TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH sản xuất thương mại MEKONG Việt Nam (Trang 25 - 72)

0.4.1 Ngôn ngữ lập trình

Mỗi chương trình máy tính đều được tạo ra dựa trên một thuật toán làm nền tảng. Chương trình là một thuật toán trong đó mỗi lệnh được viết bằng các kí hiệu theo đúng quy cách thống nhất sao cho một máy tính có thể nhận biết và thực hiện.

Việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình có ý nghĩa rất lớn. Khi đánh giá về các ngôn ngữ lập trình, người ta thường căn cứ vào các tiêu chuẩn sau đây:

1. Lĩnh vực ứng dụng tổng quát

2. Độ phức tạp thuật toán của ngôn ngữ 3. Môi trường hoạt động của phần mềm 4. Hiệu năng của phần mềm

5. Độ phức tạp của cấu trúc chương trình 6. Tri thức của cán bộ phát triển phần mềm 7. Có chương trình dịch tốt

0.4.2 Các thế hệ ngôn ngữ lập trình

• Ngôn ngữ thế hệ thứ nhất

Tiêu biểu nhất của ngôn ngữ thế hệ thứ nhất là hợp ngữ. Các ngôn ngữ thế hệ thứ nhất có đặc điểm là phụ thuộc rất mạnh vào từng máy tính điện tử cụ thể và mức độ trừu tượng của các chương trình thường rất thấp.

• Ngôn ngữ thế hệ thứ hai

Ngôn ngữ thế hệ thứ hai được phát triển từ cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960. Các ngôn ngữ thế hệ thứ hai được đặc trưng bởi việc sử dụng một thư viện các chương trình phần mềm rất lớn được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

• Ngôn ngữ thế hệ thứ ba

Ngôn ngữ thế hệ thứ ba còn được gọi là ngôn ngữ lập trình hiện đại. Nét đặc trưng của các ngôn ngữ này là khả năng cấu trúc rất phong phú và các thủ tục mạnh. Các ngôn ngữ thế hệ thứ ba có thể chia thành ba nhóm là:

Ngôn ngữ cấp cao vạn năng Ngôn ngữ cấp cao hướng sự vật Ngôn ngữ chuyên dụng

Ngôn ngữ cấp cao vạn năng

0.5 Thiết kế phần mềm

0.5.1 Vai trò của thiết kế phần mềm

Thiết kế đóng vai trò trung tâm trong kỹ nghệ phần mềm. Người ta thống kê thấy gần 70% nỗ lực trong kỹ nghệ phần mềm là dành cho khâu thiết kế. Trong thực tiễn khi nói đến thiết kế là nói đến 3 công đoạn là: thiết kế, lập trình và kiểm thử. Đối với các phần mềm ở quy mô công nghiệp thì thiết kế đóng vai trò hết sức quan trọng vì:

• Thiết kế khẳng định một quá trình chuẩn hóa để chuyển từ bài toán thực tế sang giải pháp phần mềm.

• Thiết kế là nền tảng cho mọi quá trình phát triển và nâng cấp phần mềm. • Một hệ thống được thiết kế tốt thì khi có nhiều tác động và thay đổi từ bên ngoài cũng không gây xáo động trong hệ thống. Ngược lại, một thiết kế không được chuẩn hóa thì chỉ cần một thay đổi nhỏ của môi trường cũng có thể gây ra sự đổ vỡ hệ thống. Trong kỹ nghệ phần mềm thì thiết kế đóng vai trò quan trọng như trong xây dựng.

Vì vai trò quan trọng của quy trình thiết kế, nên trong thực tiễn hoạt động của các công ty phần mềm, việc lựa chọn cán bộ cho phần thiết kế được gọi là phân tích viên hệ thống có vai trò quan trọng tạo ra nền tảng phần mềm. Còn việc lập trình sau này chỉ là khâu thi công, biến hồ sơ thiêt kế thành phần mềm hoàn chỉnh.

0.5.2 Phương pháp thiết kế

Hai phương pháp thường được sử dụng là phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống và thiết kế từ đáy lên.

Phương pháp 1: Phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống

Nội dung của phương pháp: Trước hết phải xác định các vấn đề chủ yếu mà việc giải quyết bài toán yêu cầu, bao quát được toàn bộ bài toán. Sau đó phân chia nhiệm vụ cần giải quyết thành các nhiệm vụ cụ thể hơn, tức là chuyển dần từ module chính đến các module con từ trên xuống dưới.

