1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tiểu luận quản trị sản xuất điều hành Ứng dụng lý thuyết độ tin cậy và bảo trì tại nhà máy sản xuất bộ thu công ty TNHH Sonion Việt Nam

37 410 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTrong bối cảnh kinh tế hiện nay, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm đa dạng về màu sắc, phong phú về chủng loại và nhiều tính năng ưu việt…từ sản xuất nhỏ lẻ bằng cá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Lớp: QTKD ĐÊM2_CH22

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM 4

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 9

1.1 Độ tin cậy 9

1.1.1Định nghĩa 9

1.1.2 Phương pháp xác định độ tin cậy của hệ thống 9

1.1.3 Cung cấp dư thừa 11

1.2 Bảo trì 11

1.2.1 Định nghĩa 11

1.2.2 Phân loại 11

1.2.3 Mục tiêu bảo trì 12

1.2.4 Lựa chọn phương án bảo trì tối ưu 13

1.3 Thẩm định sự tin cậy và bảo trì 14

1.4 Bảo hành và bảo trì 15

Chương 2:Tình hình áp dụng lý thuyết độ tin cậy và bảo trì tại Sonion Việt Nam 17

2.1 Tổng quan về công ty 17

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 17

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh 19

2.1.3 Sản phẩm 19

2.2 Quy trình bảo trì tại Sonion Việt Nam 19

2.2.1 Sơ đồ tổ chức 19

2.2.2 Loại hình bảo trì đang áp dụng 21

2.2.3 Các chỉ số đánh giá năng lực bảo trì hiện tại 24

2.2.4 Hệ thống quản lý chi tiết dự phòng (spare part) 24

2.2.5 Một số yếu tố tác động đến năng lực bộ phận bảo trì 28

2.3 Nội dung bảo trì tại Sonion Việt Nam 30

2.3.1 Chọn phương án bảo trì 30

2.3.2 Độ tin cậy và cung cấp dư thừa 33

Chương 3: Một kiến nghị nhằm nâng cao độ tin cậy và chất lượng bảo trì tại

Trang 4

3.1 Thực tế và kiến nghị 35

3.2 Một số kiến nghị làm tăng độ tin cậy 36

3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo trì 37

KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

1 REC (RC): Receiver-Bộ thu loại REC

2 MIC: Microphone-Bộ thu loại MIC

3 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

4 KTV: Kỹ thuật viên

5 Line: Dây chuyền

6 EMC: Electro Mechanical Components-Linh kiện cơ khí điện

7 SMT: Sub Miniature Transducers-Bộ vi chuyển đổi

8 Parts: Bộ phận cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm

9 Facility: Bộ phận cung ứng và hổ trợ điện, nước, khí…cho toàn công ty

10 Logistic: Bộ phận đặt mua và kiểm soát hàng hóa, chi tiết thay thế…

11 C-Barrier: Dây chuyền sản xuất miếng chống thẩm thấu cho bộ thu

12 Prep: Dây chuyền lắp ghép các sản phẩm của các dây chuyền sản xuất bộ thu REC và MIC

13 Telecoil: Dây chuyền sản xuất cuộn dây

14 Coil assy: Dây chuyền cung ứng cuộn dây cho các dây chuyền sản xuất bộ thu loại 2300 và 2600

15 Spare part: Chi tiết dự ph ng

16 Min-stock: Mức tồn kho an toàn

17 RC1700: Dây chuyền sản xuất bộ thu loại 1700

18 RC1900: Dây chuyền sản xuất bộ thu loại 1900

19 RC2300: Dây chuyền sản xuất bộ thu loại 2300

20 RC2600: Dây chuyền sản xuất bộ thu loại 2600

21 RC3000: Dây chuyền sản xuất bộ thu loại 3000

22 RC4000: Dây chuyền sản xuất bộ thu loại 4000

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm

đa dạng về màu sắc, phong phú về chủng loại và nhiều tính năng ưu việt…từ sản xuất nhỏ lẻ bằng các công cụ và máy móc thô sơ đến sản xuất trên các dây chuyền tiên tiến, hiện đại; từ thành thị đến nông thôn, từ quốc gia này đến quốc gia khác việc cạnh tranh của các tổ chức kinh tế diễn ra vô cùng gay gắt, buộc các nhà sản xuất, cung ứng phải làm thế nào đó sản xuất, chế tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, độc đáo nhất, nhiều tình năng…với chi phí rẻ nhất cùng với thời lượng giao hàng ngắn nhất

