Ứng dụng lý thuyết độ tin cậy và bảo trì tại Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam Ngày nay, sản xuất công nghiệp thế giới đang đi theo xu hướng cá nhân hóa, linh hoạt, thời gian giao hàng ngắn và nhanh chóng đổi mới sản phẩm nhờ ứng dụng rộng rãi các thành tựu trong tự động hóa và công nghệ thông tin cho tất cả các khâu của quá trình sản xuất.
1 MỤC LỤC 21 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, sản xuất công nghiệp thế giới đang đi theo xu hướng cá nhân hóa, linh hoạt, thời gian giao hàng ngắn và nhanh chóng đổi mới sản phẩm nhờ ứng dụng rộng rãi các thành tựu trong tự động hóa và công nghệ thông tin cho tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Cũng vì vậy mà các dây chuyền sản xuất và máy móc thiết bị ngày càng phức tạp, với sự kết hợp những thành tựu của các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau. Việc sử dụng một cách hiệu quả hệ thống các máy móc thiết bị sẽ quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với bối cảnh đó, bảo trì đã vượt ra khỏi quan niệm cổ điển là bảo trì, duy tu và sửa chữa máy móc để trở thành một trong những yếu tố quyết định hiệu quả đầu ra của sản xuất: từ năng suất, chất lượng, giá thành, thời gian giao hàng đến an toàn sản xuất và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, độ tin cậy chính là chỉ tiêu then chốt để đánh giá mức độ an toàn hay khả năng làm việc hiệu quả của một hệ thống máy móc thiết bị hay một hệ thống điều hành. Trong thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cần khẩn trương nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh cho mục tiêu phát triển bền vững và thành công. Bên cạnh việc đầu tư nâng cấp, đổi mới thiết bị và công nghệ, việc sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực sẵn có mang tầm quan trọng sống còn. Vì vậy, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là các doanh nghiệp cần nhanh chóng triển khai ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật bảo trì phù hợp, đảm bảo độ tin cậy cho toàn bộ hệ thống sản xuất nhằm đạt được hiệu quả sử dụng trang thiết bị tối đa. Từ đó, giúp doanh nghiệp giảm được tổn thất do ngừng sản xuất, giảm chi phí thay thế, chi phí tài chính phục vụ cho việc duy trì hoạt động, chi phí sửa chữa, giảm ngừng việc trong thời gian sử dụng khai thác… Để hiểu rõ vai trò của độ tin cậy và bảo trì đối với các nhà quản trị và điều hành sản xuất, qua sự hướng dẫn của Tiến sĩ Hồ Tiến Dũng, nhóm 2B xin chọn đề tài: “Ứng dụng lý thuyết độ tin cậy và bảo trì tại Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam” để nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy và bảo trì trong việc bảo trì thiết bị sản xuất mì ăn liền tại Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam. - Phân tích độ tin cậy, chi phí và hiệu quả bảo trì dựa trên cơ sở lý thuyết đã nêu. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm đem lại hiệu quả cho công tác bảo trì của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, nhóm chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp quan sát gián tiếp thực tế sản xuất tại nhà máy sản xuất mì ăn liền. - Phương pháp phân tích dữ liệu: Sử dụng phân tích thống kê mô tả để tính chi phí từng phương án bảo trì, độ tin cậy, tính toán dư thừa để phân tích và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo trì. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Độ tin cậy của các thiết bị và phương án bảo trì cho các thiết bị sản xuất mì ăn liền. Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn thời gian, nhóm chỉ đi vào tìm hiểu và phân tích việc ứng dụng lý thuyết độ tin cậy và bảo trì tại bộ phận sản xuất mì ăn liền của Công ty Cổ phần Acecoook Việt Nam. 3 ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY VÀ BẢO TRÌ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM 1. Lý thuyết độ tin cậy và bảo trì 1.1 Độ tin cậy 1.1.1 Định nghĩa Độ tin cậy là một đặc tính tổng hợp phụ thuộc vào một số yếu tố như độ chính xác, mức độ bền vững, mức độ đảm bảo khả năng thực hiện… Do đó, độ tin cậy của thành phần hay của cả hệ thống được đánh giá định lượng dựa trên hai yếu tố cơ bản là tính làm việc an toàn và tính sửa chữa được. Một cách tổng quát có thể định nghĩa, độ tin cậy của một hệ thống là một đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện một cách hiệu quả các chức năng phức tạp của hệ thống đó trong một thời gian và tương ứng với một điều kiện nhất định. 1.1.2 Phương pháp xác định độ tin cậy của hệ thống Hệ thống điều hành sản xuất bao gồm một chuỗi các thành phần có mối quan hệ riêng biệt nhau, mỗi thành phần thực hiện một công việc cụ thể. Nếu có bất kỳ một trong các thành phần bị hư hỏng với bất kỳ lý do gì thì toàn hệ thống có thể hỏng theo, ví dụ như một động cơ ô tô hay một dây chuyền xay xát. Các sự cố hư hỏng xảy ra liên quan đến độ tin cậy. Theo tính toán cho thấy rằng một hệ thống có n = 50 bộ phận liên quan nhau và mỗi bộ phận có độ tin cậy 99,5% thì toàn bộ hệ thống đó có độ tin cậy là 78%. Nếu một hệ thống hoặc máy móc có 100 bộ phận và mỗi bộ phận có độ tin cậy là 99,5% thì toàn bộ hệ thống hoặc máy móc đó có độ tin cậy là chỉ khoảng 60%. Phương pháp tính toán độ tin cậy của hệ thống (R S ) bao gồm tích số của các độ tin cậy riêng như sau: R S = R 1 x R 2 x R 3 x R 4 x … x R N Trong đó: R 1 là độ tin cậy của thành phần 1 R 2 là độ tin cậy của thành phần 2… Phương trình này cho rằng độ tin cậy của một bộ phận riêng lẻ không phụ thuộc vào độ tin cậy của các bộ phận khác (tức là các bộ phận này độc lập nhau). Các độ tin 4 cậy được thể hiện như các xác suất xảy ra. Có thể sử dụng công thức này để đánh giá độ tin cậy của một sản phẩm. Độ tin cậy thành phần thường là một số lượng chỉ định hoặc thiết kế mà mỗi nhân viên thiết kế máy phải có trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên, nhân viên mua hàng có thể cải thiện các thành phần của hệ thống bằng thay thế hàng cùng loại từ sản phẩm của nhà cung cấp và kết quả của nghiên cứu. Nhân viên mua hàng cũng có thể góp phần trực tiếp vào việc thẩm định hiệu suất của nhà cung cấp. Đơn vị đo lường cơ bản đối với sự tin cậy là tỷ lệ hư hỏng sản phẩm. Các doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị cao thường cung cấp các dữ liệu tỷ lệ hư hỏng cho sản phẩm của họ. Tỷ lệ hư hỏng là tỷ lệ phần trăm giữa lượng sản phẩm hư hỏng với tổng số sản phẩm được thử nghiệm FR(%) hoặc số lượng hư hỏng trong suốt chu kỳ thời gian FR(N): FR(% ) = Số lượng hư hỏng x100 % Số lượng sản phẩm được kiểm tra FR (N) = Số lượng hư hỏng x100 % Số lượng của giờ hoạt động Điều kiện thông thường nhất trong sự phân tích độ tin cậy là thời gian trung bình giữa các hư hỏng là (MTBF), chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với FR(N): MTB F = 1 FR(N ) 1.1.3 Cung cấp dư thừa Sự dư thừa sẽ được cung cấp nếu một bộ phận bị hỏng và hệ thống cần sự giúp đỡ tới hệ thống khác. Để tăng thêm sự tin cậy của các hệ thống, sự dư thừa (“dự phòng” của các bộ phận) được thêm vào. Chẳng hạn, khi nói đến độ tin cậy của một bộ phận là 0,8 và chúng ta dự phòng với một bộ phận có độ tin cậy là 0,8. Khi đó, kết quả của độ tin cậy là khả năng làm việc của bộ phận thứ nhật cộng với khả năng làm việc của bộ phận dự phòng nhân với khả năng cần thiết của bộ phận dự phòng (1 – 0,8 = 0,2). Do vậy, độ tin cậy của hệ thống là: 5 0,8 + 0,8 x (1 – 0,8) = 0,96 1.2 Bảo trì 1.2.1 Định nghĩa Bảo trì là tập hợp tất cả các hoạt động bảo quản trang thiết bị của một hệ thống theo trật tự làm việc. Bảo trì được đặc trưng bằng các hoạt động phát hiện hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa. 1.2.2 Phân loại a. Bảo trì phòng ngừa: Bảo trì phòng ngừa bao gồm thực hiện việc kiểm tra thường kỳ và bảo quản giữ các phương tiện còn tốt. Các hoạt động bảo trì phòng ngừa là dùng để xây dựng một hệ thống mà tìm ra được các hư hỏng tiềm năng và tạo những thay đổi hoặc sửa chữa để ngăn ngừa sự hư hỏng, giữ cho máy móc thiết bị hoạt động được liên tục. Nó cũng bao gồm việc thiết kế các hệ thống kỹ thuật và nhân sự mà giữ cho quá trình sản xuất được hoạt động trong sự chấp thuận, không bị gián đoạn. Bảo trì phòng ngừa thích hợp khi: + Ít có biến động trong thời gian hư hỏng, chúng ta biết được khi nào cần bảo trì. + Có một hệ thống khả năng cung cấp dư thừa khi có đề xuất cần bảo trì. + Chi phí hư hỏng rất tốn kém. b. Bảo trì sữa chữa: Bảo trì sự hư hỏng là sữa chữa, nó xảy ra khi thiết bị hư hỏng và như vậy phải được sữa chữa khẩn cấp hoặc mức độ ưu tiên thiết yếu. Khi độ tin cậy không đạt được và bảo trì phòng ngừa không thích hợp hoặc không được thực hiện, việc điều hành có thể mở rộng hoặc cải thiện điều kiện dễ dàng cho sửa chữa. Việc bảo trì sửa chữa tiếp theo có thể được thực hiện và hệ thống được đưa vào hoạt động trở lại. Một điều kiện bảo trì tốt bao hàm nhiều thuộc tính như: + Nhân viên được huấn luyện kỹ. + Nguồn tài nguyên đầy đủ. + Có khả năng thiết lập một kế hoạch sữa chữa. + Có khả năng và thẩm quyền lập kế hoạch nguyên vật liệu 6 + Có khả năng thiết kế các phương thức để kéo dài thời gian trung bình giữa các hư hỏng. 1.2.3 Mục tiêu bảo trì - Thực hiện một chương trình kỹ thuật bảo trì tổng hợp, khắc phục nếu cần, đưa những đặc trưng của độ tin cậy và khả năng bảo trì toàn diện và đúng đắn vào trong tất cả các hoạt động của công ty. - Xác định độ tin cậy và khả năng bảo trì tối ưu. - Thu thập dữ liệu thời gian vận hành đến khi hư hỏng. - Thời gian kiểm tra chạy thử và thời gian làm nóng máy tối ưu. - Thời gian thay thế phòng ngừa tối ưu của bộ phận quan trọng. - Các nhu cầu phụ tùng tối ưu. - Thực hiện phân tích các dạng, tác động và khả năng tới hạn của hư hỏng để xác định bộ phận nên tập trung thiết kế lại. - Nghiên cứu hậu quả các hư hỏng để xác định thiệt hại của các bộ phận. - Nghiên cứu các kiểu hư hỏng nhằm cực tiểu hóa hư hỏng. - Xác định sự phân bố thời gian vận hành đến khi hư hỏng để tính toán tỉ lệ hư hỏng. - Xác định sự phân bố thời gian thiết bị hư hỏng. - Giảm số bộ phận trong thiết kế của thiết bị. - Xác định nhu cầu dự phòng để đạt mục tiêu độ tin cậy mong muốn nếu các các phương pháp khác đều thất bại. - Lựa chọn vật liệu tốt hơn và thích hợp hơn. - Sử dụng các phiếu kiểm tra kỹ thuật bảo trì trong tất cả các giai đoạn hoạt động của thiết bị. - Xây dựng một hệ thống báo cáo về hư hỏng và bảo trì để thu thập những dữ liệu về độ tin cậy và khả năng bảo trì cần thiết. - Xác định tính trách nhiệm hư hỏng do ai (về mặt kỹ thuật, chế tạo, vận hành). - Hướng dẫn ra quyết định hoạt động phục hồi để để cực tiểu hóa các hư hỏng. 1.2.4 Lựa chọn phương án bảo trì tối ưu a. Mối quan hệ giữa bảo trì phòng ngừa và bảo trì hư hỏng: Chi Phí Cam kết bảo trì Chi phí bảo trì phòng ngừa Chi phí bảo trì khi hư hỏng Điểm tối ưu (tổng CP thấp nhất) 7 Các nhà điều hành hoạt động cần xem xét cán cân thanh toán giữa hai chi phí này. Việc chỉ định nhiều tiền và nhân lực vào bảo trì phòng ngừa sẽ giảm được số lượng hư hỏng. Nhưng ở vào điểm nào đó, việc giảm chi phí bảo trì hư hỏng sẽ ít hơn trong việc tăng chi phí bảo trì phòng ngừa, và tổng đường cong chi phí sẽ hướng lên. Xung quanh điểm tối ưu này, công ty sẽ chờ đợi xảy ra hư hỏng rồi mới sữa chữa chúng. Sự phân tích này cho thấy toàn bộ chi phí hư hỏng hiếm khi được xem xét đến. Nhiều chi phí được bỏ qua do chúng không có liên quan trực tiếp đến việc hư hỏng trước mắt. Điều đó không làm giảm giá trị của thiết bị. b. Lựa chọn chính sách bảo trì tối ưu: Việc lựa chọn mô hình nào tốt nhất cho việc quản lý bảo trì cần dựa trên các lợi ích sau: - Lợi ích kinh tế: chí phi cho công tác bảo trì ít tốn kém nhất. - Tính hiệu quả của công tác bảo trì: chọn lựa chính sách bảo trì mang lại chất lượng và hiệu quả cao nhất. Có thể lựa chọn giải pháp bảo trì bằng cách nêu một loạt câu hỏi và trả lời theo các bước như sau: Bước 1: Tính toán số lượng hư hỏng kỳ vọng. Bước 2: Tính toán chi phí hư hỏng kỳ vọng cho mỗi tháng khi không có hợp đồng bảo trì phòng ngừa. Bước 3: Tính toán chi phí bảo trì phòng ngừa. 8 Bước 4: So sánh hai lựa chọn và chọn cách có chi phí thấp hơn. 1.3 Thẩm định sự tin cậy và bảo trì Chúng ta có thể đánh giá mức độ thực hiện chức năng của sự tin cậy và bảo trì bằng nhiều cách khác nhau. Để đánh giá việc thực hiện bảo trì có nhiều tiêu chí hữu dụng, cụ thể như sau: a. Hiệu quả được thể hiện trong định nghĩa cổ điển: Kết quả đầu ra = Hiệu quả Đầu vào b. Đối với trường hợp bảo trì: Đơn vị sản phẩm = Hiệu quả Số giờ bảo trì c. Hiệu quả được thể hiện bằng hiệu lực của lực lượng lao động bảo trì trên số lượng trang thiết bị được bảo trì: Số giờ công tác bảo trì = Hiệu quả Chi phí đầu tư trang thiết bị bảo trì d. Hiệu quả của các cá nhân và tập thể được thể hiện trong việc so sánh với các giờ tiêu chuẩn: Số giờ thực tế để thực hiện công việc bảo trì = Hiệu quả Số giờ chuẩn để thực hiện công việc bảo trì Có một hệ thống bền vững là một sự cần thiết. Tuy đã nỗ lực hết mình để thiết kế các bộ phận bền vững nhưng đôi khi hệ thống vẫn hư hỏng, do đó các bộ phận dự phòng vẫn được sử dụng. Việc tăng cường độ tin cậy cũng có thể đạt được thông qua việc sử dụng bảo trì phòng ngừa và các phương tiện sửa chữa tốt nhất. Các hệ thống chuyên môn và việc thu thập các dữ liệu đầy đủ và phân tích, các kỹ thuật giả lập sẽ trợ giúp cho việc điều hành bảo trì và độ tin cậy. 1.4 Bảo hành và bảo trì 9 Bảo hành là nghĩa vụ pháp lí và chế độ trách nhiệm của người bán hàng đối với người mua hàng về giá trị sử dụng của hàng hoá sau khi bán ra. Bảo hành thường được áp dụng chủ yếu đối với hàng công nghiệp đắt tiền hoặc đòi hỏi kĩ thuật tương đối cao. Tuỳ từng loại hàng và tuỳ theo ý định của người sản xuất, chế độ bảo hành có thể áp dụng trong thời gian ba tháng, sáu tháng, một năm hay lâu hơn nữa. Trong thời gian bảo hành, người mua có quyền yêu cầu người bán sửa chữa, thay thế những chi tiết bộ phận hư hỏng vì nguyên nhân kĩ thuật chế tạo, hoặc cũng có quyền đổi lại hàng hoá cùng loại có chất lượng bảo đảm. Chế độ bảo hành có tác dụng củng cố lòng tin của khách hàng đối với người bán hàng và tăng cường vai trò đòn bẩy của thương nghiệp đối với người sản xuất. Bảo hành và bảo trì khác nhau như thế nào? Bảo trì Bảo hành Mục đích Để hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn đồng thời phát hiện các hư hỏng để kịp thời sửa chữa. Chính sách hậu mãi trong lĩnh vực marketing Chủ thể thực hiện Người mua Người bán Chi phí Người mua Người bán 10 2. Ứng dụng lý thuyết độ tin cậy và bảo trì tại doanh nghiệp 2.1 Tổng quan về công ty 2.1.1 Lược sử hình thành Công ty thành lập vào ngày 15/12/1993 với tên ban đầu là Công ty liên doanh Vifon-Acecook. Ngày 03/02/2004, chuyển đổi công ty liên doanh thành công ty TNHH Acecook Việt Nam với 100% vốn Nhật Bản. Ngày 18/01/2008, công ty chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam. 2.1.2 Sứ mạng, tầm nhìn và chiến lược Sứ mạng: Công ty sản xuất và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm thực phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được nhu cầu ẩm thực của mọi tầng lớp khách hàng, nâng cao nền văn hóa ẩm thực, góp phần vào sự phát triển chung của Việt Nam. Tầm nhìn: Acecook Việt Nam sẽ phát triển trở thành nhà sản xuất thực phẩm tổng hợp, mở rộng thành một nơi xuất khẩu khắp thế giới và là một Vina-Acecook mang tính toàn cầu. Chiến lược phát triển: “Biểu tượng của chất lượng” là tôn chỉ mà công ty đã đặt ra ngay từ ban đầu và kiên định trong suốt quá trình phát triển. Ngoài ra, quan điểm của công ty là luôn xem con người là nhân tố chủ chốt. Vì thế mục tiêu phát triển con người trong công ty được đặt lên hàng đầu bằng cách luôn tạo điều kiện để nhân viên có thể học hỏi thêm kiến thức, phát huy hết tiềm năng của bản thân và phát triển sự nghiệp bền vững. Các sản phẩm của Acecook Việt Nam luôn được thẩm định kỹ về chất lượng ngon, vệ sinh, dinh dưỡng cao…, nghiên cứu tìm hiểu phục vụ những nhu cầu của người tiêu dùng, thỏa mãn mọi nhu cầu khắt khe về ẩm thực. các nhà máy sản xuất của Acecook Việt Nam đều được trang bị hiện đại đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế: hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP và đặc biệt [...]... nhiệt độ - Hệ thống gia nhiệt đóng gói trong 1 năm 2 1 1 1 Độ tin cậy của các Độ tin cậy của hệ thiết bị khi có thiết bị thống trong 1 năm dự phòng (%) 99,51 96 98 94 (%) 88% Độ tin cậy của các thiết bị khi có thiết bị dự phòng = (độ tin cậy thiết bị + độ tin cậy thiết bị x ( 1 – độ tin cậy của thiết bị) Từ công thức ta tính được độ tin cậy của các thiệt bị khi có dự phòng như sau: - Độ tin cậy của... các các thiết bị trong hệ thống) Từ công thức ta tính được độ tin cậy của hệ thống bằng = 0,9951 x 0,96 x 0,98 x 0,94 = 0,88 = 88% 21 3 Một số kiến nghị Qua thời gian nghiên cứu hoạt động bảo trì tại Công ty cổ phần Acecook Việt Nam, nhóm 2B đưa ra nhận định: Hoạt động bảo trì phòng ngừa hiện tại của Công ty đã mang lại hiệu quả đáng kể Tuy nhiên, công việc bảo trì này chưa thực sự thu hút được sự... lựa chọn mô hình bảo trì phù hợp cho từng công ty phụ thuộc vào các yếu tố như: quy mô sản xuất, đặc thù ngành/ địa phương, năng lực làm chủ thiết bị của công ty, yêu cầu về chất lượng và thời gian giao hàng, chiến lược của công ty Ở Việt Nam, phương pháp bảo trì phổ biến vẫn là bảo trì phòng ngừa theo thời gian (bảo trì định kỳ) Một vài nhà máy hiện đại mới ứng dụng phương pháp bảo trì theo tình trạng... 