Phướng pháp 2: Phương pháp thiết kế từ dưới lên

Tư tưởng của phương pháp này hiểu theo một nghĩa nào đó có thể coi là ngược lại với phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống.

Nội dung phương pháp: Trước hết cần tiến hành giải quyết các vấn đề cụ thể, sau đó trên cơ sở đánh giá mức độ tương tự về chức năng của các vấn đề này trong việc giải quyết bài toán người ta gộp chúng lại thành từng nhóm cùng chức năng từ dưới lên trên cho đến module chính, sau đó sẽ thiết kế thêm một số chương trình làm phong phú hơn, đầy đủ hơn chức năng của các phân hệ và cuối cùng là thiết kế một chương trình làm nhiệm vụ tập hợp các module thành một hệ chương trình thống nhất, hoàn chỉnh.

0.5.3 Quy trình thiết kế

Mục đích

Sau khi xác định yêu cầu phần mềm, trên cơ sở hồ sơ của giai đoạn phân tích, chuyển sang quy trình thiết kế nhằm xác định hồ sơ tổng thể các vấn đề thiết kế phần mềm từ tổng quát tới chi tiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dấu hiệu • Thiết kế cấu trúc phần mềm • Thiết kế kỹ thuật - Thiết kế dữ liệu - Thiết kế thủ tục - Thiết kế chương trình - Thiết kế giao diện

0.5.4 Công cụ phân tích và thiết kế

0.5.4.1 Sơ đồ chức năng kinh doanh (BFD)

Sơ đồ chức năng kinh doanh của hệ thống chỉ ra cho chúng ta biết hệ thống cần phải làm gì chứ không chỉ ra là phải làm như thế nào.

Sơ đồ này mô tả mối quan hệ phân cấp chức năng các thực thể từ cao xuống thấp, trong đó thực thể dưới là con của thực thể đứng trên nó. Một thực thể có thể có nhiều thực thể con.

Mô hình BFD đầy đủ gồm những thành phần sau: • Tên chức năng

• Mô tả các chức năng • Đầu ra của chức năng

Quy tắc lập sơ đồ chức năng BFD:

• Tuần tự: Ghi chức năng của từng cấp theo thứ tự xuất hiện chúng.

• Lựa chọn: Khi có sự lựa chọn giữa những gì sảy ra thì phải chỉ ra cách lựa chọn và đánh dấu “0” ở phía trên, góc phải của khối chức năng đó.

Mở đầu Lập kế hoạch thiết kế Thiết kế kiến trúc phần mềm

Hồ sơ thiết kế Thiết kế giao diện Thiết kế chương trình Thiết kế dữ liệu Thiết kế thủ tục Duyệt thiết kế kiến trúc Kết th úc Không duyệt Duyệt

• Phép lặp: Nếu 1 quá trình được thực hiện nhiều lần thì đánh dấu “*” ở phía trên, góc phải của khối chức năng.

• Tên của sơ đồ chức năng cần phải đầy đủ, rõ ràng để người đọc dễ hiểu và dễ dàng phân biệt giữa tên gọi của các chức năng khác nhau.

• Sơ đồ chức năng phải được biểu diễn một cách, sáng sủa, đơn giản, chính xác và đầy đủ. Các chức năng trên cùng một cấp thì có độ phức tạp như nhau.

0.5.4.2 Sơ đồ dòng dữ liệu (DFD)

Sơ đồ dòng dữ liệu DFD là một công cụ dùng để mô hình hóa hệ thống thông tin. Mô hình DFD trợ giúp cho các hoạt động chính phân tích, thiết kế, biểu diễn hồ sơ trong quy trình sản xuất phần mềm.

Mô hình DFD xác định các thông tin luân chuyển từ một quá trình hoặc từ một chức năng này trong hệ thống sang một quá trình hay chức năng khác. Điều quan trọng nhất là nó chỉ ra phải có sẵn những thông tin nào cần phải có trước khi thực hiện một chức năng hay một quá trình nào đó.

