp
2.4.2 Các thông số đặc trưng cho tiếng ồn và rung động
Tiếng ồn đặc trưng bởi các thông số vật lý như cường độ, tần số và phổ của tiếng
ồn Tiếng ồn có cường độ 100-120dB với tần số thấp và 80-95 dB với tần số cao có thể thay đổi không phục hồi cơ quan thính giác Tiếng ồn ở mức 130-150 dB có thể gây thủng màng nhĩ của tai
Sự thụ cảm của tiếng ồn bởi cơ quan thính giác phụ thuộc vào cường độ và tần số của âm thanh
Tai người cảm thụ âm thanh có tần số thấp kém hơn âm có tần số cao Với tần số dưới 300Hz là tần số thấp, từ 300-1000Hz là tần số trung và trên 3000Hz là tần số cao Những thông số đặc trưng cho sự rung động là biên độ dao động, tần số, vận tốc và gia tốc Bảng (2-1) là đặc trưng cảm giác của người chịu tác dụng rung động
Bảng (2-1): Đặc trưng cảm giác của người chịu tác dụng rung động
Tác dụng của rung động Gia tốc rung động
(mm/s2) Với tần số từ 1-10Hz
Vận tốc rung động (mm/s)
Với tần số từ 10-100Hz Không cảm thấy
Trang 22Có hại khi tác dụng lâu
Rất hại
>1000 >16,40
Theo tiêu chuẩn vệ sinh chỉ cho phép sử dụng những thiết bị nào khi làm việc sự
rung động của chúng không được vượt quá các trị số giới hạn cho phép
2.4.3 Biện pháp chống ồn và rung động
1 Chống tiếng ồn
a) Làm giảm cường độ tiếng ồn phát ra của máy móc và động cơ bằng nhiều biện
pháp ký thuật như thay chuyển động tiến lùi của nhiều chi tiết thanh chuyển động
xoay; thay ổ bi lắc thành ổ bi trượt; thay chi tiết đinh tán bằng đường hàn; thay chuyển
động răng bằng chuyển động xoay; vít lại các ốc bị lỏng trong quá trình vận hành máy
v.v
b) Làm cách âm các phòng với nguồn ồn và sử dụng các biện pháp giảm âm như: bố
trí khu vực sản xuất ồn cuối hướng gió; trồng cây xanh xung quanh để chắn ồn; xây
các tường cách âm bằng gạch rỗng và nhiều lớp hoặc dùng các bức vách lắp kính, cửa
kín
c) Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân Dùng bông, băng bịt lỗ tai, hoặc dung
bao ốp tai Các loại bao bịt tai có thể giảm ồn tới 30dB khi tần số 500Hz và 40dB khi
tần số 2000Hz, nhưng do bao ốp tai chế tạo từ cao su bọt, áp lực lên màng da gần tai
quá lớn nê cũng làm cho người lao động mệt mỏi
2 Chống tác hại của rung động
Để giải quyết giảm tác dụng của rung động ở chỗ làm việc đến mức tiêu chuẩn cho
phép có thể áp dụng những biện pháp sau:
-Xây dựng móng nhà và móng máy với mạch cách âm và một khe cách rung Xem
hình 2.1 và hình 2.2 Chiều sâu đặt móng máy rung phải sâu hơn so với chiều sâu đáy
Trang 23- Làm giảm sự chuyền rung động xuống móng máy bằng cách thay sư liên kết cứng
băng liên kết giảm rung như lo xo hoặ lớp đệm đàn hồi (Cao su, amiăng, sợi bitum
v.v ) Ngoài ra có thể làm cách rung chỗ làm việc bằng cách dùng các tấm lớn đặt lên
các gối tựa đàn hôi trên nền rung động (xem hình 2.3)
Hình 2.3: Sơ đồ làm cách rung thụ động chổ làm việc
1.tấm cách rung thụ động; 2 Lo xo; 3 Nền rung động; 4.Hướng rung động;
5và 6 Các gối tựa và dây teo của tấm (chỗ làm việc);
-Sử dụng các dụng cụ cá nhân: giầy chống rung có đế cao su hoặc gắn thêm lo xo,
sử dụng găng tay đặc biệt có lớp lót ở lòng bàn tay bằng cao su xốp dày
2.5 CHIẾU SÁNG
2.5.1 Tầm quan trọng của chiếu sáng trong xây dựng
Chiếu sáng hợp lý trong các nhà xưởng và nơi làm việc trên công trường là vấn đề
quan trọng để cải thiện điều kiện vệ sinh, đảm bảo ATLĐ và nâng cao NSLĐ
Chiếu sáng không đầy đủ làm cho người lao động dễ mệt mỏi, phản xạ thần kinh
chậm, lâu ngày giảm thị lực, là nguyên nhân gián tiếp gây chấn thương, đồng thời làm
giảm NSLĐ và hạ chất lượng sản phẩm
Chiếu sang quá thừa gây ra hiện tượng mắt bị chói, bắt buộc mắt phải thích nghi
trong một thời gian nào đó khi phải nhìn từ chỗ sáng chói sang chỗ tối và ngược lại
Điều này làm giảm sự thu hút của mắt, lâu ngày thị lực của mắt cũng giảm
2.5.2 Cơ sở khoa học của thiết kế chiếu sáng
Mắt người nhận được các tia năng lượng và các bước song dài xác định Phần nhìn
thấy của quang phổ mặt trời hạn chế bởi các tia đổ hồng ngoại với bước sóng dài
760mµ và các tia tím tử ngoại với bước sóng dài 380mµ Tác dụng có hại đến mắt
người là những tia tử ngoại bước sóng dưới 315mµ và những tia hồng ngoại bước sóng
