skkn sáng kiến kinh nghiệm hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu

35 1.8K 5
skkn sáng kiến kinh nghiệm hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI I. Cơ sở lý luận “Giáo dục tiểu học là nền tảng giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng tình cản đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” (theo điều 2 – Luật phổ cập giáo dục). Bậc tiểu học là nền móng xây dựng lên lâu đài văn hoá cho mọi người. Cũng có thể coi bậc tiểu học là đường băng đầu tiên giúp thế hệ trẻ Việt Nam bay vào vũ trụ bao la của tri thức, của cuộc sống. Đường băng đó được tạo ra từ những điều sơ đẳng nhất như: kỹ năng nghe nói, đọc, viết, kỹ năng tính toán, kỹ năng giao tiếp và những hiểu biết về cuộc sống về xã hội. Các kỹ năng trên được hình thành khi học sinh học môn Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên xã hội. Tiếng việt là một môn học có vai trò quan trọng. Thông qua các bài học, bài tập phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, Tiếng việt còn rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản như so sánh, phân tích, tư duy, tưởng tượng. Ngoài ra tiếng việt còn là một trong các phương tiện để học tốt các môn học khác. Luyện từ và câu là phân môn có vị trí quan trọng trong Tiếng việt. Nó cung cấp hệ thống các từ ngữ, cấu tạo câu … qua các bài luyện tập. Dạng bài tập của luyện từ và câu của lớp 3 mà xuyên suốt cả quá trình học đó là dạng bài về dấu câu. Dấu câu có vị thế không nhỏ trong lượng kiến thức cần chiếm lĩnh của học sinh. Học tốt mảng “dấu câu” sẽ có tác động tốt khi học phân môn Tập đọc (Có kĩ năng sử dụng dấu câu sẽ biết cách ngắt, nghỉ câu văn, câu thơ đúng chỗ, ngược lại, biết đọc đúng, ngắt, nghỉ đúng chỗ sẽ dần 1 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu dần hoàn thành kĩ năng sử dụng dấu câu). Ngoài ra, học tốt mảng “dấu câu” còn là điều kiện quan trọng để học sinh viết câu văn, đoạn văn với ý tứ rõ ràng, diễn đạt mạch lạc khi học môn Tập làm văn. 2. cơ sở thực tiễn. Ở môn Tiếng việt, một trong những tiêu chí lựa trọn nội dung, mục đích dạy học, đó là rèn kĩ năng giao tiếp. Muốn giao tiếp giỏi, học sinh phải có kiến thức cơ bản về Tiếng việt. Từ việc hiểu cách dùng dấu câu phù hợp trong khi viết sẽ dẫn đến sự rõ ràng, mạch lạc khi nói. Song thực tế giảng dạy, nhiều giáo viên chưa thực sự chú tâm vào việc rèn kĩ năng sử dụng dấu câu. Thể hiện qua việc khi dạy các bài tập về dấu câu rất lúng túng lựa chọn hình thức tổ chức, việc tìm con đường giúp học sinh tiếp cận với lời giải đúng một cách ngắn, nhanh, dễ hiểu nhất là rất khó khăn. Phần lớn thường sa vào giảng giải hoặc ấn định hoặc “mớm” sẵn cho học sinh mà không giúp các em vận dụng kiến thức ở các bài tập dạng khác, ở các phân môn khác để giải quyết vấn đề. Mặt khác, về phía học sinh lớp 3, do còn nhỏ nên khả năng tư duy, khả năng phân tích chưa cao nên khi gặp các dạng bài tập về dấu câu các em thường không có hứng thú nhiều. Các em thường chờ đợi sự gợi ý của giáo viên, hoặc tuỳ tiện dùng bất kì dấu câu nào vào bất kì chỗ nào mà không cần cân nhắc tại sao lại điền đấu đó. chính vì thế, đôi khi chúng ta thường hay gặp những bài làm với cách đặt dấu câu đó, đọc lên thấy lủng củng, nghĩa của câu cũng thay đổi hoàn toàn so với văn bản gốc. Với một số em khá, giỏi gặp bài khó, phức tạp một chút là làm bài có thể đúng nhưng bài làm đó thường dựa vào cảm tính, phỏng đoán chứ không có kĩ năng phân tích nên 2 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu khi giáo viên hỏi về lí do đặt dấu đó thì các em giải thích một cách yếu ớt, không có cơ sở. Xuất phát từ mục đích cần đạt được của môn Tiếng việt, xuất phát từ những khó khăn gặp phải của giáo viên, đặc biệt xuất phát từ thực tế học sinh, tôi rất trăn trở và đã cố gắng suy nghĩ tìm