Các ký pháp sử dụng:

Trình tự lập sơ đồ dòng dữ liệu: • DFD mức ngữ cảnh:

Trước tiên cần xem toàn bộ hệ thống như một tiến trình duy nhất và xác định các dữ liệu đầu cuối. Trong sơ đồ này chỉ có một tiến trình, tên tiến trình là tên hệ thống. DFD mức ngữ cảnh có tác dụng xác định quy mô và mục tiêu hệ thống bằng lời.

DFD mức hệ thống

DFD mức ngữ cảnh được chi tiết hoá thành các tiến trình gọi là DFD cấp hệ thống. Trong bước này, các chức năng chính của hệ thống cùng các luồng dữ liệu vào ra hệ thống nhóm theo chức năng được xác định. DFD mức hệ thống thường gồm dưới 10 tiến trình chính.

DFD mức trung gian

Với mỗi tiến trình ở mức hệ thống, một DFD được vẽ để chi tiết hoá các chức năng chính. Các tiến trình trong cấp này được đánh số gồm số của tiến trình mẹ theo sau là dấu chấm và số thứ tự các tiến trình con: 1.1; 1.2;1.3;….

DFD mức trung gian cho phép hiểu rõ chức năng chính của hệ thống. Hầu hết các kho dữ liệu căn bản của hệ thống xuất hiện ở cấp này.

Tên người /bộ phận

phát nhận tin Nguồn hoặc đích

Tên dòng dữ liệu Dòng dữ liệu

Tiến trình xử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lý Tiến trình xử lý

Tệp dữ liệu, kho dữ liệu

DFD mức chi tiết:

DFD ở mức này tiếp tục chi tiết hoá mỗi tiến trình ở mức trung gian, đánh số các tiến trình khởi đầu bằng số của tiến trình mẹ: 1.1.1; 1.1.2;1.1.3;…Ở mức này, hầu hết các kho dữ liệu đều xuất hiện, các tiến trình đã có thể hỉểu rõ thông qua các luồng dữ liệu vào ra và tên tiến trình.

0.5.4.3 . Sơ đồ luồng thông tin (IFD)

Sơ đồ luồng thông tin (IFD) được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động, tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, xử lý dữ liệu và việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ.

Trong sơ đồ luồng thông tin có các phích vật lý là những mô tả chi tiết hơn bằng lời cho các đối tượng được biểu diễn trên sơ đồ. Có rất nhiều thông tin không thể hiện trên sơ đồ như hình dạng của thông tin vào/ ra. các thủ tục xử lý, phương tiện thực hiện xử lý…sẽ được ghi trên các phích vật lý này.

Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin: • Xử lý

• Kho dữ liệu

Thủ công Tin học hóa hoàn toàn

Thủ công Người-Máy Tin học hóa hoàn

• Dòng thông tin

• Điều khiển

0.6 Các công cụ được sử dụng để thực hiện đề tài 0.6.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Microsoft Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu tương tác người sử dụng chạy trong môi trường Windows

Microsoft Access cho ta các khả năng thao tác dữ liệu, khả năng liên kết và công cụ truy vấn giúp quá trình tìm kiếm thông tin nhanh. Người sử dụng có thể chỉ dùng một truy vấn để làm việc với các dạng cơ sở dữ liệu khác nhau. Ngoài ra, có thể thay đổi truy vấn bất kỳ lúc nào và xem nhiều cách hiển thị dữ liệu khác nhau.

Microsoft Access là một công cụ để nâng cao hiệu suất công việc. Bằng cách dùng các Wizard của MS Access và các lệnh có sẵn (macro) ta có thể dễ dàng tự động hóa công việc mà không cần lập trình.

0.6.2 Ngôn ngữ lập trình

Visual Basic là một sản phẩm trong bộ Visual Studio của hãng Microsoft, ra

đời năm 1991 với phiên bản đầu tiên visual Basic 1.0. Cho đến năm 1998 phiên bản Visual Basic 6.0 ra đời và sau đó chuyển sang một thế hệ ngôn ngữ lập trình mới Visual basic .Net.

Visual basic là một ngôn ngữ lập trình đa năng, sử dụng để xây dựng các phần mềm hoạt động trong môi trường window hay trên mạng Internet. Nó có những ưu điểm chính như sau:

- Dễ sử dụng

- Cung cấp nhiều công cụ điều khiển có sẵn để hỗ trợ lập trình viên, nhất là trong lập trình ứng dụng cơ sở dữ liệu.

