Sơ đồ chức năng kinh doanh của hệ thống chỉ ra cho chúng ta biết hệ thống cần phải làm gì chứ không chỉ ra là phải làm như thế nào.
Sơ đồ này mô tả mối quan hệ phân cấp chức năng các thực thể từ cao xuống thấp, trong đó thực thể dưới là con của thực thể đứng trên nó. Một thực thể có thể có nhiều thực thể con.
Mô hình BFD đầy đủ gồm những thành phần sau: • Tên chức năng
• Mô tả các chức năng • Đầu ra của chức năng
Quy tắc lập sơ đồ chức năng BFD:
• Tuần tự: Ghi chức năng của từng cấp theo thứ tự xuất hiện chúng.
• Lựa chọn: Khi có sự lựa chọn giữa những gì sảy ra thì phải chỉ ra cách lựa chọn và đánh dấu “0” ở phía trên, góc phải của khối chức năng đó.
Mở đầu Lập kế hoạch thiết kế Thiết kế kiến trúc phần mềm
Hồ sơ thiết kế Thiết kế giao diện Thiết kế chương trình Thiết kế dữ liệu Thiết kế thủ tục Duyệt thiết kế kiến trúc Kết th úc Không duyệt Duyệt
• Phép lặp: Nếu 1 quá trình được thực hiện nhiều lần thì đánh dấu “*” ở phía trên, góc phải của khối chức năng.
• Tên của sơ đồ chức năng cần phải đầy đủ, rõ ràng để người đọc dễ hiểu và dễ dàng phân biệt giữa tên gọi của các chức năng khác nhau.
• Sơ đồ chức năng phải được biểu diễn một cách, sáng sủa, đơn giản, chính xác và đầy đủ. Các chức năng trên cùng một cấp thì có độ phức tạp như nhau.
0.5.4.2 Sơ đồ dòng dữ liệu (DFD)
Sơ đồ dòng dữ liệu DFD là một công cụ dùng để mô hình hóa hệ thống thông tin. Mô hình DFD trợ giúp cho các hoạt động chính phân tích, thiết kế, biểu diễn hồ sơ trong quy trình sản xuất phần mềm.
Mô hình DFD xác định các thông tin luân chuyển từ một quá trình hoặc từ một chức năng này trong hệ thống sang một quá trình hay chức năng khác. Điều quan trọng nhất là nó chỉ ra phải có sẵn những thông tin nào cần phải có trước khi thực hiện một chức năng hay một quá trình nào đó.
Các ký pháp sử dụng:
Trình tự lập sơ đồ dòng dữ liệu: • DFD mức ngữ cảnh:
Trước tiên cần xem toàn bộ hệ thống như một tiến trình duy nhất và xác định các dữ liệu đầu cuối. Trong sơ đồ này chỉ có một tiến trình, tên tiến trình là tên hệ thống. DFD mức ngữ cảnh có tác dụng xác định quy mô và mục tiêu hệ thống bằng lời.
• DFD mức hệ thống
DFD mức ngữ cảnh được chi tiết hoá thành các tiến trình gọi là DFD cấp hệ thống. Trong bước này, các chức năng chính của hệ thống cùng các luồng dữ liệu vào ra hệ thống nhóm theo chức năng được xác định. DFD mức hệ thống thường gồm dưới 10 tiến trình chính.
• DFD mức trung gian
Với mỗi tiến trình ở mức hệ thống, một DFD được vẽ để chi tiết hoá các chức năng chính. Các tiến trình trong cấp này được đánh số gồm số của tiến trình mẹ theo sau là dấu chấm và số thứ tự các tiến trình con: 1.1; 1.2;1.3;….
DFD mức trung gian cho phép hiểu rõ chức năng chính của hệ thống. Hầu hết các kho dữ liệu căn bản của hệ thống xuất hiện ở cấp này.
Tên người /bộ phận
phát nhận tin Nguồn hoặc đích
Tên dòng dữ liệu Dòng dữ liệu
Tiến trình xử
lý Tiến trình xử lý
Tệp dữ liệu, kho dữ liệu
• DFD mức chi tiết:
DFD ở mức này tiếp tục chi tiết hoá mỗi tiến trình ở mức trung gian, đánh số các tiến trình khởi đầu bằng số của tiến trình mẹ: 1.1.1; 1.1.2;1.1.3;…Ở mức này, hầu hết các kho dữ liệu đều xuất hiện, các tiến trình đã có thể hỉểu rõ thông qua các luồng dữ liệu vào ra và tên tiến trình.
0.5.4.3 . Sơ đồ luồng thông tin (IFD)
Sơ đồ luồng thông tin (IFD) được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động, tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, xử lý dữ liệu và việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ.
Trong sơ đồ luồng thông tin có các phích vật lý là những mô tả chi tiết hơn bằng lời cho các đối tượng được biểu diễn trên sơ đồ. Có rất nhiều thông tin không thể hiện trên sơ đồ như hình dạng của thông tin vào/ ra. các thủ tục xử lý, phương tiện thực hiện xử lý…sẽ được ghi trên các phích vật lý này.
Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin: • Xử lý
• Kho dữ liệu
Thủ công Tin học hóa hoàn toàn
Thủ công Người-Máy Tin học hóa hoàn
• Dòng thông tin
• Điều khiển
0.6 Các công cụ được sử dụng để thực hiện đề tài 0.6.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Microsoft Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu tương tác người sử dụng chạy trong môi trường Windows
Microsoft Access cho ta các khả năng thao tác dữ liệu, khả năng liên kết và công cụ truy vấn giúp quá trình tìm kiếm thông tin nhanh. Người sử dụng có thể chỉ dùng một truy vấn để làm việc với các dạng cơ sở dữ liệu khác nhau. Ngoài ra, có thể thay đổi truy vấn bất kỳ lúc nào và xem nhiều cách hiển thị dữ liệu khác nhau.
Microsoft Access là một công cụ để nâng cao hiệu suất công việc. Bằng cách dùng các Wizard của MS Access và các lệnh có sẵn (macro) ta có thể dễ dàng tự động hóa công việc mà không cần lập trình.
0.6.2 Ngôn ngữ lập trình
Visual Basic là một sản phẩm trong bộ Visual Studio của hãng Microsoft, ra
đời năm 1991 với phiên bản đầu tiên visual Basic 1.0. Cho đến năm 1998 phiên bản Visual Basic 6.0 ra đời và sau đó chuyển sang một thế hệ ngôn ngữ lập trình mới Visual basic .Net.
Visual basic là một ngôn ngữ lập trình đa năng, sử dụng để xây dựng các phần mềm hoạt động trong môi trường window hay trên mạng Internet. Nó có những ưu điểm chính như sau:
- Dễ sử dụng
- Cung cấp nhiều công cụ điều khiển có sẵn để hỗ trợ lập trình viên, nhất là trong lập trình ứng dụng cơ sở dữ liệu.
- Là ngôn ngữ có tính trực quan cao, có cấu trúc logic chặt chẽ ở mức độ vừa phải.