Để làm được điều đó bên cạnh các yếu tố con người, nguyên vật liệu, môi trường…công cụ, dụng cụ, máy móc và thiết bị đã, đang và sẽ đóng vai tr vô cùng quan trọng trong hầu hết mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh Việc “thành hay bại”, “thịnh hay suy” của một công ty, một doanh nghiệp một phần nào đó phụ thuộc vào việc đổi mới công nghệ và duy trì các thiết bị hiện

có ở trạng thái tốt nhất Làm thế nào để các sản phẩm của doanh nghiệp luôn đạt chất lượng cao? Giao hàng đúng số lượng? Đảm bảo được thời gian giao hàng? Đáp ứng đươc các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng? Đó là nhiều câu hỏi hóc búa đối với các nhà quản trị của các doanh nghiệp? Vì vậy bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc thiết bị

cũng ngày càng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn Đề tài: “ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY VÀ BẢO TRÌ TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘ THU CÔNG

TY TNHH SONION VIỆT NAM” được người làm đề tài chọn và triển khai nhằm cụ thể

hóa các kiến thức đã được học trên giảng đường và ứng dụng vào thực tế để nâng cao hiệu quả hoạt động của các máy móc thiết bị của bộ phận sản xuất bộ thu, đồng thời mang lại tính cạnh tranh của công ty Sonion thông qua các sản phẩm có chất lượng cao hơn, thời lượng giao hàng ngắn hơn, đúng đủ số lượng hơn

Trang 7

Chương I:

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1 Độ tin cậy

1.1.1 Định nghĩa

Độ tin cậy là một đặc tính tổng hợp phụ thuộc vào một số yếu tố như độ chính xác, mức độ bền vững, mức độ đảm bảo khả năng thực hiện… Do đó, độ tin cậy của thành phần hay của cả hệ thống được đánh giá định lượng dựa trên hai yếu tố cơ bản là tính làm việc an toàn và tính sửa chữa được Một cách tổng quát có thể định nghĩa, độ tin cậy của một hệ thống là một đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện một cách hiệu quả các chức năng phức tạp của hệ thống đó trong một thời gian và tương ứng với một điều kiện nhất định

1.1.2 Phương pháp xác định độ tin cậy của hệ thống

Hệ thống điều hành sản xuất bao gồm một chuỗi các thành phần có mối quan hệ riêng biệt nhau, mỗi thành phần thực hiện một công việc cụ thể Nếu có bất kỳ một trong các thành phần bị hư hỏng với bất kỳ lý do gì thì toàn hệ thống có thể hỏng theo, ví dụ như một động cơ ô tô hay một dây chuyền xay xát

Các sự cố hư hỏng xảy ra liên quan đến độ tin cậy Theo tính toán cho thấy rằng một hệ thống có n = 50 bộ phận liên quan nhau và mỗi bộ phận có độ tin cậy 99,5% thì toàn bộ hệ thống đó có độ tin cậy là 78% Nếu một hệ thống hoặc máy móc có 100 bộ phận và mỗi bộ phận có độ tin cậy là 99,5% thì toàn bộ hệ thống hoặc máy móc đó có độ tin cậy là chỉ khoảng 60%

Phương pháp tính toán độ tin cậy của hệ thống (RS) bao gồm tích số của các độ tin cậy riêng như sau:

R S = R 1 x R 2 x R 3 x R 4 x … x R N

Trong đó:

R1 là độ tin cậy của thành phần 1

Trang 8

R2 là độ tin cậy của thành phần 2…

Phương trình này cho rằng độ tin cậy của một bộ phận riêng lẻ không phụ thuộc vào độ tin cậy của các bộ phận khác (tức là các bộ phận này độc lập nhau) Các độ tin cậy được thể hiện như các xác suất xảy ra Có thể sử dụng công thức này để đánh giá độ tin cậy của một sản phẩm

Độ tin cậy thành phần thường là một số lượng chỉ định hoặc thiết kế mà mỗi nhân viên thiết kế máy phải có trách nhiệm thực hiện Tuy nhiên, nhân viên mua hàng có thể cải thiện các thành phần của hệ thống bằng thay thế hàng cùng loại từ sản phẩm của nhà cung cấp và kết quả của nghiên cứu Nhân viên mua hàng cũng có thể góp phần trực tiếp vào việc thẩm định hiệu suất của nhà cung cấp

Đơn vị đo lường cơ bản đối với sự tin cậy là tỷ lệ hư hỏng sản phẩm Các doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị cao thường cung cấp các dữ liệu tỷ lệ hư hỏng cho sản phẩm của họ Tỷ lệ hư hỏng là tỷ lệ phần trăm giữa lượng sản phẩm hư hỏng với tổng số sản phẩm được thử nghiệm FR(%) hoặc số lượng hư hỏng trong suốt chu kỳ thời gian FR(N):

MTBF =

1 FR(N)

Trang 9

1.1.3 Cung cấp dư thừa

Sự dư thừa sẽ được cung cấp nếu một bộ phận bị hỏng và hệ thống cần sự giúp đỡ tới hệ thống khác Để tăng thêm sự tin cậy của các hệ thống, sự dư thừa (“dự ph ng” của các bộ phận) được thêm vào Chẳng hạn, khi nói đến độ tin cậy của một bộ phận là 0,8 và chúng ta dự phòng với một bộ phận có độ tin cậy là 0,8 Khi đó, kết quả của độ tin cậy là khả năng làm việc của bộ phận thứ nhật cộng với khả năng làm việc của bộ phận dự phòng nhân với khả năng cần thiết của bộ phận dự phòng (1 – 0,8 = 0,2) Do vậy, độ tin cậy của hệ thống là:

1.2.2 Phân loại

a Bảo trì phòng ngừa:

Bảo trì phòng ngừa bao gồm thực hiện việc kiểm tra thường kỳ và bảo quản giữ các phương tiện còn tốt Các hoạt động bảo trì phòng ngừa là dùng để xây dựng một hệ thống mà tìm ra được các hư hỏng tiềm năng và tạo những thay đổi hoặc sửa chữa để ngăn ngừa sự hư hỏng, giữ cho máy móc thiết bị hoạt động được liên tục Nó cũng bao gồm việc thiết kế các hệ thống kỹ thuật và nhân sự mà giữ cho quá trình sản xuất được hoạt động trong sự chấp thuận, không bị gián đoạn

Bảo trì phòng ngừa thích hợp khi:

+ Ít có biến động trong thời gian hư hỏng, chúng ta biết được khi nào cần bảo trì + Có một hệ thống khả năng cung cấp dư thừa khi có đề xuất cần bảo trì

+ Chi phí hư hỏng rất tốn kém

b Bảo trì sữa chữa:

Trang 10

Bảo trì sự hư hỏng là sữa chữa, nó xảy ra khi thiết bị hư hỏng và như vậy phải được sữa chữa khẩn cấp hoặc mức độ ưu tiên thiết yếu Khi độ tin cậy không đạt được và bảo trì phòng ngừa không thích hợp hoặc không được thực hiện, việc điều hành có thể

mở rộng hoặc cải thiện điều kiện dễ dàng cho sửa chữa Việc bảo trì sửa chữa tiếp theo có thể được thực hiện và hệ thống được đưa vào hoạt động trở lại Một điều kiện bảo trì tốt bao hàm nhiều thuộc tính như:

+ Nhân viên được huấn luyện kỹ

+ Nguồn tài nguyên đầy đủ

+ Có khả năng thiết lập một kế hoạch sữa chữa

+ Có khả năng và thẩm quyền lập kế hoạch nguyên vật liệu + Có khả năng thiết kế các phương thức để kéo dài thời gian trung bình giữa các

hư hỏng

1.2.3 Mục tiêu bảo trì

- Thực hiện một chương trình kỹ thuật bảo trì tổng hợp, khắc phục nếu cần, đưa những đặc trưng của độ tin cậy và khả năng bảo trì toàn diện và đúng đắn vào trong tất cả các hoạt động của công ty

- Xác định độ tin cậy và khả năng bảo trì tối ưu

- Thu thập dữ liệu thời gian vận hành đến khi hư hỏng

- Thời gian kiểm tra chạy thử và thời gian làm nóng máy tối ưu

- Thời gian thay thế phòng ngừa tối ưu của bộ phận quan trọng

- Các nhu cầu phụ tùng tối ưu

- Thực hiện phân tích các dạng, tác động và khả năng tới hạn của hư hỏng để xác định bộ phận nên tập trung thiết kế lại

- Nghiên cứu hậu quả các hư hỏng để xác định thiệt hại của các bộ phận

- Nghiên cứu các kiểu hư hỏng nhằm cực tiểu hóa hư hỏng

- Xác định sự phân bố thời gian vận hành đến khi hư hỏng để tính toán tỉ lệ hư hỏng

Trang 11

- Xác định sự phân bố thời gian thiết bị hư hỏng

- Giảm số bộ phận trong thiết kế của thiết bị

- Xác định nhu cầu dự ph ng để đạt mục tiêu độ tin cậy mong muốn nếu các các phương pháp khác đều thất bại

- Lựa chọn vật liệu tốt hơn và thích hợp hơn

- Sử dụng các phiếu kiểm tra kỹ thuật bảo trì trong tất cả các giai đoạn hoạt động của thiết bị

- Xây dựng một hệ thống báo cáo về hư hỏng và bảo trì để thu thập những dữ liệu

về độ tin cậy và khả năng bảo trì cần thiết

- Xác định tính trách nhiệm hư hỏng do ai (về mặt kỹ thuật, chế tạo, vận hành)

- Hướng dẫn ra quyết định hoạt động phục hồi để để cực tiểu hóa các hư hỏng

1.2.4 Lựa chọn phương án bảo trì tối ưu

a Mối quan hệ giữa bảo trì phòng ngừa và bảo trì hư hỏng:

Các nhà điều hành hoạt động cần xem xét cán cân thanh toán giữa hai chi phí này Việc chỉ định nhiều tiền và nhân lực vào bảo trì phòng ngừa sẽ giảm được số lượng hư hỏng Nhưng ở vào điểm nào đó, việc giảm chi phí bảo trì hư hỏng sẽ ít hơn trong việc tăng chi phí bảo trì phòng ngừa, và tổng đường cong chi phí sẽ hướng lên Xung quanh điểm tối ưu này, công ty sẽ chờ đợi xảy ra hư hỏng rồi mới sữa chữa chúng

Chi

Phí

Cam kết bảo trì

Chi phí bảo trì phòng ngừa

Chi phí bảo trì khi hư hỏng

Điểm tối ưu

(tổng CP thấp nhất)

Trang 12

Sự phân tích này cho thấy toàn bộ chi phí hư hỏng hiếm khi được xem xét đến Nhiều chi phí được bỏ qua do chúng không có liên quan trực tiếp đến việc hư hỏng trước mắt Điều đó không làm giảm giá trị của thiết bị

b Lựa chọn chính sách bảo trì tối ưu:

Việc lựa chọn mô hình nào tốt nhất cho việc quản lý bảo trì cần dựa trên các lợi ích sau:

- Lợi ích kinh tế: chí phi cho công tác bảo trì ít tốn kém nhất

- Tính hiệu quả của công tác bảo trì: chọn lựa chính sách bảo trì mang lại chất lượng và hiệu quả cao nhất

Có thể lựa chọn giải pháp bảo trì bằng cách nêu một loạt câu hỏi và trả lời theo các bước như sau:

Bước 1: Tính toán số lượng hư hỏng kỳ vọng

Bước 2: Tính toán chi phí hư hỏng kỳ vọng cho mỗi tháng khi không có hợp đồng bảo trì phòng ngừa

Bước 3: Tính toán chi phí bảo trì phòng ngừa

Bước 4: So sánh hai lựa chọn và chọn cách có chi phí thấp hơn

1.3 Thẩm định sự tin cậy và bảo trì

Chúng ta có thể đánh giá mức độ thực hiện chức năng của sự tin cậy và bảo trì bằng nhiều cách khác nhau Để đánh giá việc thực hiện bảo trì có nhiều tiêu chí hữu

dụng, cụ thể như sau:

a Hiệu quả được thể hiện trong định nghĩa cổ điển:

Kết quả đầu ra

= Hiệu quả Đầu vào

b Đối với trường hợp bảo trì:

Trang 13

d Hiệu quả của các cá nhân và tập thể được thể hiện trong việc so sánh với các giờ tiêu chuẩn:

Số giờ thực tế để thực hiện công việc bảo trì

= Hiệu quả

Số giờ chuẩn để thực hiện công việc bảo trì

Có một hệ thống bền vững là một sự cần thiết Tuy đã nỗ lực hết mình để thiết kế các bộ phận bền vững nhưng đôi khi hệ thống vẫn hư hỏng, do đó các bộ phận dự phòng vẫn được sử dụng Việc tăng cường độ tin cậy cũng có thể đạt được thông qua việc sử dụng bảo trì phòng ngừa và các phương tiện sửa chữa tốt nhất Các hệ thống chuyên môn

và việc thu thập các dữ liệu đầy đủ và phân tích, các kỹ thuật giả lập sẽ trợ giúp cho việc điều hành bảo trì và độ tin cậy

1.4 Bảo hành và bảo trì

Bảo hành là nghĩa vụ pháp lí và chế độ trách nhiệm của người bán hàng đối với người mua hàng về giá trị sử dụng của hàng hoá sau khi bán ra Bảo hành thường được áp dụng chủ yếu đối với hàng công nghiệp đắt tiền hoặc đ i hỏi kĩ thuật tương đối cao Tuỳ từng loại hàng và tuỳ theo ý định của người sản xuất, chế độ bảo hành có thể áp dụng trong thời gian ba tháng, sáu tháng, một năm hay lâu hơn nữa Trong thời gian bảo hành, người mua có quyền yêu cầu người bán sửa chữa, thay thế những chi tiết bộ phận hư hỏng vì nguyên nhân kĩ thuật chế tạo, hoặc cũng có quyền đổi lại hàng hoá cùng loại có

Trang 14

chất lượng bảo đảm Chế độ bảo hành có tác dụng củng cố lòng tin của khách hàng đối với người bán hàng và tăng cường vai tr đ n bẩy của thương nghiệp đối với người sản xuất

Bảo hành và bảo trì khác nhau như thế nào?

Mục đích

Để hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn đồng thời phát hiện các hư hỏng để kịp thời sửa chữa

Chính sách hậu mãi trong lĩnh vực marketing

Trang 15

Chương 2:

TÌNH HÌNH ÁP DỤNG LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY VÀ BẢO TRÌ

TẠI SONION VIỆT NAM

1999

Trung tâm dịch vụ khách hàng được thành lập tại Thượng Hải, Trung Quốc

Trang 16

Sonion được chia thành ba khu vực kinh doanh: các thành phầ n của thiết bị nghe, thiết bị

y tế và các thiết bị của điện thoại di động Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các thiết bị nhạc cụ, một nhà máy thứ hai được mở ra trong Mierzyn, Ba Lan

2005

Sonion thiết lập một nhóm chuyên dụng nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm bộ chuyển đổi trong các ứng dụng cụ nghe Các khách hàng mới bao gồm các nhà sản xuất trong tai nghe và tai nghe cao cấp

2006

Sonion mở một nhà máy mới tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Trong hai năm sau, phần lớn sản xuất ở Ba Lan được chuyển đến Việt Nam Sonion giữ lại một cơ sở ở Ba Lan nhằm mục đích sản xuất linh kiện cho các thiết bị y tế

2008

Technitrol (NYSE: TNL) mua lại Sonion Linh kiện thiết bị nghe và linh kiện thiết bị y tế

tế được thành lập như một nhóm MedTech độc lập dưới sự điều hành công ty Pulse Engineering

Trang 17

2.1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn

Tầm nhìn

Tầm nhìn của chúng tôi là hỗ trợ khách hàng của chúng tôi, đáp ứng những yêu cầu của họ cũng như định hướng các tiêu chuẩn và cơ hội mới cho các khách hàng của chúng tôi Chúng tôi làm điều này bằng cách liên tục cải tiến công nghệ của linh kiện và các hệ thống của chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các đối tác bên ngoài

2.1.3 Sản phẩm

Sonion chuyên sản xuất các linh kiện nghe vi mạch, các giải pháp vi điện tử cho các thiết bị nghe, công nghệ audio, các thiết bị di động, kể cả microphone bằng silicon

được sản xuất theo kỹ thuật MEMS

2.2 Quy trình bảo trì tại Sonion Việt Nam

2.2.1 Sơ đồ tổ chức:

Trang 18

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của bộ phận bảo trì REC

Do đặc thù sản phẩm của bộ phận được sản xuất trên các dây chuyền khác nhau và hầu như không có tinh đổi lẫn nên việc thiết kế, xây dựng và tổ chức thiết bị trên các dây chuyền hoàn toàn có sự khác biệt và chuyện dụng, việc bố trí KTV và cơ cấu bảo trì cũng dựa theo cách phân bố của dây chuyền, nghĩa là KTV được bố trí phân tán và riêng biệt theo dây chuyền và đa phần chỉ chịu trách nhiệm cho phần việc của dây chuyền mình

Với sơ đồ tổ chức kiều phân tán như trên ta có thể thấy được một số ưu và nhược điểm sau:

 Ưu điểm:

 Đáp úng nhanh các tình huống phát sinh hoặc các yêu cầu từ các bộ phân có liên quan

 Đội nhóm bảo trì được tổ chức gần gũi với bộ phận sản xuất, do đó có

sự tương tác qua lại tương đối tốt

Ngày đăng: 26/04/2017, 21:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w