1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình Định mức kỹ thuật và đơn giá dự toán trong xây dựng

106 3,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

1 LỜI NÓI ĐẦU Để phục vụ công tác giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành kinh tế xây dựng thủy lợi và làm tài liệu tham khảo cho các kỹ sư kinh tế thủy lợi, các cán bộ nghiên cứu, các cán bộ quản lý xây dựng cơ bản trong ngành, bài giảng định mức kỹ thuật và đơn giá – dự toán trong xây dựng được biên soạn gồm hai phần với mười chương. Tác giả với mong muốn giúp bạn đọc có được một số kiến thức cơ bản trong tổ chức lao động và quản lý xây dựng cơ bản phù hợp với cơ chế định giá và quản lý xâ y dựng hiện hành, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của ngành trong công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và đổi mới trong công tác quản lý xây dựng cơ bản nói riêng. Tuy đã có nhiều cố gắng song bài giảng chưa đề cập hết mọi vấn đề và chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót . Vậy mong được sự góp ý bổ sung và xây dựng của bạn đọc, Tác giả xin chân thành cảm ơn. 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN 1 ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG 6 CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG 6 1.1 NHữNG KHÁI NIệM CƠ BảN VÀ PHÂN LOạI ĐịNH MứC Kỹ THUậT 6 1.1.1 Những khái niệm cơ bản 6 1.1.2 Phân loại định mức kỹ thuật 7 1.2 VAI TRÒ, NHIệM Vụ CủA ĐịNH MứC Kỹ THUậT LAO ĐộNG 7 1.3 QUÁ TRÌNH XÂY DựNG, SảN PHẩM XÂY DựNG 9 1.3.1 Quá trình xây dựng và cơ cấu của quá trình xây dựng 9 1.3.2 Sản phẩm xây dựng 12 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỜI GIAN LÀM VIỆC - CÁC ĐỊNH MỨC 14 KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 2.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ THờI GIAN LÀM VIệC 14 2.1.1 Thời gian làm việc của công nhân 15 2.1.2 Phân tích thời gian sử dụng máy: 17 2.2 CÁC ĐịNH MứC Kỹ THUậT VÀ MốI LIÊN Hệ GIữA CHÚNG 20 2.2.1 Định mức thời gian và định mức lao động : 20 2.2.2 Định mức sản lượng: 21 2.2.3 Định mức thời gian sử dụng máy: 22 2.2.4 Định mức năng suất của máy: 22 2.3 CÁC NHÂN Tố ảNH HƯởNG ĐếN NĂNG SUấT LAO ĐộNG VÀ CÁC CHỉ TIÊU ĐÁNH GIÁ MứC Độ THựC HIệN CÁC ĐịNH MứC 22 2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động : 22 2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện các định mức : 23 2.4 CÁC KHÁI NIệM LIÊN QUAN ĐếN QUÁ TRÌNH XÂY LắP 23 2.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÂY DựNG ĐịNH MứC 25 2.5.1 Phương pháp phân tích định mức kỹ thuật 25 2.5.2 Phương pháp tổng hợp định mức : 25 CHƯƠNG 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT, CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHI NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG 27 3.1 NGHIÊN CứU QUÁ TRÌNH XÂY DựNG VÀ CÁC HÌNH THứC QUAN SÁT 27 3.1.1 Phân loại hình thức quan sát 27 3.1.2 Các công tác chuẩn bị trước khi tiến hành quan sát 28 3.2 CÔNG Cụ NGHIÊN CứU THờI GIAN LÀM VIệC 31 3.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT 32 3.3.1 Phương pháp thống kê kỹ thuật 32 3.3.2 Phương pháp chụp ảnh quá trình 34 3.3.3 Phương pháp bấm giờ 35 3.4 CHỉNH LÝ KếT QUả QUAN SÁT ĐịNH MứC 37 3.4.1 Chỉnh lý kết quả quan sát bằng phương pháp chụp ảnh quá trình : 37 3.4.2 Chỉnh lý kết quả quan sát bằng phương pháp bấm giờ : 38 3 CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỔN THẤT VÀ LÃNG PHÍ THỜI GIAN TRONG XÂY DỰNG 43 4.1 PHÂN LOạI CÁC TổN THấT VÀ LÃNG PHÍ THờI GIAN TRONG XÂY DựNG 44 4.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU CHO TừNG LOạI TổN THấT THờI GIAN 45 4.2.1 Phương pháp nghiên cứu tổn thất thời gian trọn ca : 45 4.2.2 Phương pháp nghiên cứu tổn thất thời gian làm việc không trọn ca (nội bộ ca) 46 4.2.3 Tổng kết tổn thất và lãng phí thời gian 47 4.3 CHụP ảNH NGÀY LÀM VIệC VÀ THờI GIAN Sử DụNG MÁY 47 4.3.1 Phương pháp chụp ảnh ngày làm việc và thời gian sử dụng máy 47 4.3.2 Cách xác định số lần chụp ảnh ngày làm việc: 51 CHƯƠNG 5 LẬP ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG 54 5.1 TÍNH TOÁN ĐịNH MứC CHO CÔNG TÁC TÁC NGHIệP 54 5.2 TÍNH TOÁN ĐịNH MứC CHO CÔNG TÁC CHUẩN Bị, CÔNG TÁC KếT THÚC 56 5.3 TÍNH TOÁN ĐịNH MứC THờI GIAN NGHỉ GIảI LAO VÀ NHU CầU CÁ NHÂN 57 5.4 TÍNH TOÁN ĐịNH MứC THờI GIAN NGừNG VIệC VÌ LÝ DO Kỹ THUậT THI CÔNG 58 5.5 TÍNH ĐịNH MứC LAO ĐộNG CHO MộT ĐƠN Vị SảN PHẩM 59 CHƯƠNG 6 XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC THỜI GIAN SỬ DỤNG MÁY 60 6.1 XÁC ĐịNH NĂNG SUấT CủA MÁY SAU MộT GIờ LÀM VIệC THUầN TUÝ VÀ LIÊN TụC 60 6.2 NộI DUNG CHủ YếU CủA GIAI ĐOạN THIếT Kế THÀNH PHầN Tổ CÔNG NHÂN 61 6.3 MộT Số VÍ Dụ VÀ CÔNG THứC TÍNH ĐịNH MứC CHO MộT Số LOạI MÁY CHÍNH 63 6.3.1 Định mức cho máy trộn bê tông : 63 6.3.2 Định mức cho máy xúc gầu thuận : 65 6.3.3 Định mức cho máy băng truyền 65 CHƯƠNG 7 ĐỊNH MỨC VẬT LIỆU TRONG XÂY DỰNG 66 7.1 NHIệM Vụ CủA ĐịNH MứC TIÊU DÙNG VậT LIệU TRONG XÂY DựNG 66 7.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÂY DựNG ĐịNH MứC TIÊU DÙNG VậT LIệU 67 7.3 NHữNG BIệN PHÁP CƠ BảN Để NÂNG CAO VIệC Sử DụNG VậT LIệU 68 7.3.1 Nhóm biện pháp liên quan đến quá trình vận chuyển: 68 7.3.2 Nhóm biện pháp liên quan đến việc bảo quản trong kho: 68 7.3.3 Nhóm biện pháp liên quan đến quá trình gia công vật liệu: 69 7.3.4 Nhóm biện pháp liên quan đến việc lắp đặt vật liệu vào công trình: 69 PHẦN 2 ĐƠN GIÁ - DỰ TOÁN TRONG XÂY DỰNG 69 CHƯƠNG 8 ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG 69 8.1 KHÁI NIệM, PHÂN LOạI, NộI DUNG CủA ĐƠN GIÁ XÂY DựNG 69 8.1.1 Khái niệm: 69 8.1.2 Phân loại đơn giá xây dựng 70 8.1.2.1 Phân theo mức độ tổng hợp của đơn vị tính đơn giá 70 8.1.2.2 Phân theo phạm vi sử dụng: 70 8.1.3 Nội dung của đơn giá xây dựng 71 8.1.3.1 Chi phí vật liệu 71 8.1.3.2 Chi phí nhân công 71 8.1.3.3 Chi phí máy thi công 71 8.2 NGUYÊN TắC LậP ĐƠN GIÁ XÂY DựNG 71 8.3 CĂN Cứ LậP ĐƠN GIÁ XÂY DựNG 72 4 8.4 TRÌNH Tự LậP ĐƠN GIÁ XÂY DựNG 73 8.4.1 Trình tự lập đơn giá chi tiết 73 8.4.2 Trình tự lập đơn giá chi tiết dầy đủ 73 8.5 PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐƠN GIÁ XÂY DựNG 73 8.5.1 Tính toán đơn giá chi tiết: 73 8.5.2 Tính toán đơn giá chi tiết đầy đủ 75 8.5.3 Tổng hợp kết quả tính toán và ban hành áp dụng 76 CHƯƠNG 9 GIÁ DỰ TOÁN VẬT LIỆU XÂY DỰNG 76 9.1 GIÁ MUA VậT LIệU : 76 9.2. CHI PHÍ LƯU THÔNG 77 9.2.1 Chi phí vận chuyển : 77 9.2.2 Chi phí lưu thông khác : 78 9.3 CHI PHÍ TạI HIệN TRƯờNG XÂY LắP: 79 CHƯƠNG 10 DỰ TOÁN TRONG XÂY DỰNG 81 10.1 CÁC KHÁI NIệM GIÁ Cả, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CủA Dự TOÁN TRONG XÂY DựNG 81 10.1.1 Các khái niệm 81 10.1.2 Đặc điểm sản phẩm xây dựng ảnh hưởng đến giá xây dựng 82 10.1.3 Ý nghĩa và vai trò của dự toán trong xây dựng 83 10.2 TổNG MứC ĐầU TƯ 84 10.2.1 Nội dung tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình 84 10.2.2 Phương pháp xác định tổng mưc đầu tư 85 10.2.2.1 Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án 85 10.2.2.2. Xác định chi phí thiết bị 85 10.2.2.3. Xác định chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 86 10.2.2.4. Xác định chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác 86 10.2.2.5. Xác định chi phí dự phòng 86 10.2.3 Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình 87 10.2.3.1. Xác định chi phí xây dựng 87 10.2.3.2. Xác định chi phí thiết bị 88 10.2.3.3. Xác định các chi phí khác 88 10.2.4. Phương pháp xác định theo số liệu của dự án có các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện 88 10.2.4.1. Trường hợp có đầy đủ thông tin, số liệu 88 10.2.4.2. Trường hợp với nguồn số liệu 89 10.2.5. Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư 89 10.3 Dự TOÁN CÔNG TRÌNH (TổNG Dự TOÁN) 89 10.3.1 Nội dung dự toán xây dựng công trình 89 10.3.1.1 Chi phí xây dựng (Dự toán xây lắp): (G XD ) 89 10.3.1.2 Chi phí thiết bị: (G TB ) 90 10.3.1.3 Chi phí quản lý dự án: (G QLDA ) 90 10.3.1.4 Chi phí tư vấn: (G TV ) 90 10.3.1.5 Chi phí khác (GK): 91 10.3.1.6 Chi phí dự phòng: (GDP) 91 10.3.2 Các căn cứ lập dự toán công trình: 91 10.3.3 Phương pháp lập dự toán công trình 91 10.3.3.1. Xác định chi phí xây dựng (G XD ) 92 10.3.3.2. Xác định chi phí thiết bị (G TB ) 93 5 10.3.3.3. Xác định chi phí quản lý dự án (G QLDA ) 94 11.3.3.4. Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (G TV ) 94 10.3.3.5. Xác định chi phí khác (G K ) 94 10.3.3.6. Xác định chi phí dự phòng (G DP ) 95 10.4 CHI PHÍ XÂY DựNG CÔNG TRÌNH (Dự TOÁN XÂY LắP) 96 10.4.1. Nội dung 96 10.4.2 Căn cứ để tính chi phí xây dựng: 99 10.4.3 Trình tự chung tiến hành lập chi phí xây dựng 99 10.4.4 Phương pháp tính chi phí xây dựng 99 10.4.4.1 Chi phí xây dựng công trình tính theo đơn giá chi tiết (Đơn giá xây dựng cơ bản khu vực) 99 10.4.4.2 Chi phí xây dựng công trình tính theo đơn giá chi tiết đầy đủ (Đơn giá lập tại thời điểm tính toán) hoặc tính theo đơn giá chiết tính 104 10.4.5 TINH TOAN KHốI LƯợNG CONG TRINH 104 6 PHẦN 1 ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG 1.1 Những khái niệm cơ bản và phân loại định mức kỹ thuật 1.1.1 Những khái niệm cơ bản Với phương châm không ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã và hạ giá thành sản phẩm là điều kiện chủ yếu và quyết định để nền kinh tế phát triển và lớn mạnh. Sự hoàn thiện về tổ chức lao động, phương thức quản lý trong ngành xây dựng là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao không ngừng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hợp thị hiếu và c hất lượng cao đáp ứng mọi nhu cầu cho xã hội trong nền kinh tế thị trường. Mục đích cơ bản của sự hợp lý hoá tổ chức lao động là tiết kiệm lao động, tiết kiệm vật tư, bằng phương thức nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị và công cụ lao động, đồng thời giảm chi phí lao động sống cho việc tạo ra một đơn vị sản phẩm. Bộ phận chính để thực hiện tổ chức lao động hợp lý là công tác định mức kỹ thuật lao động, được xây dựng trên cơ sở những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật và những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Định mức kỹ thuật có tác dụng rất quan trọng đối với việc nâng cao trình độ thi công và hạ thấp giá thành c ông trình, là một công cụ không thể thiếu được trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Người ta có thể đưa ra các cách định nghĩa khác nhau về định mức kỹ thuật như sau: - Định mức kỹ thuật là tiêu chuẩn do Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp hoặc công trường quy định, nó phản ánh trình độ sản xuất của các ngành nghề trong từng giai đoạn nhất định. Định mức kỹ thuật trong xâ y dựng dùng để khống chế việc sử dụng tiền vốn, vật tư, thiết bị, máy móc, nhân lực một cách hợp lý. Trong sản xuất xây dựng thì định mức kỹ thuật là tiêu chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa sự tiêu dùng nguồn tài nguyên (nhân lực, vật liệu, máy móc thiết bị xây dựng ) với số lượng sản phẩm có chất lượng, hợp quy cách trong điều kiện tổ chức thi công hợp lý. - Xác định được chính xác hao phí thời gian lao động, thời gian sử dụng máy, khối lượng vật liệu cần thiết để hoàn thành một sản phẩm xây dựng (một đơn vị công tác xây lắp) nào đó, gọi là định mức kỹ thuật, là nhiệm vụ của công tác định mức kỹ thuật trong xây dựng. - Các định mức được lập ra trên cơ sở chia quá trình sản xuất thành các bộ phận, l oại bỏ những phần thừa và hợp lý hoá các bước công việc, biến quá trình sản xuất thành tiêu chuẩn, dùng các phương pháp khoa học kỹ thuật để thu thập số liệu, xử lý và xác định tính hợp lý của nó, những định mức như thế có căn cứ khoa học lỹ thuật thì được gọi là định mức kỹ thuật. 7 1.1.2 Phân loại định mức kỹ thuật a) Phân theo yếu tố chi phí - Định mức lao động : Định mức lao động là mức quy định lượng lao động cần thiết để hoàn thành một đơn vị công tác xây lắp nào đó trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định với công nhân có trình độ chuyên môn tương ứng. - Định mức thời gian : Định mức thời gian là mức quy định thời gian làm việc cần thiết để hoàn thành một đơn vị c ông tác xây lắp nào đó trong điều kiện tổ chức kỹ thuật và công nghệ thi công nhất định. - Định mức tiêu dùng vật liệu : Định mức vật liệu là mức hao phí vật liệu quy định cần thiết để hoàn thành một đơn vị công tác xây lắp nào đó. b) Phân theo hình thức trình bày - Định mức lao động - Định mức sản lượng : là mức quy định lượng sản phẩm đạt chất lượng, hợp quy các h được tạo thành bởi quá trình sản xuất sau một đơn vị thời gian làm việc. c) Phân theo mục đích phục vụ cho công tác quản lý - Định mức sản xuất (định mức thi công) : là định mức phục vụ cho công tác quản lý, điều hành trong quá trình thi công. - Định mức dự toán xây dựng cơ bản : là định mức dùng để lập đơn giá dự toán xây dựng cơ bản, phục vụ công tác quản lý đầu tư xâ y dựng. d) Phân theo phạm vi ứng dụng - Định mức thống nhất : là định mức được áp dụng chung cho cả nước. - Định mức ngành : là định mức chỉ được áp dụng riêng cho từng ngành. - Định mức khu vực : là định mức chỉ được áp dụng riêng cho từng khu vực (Tỉnh, Thành phố, Đặc khu). - Định mức nội bộ : là định mức chỉ áp dụng trong nội bộ như Tổng công ty, Công ty, Xí nghiệp, Nhá m áy, Công trường 1.2 Vai trò, nhiệm vụ của định mức kỹ thuật lao động 1.2. 1 Vai trò của định mức kỹ thuật lao động trong việc tổ chức lao động và kế hoạch hóa sản xuất. Định mức kỹ thuật lao động có vai trò rất quan trọng đối với việc tổ chức lao động và kế hoạch hóa sản xuất của các doanh nghiệp xây dựng. Tất cả các hoạt động như tổ chức lao động hợp l ý nhằm phân phối các công việc theo sự thống nhất của quá trình thi công, 8 theo khối lượng, tính chất phức tạp và khả năng thực hiện của nó . Sự bố trí công nhân theo nơi làm việc phù hợp với trình độ của họ và cấp bậc công việc. Việc xác định hình thức tổ chức lao động hợp lý cho các loại công việc khác nhau (cá nhân, nhóm, tổ ) và tổ chức nơi làm việc. Sự cấu tạo hợp lý ca kíp và nội quy sản xuất. Việc áp dụng những phương pháp lao động tiên tiến và tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa v.v đều trực tiếp hay gián tiếp gắn liền với định mức lao động. Định mức kỹ thuật lao động là cơ sở của sự hoàn thiện tổ chức lao động trong các doanh nghiệp và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Định mức kỹ thuật lao động có ý nghĩa đặc biệt đối với kế hoạch hoá sản xuất của doa nh nghiệp. Kế hoạch của các doanh nghiệp được lập ra trên cơ sở toàn bộ hệ thống định mức: định mức lao dộng, định mức sử dụng máy móc thiết bị, định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, định mức về tổ chức quá trình sản xuất và tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm Nội dung Nhiệm vụ của công tác định mức kỹ thuật là dùng phương pháp khoa học để nghiê n cứu sự quan hệ giữa số lượng sản phẩm với sự tiêu hao cần thiết về nhân lực và vật lực, định ra một tiêu chuẩn hợp lý trong sản xuất xây dựng, không ngừng tăng năng suất lao động và giảm giá thành xây dựng. Nhiệm vụ cơ bản của công tác định mức kỹ thuật lao động là phát hiện và sử dụng một cách đầy đủ nhất mọi khả năng tiềm tàng trong quá trình sản xuất để ngày càng hoàn thiện và phát triển nền sản xuất xã hội, đồng thời không ngừng nâng cao năng suất lao động. Nhiệm vụ đó đã xác định nội dung sau đây của định mức kỹ thuật lao động trong các doanh nghiệp xây dựng. - Nghiên cứu tổ chức quá trình sản xuất, tổ chức lao động và chi phí thời gian làm việc của công nhân với mục đích hoà n thiện và đưa vào sản xuất những hình thức tổ chức lao động hợp lý, làm phương hướng cho việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và cải thiện điều kiện lao động. - Xác định chi phí thời gian của công nhân cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ công tác (định mức thời gian) hay số lượng sản phẩm cần tạo ra trong một thời gian nhất định (định mức sản lượng) thích ứng với điều kiện kỹ thuật và tổ chức sản xuất hiện tại. - Tạo điều kiện tổ chức tiền lương của công nhân phù hợp với nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động. - Nghiên cứu phương phá p lao động tiên tiến tạo điều kiện phổ biến chúng một cách rộng rãi. Nguyên tắc của công tác định mức kỹ thuật lao động. Quan điểm của nhà nước với định mức : Định mức kỹ thuật lao động cần biểu thị chi phí xã hội cần thiết về thời gian lao động của c ông nhân với một trình độ sản xuất, tổ chức lao động nào đó và xuất phát 9 không chỉ về số lượng là bao nhiêu mà còn biểu thị trách nhiệm đối với lao động của người tham gia sản xuất. - Tính chất khoa học và tiên tiến của định mức : Định mức lao động cần nâng cao không ngừng năng suất lao động trên cơ sở sử dụng đầy đủ khả năng sản xuất của máy móc thiết bị và thời gian làm việc của công nhân. Nó cần được xây dựng trên cơ sở áp dụng một cách có kết quả vào sản xuất những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến và sự tổ chức hợp lý. - Tính hiện thực của định mức : Định mức phải được xây dựng trên cơ sở phân tích nghiên cứu chính xác và khách quan những điều kiện sản xuất có đầy đủ biện pháp tổ chức kỹ thuật đảm bảo t hực hiện và phải thu hút được đông đảo quần chúng tham gia xây dựng và thực hiện. - Sự bao hàm của định mức đối với tất cả các loại lao động : Cần phải tiến hành xây dựng định mức cho tất cả các loại lao động thuộc các bộ phận trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Có như vậy mới đảm bảo giải quyết được toàn bộ các vấn đề về tổ chức sản xuất tổ chức lao động và tiền lương, kế hoạch hoá la o động - Sự thống nhất trong nền kinh tế quốc dân : Đối với những công việc như nhau, thực hiện trong những điều kiện tương tự , cần xác định những định mức như nhau nhằm mục đích tuân theo đúng sự tương quan với tiền lương trả cho lao động. 1.3 Quá trình xây dựng, sản phẩm xây dựng 1.3.1 Quá trình xây dựng và cơ cấu của quá trình xây dựng a) Phân loại quá trình xây dựng Quá trình xây dựng trước hết là quá trình lao động, tức là hoạt động có ích của con người, trong quá trình đó có sự giúp đỡ của máy móc thiết bị, con người tác động và biến đổi các đối tượng lao động thành những sản phẩm vật chất cho xã hội. Trong xây dựng Thủy lợi sản phẩm vật chất là những hồ chứa nước, những hệ thống kênh mương , những trạm bơm tưới tiêu, những tuyến đê bao mới xây dựng hoặc xâ y dựng lại. Quá trình xây dựng bao gồm nhiều loại công tác khác nhau như công tác đất, công tác bê tông, công tác xây gạch đá, công tác lắp gép kết cấu bê tông đúc sẵn, công tác lắp đặt thiết bị máy móc mỗi công tác hoàn thành sẽ tạo ra sản phẩm tương ứng. Nghiên cứu quá trình xây dựng là xuất phát điểm của công tác định mức kỹ thuật. Mục đích của việc nghiên cứu quá trình xây dựng là để tổ chức quá trình đó hợp lý, đảm bảo cho các công tác đư ợc phối hợp chặt chẽ với nhau, tổ chức lao động hợp lý đúng đắn, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của công nhân, sử dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, làm cho năng suất lao động được không ngừng nâng cao. Mỗi quá trình xây dựng có đặc điểm, tính chất khác nhau, đặc tính của mỗi quá trình tuỳ thuộc vào loại sản phẩm xây dựng, vật liệu, chi tiết, kết cấu và biện pháp thi công. 10 - Tuỳ thuộc vào loại sản phẩm xây dựng và vật liệu, chi tiết sử dụng trong quá trình chế tạo ra nó, các quá trình xây dựng có thể phân loại như sau : + Quá trình phục vụ: Là quá trình thực hiện những công tác tổ chức phục vụ cho nơi làm việc, cung cấp đầy đủ, kịp thời nguyên vật liệu, bán thành phẩm, các công cụ, dụng cụ lao động, nhằm đảm bảo cho quá trình xây dựng được liên tục. Quá trình phục vụ chia làm 2 loại : Phục vụ công nghệ: Chế tạo, sửa chữa các công cụ, dụng cụ, cung cấp đến nơi làm việc. Chuẩn bị vật liệu và bá n thành phẩm , cung cấp điện, nước, chất đốt + Quá trình vận tải : Bao gồm quá trình xếp dỡ, vận chuyển vật liệu và chi tiết đến nơi làm việc và trong phạm vi làm việc. + Quá trình xây lắp : là quá trình trực tiếp xây dựng và lắp đặt các kết cấu bộ phận c ông trình hay hoàn thành các công tác riêng biệt. Quá trình xây lắp được chia thành: Quá trình xây dựng: bao gồm việc xây dựng các kết cấu từ những vật liệu, chi tiết, mà trong quá trình thực hiện có thể làm thay đổi hình dáng, tính chất của chúng. Ví dụ: Quá trình xây tường , quá trình bê tông cốt thép móng, quá trình lát mái kênh Quá trình lắp đặt : Sản phẩm của quá trình này tạo ra bằng cách lắp gép các chi tiết, cấu kiện gia công sẵn mà trong quá trình thực hiện không làm thay đổi hình dáng, tính chất của chúng. Ví dụ: Quá trình lắp ghé p pa nen, quá trình lắp đặt ống cống, quá trình lắp dựng vì kéo thép + Quá trình hoàn thiện: là những quá trình để hình thành lớp bảo vệ kết cấu và tạo dáng kiến trúc bề mặt sản phẩm. Ví dụ : Quá trình trát tường, quá trình trồng cỏ mái đập - Tuỳ theo ý nghĩa thực hiện quá trình xây dựng có thể phân loại như sau: + Quá trình chính : là quá trình trực tiếp tạo ra sản phẩm chính. Ví dụ: quá trình bê tông cống, quá trình xây tường cánh, quá trình xây đá tường chắn + Quá trình phụ : là quá trình không trực tiếp tạo ra sản phẩm c hính mà chỉ có tác dụng phục vụ, hỗ trợ cho việc hoàn thành quá trình chính. Ví dụ: quá trình đào kênh dẫn dòng, quá trình tiêu nước hố móng, quá trình lắp giàn giáo, quá trình làm đường thi công + Quá trình chuẩn bị : là quá trình liên quan đến việc tổ chức các điều kiện cần thiết để hoàn thành các công tác chính và phụ. Ví dụ: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, lấy mốc cắm tuyến, tập kết thiết bị máy móc, vật liệu đến công trường - Tuỳ theo sự diễn biến của quá trình người ta phân quá trình xây dựng như sau: + Quá trình chu kỳ : là quá trình được thực hiện bởi sự lặp đi lặp lại của các phần tử c hu kỳ sau một thời gian và trình tự nhất định. Kết quả của mỗi một chu kỳ là tạo ra một số lượng sản phẩm như nhau. Trong quá trình chu kỳ có thể có một số phần tử không c hu kỳ. Ví dụ: quá trình đào hố móng bằng máy xúc một gầu, các phần tử chu kỳ là lấy đất vào [...]... của máy? Các định mức kỹ thuật và mối liên hệ giữa chúng ? Các khái niệm liên quan đến quá trình xây lắp ? Các phương pháp xây dựng định mức ? CHƯƠNG 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT, CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHI NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG 3.1 Nghiên cứu quá trình xây dựng và các hình thức quan sát Nghiên cứu quá trình xây dựng bằng phương pháp định mức kỹ thuật là phần cơ bản của công tác định mức kỹ thuật nói... trong điều kiện bình thường và 16 m3 trong điều kiện khó khăn hơn (các tấm ở góc) N1 = = 0,89 89% lắp ghép bình thường 13 N2 = = = lắp ghép ở góc Câu hỏi 1 Nhiệm vụ của công tác định mức kỹ thuật là gì ? 2 Quá trình xây dựng và cơ cấu của quá trình xây dựng ? 3 Sản phẩm xây dựng là gì ? có mấy loại sản phẩm xây dựng ? CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỜI GIAN LÀM VIỆC - CÁC ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... xác định được mức độ hoàn thành định mức thi công Phần VI : Trình bày những kiến nghị thích hợp Trong trường hợp cần thiết , cùng với kết quả xác định mức độ hoàn thành định mức thi công còn thuyết minh rõ các điều kiện tổ chức kỹ thuật của quá trình xây dựng và các nhân tố khác có liên quan Biểu mẩu số 1 Biểu thống kê kỹ thuật Tên xí nghiệp Tổ chức xây dựng và đối tượng Ngày, tháng TK KT Tên quá trình. .. của quá trình xây dựng Để giải quyết các nhiệm vụ của công tác định mức kỹ thuật lao động như xây dựng định mức mới, nghiên cứu phương pháp lao động tiên tiến vv Việc nghiên cứu quá trình xây dựng được tiến hành bằng