- Là ngôn ngữ có tính trực quan cao, có cấu trúc logic chặt chẽ ở mức độ vừa phải.

0.6.3 Công cụ làm báo cáo

Mục đích cuối cùng của mỗi dự án phần mềm là tạo ra được các báo cáo đầu ra phục vụ công tác quản lý.Trong phần mềm này em sử dụng CrystalReport làm công cụ làm báo cáo. Đây là một công cụ tạo báo cáo chuyên nghiệp và độc lập.

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT &

THƯƠNG MẠI MEKONG VIỆT NAM ---o0o---

0.7 Tìm hiểu tình hình thực tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0.7.1 Vai trò của khách hàng đối với doanh nghiệp

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp quan tâm tới nhu cầu của khách hàng, có chiến lược và kế hoạch đầu tư hiệu quả nguồn lực cho việc nâng cao giá trị khách hàng, thường là các doanh nghiệp thành công nhất. Đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thì việc làm hài lòng khách hàng luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển lâu dài hay không phụ thuộc vào việc họ có giành được khách hàng không, và có thoả mãn được nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách hàng không. Khi đã ý thức rõ được điều này, doanh nghiêp cần xây dựng cho mình một chiến lược định hướng khách hàng tối ưu, xuyên suốt toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp.

Mặt khác, doanh nghiệp cần phải phân loại được khách hàng, cần phải xâc định được đâu là nhóm khách hàng chiến lược, và đâu là chính sách chăm sóc khách hàng dành cho họ. Trên thực tế, không phải toàn bộ, mà chỉ có một nhóm khách hàng đem lại lợi nhuận thực sự và lâu dài cho doanh nghiệp. Do đó mục tiêu của doanh nghiệp là phải giữ được nhóm khách hàng này càng lâu càng tôt.

Dù đã nhận thức được tầm quan trọng của khách hàng, nhưng để trở thành một doanh nghiệp định hướng khách hàng thì các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vì để trở thành một doanh nghiệp định hướng khách hàng thì doanh nghiệp có thể phải thay đổi cả về cơ cấu, năng lực nhân sự, quy trình thủ tục…, mà sự thay đổi này chưa chắc đã mang lại thành công cho doanh nghiệp. Chính điều này đang đặt ra một thách thức đối

với các doanh nghiệp rằng liệu họ có nên thay đổi hay không, và nếu thay đổi thì phải thay đổi như thế nào cho phù hợp nhất.

0.7.2 Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management – CRM) Management – CRM)

Quản lý quan hệ khách hàng - Customer Relationship Management (CRM) là chiến lược thu hút, duy trì và phát triển khách hàng bằng cách tập trung nguồn lực của doanh nghiệp vào việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng. Hay nói cách khác, quản lý quan hệ khách hàng là một phương pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng như thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc… nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.

Thông qua hệ thống quan hệ khách hàng, các thông tin của khách hàng sẽ được cập nhật và được lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Nhờ một công cụ dò tìm dữ liệu đặc biệt, doanh nghiệp có thể phân tích, hình thành danh sách khách hàng tiềm năng và lâu năm để đề ra những chiến lược chăm sóc khách hàng hợp lý. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể xử lý các vấn đề vướng mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Lợi ích mà CRM mang lại không chỉ với khách hàng, với công ty, với nhà quản lý mà còn cả với chính những nhân viên của công ty, những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và luôn cố gắng làm hài lòng họ. Đối với khách hàng thì CRM góp phần thúc đẩy mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và doanh nghiệp, giúp khách hàng được hiểu rõ hơn, được phục vụ chu đáo hơn. Còn đối với doanh nghiệp, CRM giúp doanh nghiệp lắng nghe khách hàng của mình nhiều hơn, dễ dàng quản lý tình hình kinh doanh và phát triển của mình trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai; giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, thương hiệu một cách nhanh chóng, dễ dàng và ít chi phí nhất. Đồng thời, CRM là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tập trung nguồn tài nguyên của mình, cũng như quản lý nhân viên một cách hiệu quả. Đối với nhà quản lý, CRM cung cấp cho nhà quản lý nhiều công

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH sản xuất thương mại MEKONG Việt Nam (Trang 25 - 72)