1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HỆ THỐNG SẢN XUẤT ĐÚNG THỜI ĐIỂM (JIT) ỨNG DỤNG TẠI CÔNG TY TOYOTA

35 1,7K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 807,5 KB

Nội dung

HỆ THỐNG SẢN XUẤT ĐÚNG THỜI ĐIỂM (JIT) ỨNG DỤNG TẠI CÔNG TY TOYOTA Trong nền kinh tế thị trường, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là một yếu tố tất yếu không thể tránh khỏi. Để có thể tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình về mọi mặt, trong đó, yếu tố giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm được xem là quan trọng nhất.

1 GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH CAO HỌC KINH TẾ K20 - NĂM 2010 Môn học: Quản trị sản xuất Đề tài 4B: “HỆ THỐNG SẢN XUẤT ĐÚNG THỜI ĐIỂM (JIT) & ỨNG DỤNG TẠI CÔNG TY TOYOTA  GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng Lớp: Cao học – Ngày 2 – K20 – Quản trị kinh doanh Nhóm SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Nhóm trưởng nhóm 4B Võ Thị Như Quỳnh Dương Như Quỳnh Nguyễn Tấn Tài Hồ Văn Sơn Lê Nhật Tân Nguyễn Thị Ngọc Thảo Hà Minh Thái Trần Đức Thắng Seng Sophearum Im Sophanna Tp HCM, ngày 04 tháng 02 năm 2012 2 GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT ĐÚNG THỜI ĐIỂM(JIT) 4 1 Giới thiệu chung 4 1.1 Hệ thống sản xuất truyền thống 4 1.2 Hệ thống sản xuất chuyên môn hóa 4 2 Hệ thống sản xuất “đúng thời điểm” JIT 6 2.1 Lịch sử hình thành 6 2.2 Khái niệm 7 2.3 Triết lý, bản chất và đặc trưng của JIT 8 2.4 Ưu & nhược điểm 16 CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG CỦA JIT. 17 1 Giới thiệu về công ty Toyota 17 2. Ứng dụng JIT trong hệ thống sản xuất 20 2.1. Giới thiệu ngôi nhà sản xuất chung của Toyota 20 2.2. Quá trình phát triển của hệ thống sản xuất Toyota (Toyota Production System – TPS) 21 2.3. Các quy tắc Toyota sử dụng để phát triển phương thức quản lý JIT 23 KẾT LUẬN 3 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 3 GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là một yếu tố tất yếu không thể tránh khỏi. Để có thể tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình về mọi mặt, trong đó, yếu tố giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm được xem là quan trọng nhất. Các nhà quản trị cấp cao ngày nay đã chú trọng nhiều đến quá trình quản trị trong sản xuất, xem đó như là một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Sự thành công chiến lược của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá, tạo dựng, phát triển các nguồn lực từ chức năng sản xuất sao cho tạo được hệ thống sản xuất cũng như các quy trình làm việc của mình hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, khi khách hàng cũng đã trở thành nền tảng của sự thành công của doanh nghiệp thì việc đáp ứng đúng nguyện vọng, nhu cầu, tạo được niềm tin, sự tin tưởng của khách hàng về sản phẩm, về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp là một yếu tố không kém phần quan trọng. Hiện nay, một hệ thống được nhiều doanh nghiệp áp dụng để nâng cao hiệu quả quản lý và kinh doanh là hệ thống sản xuất đúng thời điểm - Just In Time (JIT). Hệ thống này nhằm loại bỏ ra khỏi dây chuyền sản xuất những công đoạn không hợp lý, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất. Với mong muốn có được một góc nhìn thấu đáo hơn về hệ thống JIT và việc các doanh nghiệp trên thế giới đã ứng dụng hệ thống vào quy trình sản xuất như thế nào, nhóm 4B quyết định lựa chọn chủ đề “Hệ thống sản xuất đúng thời điểm JIT và ứng dụng” làm tiểu luận của nhóm. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm 4B xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hồ Tiến Dũng đã hỗ trợ và hướng dẫn nhóm hoàn thành tiểu luận này. Nhóm chúng 4 GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn cũng như của Thầy để hoàn thiện đề tài tốt hơn. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT ĐÚNG THỜI ĐIỂM (JIT) 1. Giới thiệu chung 1.1. Hệ thống sản xuất truyền thống: Hệ thống sản xuất truyền thống là một mô hình sản xuất đơn lẻ và phân tán, còn được gọi là mô hình “đại công trường thủ công”. Hệ thống sản xuất truyền thống có những đặc điểm, ưu và nhược điểm cụ thể như sau:  Đặc điểm: • Nhiều người tập trung tại một địa điểm. • Cùng sản xuất một loại sản phẩm. • Mỗi người thực hiện từ khâu đầu đến khâu cuối. • Loại sản xuất nhỏ, đơn chiếc, chu kỳ sản xuất ngắn.  Ưu điểm: • Tạo không khí làm việc. • Có sự quan sát học hỏi lẫn nhau. • Phần nào có thống nhất sự kiểm soát chất lượng  Nhược điểm: • Tay nghề, kỹ thuật không đồng nhất nên chất lượng không ổn định. • Khó ứng dụng máy móc, nhất là máy chuyên dùng. • Yêu cầu công nhân đa năng nên khó đào tạo. • Năng suất và chất lượng không cao , giá thành cao. • Tính láp lần kém. 1.2. Hệ thống sản xuất chuyên môn hóa Tình hình kinh tế hiện nay ngày càng phát triển cần phải biết và áp dụng công nghệ và phương pháp chính thức để quản lý hoạt động sản xuất, để cạnh tranh thành công tại các thị trường khác nhau đối với hàng hóa và dịch vụ. Ngày nay, sự 5 GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng chuyên môn hóa trong sản xuất đã ngày càng trở nên phổ biến trong tổ chức sản xuất. Hệ thống sản xuất chuyên môn hóa có những đặc điểm, ưu và nhược điểm như sau:  Đặc điểm: • Chia công việc phức tạp thành nhiều công đoạn đơn giản. • Một/một số nhóm người thực hiện một /một số công việc đơn giản. • Một sản phẩm được hoàn thành cần phải qua nhiều người/ nhóm người thực hiện. • Loại sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất dài.  Ưu điểm: • Thao tác đơn giản, dễ thành thạo, năng suất cao chất lượng ổn định. • Dễ đầu tư, sử dụng máy móc chuyên dùng. • Đào tạo công nhân sản xuất dễ. • Sản phẩm đồng nhất tính lắp lẫn cao. • Tăng hiệu quả sản xuất  Nhược điểm: • Do tính chuyên môn hóa cao nên chỉ một khâu nhỏ bị đình trệ sẽ ảnh hưởng tới cả dây chuyền. • Dễ xảy ra sai hỏng hàng loạt mà không kịp phát hiện. • Chu kỳ sản xuất dài, xử lý không linh hoạt. Ngày nay, quy trình sản xuất hiện đại ra đời với những đặc điểm phù hợp hơn với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều cạnh tranh: •Sản xuất hiện đại yêu cầu phải có kế hoạch hợp lý khoa học, có đội ngũ kỹ sư giỏi, công nhân được đào tạo tốt và thiết bị hiện đại. •Quan tâm ngày càng nhiều đến thương hiệu và chất