trên 1,2µ Những tia có bước sóng trên 1,4µ có thể làm đục con ngươi mắt và tia trên
1,5µ gây ra bỏng mắt
Năng lượng tia sáng nhìn được, được đánh giá bằng cảm giác ánh sáng gọi là quang
thông – là công suất bức xạ ánh sáng Điều kiện vệ sinh chiếu sáng được đăc trưng độ
(2-1) Trong đó:
E- Độ rọi (lx – đọc là lux)
F- Quang thông (lm – đọc là luymen)
Trang 24S- Diện tích bề mặt chiếu sáng (m2)
Để đảm bảo chiếu sáng hợp lý không những cần phải bảo đảm đủ độ rọi bề mặt mà
còn phải đảm bảo ánh sáng phân bố đều trong phạm vi làm việc và trường nhìn; không
có hiện tượng chói, lóa; không có bóng đen và sự tương phản lớn Tuy nhiên, hệ thống
chiếu sáng phải tối ưu về mặt kinh tế
Độ rọi tối thiểu Emin có thể tham khảo ở bảng 2 – 2
Bảng 2-2: Độ rọi tối thiểu phù hợp với công việc cần chiếu sáng
STT Tên công việc cần chiếu sáng Độ rọi tối thiểu
(lux)
1 Trên công trường:
- Trong khu vực thi công
- Trên đường ôtô
- Trên đường sắt
2
3 0,5
3 Công tác làm đất, đóng cọc, làm đường
Công tác làm mặt đường
10
25
5 Công tác bê tông và bê tông cốt thép:
- Chuẩn bị cốt thép, cán, uốn
- Buộc cốt thép
- Lắp ráp ván khuôn và chống đỡ
- Đầm bê tông nhiều cốt thép
- Đầm bê tông khối lớn
Do ánh sáng tự nhiên thay đổi theo thời gian trong ngày, theo mùa và thời tiết nên
thiết kế mức độ chiếu sáng trong phòng theo tỉ lệ phần trăm giữa độ chiếu sáng trong
phòng và ngoài trời gọi là hệ số chiếu sáng tự nhiên
(2-2) Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên lấy theo quy phạm “Chiếu sáng tự nhiên cho các
công trường xây dựng” TCXD 29 – 1968
Sử dụng chiếu sáng tự nhiên bằng nhiều cách:
- Chiếu sáng trên qua cửa trời hoặc cửa sổ lấy ánh sáng trên cao
- Chiếu sáng bên qua cửa sổ ở tường
- Chiếu sáng kết hợp hai hình thức trên
2.5.4Chiếu sáng nhân tạo
Trong trường hợp ánh sáng tự nhiên không đủ thì phải thiết kế và sử dụng chiếu
sáng nhân tạo Chiếu sáng nhân tạo chủ yếu sử dụng các loại đèn dây tóc, đèn huỳnh
Trang 25quang và các loại đèn đặc biệt khác Để sử dụng hết phần quang thông của ánh sáng và giảm tác dụng lóa mắt nên dùng chao đèn Chao đèn thiết kế sao cho góc tạo bởi đường nằm ngang qua dây tóc và mặt phẳng qua rìa của chao đèn và tâm dây tóc nằm ngoài hướng nhìn của mắt vào đèn để tránh lóa (xem hình 2.4)
Hình 2.4: Góc bảo vệ đèn chiếu
a); b) Đèn day tóc bóng trong và bóng mờ; c) Đèn huỳnh quang
So với đèn dây tóc, đèn huỳnh quang ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn vì nó phân bố ánh sáng tốt, ít chói, không cách biệt nhiều giữa ánh sáng đèn và ánh sáng tự nhiên Mặtkhác điện năng tiêu thụ ít, phát quang tốt và thời gian sử dụng lâu
Trong điều kiện sản xuất có thể sử dụng chiếu sáng chung, cục bộ và kết hợp Chiếu sáng cục bộ nên hạn chế sử dụng vì sự tương phản giữa chỗ tối và chỗ quá sáng làm cho mắt mệt mỏi, giảm năng suất lao động, có thể là nguyên nhân gây ra chấn thương Khi thi công ban đêm, để chiếu sáng các khu vực xây dựng, diện tích kho bãi lớn phải dùng đèn pha chiếu sáng loại một đèn hoặc cụm nhiều đèn, được gắn trên cột cao độc lập hoặc vị trí có sẵn của công trình
Theo kinh nghiệm thường sử dụng loại đèn và bố trí trục đèn như sau:
- Diện tích chiếu sáng không lớn (nhỏ hơn 4000 – 5000m2), mức tiêu chuẩn ánh sáng không cao (nhỏ hơn 2 lx), sử dụng đèn dây tóc có công suất 300 – 500w đặt trên trục cao 15m, 20m hoặc 30m tùy theo diện tích chiếu sáng từ 100 – 350m2
- Diện tích chiếu sáng lớn (trên 1000m2), mức tiêu chuẩn chiếu sáng cao và khó
bố trí nhiều trục đèn người ta có thể ghép các cụm đèn pha và khoảng cách các trụ đèn
có thể từ 400 – 500m
Tính toán chiếu sáng nhân tạp có thể sử dụng 3 phương pháp: Phương pháp điểm, phương pháp hệ số sử dụng quang thông, phương pháp tính theo công suất riêng Tính toán chi tiết như sau:
1.Phương pháp điểm
Áp dụng khi tính toán chieúe sáng cho các xưởng ở trên công trường và các phòng sản xuất khác Bỏ qua phần quang thông phản chiếu từ tường và trần, chỉ xét ánh sáng chiếu thẳng xuống mặt phẳng nằm ngang và mặt phẳng thẳng đứng
Độ rọi En tại điểm A trên mặt phẳng nằm ngang (hình 2.5)
(2-3)