giải pháp để khi dạy và học phàn dấu câu, với giáo viên mở được con đường bằng phẳng nhất để các em đi, với học sinh tạo được hứng thú học và có kĩ năng làm được các bài tập về dấu câu. Sau khi áp dụng vào lớp 3B, Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám có hiệu quả, tôi xin mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm nhỏ của mình trong việc “Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 3” . II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng. Học sinh khối 3 2. Phạm vi nghiên cứu. Hình thành kỹ năng sử dụng dấu câu. Để tiến hành công việc trên tôi đã dựa vào thực tế giảng dạy và tiến hành dạy thực nghiệm tại lớp 3B trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Để nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh. - Để học sinh không sai khi làm bài tập dạng điền dấu. - Giúp học sinh dùng dấu câu đúng khi nói và viết. - Ngoài ra học tốt phần này sẽ có tác dụng học tốt phân môn Tập đọc- kể chuyện, học sinh biết cách ngắt nghỉ câu văn, câu thơ đúng chỗ. 3 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu Ngược lại. biết đọc đúng ngắt nghỉ đúng chỗ sẽ dần hoàn thành kỹ năng sử dụng dấu câu. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghiệm B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT. Để hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 3, tôi phân thành các kiểu, các dạng, các loại bài khác nhau, đồng thời cung cấp kiến thức về công dụng và cách dùng từng loại dấu câu. Học sinh cần làm tốt các dạng bài tập, kiểu bài tập được phân chia như sau: Dấu câu được chia làm 3 kiểu bài: 1. Kiểu bài điền dấu trong câu 2. Kiểu bài điền dấu cuối câu - Kiểu bài này chia thành 2 dạng: + Dạng 1: Ngắt một đoạn văn thành các câu rồi viết lại cho đúng chính tả. + Dạng 2: Điền dấu câu thích hợp trên một đoạn với các câu được phân cách sẵn bằng ô trống (hoặc không có ô trống) Ở dạng này tôi chia làm 2 loại bài: - Loại bài yêu cầu điền một loại dấu cuối câu. 4 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu - Loại bài yêu cầu điền nhiều loại dấu câu. 3. Kiểu bài hỗn hợp: Điền dấu cuối câu và điền dấu trong câu Sau khi quan sát những lỗi sai của học sinh, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó tìm những biện pháp để khắc phục những tồn tại đó của các em. Tôi đưa ra các biện pháp giải quyết như sau: II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT. 1. Kiểu bài điền một loại dấu trong câu. Như đã nói ở trên, dấu trong câu gồm dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy…Trong các loại dấu này, ở trương trình lớp 3 tập trung nhiều và chủ yếu là dấu phẩy. Dấu phẩy có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình viết văn của học sinh. Khi hướng dẫn học sinh sử dụng dấu phẩy, điều đầu tiên tôi cần làm đó là giúp học sinh nhận ra chức năng của dấu phẩy được thể hiện trong câu. Dấu phẩy ngăn cách các danh từ, cụm danh từ, động từ, cụm động từ … đi liền nhau trong câu, ngăn cách các trạng ngữ với bộ phận chính của câu v v. Tuy nhiên theo chương trình thay sách lớp 3 thì các khái niệm về danh từ, động từ … trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ không được giới thiệu tường minh mà được thể hiện thông qua việc nhận diện mẫu câu với những bộ phận chính được diễn đạt dưới dạng các câu hỏi: Ai? Cái gì? làm gì? như thế nào? Với bộ phận phụ (trạng ngữ) diễn đạt qua các câu hỏi: Ở đâu? Khi nào? Để làm gì? Vì sao? …? Do vậy, khi tiến hành các biện pháp dạy học các bài tập sử dụng dấu câu, giáo viên cần lưu ý học sinh các điểm sau: * Dấu phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu, cụ thể là: 5 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu - Đánh dấu ranh giới giữa các thành phàn phụ của câu với bộ phận chính của câu. Ví dụ: Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man