lượng sản phẩm. Đây là một tất yếu khách quan khi mà tiến bộ kỹ thuật ngày càng phát triển với mức độ cao và yêu cầu của cuộc sống ngày càng nâng cao. •Nhận thức rõ con người là tài sản quí nhất của công ty. Yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất, cùng với sự phát triển của máy móc thiết bị, vai trò năng 6 GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng động của con người trở nên chiếm vị trí quyết định cho sự thành công trong các hệ thống sản xuất. • Sản xuất hiện đại ngày càng quan tâm đến vấn đề kiểm soát chi phí. Việc kiểm soát chi phí được quan tâm thường xuyên hơn trong từng chức năng, trong mỗi giai đoạn quản lý. • Sản xuất hiện đại dựa trên nền tảng tập trung và chuyên môn hóa cao. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã làm cho các công ty thấy rằng không thể tham gia vào mọi lĩnh vực, mà cần phải tập trung vào lĩnh vực nào mình có thế mạnh để giành vị thế cạnh tranh. • Sản xuất hiện đại cũng thừa nhận yêu cầu về tính mềm dẻo của hệ thống sản xuất. Sản xuất hàng loạt, qui mô lớn đã từng chiếm ưu thế làm giảm chi phí sản xuất. Nhưng khi nhu cầu ngày càng đa dạng, biến đổi càng nhanh thì các đơn vị vừa, nhỏ, độc lập mềm dẻo có vị trí thích đáng. • Sự phát triển của cơ khí hoá trong sản xuất từ chỗ thay thế cho lao động nặng nhọc, đến nay đã ứng dụng nhiều hệ thống sản xuất tự động điều khiển bằng chương trình. • Sản xuất hiện đại ngày càng ứng dụng nhiều thành tựu của công nghệ tin học, máy tính trợ giúp đắc lực cho các công việc quản lý hệ thống sản xuất. • Mô phỏng các mô hình toán học được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ cho việc ra quyết định sản xuất – kinh doanh. Do đó một nguyên lý sản xuất mới ra đời: nguyên lý Just In Time (viết tắt là JIT) là sự kết hợp của hai phương thức sản xuất truyền thống và sản xuất chuyên môn hóa, đáp ứng những yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. 2. Hệ thống sản xuất đúng thời điểm (JIT) 2.1. Lịch sử hình thành Suốt nhiều thập kỷ qua, phương pháp mới – sản xuất đúng thời điểm (Just In Time) cho việc sản xuất lặp lại đã xuất hiện và gây ra sự chú ý trên toàn thế giới. Hệ thống Just In Time (viết tắt là JIT) nhấn mạnh việc nổ lực liên tục để loại bỏ sự lãng 7 GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng phí và kém hiệu quả khỏi quá trình sản xuất thông qua những kích thước lô hàng nhỏ, chất lượng cao và làm việc theo nhóm. JIT đã được sử dụng trong dây chuyền lắp ráp của hãng Ford ở các thập niên 30, tuy nhiên, phương pháp sản xuất này chưa được hoàn thiện. Tuy nhiên, phải đến những năm 1970, quy trình sản xuất theo mô hình JIT mới được hoàn thiện và được Phó Tổng Giám Đốc sản xuất Taiichi Ohno và nhiều đồng nghiệp triển khai ở Toyota Motor. Eiji Toyoda và Taiichi Ohno đã phát triển một khái niệm hệ thống sản xuất mới, mà ngày nay được gọi là Hệ thống sản xuất Toyota. Sự phát triển của JIT ở Nhật có thể là do đặc điểm nước Nhật là một quốc gia đông dân, ít tài nguyên, vì vậy người Nhật đã trở nên nhạy cảm với việc lãng phí và kém hiệu quả. Họ xem việc phá hỏng và làm lại sản phẩm là lãng phí, và họ xem tồn kho