Trang 262.Phương pháp hệ số sử dụng quang thông:
Phương pháp này được dùng để tính toán chiếu sáng
chung, có kể đến những tia chiếu thẳng từ đèn, tia phản xạ từ
tường và trần nhà
Công thức tính toán quang thông F (lm) của mỗi đèn là:
(2-4) Trong đó:
E: Độ rọi tối thiểu theo tiêu chuẩn quy phạm (lux) Có thể
tham khảo bảng 2-2
K: Hệ số an toàng chọn từ 1.8÷ 2,0, phụ thuộc đặc điểm
của gian phòng cần được chiếu sáng Nhiều bụi, khói chọn K
lớn
S: Diện tích cần được chiếu sáng (m2)
Z: Tỷ số giữa độ rọi trung bình và độ rọi tối thiểu Z=
1÷2,2
N: Số đén chiếu sáng
η: Hệ số sử dụng, phụ thuộc vào hệ số phản chiếu
của trần nhà và đặc trưng kích thước phòng i
Hình 2.5: Sơ đồ tính độ rọi bằng phương phá điểm
Hình 2.6: Đường cong phân bố ánh
sáng
1.Đèn gương; 2 Đèn bức xạ sâu;
3 Đèn bức xạ sâu chao tráng men;
4 Đèn vạn năng; 5 Đèn hính quả lê
Trang 27Hình 2.7: Các kiểu đèn chiếu sáng thông dụng
a) Chao đèn chiếu sâu; b) Chao đèn tán quang; c) Chao đèn mờ hình cầu;
d) Chao đèn chiếu rộng; e) Chao đèn chiếu sâu, hẹp; f) Chao đèn phòng mổ
Ánh sáng phản xạ
i ≤ 0,8 0,60
0,40
0,27 0,36
0,19 0,26
0,05 0,18
i ≤ 2,0 0,60
0,40
0,40 0,47
0,19 0,37
0,08 0,18
I > 2,0 0,60
0,40
0,50 0,57
0,30 0,50
0,12 0,36
Sau khi tính quang thông cho một ngọn đèn, dựa vào sổ tay kỹ thuật ánh sáng chọn
ra loại đèn có công suất tương ứng Bố trí các đèn trong phòng có thể đối xứng hoặc không đối xứng tùy theo vị trí sắp đặt thiết bị, chỗ làm việc (hình 2.8)
Trang 28Hình 2.8: Sơ đồ bố trí đèn
a)Hình chữ nhật; b) Hình thoi; c) Độ cao treo đèn trên bề mặt được chiếu sáng
Khi bố trí đèn cần chú ý các điểm sau:
- Khoảng cách treo đèn L và độ cao treo đèn Hc xác định theo tỷ số L/Hc = 1,4 ÷ 2,0 khi bố trí theo hình chữ nhật, và từ 1,7 ÷ 2,5 khi bố trí theo hình thoi
- Độ cao treo đèn Hc có thể xác định theo công thức:
Hc = H – hc – hp(m) (2-6) Trong đó: hc: Chiều cao từ trần đến đèn (m)
H: Chiều cao từ sàn nhà đến trần (m)
hp: Chiều cao từ sàn nhà đến bề mặt làm việc (m)
Thông thường có thể lấy hc = (0,2 – 0,25)H
- Để trành chói mắt, khi đèn có công suất nhỏ hơn 200w, độ cao từ sàn nhà đến đèn không được nhỏ hơn 2,5 – 4m và khi treo đèn có công suất lớn hơn 200w thì không được nhỏ hơn 3 – 6m
- Khoảng cách dãy đèn ngoài cùng đến tường nhà:
3 Phương pháp tính theo công suất riêng
Tính toán theo phương pháp này đơn giản nhưng kém chính xác
P = 0,25 E K (2-7) Trong đó: P: Công suất riêng (w/m2)
E: Độ rọi tối thiểu (lx)
K: Hệ số an toàn
0,25: Hệ số chuyển đổi đơn vị (1 lux ≈ 0,25w/m2)
Số lượng bóng đèn xác định theo công thức:
n = 2-8) Trong đó: n: Số lượng bóng đèn (chiếc)
Pd: Công suất bóng đèn (w)
S: Diện tích khu vực chiếu sáng (m2)
Câu hỏi cuối chương:
1 Các yếu tố tác hại sức khỏe người lao động và các loại bệnh nghề nghiệp trong xây dựng
2 Các biện pháp phòng chống bụi, nhiễm độc, tiếng ồn và rung động
3 Một phòng học cần được chiếu sáng vào ban đêm Hãy tính toán số bóng đèn cho phòng đó theo phương pháp tính theo công suất riêng Biết:
Trang 29- Diện tích phòng 60 m2;
- Sử dụng bóng đèn neong có công suất 40w, Độ rọi tối thiểu cần thiết là 50 lux
Trang 30CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THIẾT KẾ TỔ
CHỨC XÂY DỰNG VÀ THIẾT KẾ THI CÔNG
3.1 MỞ ĐẦU
Một trong những nội dung quan trọng của pháp luật BHLĐ là quy định khi lập luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật các dự án xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng các cơ sở sản xuất, sử dụng bảo quản, lưu trữ các loại máy, thiết bị, vật tư phải có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ và VSLĐ Cơ quan thanh tra an toàn và VSLĐ tham gia đánh giá tính khả thi của luận chứng về an toàn và VSLĐ Khi triển khai thực hiện các dự án, chủ đầu tư phải thực hiện đúng luận chứng về an toàn và VSLĐ trong dự án
đã được Hội đồng thẩm định dự án chấp thuận Chỉ thị số 13/1998/CT-TTg ngày
26-3-1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong tình hình mới, trong đó Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong việc tổ chức thẩm định luận chứng về các biện pháp đảm bảo ATLĐ, VSLĐ và báo cáo tác động môi trường của các dự án đầu tư