cách phân chia quá trình xây dựng thành những bộ phận cấu thành của nó Việc nghiên cứu như vậy cho phép xác định được những tính chất quy luật ảnh hưởng đến trị số chi phí lao động và chi... pháp xây dựng định mức 2.5.1 Phương pháp phân tích định mức kỹ thuật Với phương pháp này các định mức được tính toán trên cơ sở được phân tích tỉ mỉ quy trình công nghệ (kỹ thuật thi công) của mỗi phần việc và các bộ phận hợp thành của nó, nghiên cứu các điều kiện tổ chức kỹ thuật tiêu chuẩn của quá trình Trong một số trường hợp cần nghiên cứu từng bộ phận hợp thành của thời gian định mức, xác định. .. liệu, công cụ, dụng cu, máy móc thiết bị sử dụng, đặc tính và chất lượng của sản phẩm, mô tả nơi làm việc, tổ chức và kỹ thuật của quá trình trong đó cần đặc biệt chú ý mô tả công tác tổ chức và kỹ thuật của quá trình - Phân chia quá trình ra các phần tử, xác định điểm ghi, chọn đơn vị đo sản phẩm Khi quan sát để xây dựng định mức các quá trình xây dựng thường được chia nhỏ ra thành các phần tử cấu thành... là phương pháp cơ bản của công tác định mức trong xây dựng Nó cho phép không chỉ xác định các định mức có căn cứ kỹ thuật mà còn hoàn thiện việc tổ chức lao động, sản xuất ở nơi làm việc Đây là phương pháp cơ bản của công tác định mức trong xây dựng 2.5.2 Phương pháp tổng hợp định mức : 25 Là phương pháp định mức thời gian cho một quá trình (một công tác xây lắp) nào đó thiếu sự phân chia các bộ phận... quy trình công nghệ Định mức thời gian và định mức lao động khác nhau là đơn vị tính định mức thời gian là giờ, phút, ca làm việc còn đơn vị tính định mức lao động là người - giờ, người phút, người - ca Định mức thời gian: là nghiên cứu về mặt tốc độ Định mức lao động: là nghiên cứu về mức hao phí lao động, có nghĩa là có kể đến số công nhân tham gia vào quá trình sản xuất Mối quan hệ giữa định mức. .. dụng rộng rãi trong sản xuất - Phương pháp so sánh định mức lao động: Thực chất phương pháp này là xác định định mức lao động của các quá trình (công tác xây lắp) bằng cách so sánh với những quá trình tương tự, có nội dung quá trình thi công và các điều kiện tổ chức kỹ thuật để thực hiện giống nhau và những quá trình này đã có định mức đã được tính toán bằng phương pháp phân tích định mức Để nâng cao... thành phần trong cơ cấu quá trình xây dựng bao gồm : Quá trình tổng hợp: là đơn vị lớn nhất của quá trình thi công bao gồm một số quá trình giản đơn và các quá trình giản đơn này có quan hệ mật thiết trong công nghệ và tổ chức thi công nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng 11 - Quá trình đơn giản: là một bộ phận của quá trình tổng hợp bao gồm một số phần việc có liên quan chặt chẽ trong công nghệ và tổ chức . động. 1.3 Quá trình xây dựng, sản phẩm xây dựng 1.3.1 Quá trình xây dựng và cơ cấu của quá trình xây dựng a) Phân loại quá trình xây dựng Quá trình xây dựng trước hết là quá trình lao động,. Phân loại định mức kỹ thuật 7 1.2 VAI TRÒ, NHIệM Vụ CủA ĐịNH MứC Kỹ THUậT LAO ĐộNG 7 1.3 QUÁ TRÌNH XÂY DựNG, SảN PHẩM XÂY DựNG 9 1.3.1 Quá trình xây dựng và cơ cấu của quá trình xây dựng 9 1.3.2. NGUYÊN TắC LậP ĐƠN GIÁ XÂY DựNG 71 8.3 CĂN Cứ LậP ĐƠN GIÁ XÂY DựNG 72 4 8.4 TRÌNH Tự LậP ĐƠN GIÁ XÂY DựNG 73 8.4.1 Trình tự lập đơn giá chi tiết 73 8.4.2 Trình tự lập đơn giá chi tiết dầy

Ngày đăng: 06/01/2015, 12:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w