như một khuyết điểm lớn vì nó chiếm chỗ và hao phí nguồn tài nguyên. Cái tên Just In Time đề cập đến một hệ thống sản xuất mà trong đó các hoạt động (quá trình sản xuất, quá trình di chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa…) chỉ xảy ra khi cần thiết và được yêu cầu. Kết quả là rất ít hàng tồn kho, sản xuất thì là một loại hoạt động rất cập nhật. 2.2. Khái niệm JIT viết tắt từ thành ngữ “Just In Time” là một khái niệm trong sản xuất hiện đại. Just In Time (JIT) là một hình thức quản lý dựa trên sự cải tiến không ngừng và giảm thiểu tối đa sự lãng phí trong tất cả các bộ phận của công ty. Hay nói cách khác, Just In Time có thể được gói gọn trong một câu: “đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm”. Mục đích của JIT là chỉ sản xuất ra những mặt hàng cần thiết trong số lượng cần thiết tại thời điểm nhất thiết nào đó. Đạt được mục đích này sẽ giúp cho công ty đáp ứng được 8 GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng nhu cầu của khách hàng và giúp công ty có thể đủ khả năng để cạnh tranh với các đối thủ khác về mặt giá cả, chất lượng, độ tin cậy, sự linh hoạt và thời gian. 2.3. Triết lý, bản chất và đặc trưng của JIT JIT là một hình thức dựa trên sự cải tiến không ngừng và giảm thiểu tối đa sự lãng phí trong tất cả các bộ phận của công ty. - Triết lý căn bản của JIT: dư thừa là lãng phí - Bản chất của hệ thống JIT là: một dòng sản phẩm đều đặn đi qua hệ thống với lượng tồn kho nhỏ nhất. - Hệ thống JIT có những đặc trưng chủ yếu sau đây:  Mức độ sản xuất đều và cố định Một hệ thống sản xuất JIT đòi hỏi một dòng sản phẩm đồng nhất khi đi qua một hệ thống thì các hoạt động khác nhau sẽ thích ứng với nhau và để nguyên vât liệu và sản phẩm có thể chuyển từ nhà cung cấp đến đầu ra cuối cùng. Mỗi thao tác phải được phối hợp cẩn thận bởi các hệ thống này rất chặt chẽ. Do đó, các lịch trình sản xuất phải được cố định trong một khoảng thời gian để có thể thiết lập các lịch mua hàng và sản xuất. Rõ ràng là luôn có áp lực lớn để có được những dự báo tốt và phải xây dựng được lịch trình thực tế bởi vì không có nhiều tồn kho để bù đắp những thiếu hụt hàng trong hệ thống.  Tồn kho thấp Một trong những dấu hiệu để nhận biết hệ thống JIT là lượng tồn kho thấp. Lượng tồn kho bao gồm các chi tiết và nguyên vật liệu được mua, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Lượng tồn kho thấp có ba khía cạnh quan trọng. Hai khía cạnh phản ánh lợi ích của JIT, và một phản ánh yêu cầu cơ bản của hệ thống này. Lợi ích rõ ràng nhất của lượng tồn kho thấp là tiết kiệm được không gian (không gian nhà kho và không gian nơi làm việc) và tiết kiệm do không phải ứ đọng vốn trong các bộ phận còn tồn đọng trong kho. Lợi ích thứ hai thì khó thấy hơn nhưng lại là một khía cạnh then chốt của triết lý JIT. Đó là tồn kho là những cái đệm dự trữ để giúp công ty tránh gặp nguy hiểm, vì khi máy móc hư, hệ thống sẽ không dừng nếu có sẵn lượng tồn kho đưa đến trạm làm việc kế tiếp. Tuy nhiên, giải quyết bằng sử dụng 9 GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng hàng tồn kho sẽ dẫn đến hàng tồn kho càng nhiều khi số lần hỏng hóc gia tăng. Các giải quyết tốt hơn là phải kiểm tra xem những nguyên nhân làm hư máy và cố loại bỏ chúng. Những vấn đề tương tự như: chất lượng hàng hóa, người bán hàng không tin cậy và lịch trình sản xuất có thể cũng giải quyết bằng cách dùng hàng tồn kho nhưng sẽ làm tăng chi phí và khoảng không gian chứa. Phương pháp JIT làm giảm lượng tồn kho một cách dần dần. Hàng tồn kho càng giảm thì người ta càng dễ tìm thấy và giải quyết các vấn đề phát sinh Khía cạnh thứ ba của việc ít tồn kho phản ánh yêu cầu cơ bản của hệ thống JIT: Để có khả năng hoạt động khi ít tồn kho thì những vấn đề chính cần phải được giải quyết. Vì vậy, ít tồn kho là kết quả của quá trình giải quyết thành công những vấn đề gặp phải. Hơn nữa, những vấn đề tìm thấy và giải quyết thường không giống nhau, vì vậy cần phải liên tục xác định và giải quyết vấn đề phát sinh trong khoảng thời gian ngắn để dòng công việc được tiến hành liên tục.  Kích thước lô hàng nhỏ Đặc điểm của hệ thống JIT là kích thước lô hàng nhỏ trong cả hai quá trình sản xuất và phân phối từ nhà cung ứng. Kích thước lô hàng nhỏ sẽ tạo ra một số lợi ích cho hệ thống JIT hoạt động một cách có hiệu quả như sau: + Với lô hàng có kích thước nhỏ, lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ ít hơn so với lô hàng có kích thước lớn. Điều này sẽ giảm chi phí lưu kho và yêu cầu không gian chứa + Lô sản phẩm có kích thước cở nhỏ ít bị cản trở hơn tại nơi làm việc + Khi nói đến chất lượng thì kích thước lô hàng nhỏ sẽ có chi phí kiểm tra và sửa lại nhỏ vì có ít sản phẩm trong một lô hàng bị kiểm tra và sửa lại + Kích thước lô hàng nhỏ cho phép có nhiều linh động hơn trong việc hoạch định.  Lắp đặt nhanh với chi phí thấp Hỗn hợp sản phẩm thay đổi và những lô hàng nhỏ cần xây dựng thường xuyên. Thường thì thời gian lâu và chi phí lắp đặt rất cao. Những công nhân thường được huấn luyện làm việc lắp đặt cho riêng họ. Hơn nữa người ta chỉ sử dụng những chương trình làm giảm thời gian và chi phí lắp đặt để đạt được những kết quả mong muốn, và đòi hỏi phải tập trung cố gắng và những công nhân thường là những bộ phận quan trọng trong quá trình. 10 GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng Công cụ và thiết bị cũng như quá trình lắp đặt phải đơn gian và đạt được tiêu chuẩn hóa. Thiết bị hay đồ gá đa năng có thể giúp làm giảm thời gian lắp đặt. Ví dụ một cái máy với các trục đa năng có thể dễ dàng xoay đến những vị trí theo các yêu cầu công việc khác nhau giúp làm giảm thời gian thay đổi công việc. Hơn nữa người ta có thể sử dụng nhóm công nghệ để làm giảm chi phí và thời gian lắp đặt nhờ tận dụng sự giống nhau trong những thao tác có tính lặp lại. Ví dụ các bộ phận giống nhau (về hình dáng, vật liệu,…) có thể đòi hỏi việc lắp đặt rất giống nhau. Quá trình xử lý các chi tiết theo một chuỗi trên những thiết bị giống nhau có thể làm giảm yêu cầu thay đổi việc lắp đặt, sự tinh chỉnh có thể là cần thiết hơn hết.  