Trong điều kiện phát triển về công nghệ xây dựng, các biện pháp thi công xây lắp không ngừng được cải tiến, hoàn chỉnh thì như những vấn đề về BHLĐ phải được nghiên cứu thiết kế đồng thời với thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công
Theo kinh nghiệm cho biết có nhiều trường hợp tai nạn lao động xẩy ra do nguyên nhân liên quan đến những thiếu sót trong hồ sơ thiết kế, chủ yếu là thiếu biện pháp BHLĐ
Điều quan trọng nhất trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công là phải đề
ra được biện pháp thi công tối ưu Với biện pháp này yêu cầu truớc tiên là phải đảm bảo ATLĐ, sau đó mới xét đến vấn đề kinh tế và các yếu tố khác
3.2 NỘI DUNG CHỦ YẾU CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ KỸ
THUẬT AN TOÀN TRONG THIẾT KẾ THI CÔNG
1 Biện pháp bảo đảm an toàn thi công trong qúa trình xây lắp:
- Thi công công tác đất bằng thủ công hoặc cơ giới, chú trọng khi đào sâu
- Thi công công tác bê tông và bê tông cốt thép ở trên cao
- Thi công lắp ghép các kết cấu (thép, gỗ, bê tông) và các thiết bị kỹ thuật có khối lượng và kích thước lớn, cồng kềnh Chọn phương pháp treo buộc và tháo dỡ kết cấu
an toàn, biện pháp đưa công nhân lên xuống, tổ chức làm việc trên cao
- Thi công bốc dỡ, vận chuyển các kết cấu và vật liệu xây dựng, thiết bị kỹ thuật, máy móc trên các kho bãi
2 Bảo đảm an toàn đi lại, giao thông vận chuyển trên công trường; chú trọng các tuyến đường giao nhau; hệ thống cấp điện, cấp nước và thoát nước
3 Biện pháp đề phòng tai nạn điện trên công trường Thực hiện nối đất cho các máy móc thiết bị điện; sử dụng các thiết bị tự động an toàn trên máy hàn điện; rào ngăn, treo biển báo những nơi nguy hiểm
Trang 314 Làm hệ thống chống sét trên các công trường, đặc biệt các công trường có chiều cao lớn
5 Biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống cháy chung trên công trường và những nơi dễ phát sinh cháy Xây dựng nhà cửa, kho tàng, nơi chứa nhiên liệu theo đúng nội quy phòng cháy
3.3 AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG
Căn cứ vào biện pháp thi công đã chọn, khả năng và thời gian cung cấp nhân lực, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu để quyết định thời gian thi công sao cho bảo đảm
an toàn cho mỗi dạng công tác, mỗi quá trình phải hoàn thành trên công trường
Khi lập tiến độ thi công phải chú ý những điều sau để tránh các trường hợp sự cố đáng tiếc xảy ra:
1.Trình tự và thời gian thi công các công việc phải xác định trên cơ sở yêu cầu và điều kiện kỹ thuật để bảo đảm sự ổn định từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình 2.Xác định kích thước các đoạn, tuyển công tác hợp lý sao cho tổ, đội công nhân ít phải di chuyển nhất trong một ca để tránh những thiếu sót khi bố trí sắp xếp chỗ làm việc trong mỗi lần thay đổi
3 Khi tổ chức thi công dây chuyền không được bố trí công việc làm các tầng khác nhau trên cùng một phương đứng nếu không có sàn bảo vệ cố định hoặc tạm thời; không bố trí người làm việc dưới tầm hoạt động cảu cần trục
4 Trong tiến độ tổ chức thi công dây chuyền trên các phân đoạn phải bảo đảm sự làm việc nhịp nhàng giữa các tổ đội, tránh chồng chéo gây trở ngại và gây tai nạn cho nhau
3.4 AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LẬP MẶT BẰNG THI CÔNG
Mặt bằng thi công quy định rõ chỗ làm việc của máy móc, kho vật liệu và cấc nơi
để cấu kiện; hệ thống sản xuất của xí nghiệp phụ, công trình tạm; hệ thống đường vận chuyển, đường thi công trong và ngoài công trường; hệ thống cung cấp điện, nước v.v
Bố trí mặt bằng thi công không những đảm bảo các nguyên tắc thi công mà còn phải chú ý tới vệ sinh và an toàn lao động
Khi lập mặt bằng thi công phải chú ý các tiêu chuẩn và biện pháp sau đây:
1 Thiết kế các phòng sinh hoạt phục vụ cho công nhân phải tính toán theo quy phạm để đảm bảo tiêu chuẩn VSLĐ Cố gắng làm các phòng này theo kiểu tháo lắp hoặc có thể di chuyển được để tiết kiệm nguyên vật liệu và tiện lợi khi sử dụng Khu
vệ sinh phải để ở cuối hướng gió, xa chỗ làm việc nhưng không quá 100m