qua buổi tựu trường. - Đánh dấu ranh giới giữa các từ, cụm từ có cùng chức vụ trong câu: Ví dụ: Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mọc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. + Bé kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu. - Đánh dấu ranh giới giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. Ví dụ: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, lòng mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép chức năng này ít được sử dụngở các bài tập về dấu ở lớp 3) Ví dụ: Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Sau khi nắm vững các điều cần lưu ý, giáo viên áp dụng vào việc thực hiện các bài tập dấu trong câu như sau: 1.1. Giáo viên đặt những câu hỏi phù hợp giúp học sinh phát hiện ra chỗ cần đặt dấu câu. Ví dụ: Thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau a) Ông em bố em và chú em đều là thợ mỏ. b) Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan trò giỏi. c) Nhiệm vụ của Đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy tuân theo Điều lệ đội và giữ gìn danh dự Đội. 6 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu Đối với bài tập này để giúp học sinh nhận diện được những từ – cụm từ cần phân cách bằng dấu phẩy, giáo viên có thể đặt các câu hỏi sau. GV: Những ai đều là thợ mỏ? HS: Ông em – bố em và chú em GV: Vậy chúng ta có thể đặt dấu phẩy ở đâu? HS: Ông em, bố em và chú em. Ngay ở câu a, tôi lưu ý và giúp học sinh hiểu: Dùng dấu phẩy để tách các từ chỉ sự vật (chỉ người) đứng liền nhau trong câu. Trường hợp cụm từ có từ “và” đứng trước thì không cần phân cách bằng dấu phẩy. Tương tự với cách hỏi như vậy với câu b, c. GV: Các bạn mới được kết nạp vào Đội là người như thế nào? HS: Con ngoan – trò giỏi. Sau khi trả lời xong, học sinh tự đặt dấu phẩy ở vị trí “ con ngoan, trò giỏi”. GV: Nhiệm vụ của Đội viên là gì? HS: Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy – tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội. Học sinh sẽ đặt dấu phẩy ở vị trí “ … thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội”. Ví dụ 2: Có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau: a) Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh. b) Nắng cuối thu vàng ong dù giữa trua cũng chỉ dìu dịu. c) Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. 7 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu Với bài tập này, câu hỏi cần được đưa ra để gợi ý hướng dẫn để học sinh định hướng và tìm được vị trí đặt dấu chính xác như sau: /?/ - Ếch con như thế nào? - Ngoan ngoãn – chăm chỉ và thông minh Tương ứng: …ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh. /?/ - Nắng cuối thu như thế nào? - Vàng ong – dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu. Tương ứng: … vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu. /?/ - Trời như thế nào? - Xanh ngắt trên cao – xanh như dòng sông trong – trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. Tương ứng: … xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. Như vậy, với cách đặt câu hỏi như trên, giáo viên đã định hướng giúp học sinh hiểu: + Dấu phẩy sẽ được đặt ở nội dung câu trả lời. +) Dấu phẩy sẽ dùng (sẽ đặt) để tách từng sự vật, từng việc, từng hành động từng tính chất, từng đặc điểm …có trong nội dung câu trả lời. Sau 2 ví dụ trên, tôi giao tiếp các bài tập tự luyện cho học sinh, yêu cầu các em tự đặt câu hỏi, tự trả lời, tự ghi dấu vào vị trí phù hợp. Bài tập 1: Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau: a) Ở nhà em thường giúp bà xâu kim. b) Trong lớp Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng. c) Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt. d) Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít. 8 