Kiểu bài hỗn hợp: Điền dấu cuối câu và dấu trong câu.

Một phần của tài liệu skkn sáng kiến kinh nghiệm hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu (Trang 28)

Sau khi học sinh thực hành riêng lẻ từng dấu cuối câu và dấu trong câu, học sinh sẽ được làm các bài tập trong câu. Do vậy, nội dung trọng tâm của kiểu bài hỗn hợp này là giúp học sinh phân biệt cách dùng các loại dấu câu và vận dụng chúng một cách tổng hợp và phù hợp với ngữ cảnh.

Ví dụ: Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống? Tuấn lên bảy tuổi em rất hay hỏi một lần em hỏi bố: - Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không , bố ?

- Đúng đấy con ạ ! – Bố Tuấn đáp. - Thế ban đêm không có mặt trời thì sao?

Để giúp học sinh thực hiện dạng bài hỗn hợp này một cách tích cực, giáo viên có thể sử dụng các biện pháp như đã áp dụng trong kiểu bài yêu cầu điền một loại dấu trong câu.

Dưới đây là một số bài tập thuộc kiểu bài hỗn hợp này tôi đã sử dụng để hướng dẫn học sinh. Các bài tập như sau:

Bài tập 1: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào mỗi ô trống cho phù hợp:

Trần Quốc Toản lạy mẹ rồi bước ra sân trời vừa rạng sáng

Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ vai mang cung tên lưng đeo thanh gươm báu ngồi trên một con ngựa trắng phau theo sau Quốc Toản là người tướng già và sáu trăm dũng sĩ nón nhọn giáo dài đoàn quân hăm hở ra đi trong tiếng chiêng trống rập rình.

Bài tập 2: Điền dấu chấm, dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây. Chép lại đoạn văn đã điền dấu hoàn chỉnh vào vở ( Nhớ viết hoa đầu câu):

Sáng mùng một, ngày đầu xuân em cùng ba mẹ đi chúc Tết ông bà nội, ngoại em chúc ông bà mạnh khoẻ và em cũng nhận lại những lời chúc tốt đẹp. Ôi dễ thương biết bao khi mùa xuân tới !

Bài tập 3: Điền dấu phẩy hoặc dấu chấm vào vị trí thích hợp trong đoạn văn sau:

Trong một trận chiến đấu thế cùng lực kiết Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc Giặc tìm mọi cách tra hỏi ông để dò tin tức vua Trần và tình hình quân ta Trước sau ông đều không nói.

Biết ông là bậc anh hùng chẳng thể nào khuất phục được giặc đem giết ông Cảm phục cái chết dũng cảm của Trần Bình Trọng vua Trần thương khóc và truy phong ông tước vương.

Bài tập 4: Đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí trong những câu văn sau:

Trăng thanh gió mát bốn mùa nối nhau đi qua tháng hai thơm dịu hoa xoan tháng ba thoang thoảng hương nhãn tháng chạp ấm hương chuối đậy màu trứng cuốc bốn mùa cây gọi chim về.

Bài tập 5: Điền dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào các ô trống trong đoạn văn sau:

Bác tập leo núi.

Sáng sớm Bác vẫn thường tập leo núi Bác chọn những quả núi quanh vùng cao nhất để leo lên với đôi bàn chân không Khi thì một hai đồng chí đi theo Bác Khi thì Bác tập một mình Có đồng chí nhắc Bác leo núi cần đi giầy cho khỏi đau chân Bác đáp:

- Tôi tập leo núi chân không cho quen .

KẾT QUẢ

Sau khi hướng dẫn học sinh các biện pháp sử dụng “Dấu trong câu” và “ Dấu cuối câu”, qua các bài tập rèn luyện kĩ năng tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt về khả năng điền dấu câu. Các em đã biết vận dụng linh hoạt các biện pháp tôi đã hướng dẫn. Nhờ vậy mà bài làm của các em rất ít sai sót.

Kết quả cụ thể bài kiểm tra sau khi tiến hành thực nghiệm như sau: Tôi ra cho các em bài tập in trên phiếu học tập. Bài tập như sau:

Bài tập 1: (3 điểm): Ghi dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:

Năm ngoái Tuấn đạt kết quả thấp ở môn thể dục. Năm nay nhờ chăm chỉ tập luyện kết quả học tập của Tuấn về thể dục đã khá hơn nhiều. Để học tốt môn học này Tuấn còn phải tiếp tục cố gắng.

Bài tập 2: (4 điểm): Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu và ghép lại đoạn văn (nhớ viết hoa chữ đầu câu).

Chiều nắng tàn mát dịu, biển xanh veo màu mảnh chai đảo xa tím pha hồng những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát bọt sóng màu bưởi đào.

Bài tập 3: (3 điểm):

Điền dấu thích hợp vào mỗi ô trống:

Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga rực rỡ Phía bên kia những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng hơi ngả về phía trước Tất cả đều mời mọc lên đường

Sau khi học sinh làm xong tôi thu về chấm và thu được kết quả như sau:

Trên trung bình Dưới trung bình

SL % SL %

Đầu năm

20 58,8 14 41,2

Sau khi thực nghiệm

34 100 0 0

Nhìn vào bảng trên tôi thấy thật đáng mừng. Tôi thấy các em làm bài tốt và không còn “ngại” học phân môn này nữa. Các em có hứng thú, tự tin hơn khi gặp các dạng bài điền dấu câu và làm bài đạt kết quả cao.

C. KẾT LUẬN.

Một phần của tài liệu skkn sáng kiến kinh nghiệm hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w