2 Tổ chức đường vận chuyển và đường đi lại trên công trường hợp lý Đường vận chuyển trên công trường phải đảm bảo chiều rộng như sau: đường một chiều tối thiểu
là 4m, đường hai chiều phải là 7m Tránh bố trí giao nhau nhiều trên luồng vận chuyển giữa đường sắt và đường ô tô Chỗ giao nhau bảo đảm phải thấy rõ từ xa 50m nhìn từ mọi phía Bán kính đường vòng nhỏ nhất phải từ 30 - 40m, độ dốc ngang không quá 5%
3 Thiết kế chiếu sáng chỗ làm việc cho các công việc phải làm đêm và trên các đường đi lại theo tiêu chuẩn ánh sáng,
Trang 324 Rào chắn các vùng nguy hiểm như trạm biến thế, khu vực để vật liệu dễ cháy, nổ; xung quanh dàn giáo các công trình cao; khu vực xung quanh vùng hoạt động của các cần trục, hố vôi v.v
5 Trên bình đồ xây dựng phải chỉ rõ nơi dễ gây hoả hoạn lớn, đường đi qua và đường di chuyển của xe hoặc đường chính thoát người khi có hoả hoạn Phải bố trí chi tiết vị trí các công trình phòng hoả
6 Những chỗ bố trí các kho tàng phải bằng phẳng, có lối thoát nước để bảo đảm sự
ổn định của kho; bố trí phải liên hệ chặt chẽ với công tác bốc dỡ, vận chuyển Biết cách bố trí sắp xếp nguyên vật liệu và các cấu kiện để bảo đảm an toàn
Các vật liệu chứa ở bãi, kho lộ thiên như đá hộc, đá đăm, cuội sỏi, gạch, cát, thép hình, gỗ cây v.v nên cơ giới hoá khâu bốc dỡ và vận chuyển để giảm các trường hợp tai nạn xẩy ra Các nguyên vật liệu thành phẩm, bán thành phẩm ở trên công trường phải sắp xếp gọn gàng, đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi, cản trở lối đi lại Bố trí từng khu vực riêng biệt cho các vật liệu và chú ý đến trình tự bốc dỡ và vận chuyển hợp lý
Một số quy định chất xếp vật liệu: đá hộc, ngói không cao quá 1,5m; các vật liệu tròn dễ lăn phải có cọc chống và ràng buộc chắc chắn
7 Làm hệ thống chống sét cho dàn giáo kim loại và các công trình độc lập như trụ đèn pha, công trình có chiều cao lớn
8 Khi làm các công việc trên cao hoặc xuống sâu, đồ án phải nêu các biện pháp đưa công nhân lên xuống và hệ thống bảo vệ
9 Bố trí nhà cửa phải theo tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy
Câu hỏi cuối chương:
1 Các yêu cầu về an toàn lao động khi lập tiến độ và mặt bằng thi công
CHƯƠNG 4: KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬ DỤNG CÁC MÁY XÂY DỰNG
4.1 MỞ ĐẦU
Cơ giới hoá các công việc trong xây dựng không những nâng cao năng suất lao động mà còn giảm chấn thương tai nạ do các điều kiện làm việc của công nhân được giảm nhẹ và an toàn hơn
Các máy móc thi công thường dùng trên công trường thuỷ lợi là: Các loại máy làm đất như máy đào, máy cạp, máy ủi; các máy nâng chuyển như cần trục, thang tải, băng chuyền; các máy làm vật liệu như đập nghiền, sàng đá, máy trộn bê tông; các máy gia công kim loại, gỗ; các máy đóng cọc, khoan phụt vữa; các máy phục vụ khác như máy phát điện, biến áp, máy bơm v.v
Hầu hết các loại máy móc trên đều có các phụ tùng như dây cáp, cu roa, ròng rọc, puli, móc cẩu, xích v.v
Trang 33Khi sử dụng máy móc và các phụ tùng của chúng nếu không hiểu biết cơ cấu và tính năng hoạt động của máy, không nắm vững quy trình vận hành, không tuân theo nội quy an toàn khi sử dụng có thể gây ra những sự cố và tai nạn lao động
4.2 CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY RA SỰ CỐ, TAI NẠN LAO ĐỘNG
Nguyên nhân sự cố, tai nạn khi sử dụng máy móc, thiết bị bao gồm do thiết kế, chế tạo, lắp đặt và sử dụng, ở đây chỉ xem xét và phân tích những nguyên nhân chủ yếu về lắp đặt và sử dụng
1 Máy sử dụng không tốt
a) Máy không hoàn chỉnh
- Thiếu các thiết bị an toàn hoặc có nhưng đã bị hỏng, hoạt động thiếu chính xác, mất tác dụng tự động bảo vệ khi làm việc quá giới hạn tính năng cho phép Ví dụ thiếu các thiết bị khống chế quá tải, khống chế độ cao nâng móc, khống chế góc nâng tay cần ở các cần trục; cầu chì, rơle thiết bị điện v.v
- Thiếu các thiết bị tín hiệu âm thanh, ánh sáng (đèn, còi, chuông)
- Thiếu các thiết bị áp kế, vôn kế, ampe kế, thiết bị chỉ sức nâng của cần trục ở độ vươn tương ứng
b) Máy đã hư hỏng
- Các bộ phận , chi tiết cấu tạo của máy đã bị biến dạng lớn, cong vênh, rạn nứt, đứt gãy Ví dụ: đứt bu lông, bong mối hàn; đứt cáp, xích, curoa; các ở trục, ổ bi bị ket gây tăng ma sát hoặc gây rung lắc mạnh
