0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management – CRM)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MEKONG VIỆT NAM (Trang 35 -36 )

Management – CRM)

Quản lý quan hệ khách hàng - Customer Relationship Management (CRM) là chiến lược thu hút, duy trì và phát triển khách hàng bằng cách tập trung nguồn lực của doanh nghiệp vào việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng. Hay nói cách khác, quản lý quan hệ khách hàng là một phương pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng như thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc… nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.

Thông qua hệ thống quan hệ khách hàng, các thông tin của khách hàng sẽ được cập nhật và được lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Nhờ một công cụ dò tìm dữ liệu đặc biệt, doanh nghiệp có thể phân tích, hình thành danh sách khách hàng tiềm năng và lâu năm để đề ra những chiến lược chăm sóc khách hàng hợp lý. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể xử lý các vấn đề vướng mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Lợi ích mà CRM mang lại không chỉ với khách hàng, với công ty, với nhà quản lý mà còn cả với chính những nhân viên của công ty, những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và luôn cố gắng làm hài lòng họ. Đối với khách hàng thì CRM góp phần thúc đẩy mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và doanh nghiệp, giúp khách hàng được hiểu rõ hơn, được phục vụ chu đáo hơn. Còn đối với doanh nghiệp, CRM giúp doanh nghiệp lắng nghe khách hàng của mình nhiều hơn, dễ dàng quản lý tình hình kinh doanh và phát triển của mình trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai; giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, thương hiệu một cách nhanh chóng, dễ dàng và ít chi phí nhất. Đồng thời, CRM là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tập trung nguồn tài nguyên của mình, cũng như quản lý nhân viên một cách hiệu quả. Đối với nhà quản lý, CRM cung cấp cho nhà quản lý nhiều công cụ hỗ trợ đắc lực, giúp nhà quản lý nhanh chóng thống kê, phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp từ quá khứ, hiện tại và tương lai; phát hiện những khó khăn, rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp để có thể kịp thời đưa ra được những giải pháp thích hợp cho những vấn đề đó. Đồng thời CRM còn cho phép người quản lý đánh giá được tình hình và hiệu quả làm việc của từng nhân viên cấp dưới. Đối với nhân viên, CRM cho phép nhân viên quản lý một cách hiệu quả thời

gian và công việc của mình. Đồng thời CRM giúp nhân viên nắm rõ thông tin về từng khách hàng của mình để đưa ra phương thức hỗ trợ nhanh chóng, hợp lý, tạo được uy tín đối với khách hàng, giữ chân khách hàng lâu hơn.

Hiện nay, các nước đang phát triển như Việt Nam được đánh giá là thị trường CRM tiềm năng. Bởi vì ở các quốc gia này ngày càng có nhiều công ty bắt đầu tìm kiếm những con đường mới để phục vụ khách hàng tốt hơn và thúc đẩy kinh doanh.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MEKONG VIỆT NAM (Trang 35 -36 )

×