0,93 = 93% - Độ tin cậy của “Biến tần” khi dự phòng biến tần thứ 2 = 0,93 + 0,93 x (1 – 0,93) = 0,9951 = 99,51% - Độ tin cậy của “Đồng hồ đo áp suất” = 0,8 + 0,8 x (1 – 0,8) = 0,96 = 96% - Độ tin cậy của “Đồng hồ đo nhiệt độ = 0,875 + 0,875 x (1 – 0,875) = 0,98 (98%) 20 - Độ tin cậy của “Hệ thống gia nhiệt đóng gói” = 0,75 + 0,75 x (1 – 0,75) = 0,94 = 94% Độ tin cậy của hệ thống = Π (Độ tin của tất... hiện bảo trì máy móc, thiết bị theo kế hoạch đã duyệt 5 Dựa vào kết quả định chuẩn và các quy định của công ty, trưởng bộ phận bảo trì hoặc người có thẩm quyền tiến hành đánh giá sự phù hợp của các máy móc, thiết bị sau khi bảo trì nếu: Thực hiện bảo trì Đánh giá a Phù hợp, đưa vào sử dụng b Không phù hợp, thì trưởng bộ phận bảo trì hoặc người có thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định xử lý 15 Quyết định có bảo. .. mọi người thông qua việc trao quyền cho người lao động Căn cứ vào qui mô hoạt động hiện tại của Công ty, nhóm 2B xin đề nghị một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo trì: • Quản lý toàn bộ máy móc, thiết bị trước khi đưa vào sử dụng • Huấn luyện kỹ năng bảo trì sơ cấp cho công nhân vận hành để họ có thể tự thực hiện bảo trì được những công việc đơn giản • Lập tiêu chuẩn vệ sinh, bôi trơn...11 Acecook Việt Nam là công ty sản xuất mì ăn liền đầu tiên ở Việt Nam đạt được tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế dùng cho các nhà bán lẻ Châu Âu (IFS) Hướng đến tương lai, nền công nghệ tự động phát triển của Nhật Bản sẽ được chuyển giao, ứng dụng sang Acecook Việt Nam góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành sản xuất thực phẩm Việt Nam Những sản phẩm mới sẽ liên... khách hàng, nhân viên công ty và cộng đồng 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách: PGS TS Hồ Tiến Dũng (2009), Quản trị điều hành, NXB Lao Động Website: KS Nguyễn Thanh Sơn, Quản lý bảo trì nhà máy công nghiệp, [http://www.vinamain.com] PSG TS Lê Kiều, Lý thuyết độ tin cậy trong thiết kế công trình, [http://www.wrd.gov.vn/modules/cms/upload/10/KhoaHocCongNghe/LyThuyetDoTin Cay_200409/LyThuyetDoTinCay.pdf] Khác: PGS... Quản lý bằng trực quan và tiêu chuẩn hóa công việc • Thực hiện 5S tại nơi làm việc • Nâng cao hiệu quả của máy móc, thiết bị thông qua cải tiến thường xuyên 22 KẾT LUẬN Việc khởi động một chương trình bảo trì tại doanh nghiệp không phải là điều khó Thử thách lớn nhất là làm thế nào duy trì các hoạt động bảo trì được tổ chức và quản lý tốt trong suốt thời gian sau đó Không có một mô hình bảo trì nào... chợ trong và ngoài nước, tiến hành những hoạt động quảng cáo để người tiêu dùng trên thế giới tin dùng Định hướng phát triển của công ty bao gồm: - Đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu và mở rộng, hiện đại hóa, tự động hóa, chuyên nghiệp hóa, bảo đảm hoạt động đầu tư có hiệu quả, trở thành công ty chế biến thực phẩm tổng hợp hàng đầu Việt Nam - Triển khai và duy trì chính sách chất lượng Công ty cam kết . truyền động xích Nhớt # 40 3 Hấp - Dịch phun - Cắt Kiểm tra Xích - Ty - Lưới hấp Ty inox 8 x 984 Kiểm tra Xích - Ty - Lưới dịch phun Ty inox 8 x 984 Kiểm tra Xích - Ty - Lưới cắt Ty inox 8 x 984 Quyết. phòng trong 1 năm Độ tin cậy của các thiết bị khi có thiết bị dự phòng (%) Độ tin cậy của hệ thống trong 1 năm (%) - Biến tần 2 99,51 88% - Đồng hồ đo áp suất 1 96 - Đồng hồ đo nhiệt độ 1 98 - Hệ thống. = 0,9951 = 99,51% - Độ tin cậy của “Đồng hồ đo áp suất” = 0,8 + 0,8 x (1 – 0,8) = 0,96 = 96% - Độ tin cậy của “Đồng hồ đo nhiệt độ” = 0,875 + 0,875 x (1 – 0,875) = 0,98 (98%) 20 - Độ tin cậy của “Hệ