- Hộp số bị trục trặc làm cho vận tốc chuyển động theo phương ngang, phương đứng, xoay không chính xác theo điều khiển
- Hệ thống phanh điều khiển bị rỉ mòn, mô men phanh tạo ra nhỏ không đủ tác dụng hãm
2 Máy bị mất cân bằng ổn định
Mất ổn định đối với máy đặt cố định hay di động là nguyên nhân thường gây ra sự
cố và tai nạn Những nguyên nhân gây ra mất ổn định thường là:
- Máy đặt trên nền không vững chắc: nền đất yếu hoặc nền dốc quá góc nghiêng cho phép
- Cẩu nâng vật quá trọng tải
- Tốc độ di chuyển, nâng hạ vật với tốc độ nhanh gây ra mô men quán tính, mô men
li tâm lớn Đặc biệt phanh hãm đột ngột gây ra lật đổ máy
- Máy làm việc khi có gió lớn (trến cấp 6), đặc biệt đối với máy có trọng tâm cao
3 Thiếu các thiết bị che chắn, rào ngăn vùng nguy hiểm
Vùng nguy hiểm khi máy móc hoạt động là khoảng không gian hay xuất hiện mối nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng con người Trong vùng này thường xảy ra các tai nạn như sau:
- Máy kẹp, cuộn áo quần, tóc, tay, chân ở các bộ phận dây chuyền động
- Các mảnh dụng cụ và vật liệu gia công văng bắn vào người, vào mắt
- Bụi hơi khí độc toả ra ở các máy gia công vật liệu gây nên các bệnh ngoài da, ảnh hưởng cơ quan hô hấp, tiêu hoá của con người
- Các bộ phận máy va đập vào người hoặc đất đá, vật cẩu từ máy rơi vào người trong vùng nguy hiểm
Trang 34- Khoang đào ở các máy đào; vùng hoạt động trong tầm với của cần trục
4 Sự cố tai nạn điện
- Dòng điện rò ra vỏ và các bộ phận kim loại của máy do phần cách điện bị hỏng
- Xe máy đè lên dây điện dưới đất hoặc va chạm vào đường dây điện trên không khi máy hoạt động ở gần hoặc di chuyển phía dưới trong phạm vi nguy hiểm
5 Thiếu ánh sáng
Thiếu ánh sáng trong các nhà xưởng hoặc làm việc ban đêm, lúc sương mù Do đó người lái máy không nhìn rõ các bộ phận trên máy và khu vực xung quanh dẫn tới tai nạn
7 Thiếu sót trong quản lý máy
- Thiếu hoặc không có hồ sơ, lý lịch tài liệu hướng dẫn về lắp đặt, sư dụng bảo quản máy
- Không thực hiện đăng kiểm, khám nghiệm, chế độ trung tu bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định
- Phân giao trách nhiệm không rõ ràng trong việc quản lý sử dụng
4.3 CÁC TIÊU CHUẨN VÀ KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬ DỤNG CÁC MÁY THI CÔNG
4.3.1 Bảo đảm sự cố định của máy
Các máy xây dựng phải bảo đảm ổn định khi làm việc, di chuyển và cả khi không hoạt động Sự mất ổn định của máy do nhiều nguyên nhân: Máy nghỉ hoặc làm việc ở nơi quá dốc, nền không chắc chắn, làm việc quá tải trọng cho phép, lực quán tính và lực li tâm lớn hoặc khi gặp gió lớn v.v
Hệ số ổn định đặc trưng cho mức độ an toàn khỏi lật của máy là tỷ số giữa tổng số
mô men các lực giữ và tổng mô men các lực gây lật đối với điểm lật hoặc đường lật
K = g
l
M M
∑
∑ (4-1) Trong đó:
K - Hệ số ổn định
Mg - Mô men giữ
Ml - Mô men lật
Trang 35Hệ số ổn định K>1 Các máy móc có hệ số ổn định tải trọng (K1) và hệ số ổn định bản thân (K2) khác nhau
Sau đây là hệ số ổn định cho một vài loại máy xây dựng:
a) Khi có tải; b) Khi không tải
Trong trường hợp tổng quát, hệ số ổn định tải trọng K1 (khi có tải) xác định theo công thức:
K 1 = 1
Q (a b)− {G [( b + c) cos α - h1 sin α ] -
2 2
+ (a - b) - W P - W1 h} (4-2) Trong đó:
G - Trọng lượng máy cần trục, điểm đặt tại trọng tâm (kg)
Gc - Trọng lượng tay cần và thiết bị kèm theo, đặt ở đầu tay cần (kg)
Q - Trọng lượng vật cẩu tối đa (kg)
a - Khoảng cách từ trục quay của cần cẩu đến trọng tâm vật cẩu khi cần trục đặt trên mặt phẳng ngang (m)
b - Khoảng cách từ trục quay đến đường lật, vị trí A (m)
c - Khoảng cách từ mặt phẳng đi qua trục quay của cần trục đến trọng tâm cần trục (m)
H - Khoảng cách từ đầu tay cần đến trọng tâm vật cẩu (m)
h -Khoảng cách từ đầu tay cần đến điểm lật A (m)
h - Khoảng cách từ trọng tâm cần trục đến mặt phẳng máy đứng (m)
Trang 36P - Khoảng cách từ điểm đặt lực gió thổi vào ca bin máy (m)
v - Tốc độ nâng vật (m/s)
v1 - Tốc độ di chuyển ngang của đầu tay cần (m/s)
v2 - Tốc độ di chuyển đứng của đầu tay cần (m/s)
n - Số vòng quay của cần trục trong một phút
t - Thời gian khởi động, hãm (phanh) cơ cấu nâng (s)
t1 - Thời gian khởi động, hãm cơ cấu quay cần trục (s)
t2 - Thời gian khởi động, hãm cơ cấu thay đổi độ với tay cần (s)
W, W1 - Lực gió tác dụng lên ca bin, vật cẩu được tính an toàn điểm đặt tại đầu tay cần (kg)
α - Góc nghiêng của mặt phẳng máy đứng so với phương ngang (độ)
g - Gia tốc trọng trường (9.81m/s2)
Trong công thức (4-2) bao gồm các thành phần:
G[(b+c)cosα- h1sinα] - Mô men giữ do trọng lượng cần trục
− - Mô men tạo ra khi thay đổi độ với tay cần (nâng, hạ cần)
WgP - Mô men do lực gió tác dụng lên ca bin cần trục
Wgh - Mô men do lực gió tác dụng lên vật cẩu
Q(a-b) - Mô men do tải trọng gây ra
Hệ số ổn định tải trọng trong công thức (4-2): K1≥1, 15
Trong trường hợp máy cần trục làm việc trên mặt phẳng ngang (α = 0), nếu không xét đến các thành phần lực li tâm, quán tính, gió v.v thì hệ số ổn định tải trọng K1 là:
Để bảo đảm ổn định cho cần trục, khi vận hành phải thực hiện:
- Không cẩu quá tải làm tăng mô men lật
- Không đặt cần trục lên nền hoặc đường ray có độ dốc lớn hơn quy định
- Không phanh đột ngột khi hạ vật cẩu
- Không quay cần trục hay tay cần nhanh
- Không nâng hạ tay cần nhanh
Trang 37- Không làm việc khi có gió lớn (trên cấp 6)
- Cần trục tháp có trọng tâm cao, thường chiều cao trọng tâm gấp 1,5 - 3 lần chiều rộng đường ray cho nên độ nghiêng của đường ray ảnh hưởng rất lớn đến ổn định của cần trục Vì thế không cho phép đường ray có độ dốc ngang Độ dốc dọc có thể là 0.01
- 0,025 tức là 0o35 - 1o30
b) Bảo đảm sự ổn định của tời :
Tời là loại thiết bị nâng có thể dùng độc lập để kéo tải theo phương ngang và nâng tải theo phương đứng Bàn tời khi đặt không vững chắc có thể bị trượt hoặc lật dưới tác dụng của lực kéo dây cáp
Hình 4.2 là sơ đồ khi cáp kéo ngang và kéo xiên Điều kiện ổn định của tời khi kéo theo phương ngang (hình 4.2a):
Điều kiện ổn định của tời khi kéo xiên (hình 4.2b)
P1C = Gc + Qd + Q1l + P2b (4-7) Trong đó:
(4-8) Trong đó: k - Hệ số an toàn, k = 1,3 - 1,5
Nếu Q là trị số âm thì tời đã đủ ổn định, không cần chất tải nữa
Trang 384.3.2 Xác định khoảng cách cho máy đứng trên bờ hố móng
Các máy làm đất khi nghỉ việc, khi làm việc hoặc di chuyển ở mép hố móng phải cách mép hố móng tối thiểu một khoảng cách L (hình 4.3)
Hình: Khoảng cách an toàn cho máy đứng trên bờ hố móng
L = H H 0, 25
tg − tg +
Trong đó:
H – Chiều sâu hố móng, hố đào (m)
L – Khoảng cách máy đứng nguy hiểm (m)
α – Góc ổn định tự nhiên của đất ở mái hố móng
β – Góc nghiêng của mái móng so với phương ngang
Có thể tham khảo bảng 4 – 1 để xác định góc ổn định tự nhiên của các loại đất đá
Bảng 4-1: Góc ổn định tự nhiên của các loại đất đá
Loại đất đá α với độ ẩm trung bình α với độ ẩm bão hoà
4.3.3 Độ dốc cho phép của một số máy làm đất:
Muốn cho máy di chuyển trên mặt nghiêng có độ dốc lớn hơn độ dốc cho phép phải dùng máy kéo hoặc tời có sức kéo phù hợp đưa lên và phải được sự đồng ý của cán bộ phụ trách
Bảng 4-2: Độ dốc cho phép của một số máy làm đất
dốc
Độ dốc theo phương ngang
- Các máy có máy kéo đi trước 20o 20o 14o
Trang 394.3.4 Một số điểm quy định khi sử dụng máy:
1 Các máy làm đất nói chung
Trước khi cho các máy làm đất vào làm việc phải có đồ án chỉ rõ vị trí làm việc của từng máy, hướng công tác phương pháp thi công, biện pháp an toàn cho từng máy đối với từng loại đất Khi lập đồ án cho máy phải:
a) Nghiên cứu kỹ tình hình địa chất, địa chất thuỷ văn để có biện pháp tháo nước, tiêu nước phòng lún
b) Nắm được công trình ngầm như đường dây điện, đường ống nước, đường ống dẫn dầu v.v để vạch ra phạm vi cho máy làm việc
c) Chú ý bảo vệ các công trình kiến trúc khác
- Khi làm việc ban đêm thì máy phải có đèn trước, đèn sau; trong khu vực máy hoạt động phải có đèn chiếu sáng, nếu ánh sáng thiếu không được làm việc
- Trước khi cho máy di chuyển hoặc làm việc ở trên đường dốc phải kiểm tra kỹ phạm vi máy sẽ làm việc hoặc nơi máy sắp di chuyển đến
- Không cho máy di chuyển hoặc làm việc nếu sức chịu của đất ở trên đường dốc không đều
- Không cho máy di chuyển nếu đường dốc có những mô đất cao làm máy mất ổn định dễ đổ
- Máy phải nghỉ chọn ở nơi bằng và ổn định
2 Các máy xúc và đào đất:
- Trường hợp đặc biệt mới cho máy làm việc ở nơi đất mới đắp, đất có sức chịu kém phải tăng cường gỗ lót hoặc dây chằng cho máy làm việc được an toàn, nếu dùng gỗ lót thì chiều rộng gỗ phải lớn hơn chiều rộng của máy mỗi bên 50cm
- Trong lúc làm việc công nhân điều khiển phải chú ý đến vách đất đang xúc, nếu thấy có hiện tượng sụt lở thì phải di chuyển máy
- Chiều cao tầng xúc không được lớn hơn chiều cao xúc tối đa của gàu xúc, không được xúc thành hàm ếch, lưỡi trai; phải xúc theo góc độ đã quy định theo thiết kế khoang đào
- Nếu có nổ mìn gần nơi làm việc của máy xúc thì phải di chuyển máy đến nơi an toàn, công nhân điểu khiển phải rời khỏi tầng buồng lái
- Các máy làm việc gần nhau thì máy nọ phải cách máy kia tối thiểu bằng phạm vi quay của mỗi máy cộng thêm 2m
- Không được bố trí máy làm việc tầng trên và tầng dưới theo cùng một phương thẳng đứng
- Khi đổ đất lên các xe vận chuyển không được đưa gầu qua buồng lái, không được
để gầu xúc cao cách đáy thùng xe qua 1m, và không va chạm vào thành xe Thùng xe phải lớn hơn gầu xúc
- Khi di chuyển phải nâng gầu xúc cách mặt đất tối thiểu 50cm và quay cần trùng với hướng đi Cấm dùng gầu xúc để vận chuyển, di chuyển các loại vật liệu như gỗ, ván, bê tông hoặc để kéo các vật khác
Trang 403 Máy ủi
Trong khu vực máy làm việc, cấm không cho người đứng gần mép bờ, mép hố; cấm không cho lưỡi ủi chồm ra khỏi mép bờ, mép hố Khi máy ủi đất ra ngoài mép bờ thì phải giảm tốc độ Nếu máy ủi đổ san đất từ tầng trên xuống tầng dưới chỗ máy xúc làm việc thì máy ủi phải cách mép đang đào tối thiểu là 3m Khi san đất đá xuống sườn dốc phía dưới phải có biển cấm người Khi di chuyển máy phải nâng lưỡi ủi các mặt đất 50cm Đến chỗ đường vòng máy phải tuân theo bán kính quay đã định
4 Các máy thi công xấy dựng
a) Máy trộn bê tống, trộn vữa
- Máy trộn phải đặt trên nền vững chắc, bằng phẳng, phải có rãnh thoát nước, rải vật liệu không trơn trượt để công nhân đi lại thao tác Xung quanh chỗ ben nạp vật liệu hoặc thùng trộn phải xây gờ cao ít nhất 10cm để dụng cụ chuyển chở vật liệu không tụt vào ben, vào thùng trộn
- Tất cả các dụng cụ làm việc phải để cách miệng ben, miệng thùng trộn ít nhất là 10cm Ngăn không cho người qua lại chỗ ben nạp vật liệu hoạt động Cấm đưa tay hoặc dụng cụ vào thùng trộn khi máy đang chạy
- Khi di chuyển máy bằng người hoặc máy kéo thì phải nâng ben lên cao, dùng dây cáp, chốt sắt giữ lại Nếu đưa lên xe vận tải thì phải tháo ben ra
b) Máy đầm bê tông
- Khi sử dụng máy đầm công nhân phải mang ủng, găng tay Các dây dẫn điện của máy phải dùng dây cáp bọc cao su và phải treo lên cao Chỉ được để đoạn dài không quá 5m kể từ đầu máy đầm đến nơi cung cấp điện để khi làm việc được dễ dàng Mỗi máy đầm phải có một cầu dao cấp điện riêng biệt và phải được tiếp đất
- Di chuyển không được để dây điện căng thẳng, muốn di chuyển xa phải cắt điện (cắt ở gốc chứ không phải cắt ở công tắc trên máy)
- Ngoài thợ máy không được ai sờ mó hoặc chữa máy
c) Máy phụt vữa xi măng
- Trước khi làm việc công nhân máy ép khí, máy phụt vữa phải kiểm tra đường ống phun vữa từ máy khí ép đến đầu vòi phun Máy phụt vữa chỉ làm việc khi đã nối chắc chắn đường ống từ máy ép khí đến máy phụt vữa
- Trước khi phụt vữa vào công trình có thành đứng thì phải tính toán áp lực phù hợp với sức chịu của công trình đó Cấm người làm việc gần vòi phụt trong phạm vi 10m
- Khi đã cầm vòi phụt trên tay mới được mở van cho vữa phun ra Trước khi bỏ vòi phun phải khoá lại và khi làm cấm chĩa vòi phun về phía có người
d) Máy đóng cọc
Trước khi tiến hành công tác đóng cọc phải:
- Có đầy đủ những số liệu nghiên cứu về tính chất cơ lý của nền
- Có phương pháp thi công và biện pháp an toàn lao động Nếu máy đóng cọ làm việc ở chỗ đất xâu, ở dưới nước thì phải tính toán sàn bệ đủ sức chịu hoặc bè mảng có dây chằng cố định
- Búa phải giữ chặt với tháp đóng cọ bằng các thiết bị đã có Nếu dùng cọc phụ để đóng sâu cọc chính thì cọc phụ phải chịu được lực đóng của búa