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu Bài tập 2: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu văn sau: a) Lá ngô rộng dài trổ ra mạnh mẽ nõn nà. b) Cây hồi thẳng cao tròn xoe. c) Hồ Than Thở nước trong xanh êm ả có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều. d) Giữa Hồ Gươm là Tháp Rùa tường rêu cổ kính xây trên gò đất cỏ mọc xanh um. Bài tập 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: a) Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt SEA Games 22 đã thành công rực rỡ. b) Muốn cơ thể khoẻ mạnh em phải năng tập thể dục. c) Để trở thành con ngoan trò giỏi em cần học tập và rèn luyện. 1.2. Dùng câu hỏi kết hợp sơ đồ hỗ trợ học sinh làm việc theo nhóm nhằm phát hiện chỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu: Ví dụ: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây: a) Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải. b) Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiều người khác chị em Xô phi đã về ngay. c) Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua. d) Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa. 9 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu Đây là một bài tập khá phức tạp đối với học sinh lớp 3. Với dạng bài tập này, giáo viên có thể dùng câu hỏi kết hợp sơ đồ hỗ trợ học sinh làm việc theo nhóm nhằm phát hiện chỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu như sau: Câu a: - Giáo viên đưa ra sơ đồ: Vì sao? Ai? ….làm gì ? - Học sinh phân cách các phần của câu theo mô hình như sau: Vì thương dân – Chử Đồng Tử và công chúa - đi khắp nơi dạy dân Vì sao ? Ai ? Làm gì ? cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải. - Giáo viên đưa ra câu hỏi phụ như sau: Dạy dân những cách gì? - Học sinh tách thành 3 việc theo sơ đồ: Dạy cách trồng lúa – nuôi tằm – dệt vải. Khi học sinh phân cách các phần trong câu theo sơ đồ xong, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt dấu phẩy bằng cách đặt câu hỏi như sau: GV: Như vậy, ta có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu a ? HS: Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Câu b: - Giáo viên đưa ra mô hình tổng quát cho câu b: Vì sao ? Ai ? ….làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh với mô hình câu a để thấy hai mô hình tương tự nhau. Vì vậy, giáo viên yêu cầu học sinh tự phân tích mô hình ấy để tìm ra chỗ cần đặt dấu phẩy. - Học sinh phân tích mô hình như sau: 10 [...]... đã trình bày kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu cho hoc sinh lớp 3” Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hoàng Hoa Thám, ngày 21 tháng 01 năm 2009 33 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu Người viết Vũ Anh Dũng MỤC LỤC STT Tên mục Trang 1 A Đặt vấn đề 1 2 B Giải quyết vấn đề 3 I Những vấn đề cần giải quyết 34 3 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu II Các biện... dạng bài điền dấu câu và làm bài đạt kết quả cao C KẾT LUẬN I BÀI HỌC KINH NGHIỆM 31 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu Để hướng dẫn học sinh biết sử dụng đúng Dấu trong câu và Dấu cuối câu là cả một quá trình dạy và học nghiêm túc, kiên trì của tôi và học sinh lớp 3A được chọn làm lớp thực nghiệm Trong quá trình nghiên cứu, áp dụng tôi rút ra bài học kinh nghiệm về các biện... dấu câu thích hợp với mục đích diễn đạt * Cách 2: Giáo viên dùng các thẻ từ trình bày những mục đích sử dụng khác nhau của câu, đề nghị học sinh chọn một mục đích thích hợp rồi 24 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu dựa vào nội dung câu đang tìm đó ghi dấu câu tương ứng với mục đích sử dụng ấy * Cách 3: Giáo viên trình bày lên bảng ba loại dấu cuối câu, đề nghị học sinh chọn dấu. .. Chọn mô hình phù hợp cho từng câu: + Bao giờ? Ở đâu? Ai? … làm gì? + Vì sao? Ai? … làm gì? + Từ đâu? Ai? … làm