Bố trí mặt bằng hợp lý Theo lý thuyết sản xuất cổ điển, mặt bằng của các phân xưởng thường được bố trí theo công nghệ, dựa trên nhu cầu xử lý gia công. Trong khi đó, hệ thống JIT thường sử dụng bố trí mặt bằng theo đối tượng, dựa trên nhu cầu sản phẩm. Thiết bị được sắp xếp để điều khiển những dòng sản phẩm giống nhau có nhu cầu lắp ráp hay xử lý giống nhau. Để tránh di chuyển một lượng lớn chi tiết trong khu vực làm việc thì người ta đưa những lô chi tiết nhỏ này từ trung tâm làm việc này đến trung tâm làm việc kế tiếp. Như vậy, sẽ có ít hoặc không có thời gian chờ và thực chất là ít cần tồn kho sản phẩm dở dang. Hơn nữa chi phí vận chuyển nguyên vật liệu sẽ giảm đáng kể và không gian cần cho đầu ra cũng giảm. Các nhà máy có khuynh hướng nhỏ lại nhưng có hiệu quả hơn và máy móc thiết bị có thể sắp xếp gần nhau hơn.  Sữa chữa và bảo trì định kì Do hệ thống JIT có rất ít hàng tồn kho nên khi thiết bị hư hỏng có thể gây ra nhiều rắc rối. Để giảm thiểu việc hỏng hóc, doanh nghiệp sử dụng các chương trình bảo trì định kỳ, trong đó nhấn mạnh vào việc duy trì thiết bị trong điều kiện hoạt động tốt nhất và vào việc thay thế những cụm chi tiết có dấu hiệu hỏng trước khi sự cố xảy ra. Những công nhân thường có trách nhiệm bảo trì thiết bị máy móc của mình. Mặc dù có bảo trì định kỳ, đôi khi thiết bị cũng hư hỏng. Vì vậy, cần thiết phải chuẩn bị cho điều này và phải có khả năng sửa chữa cũng như đưa thiết bị [...]... lãng phí, quản lý và sản xuất ngày càng hiệu quả hơn KẾT LUẬN 34 GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng Sản xuất Just-In-Time, hay JIT, là một triết học quản lý tập trung vào loại trừ những hao phí trong sản xuất bằng việc chỉ sản xuất đúng số lượng và kết hợp các thành phần tại đúng chỗ vào đúng thời điểm, JIT đây là một hệ thống sản xuất được sử dụng chủ yếu trong sản xuất lặp lại đã và đang ứng dụng trên tồn thế... tồn hệ thống Như vậy, hệ thống "Kéo" và "Đẩy" có sự khác biệt cụ thể như sau: Kéo Đẩy 27 GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng Sản phẩm chỉ được sản xuất ra khi có Sản phẩm được sản xuất khi khách hàng nhu cầu u cầu Lịch sản xuất cho từng cơng đoạn khơng Phải có lịch sản xuất được ban hành Khơng cần báo cáo sản xuất hàng ngày Cần báo cáo sx hàng ngày d Đáp ứng tốt sản xuất  Chất lượng của mỗi mặt hàng sản xuất. .. cơng cao CHƯƠNG II ỨNG DỤNG CỦA JIT VÀO THỰC TIỄN Ngày nay hệ thống JIT đang được ứng dụng ngày càng phổ biến ở các cơng ty, tập đồn sản xuất lớn như Toyota, Ford, Nidec.v.v… và đem lại nhiều hiệu quả trong quản trị sản xuất Đồng thòi Toyota cũng là tập đồn tiên phong và ứng dụng thành cơng mơ hình và ngun lý JIT vào việc quản lý và điều hành sản xuất hiệu quả 1 Giới thiệu về cơng ty Toyota Nói đến Nhật... quả sản xuất Sự cải tiến liên tục này trở thành mục tiêu phấn đấu của tất cả thành viên trong doanh nghiệp nhằm hồn thiện hệ thống 2.4 Ưu & nhược điểm Hệ thống JIT có một số lợi ích quan trọng thu hút sự quan tâm của các cơng ty đang sản xuất bằng nhiều phương pháp truyền thống Những ưu điểm chính là:  Ưu điểm: • Giảm lượng tồn kho ở tất cả các khâu: cung ứng ngun vật liệu, sản xuất và tiêu thụ sản. .. Chi phí, Thời gian giao hàng, An tòan, Tinh thần lao động (viết tắt là QCDSM) Đây là mơ hình về ngơi nhà sản xuất cốt lõi của Toyota để điều hành quản trị và sản xuất một cách hiệu quả 2.2 Q trình phát triển của hệ thống sản xuất Toyota (Toyota Production System – TPS) 20 GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng Những năm 1970, quy trình sản xuất theo mơ hình JIT mới được hồn thiện và được Toyota Motors áp dụng Trong... cuối trong q trình sản xuất => đảm bảo hệ thống vận hành liên tục theo phương thức kéo  Các mẫu sản phẩm sẽ được làm với số lượng nhỏ và những mẫu này được sản xuất lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày => giảm lượng tồn kho và các lãng phí trong thời gian chờ Đáp ứng tốt sản xuất: đảm bảo hệ thống vận hành liên tục theo phương thức kéo 28 GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng Đồng thời đảm bảo hệ thống vận hành liên... phí 2.3 Quy tắc Toyota sử dụng để phát triển phương thức quản lý JIT Hiện tại, Toyota đang áp dụng phương thức quản lý JIT với các quy tắc cụ thể sau: • Giảm kích cỡ lơ hàng bằng cách giảm số lần vận hành thiết bị • Sắp xếp lại nhà máy và tăng khả năng linh hoạt trong q trình sản xuất • Dùng hệ thống kéo ở xưởng và đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất • Đáp ứng tốt sản xuất • Nâng cao chất lượng sản phẩm và độ... vực dây chuyền sản xuất thì sử dụng JIT sẽ dẫn đến thời gian sản xuất nhanh hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn, sử dụng thiết bị hiệu quả hơn, u cầu khơng gian nhỏ hơn, tỷ lệ lỗi sản phẩm thấp hơn, chi phí thấp hơn, và lợi nhuận cao hơn Với nhiều lợi ích như vậy JIT đã lơi cuốn rất nhiều sự chú ý của các nhà sản xuất Việc áp dụng và sử dụng hệ thống JIT khơng chỉ trong Toyota mà còn áp dụng phổ biến trong... nhưng hệ thống sử dụng lao động chân tay làm hỏng sản phẩm và thíêt bị phá vỡ • Chất lượng được thực hiện tại những hệ thống nguồn, sự huấn luyện chéo lực lượng lao động sử dụng những biện pháp bảo dưỡng ngăn ngừa thuờng xun hành động và thiết bị được bảo hành à Tăng chất lượng sản phẩm, giảm sản phẩm hỏng và tái chế giảm hỏng hóc và kéo dài thời gian của thiết bị Về quy trình sản xuất trong hệ thống. .. người bán như một nhà sản xuất hàng hóa chất lương cao, do vậy khơng cần có sự kiểm tra của người mua  Thay thế hệ thống “Đẩy” bằng hệ thống “Kéo” Thuật ngữ “đẩy” và “kéo” dùng để mơ tả hai hệ thống khác nhau nhằm chuyển dịch cơng việc thơng qua q trình sản xuất Trong hệ thống đẩy, khi cơng việc kết thúc tại một khâu, sản phẩm đầu ra được đẩy tới khâu kế tiếp, ở khâu cuối cùng, sản phẩm được đẩy vào . CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT ĐÚNG THỜI ĐIỂM(JIT) 4 1 Giới thiệu chung 4 1.1 Hệ thống sản xuất truyền thống 4 1.2 Hệ thống sản xuất chuyên môn hóa 4 2 Hệ thống sản xuất “đúng thời. nhìn thấu đáo hơn về hệ thống JIT và việc các doanh nghiệp trên thế giới đã ứng dụng hệ thống vào quy trình sản xuất như thế nào, nhóm 4B quyết định lựa chọn chủ đề Hệ thống sản xuất đúng thời. tài tốt hơn. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT ĐÚNG THỜI ĐIỂM (JIT) 1. Giới thiệu chung 1.1. Hệ thống sản xuất truyền thống: Hệ thống sản xuất truyền thống là một mô hình sản xuất đơn lẻ

Ngày đăng: 06/01/2015, 01:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w