gì? 14 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu - Câu a, có 1 hay 2 hay 3 dấu phẩy? - Câu b, có 1 hay 2 hay 3 dấu phẩy? - Câu b, có 1 hay 2 hay 3 dấu phẩy? - Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu a (b, c)? Sau khi học sinh hỏi và trả lời trong nhóm dựa vào các câu hỏi... khi lên lớp - Khéo léo, linh hoạt khai thác khả năng nhận diện dấu câu của học sinh 32 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu - Luôn có ý thức tìm tòi, phát huy sáng kiến, cải tiến kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học 2 Với học sinh Cần phải kiên trì nghiêm túc, nhiệt tình say mê học Có niềm tin vào khả năng nhận biết về dấu câu của bản thân mình Kết hợp hài hoà hai điều kiện... Việc gì có ích cho Tổ quốc thì các cháu nên gắng sức làm * Dấu chấm hỏi: dùng để đánh dấu chỗ kết thúc câu hỏi (câu nghi vấn) Ví dụ: - Hằng ngày, các em làm việc gì ? - Buổi sáng, chúng em học trên lớp, buổi chiều làm bài 25 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu * Dấu chấm than: có công dụng đánh dấu chỗ kết thúc câu cảm hoặc câu cầu khiến Ví dụ: Lũ làng nghe tới đó vui quá, đứng hết... đẻ trứng xong, “ Nhọc ! Nhọc lắm, nhọc lắm ! Mệt ! Mệt lắm, mệt lắm !” Bài tập 5: Điền dấu câu thích hợp (trong các dấu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm) vào từng ô trống trong đoạn sau: 27 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu Gió xuân nhè nhẹ thổi, ánh mựt trời ấm áp toả sáng khắp vườn cây Bích Vân chợt hỏi ông màu xanh hả ông “ Ông ơi ” Ông đáp Vì sao lá cây... diện câu một cách có ý thức 21 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu - Biện pháp này tiến hành tương tự khi dạy học sinh đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu d) Sử dụng trò chơi tập trung: Giáo viên đưa ra những gợi ý về âm để học sinh tìm ra chữ cuối của mỗi câu Ví dụ cũng với bài tập ở biện pháp a tôi tiến hành như sau: Câu 1 kết thúc bằng một tiếng bắt đầu bằng âm “vờ” Câu. .. kiểu bài yêu cầu điền một loại dấu trong câu Dưới đây là một số bài tập thuộc kiểu bài hỗn hợp này tôi đã sử dụng để hướng dẫn học sinh Các bài tập như sau: 28 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu Bài tập 1: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào mỗi ô trống cho phù hợp: Trần Quốc Toản lạy mẹ rồi bước ra sân Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ gươm báu trời vừa rạng sáng vai mang cung tên ngồi... sau: 11 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu Vì mấy điều? Học sinh phân tích theo mô hình phụ: Tại thiếu kinh nghiệm – nôn nóng – và coi thường đối thủ Sau khi học sinh phân cách các phần của câu theo sơ đồ xong, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt dấu phẩy bằng cách đặt câu hỏi: Như vậy, ta có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu c ? Học sinh sẽ đặt đúng dấu phẩy vào vị trí . ngắt, nghỉ câu văn, câu thơ đúng chỗ, ngược lại, biết đọc đúng, ngắt, nghỉ đúng chỗ sẽ dần 1 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu dần hoàn thành kĩ năng sử dụng dấu câu) . Ngoài. “Đoạn có 2 câu. Câu 1 có 4 dấu phẩy, các dấu phẩy ấy nên đặt vào đâu? Câu 2 có 2 dấu phẩy, các dấu phẩy nên đặt vào đâu?” 17 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu - Nhóm. sử dụng dấu câu, giáo viên cần lưu ý học sinh các điểm sau: * Dấu phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu, cụ thể là: 5 Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành kĩ năng sử dụng dấu

Ngày đăng: 07/01/2015, 09:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trên nương

  • Trên nương, mỗi người một việc.

  • đánh trâu ra cày

  • bắc bếp

  • nhặt cỏ, đốt lá

  • tra ngô

    • A. ĐẶT VẤN ĐỀ

      • I. Cơ sở lý luận

      • II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan