1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó vào trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

33 8,9K 36
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 234,5 KB

Nội dung

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (hay gọi là quy luật mâu thuẫn) là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khẳng định rằng: mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên đều tồn tại và mâu thuẫn bên trong. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc.Trong mỗi một sự vật có rất nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có rất nhiều mặt đối lập.Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại được hình thành… Trong sự nghiệp đổi mới của nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tưụ bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, nền kinh tế đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn, bởi bên cạnh những ưu điểm, kinh tế thị trường luôn chứa đựng những mặt tiêu cực mang tính nội tại kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới. Giải quyết được những mâu thuẫn ấy chính là tạo động lực cho sự phát triển kinh tế một cách vững chắc và ổn định theo đúng những định hướng đã đặt ra.Vì vậy, trong phạm vi của một bài tiểu luận, em chọn đề tài: ”Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó vào trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài : Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường (KTTT). Một trong những luận điểm rất quan trọng phản ánh tư duy mới của đảng ta thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng lần VI là: Chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Đảng ta từng bước khẳng định chủ trương xây dựng ở nước ta một nền KTTT theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).Trãi qua thực tiễn đổi mới, chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận hành theo theo cơ chế thị trưòng có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN đã đưa lại hiệu quả to lớn vaò thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tuy nhiên, nền KTTT định hướng XHCN là một nền kinh tế quá độ với điểm xuất phát và bản chất của chế độ cũ nên nó không tránh khỏi những mâu thuẫn quá độ của nó. Khi đó tình hình nghiên cứu đề tài giải quyết những mâu thuẫn chứa đựng những mặt tiêu cực mang tính nội tại và kìm hãm, gây trở ngại cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế, và đòi hỏi phải giải quyết vấn đề ấy.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài:

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (hay gọi là quy luậtmâu thuẫn) là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật vàbiện chứng duy vật lịch sử khẳng định rằng: mọi sự vật và hiện tượng trong tựnhiên đều tồn tại và mâu thuẫn bên trong Mâu thuẫn tồn tại khách quan trongmọi sự vật của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người Mâu thuẫntồn tại từ khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc.Trong mỗi một sự vật córất nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có rất nhiều mặt đối lập.Mâuthuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại được hình thành…

Trong sự nghiệp đổi mới của nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đãđạt được những thành tưụ bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trongviệc chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơchế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,

đó là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, nền kinh tế đã bộc lộ nhiều mâuthuẫn, bởi bên cạnh những ưu điểm, kinh tế thị trường luôn chứa đựng nhữngmặt tiêu cực mang tính nội tại kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới.Giải quyết được những mâu thuẫn ấy chính là tạo động lực cho sự phát triểnkinh tế một cách vững chắc và ổn định theo đúng những định hướng đã đặt

ra.Vì vậy, trong phạm vi của một bài tiểu luận, em chọn đề tài: ”Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó vào trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam”

2.Tình hình nghiên cứu đề tài : Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn quá

độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thịtrường (KTTT) Một trong những luận điểm rất quan trọng phản ánh tư duymới của đảng ta thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng lần VI là: Chính sách cơcấu kinh tế nhiều thành phần Đảng ta từng bước khẳng định chủ trương xâydựng ở nước ta một nền KTTT theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).Trãiqua thực tiễn đổi mới, chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận hànhtheo theo cơ chế thị trưòng có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN

đã đưa lại hiệu quả to lớn vaò thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc.Tuy nhiên, nền KTTT định hướng XHCN là một nền kinh tế quá độ vớiđiểm xuất phát và bản chất của chế độ cũ nên nó không tránh khỏi những mâuthuẫn quá độ của nó Khi đó tình hình nghiên cứu đề tài giải quyết những mâuthuẫn chứa đựng những mặt tiêu cực mang tính nội tại và kìm hãm, gây trởngại cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế, và đòi hỏi phải giải quyết vấn

đề ấy

3.Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài:

Mục đích của đề tài: Nắm vững quy luật này là cơ sở để hiểu biết tất cả

Trang 2

luật này giúp mọi người hình thành phương pháp, hình thành tư duy khoa học,biết khám phá bản chất của các sự vật và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinhthúc đẩy sự vật phát triển.

Nhiệm vụ của đề tài: Làm rõ được nội dung quy luật mâu thuẫn, thôngqua đó làm rõ hơn một số mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và một số giải pháp của nền KTTT

Giới hạn của đề tài: Phạm vi của đề tài là rất rộng, do thời gian có hạnnên trong tiểu luận này chỉ xem xét đánh giá một vài mâu thuẫn tiêu biểu:

-Mâu thuẫn giữa đổi mới nền kinh tế và ổn định chính trị

-Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

-Mâu thuẫn giữa các hình thức sở hữu trong thời kì quá độ sangkinh tế thị trường ở Việt Nam

-Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường với xây dựng con người mới

xã hội chủ nghĩa

4.Cái mới của đề tài: Từ đề tài, có được cái nhìn đúng đắn hơn về nền kinh tế

Việt Nam trong thời kì đổi mới và hoàn thiện vốn kiến thức của mình

5.Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu: Lí luận dựa trên nghiên cứu của

Chủ nghĩa C.Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

6.Ý nghĩa của đề tài: Nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt

đối lập cho biết nguyên nhân hay nguồn gốc và động lực của sự vận động vàphát triển, nó có tác dụng nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra phươnghướng và giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu pháthiện ra mâu thuẫn của sự vật

7.Kết cấu của tiểu luận:

Phần mở đầu

Phần nội dung: 2 chương, 5tiết

Phần kết luận

Hà Nội, tháng3/2004

Trang 3

Hy Lạp cổ đại Hêracơlit-người được Lênin coi là ông tổ của phép biện chứngcho rằng trong sự vận động biện chứng vĩnh viễn của mình, các sự vật đều có

xu hướng chuyển sang các mặt đối lập… Tư tưởng biện chứng về những đốilập đạt được đỉnh cao nhất trong sự phát triển của phép biện chứng của các nhàtriết học cổ điển Đức,tiêu biểu là I.Cantơ và G.V.Hêghen

Các antinômi của Cantơ xuất hiện trên cơ sở vượt quá trình độ nhận thức

có tính chất kinh nghiệm khi Cantơ xem các mặt đối lập la những đối lập vềchất.Song không giải quyết được vấn đề Các antinômi,Cantơ đã đi tới từ bỏviệc thừa nhận các mâu thuẫn khách quan.Ông xem sự tồn tại của mâu thuẫn làbằng chứng nói lên tính bất lực của con người trong việc nhận thức thế giới Khi nghiên cứu phép biện chứng trong sự vận động và phát triển của “ýniệm tuyệt đối “, Hêghen đã kịch liệt phê phán quan điểm siêu hình về sự đồngnhất (quan điểm này cho rằng đã đồng nhất thì loại trừ mọi sự khác biệt vềmâu thuẫn).Theo ông, đó là sự đồng nhất trừu tượng trống rỗng, không baohàm một nhân tố chân lí nào.Ông quan niệm bất kì sự đồng nhất nào cũng baohàm sự khác biệt và mâu thuẫn.Ông là người sớm nhận ra vai trò của mâuthuẫn trong quá trình vận động và phát triển:”Mâu thuẫn là nguồn gốccủa tất cả mọi sự vận động và của tất cả mọi sự sống, chỉ trong chừng mực mộtvật chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn thì nó mới vận động, mới cóxung lực và hoạt động.Tất cả mọi vật đều có tính chất mâu thuẫn trong bảnthân nó.Song do bị chi phối bởi quan niệm duy tâm và lợi ích giai cấp Hêghen

đã đẩy việc giải quyết mâu thuẫn không thể điều hoà được trong “xã hội côngdân” vào lĩnh vực tư tưởng thuần tuý

Kế thừa một cách có phê phán tất cả những thành tựu tư tưởng về mâuthuẫn, bằng việc tổng kết từ thực tế lịch sử loài người, các nhà kinh điển củachủ nghĩa Mác đã cho rằng chúng ta phải tìm xung lực vận động và sự pháttriển của sự vật trong chính sự vật đó, trong những mâu thuẫn của bản thân sựvật.Quan điểm lý luận đó được thể hiện trong quy luật thống nhất và đấu tranhcủa các mặt đối lập-Quy luật mâu thuẫn-đây là hạt nhân của phép biện chứng

1.1-Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến:

Mỗi một sự vật, hiện tượng đang tồn tại đêu là một thể thống nhất được cấuthành bởi các mặt, các khuynh hướng, các thuộc tính phát triển ngược chiều

Trang 4

Trong phép biện chứng duy vật,khái niệm “mặt đối lập” là phạm trù dùng đểchỉ những mặt có những đặc điểm, những khuynh hướng phát triển ngượcchiều nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội, tư duy Chínhnhững mặt như vậy nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thànhmâu thuẫn biện chứng.Do đó cần phải phân biệt rằng không phải bất kì hai mặtđối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn Bởi vì trong các sự vật hiện tượng củathế giới khách quan, không phải chỉ tồn tại trong đó hai mặt đối lập mà trongcùng một thời điểm ở mỗi sự vật có thể cùng tồn tại nhiều mặt đối lập, cónhững mặt đối lập là tồn tại thống nhất trong cùng một sự vật nhưng cókhuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, bài trừ phủ định và chuyển hoá lẫnnhau.Sự chuyển hóa này tạo thành nguồn gốc động lực, đồng thời quy định cácbản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật thì hai mặt đối lập như vậy mớigọi là hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn

Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến Mâu thuẫn mang tínhkhách quan vì là cái vốn có trong các sự vật, hiện tượng và tồn tại trong tất cảcác lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy nên có tính phổ biến.Chính vì vậy mâuthuẫn rất đa dạng và phức tạp.Mâu thuẫn trong mỗi sự vật hiện tương và trongcác lĩnh vực khác nhau cũng khác nhau và trong bản thân mỗi sự vật hiệntượng lại bao hàm nhiều mâu thuẫn Mỗi mâu thuẫn và mỗi mặt của mâu thuẫnlại có đặc điểm ,vai trò tác động lẫn nhau đối với sự vận động và phát triển của

sự vật Vì vậy cần phải có phương pháp phân tích và giải quyết mâu thuẫn mộtcách cụ thể

*Ví dụ: Quan hệ lực lưọng sản xuất-quan hệ sản xuất trong phương thứcsản xuất:khi lự lượng sản xuất phát triển thì cùng với nó quan hệ sản xuất cũngphát triển, hai hình thức này chính là điều kiện tiền đề cho sự phất triển củaphương thức sản xuất.Nhưng quan hệ của lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất phải thoả mãn một số yêu cầu sau:

-Thứ nhất:Đó phải là một khái niệm chung nhất được khái quát từ cácmặt phù hợp khác nhau phản ánh được bản chất của sự phù hợp của quan hệsản xuất với lượng sản xuất

Trang 5

-Thứ hai:Đó phải là một khái niệm “động” phản ánh được trạng thái biếnđổi thường xuyên của sự vận động,phát triển trong quan hệ của quan hệ sảnxuất với lực lượng sản xuất.

-Thứ ba:Đó phải là một khái niệm có ý nghĩa thực tiễn.Ngoài ý nghĩanhận thức, khái niệm về sự phù hợp của quan hệ sản xuất được coi là thoãđáng phải có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho việc xây dựng quan hệ sảnxuất, sao cho những quan hệ sản xuất có khả năng phù hợp cao nhất với lựclượng sản xuất

Giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau,”đồngnhất” với nhau.Với ý nghĩa đó, sự thống nhất của các mặt đối lập còn bao hàm

cả sự “đồng nhất” của các mặt đó.Do đó sự ”đồng nhất” của các mặt đối lập

mà trong sự triển khai của mâu thuẫn, đến một lúc nào đó, mặt đối lập này cóthể chuyển hoá sang mặt đối lập kia-khi xét về một vài đặc trưng nào đó

Ví dụ:Sự phát triển kinh tế trong chủ nghĩa tư bản phục vụ lợi ích giaicấp tư sản nhưng lại tạo tiền đề cho sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủnghĩa xã hội

Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngangnhau của chúng.Song đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giaiđoạn phát triển, khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập

Tuy nhiên khái niệm thống nhất này cũng chỉ là tương đối Bản thân nộidung khái niệm cũng đã nói lên tính chất tương đối của nó: thống nhất của cáiđối lập ,trong thống nhất đã bao hàm và chứa đựng trong nó sự đối lập

1.2.2-Sự đấu tranh của các mặt đôí lập:

Tồn tại trong một thể thống nhất, hai mặt đối lập luôn luôn tác động qua lạivới nhau, ”đấu tranh” với nhau Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác độngqua laị theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó Bởi vì cácmặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật thống nhất như một chỉnh thể trọnvẹn nhưng không nằm yên bên nhau điều chỉnh chuyển hoá lẫn nhau tạo thànhđộng lực phát triển của bản thân sự vật.Sự đấu tranh chuyển hoá, bài trừ vàphủ định lẫn nhau giữa các mặt trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiềudạng khác nhau

Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội có giai cấp đốikháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuất lạchậu, kìm hãm nó diễn ra gay gắt và quyết liệt Chỉ có thông qua các cuộc cáchmạng xã hội bằng nhiều hình thức kể cả bạo lực mới có thể giải quyết đượcmâu thuẫn một cách căn bản

Không thể hiểu đấu tranh của các mặt đối lập chỉ là sự thủ tiêu lẫn nhaugiữa các mặt đó Sự thủ tiêu chỉ là một trong những hình thức đấu tranh cảucác mặt đối lập.Tính đa dạng của hình thức đấu tranh giữa các mặt đối lập tuỳthuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như mối quan hệ qua lại giữachúng, phụ thuộc vào lĩnh vực tồn tại của các mặt đối lập, phụ thuộc vào điềukiện trong đó diễn ra cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập

Với tư cách là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa haimặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽvới nhau.Sự thống nhất có quan hệ hữu cơ với sự đứng im, sự ổn định tạm thời

Trang 6

của vật.Sự đấu tranh của mối quan hệ gắn bó với tính tuỵêt đối của sự vậnđộng và phát triển.Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập làtương đối, sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối Lênin viết:”Mặc dùthống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tại với ý nghĩa nó chính là nó nhờ có

sự thống nhất của các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được sự vật, hiệntượng tồn tại trong thế giới khách quan.Song bản thân của sự thống nhất chỉ làtính tương đối tạm thời Đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là tuyệt đối Nódiễn ra thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật Kể cảtrong trạng thái sự vật ổn định cũng như khi chuyển hoá nhảy vọt về chất củacác mặt đối lập là có điều kiện thoáng qua, tạm thời tương đối.Sự đấu tranhcủa các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự phát triển, sự vậnđộng là tuyệt đối”

Mâu thuẫn biện chứng có quan hệ như thế nào với nguồn gốc của sự vậnđộng và sự phát triển?

Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia ra làm nhiều giai đoạn.Thôngthường, khi mới xuất hiện, hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ sự xung khắc gaygắt.Tất nhiên không phải xung khắc bất kì sự khác nhau nào cũng được gọi làmâu thuẫn Chỉ có những mặt khác nhau tồn tại trong một sự vật nhưng liên hệhữu cơ với nhau, phát triển ngược chiều nhau, tạo thành động lực bên trongcủa sự phát triển, thì hai mặt đối lập ấy mới hình thành bước đầu của mâuthuẫn.Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn phát triển đến giai đoạn xung đột gaygắt, nó biến thành đối lập Nếu hội đủ các mặt cần thiết hai mặt đối lập sẽchuyển hoá lẫn nhau Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật mới hơn xuất hiện vớitrình độ cao hơn… Cứ như thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vậtbiến đổi không ngừng từ thấp lên cao, chính vì vậy Mác viết: “Cái cấu thànhbản chất của sự vận động biện chứng chính là sự cùng nhau tồn tại của hai mặtđối lập, sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập ấy và sự dung hợp của hai mặt ấythành một phạm trù mới” Nhấn mạnh hơn nữa tư tưởng ấy Lênin khẳng định”

Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”

1.2.3-Sự chuyển hoá của các mặt đối lập:

Không phải bất kì sự đấu tranh nào của các mặt đều dẫn đến sự chuyển hoágiữ chúng.Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình độnhất định, hội đủ các điều kiện cần thiết mới dẫn đến chuyển hoá, bài trừ vàphủ định lẫn nhau Chuyển hoá của các mặt đối lập chính là lúc mâu thuẫnđược giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, đó chính là quá trình diễnbiến rất phức tạp với nhiều hình thức phong phú khác nhau

Do đó, không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là

sự hoán vị đổi chỗ một cách giản đơn máy móc.Thông thường mâu thuẫnchuyển hoá theo hai phương thức:

+Phương thức thứ 1: Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kianhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật

Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến đấutranh chuyển hoá lẫn nhau để hình thành quan hệ sản xuất mới là quan hệ sảnxuất tư bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất mới cao hơn về trình độ

Trang 7

+Phương thức thứ 2: Cả hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau để hình thànhhai mặt đối lập mới hoàn toàn.

Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam chuyển từ kế hoạch tập trung, quan liêu baocấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa

Tóm lại: Từ lý luận về mâu thuẫn cho ta thấy trong thế giới hiện thực bất kì

sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, nhữngthuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau Sự đâú tranh vàchuyển hoá của các mặt đối lập trong những điều kiện cụ thể tạo thành mâuthuẫn.Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ biến của thế giới Mâu thuẫnđược giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành, sự vật mới lại nảysinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới Các mặt đối lập này lại đấu tranhchuyển hoá và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vật mới hơn.Cứ như vậy màcác sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan thường xuyên phát triển vàbiến đổi

không ngừng Vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi sự pháttriển

2.1-Khái quát chung về kinh tế thị trường (KTTT):

Trong mô hình cũ của CNXH, sự vận hành của nền kinh tế chủ yếu dựa trênmệnh lệnh, kế hoạch của Nhà nước và một hệ thống bao cấp từ sản xuất đếntiêu dùng Cơ chế kinh tế này, tuy có ưu điểm là tránh được phân cực xã hội,nhưng lại bộc lộ nhiều nhược diểm cơ bản.Chẳng những quy luật kinh tế kháchquan được coi thường, mà tính tự chủ, năng động, sáng tạo của người lao độngcũng không được phát huy một cách đầy đủ.Sự nghiệp đổi mới được tiến hànhhơn 10 năm qua ở nước ta gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phầnvận hành theo cơ chế thị trương, nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là nềnKTTT định hướng XHCN

Trứơc hết ta tìm hiểu một số khái niệm: Khái niệm kinh tế hàng hoá, thịtrường, cơ chế thị trường

*Kinh tế hàng hoá: là kiểu tổ chức kinh tễ mà trong đó hình thái phổ biếncủa sản xuất là sản xuất ra để bán, để trao đổi trên thị trường

*Thị trường: trong nền sản xuất, mọi sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đềuđược mua bán trên thị trường Thị trường là một tập hợp tất yếu và hữu cơ củatoàn bộ quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá Nó ra đời và phát triển cùngvới sự ra đời và triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá

-Thị trường gắn liền với địa điểm nhất định, trong đó diễn ra những quátrình trao đổi, mua bán hàng hoá

-Sản xuất hàng hoá phát triển, lượng sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị

Trang 8

trường được hiểu đầy đủ hơn Đó là lĩnh vực trao đổi hàng hoá thông qua tiền

tệ làm vật môi giới

-Ngày nay các nhà kinh tế học thống nhất với nhau khái niệm về thị trườngnhư sau: Thị trường là một quá trình mà trong đó người bán và người mua tácđộng qua lại với nhau để xác định giá cả và sản lượng

*Cơ chế thị trường: là cơ chế tự chỉnh nền kinh tế hàng hoá dưới sự tác độngkhách quan của các quy luật kinh tế vốn có của nó,cơ chế đó được giải quyếtnhững vấn đề cơ bản của nền kinh tế

Từ đó ta có khái niệm: “Nền kinh tế mà trong đó những vấn đề cơ bản của

nó do thị trường quyết định, vận động theo cơ chế thị trường gọi là “nền kinh

tế thị trường””

Trong hội thảo “Phấn đấu đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ” có hai ýkiến khác nhau:

Một là, xem kinh tế thị trường là phương thức vận hành kinh tế lấy thị

trường hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hoá làm người phân phối cácnguồn lực chủ yếu, lấy lợi ích vật chất , cung cầu, thị trường mua bán giữa haibên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế Nó là một phương tổ chức vậnhành kinh tế-xã hội Tự nó không mang tính kinh tế-xã hội, không tốt mà cũngkhông xấu.Tốt hay xấu là do người sử dụng nó Theo quan điểm này, kinh tếthị trường là vật “trung tính”, là “công nghệ sản xuất” ai sử dụng cũng được

Hai là, xem kinh tế thị trường là một loại quan hệ kinh tế-xã hội, nó in đậm

dấu của lực lượng xã hội làm chủ thị trường Kinh tế thị trường là một phạmtrù kinh tế hoạt động, có chủ thể của quá trình hoạt động đó, có sự tác động lẫnnhau của các chủ thể hoạt động Trong xã hội có giai cấp, chủ thể hoạt độngtrong KTTT không phải chỉ là cái riêng lẻ đó còn là những tập đoàn xã hội,những giai cấp Sự hoạt động qua lại của các chủ thể hành động đó có thể cólợi cho người này tầng lớp hay giai cấp này, có hại cho tầng lớp hay giai cấpkhác cho nên KTTT có mặt tích cực, có mặt tiêu cực nhất định không thể nhấnmạnh chỉ một mặt trong hai mặt đó

Hiện nay không có một nước nào trên thế giới có nền KTTT vận động theo

cơ chế thị trường “hoàn hảo”, hoàn toàn do sự chi phối của “bàn tay vô hình”theo cách nói của Adam Smith, nhà kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh ởthế kỷ XIII mà trái lại chúng đều vận động theo cơ chế thị trường có sự điềutiết của nhà nứơc ở những mức độ phạm vi khác nhau Và ở nước ta KTTT màĐảng và nhà nước ta chủ trương xây dựng và phát triển trong thời kì quá độlên CNXH, là “nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vậnđộng theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước”

*Đặc điểm của nền kinh tế thị trường:

Có thể nói, kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển đến giai đoạncao.Kinh tế thị trường là một loại hình mà trong đó, các mối quan hệ kinh tếgiữa con người với con ngươì đuợc biểu hiện thông qua thị trường, tức làthông qua việc mua-bán, trao đổi hàng hoá tiền tệ.Trong kinh tế thị trường,các qua hệ hàng hoá -tiền tệ phát triển, mở rộng, bao quát nhiều lĩnh vực, có ýnghĩa phổ biến đối với người sản xuất và người tiêu dùng.Do nảy sinh và hoạtđộng một cách khách quan trong những diều kiện lịch sử nhất định, KTTT

Trang 9

phản ánh trình độ văn minh và sự phát triển của xã hội, là nhân tố phát triểnsức sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xã hội tiến lên Tuy nhiên, kinh tếthị trường cũng có những khuyết tật tự thân, đặc biệt là tính tự phát mù quáng,

sự cạnh tranh lạnh lùng, dẫn đến sự phá sản, thất nghiệp, khủng hoảng chukỳ…

KTTTtrước hết là kinh tế hàng hoá, với đặc trưng phổ biến của nó là ngườisản xuất làm ra sản phẩm với mục đích để bán, để trao đổi chứ không phải để

tự tiêu dùng, hay sản phẩm dư thừa ngẫu nhiên như trước

KTTT là nền kinh tế có sự đa dạng về hình thức sở hữu, về thành phầnkinh tế, về hình thức phân phối

KTTT được sử dụng như một công cụ, một phương tiện để phát triển lựclượng sản xuất, phát triển kinh tế phục vụ lợi ích của đa số nhân dân lao độngnhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh

KTTT là nguồn lực tổng hợp to lớn về nhiều mặt có khả năng đưa nền kinh

tế vượt khỏi thực trạng thấp kém, đưa nền kinh tế hàng hoá phát triển trong cảnhững điều kiện vốn, ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp

KTTT luôn vận động, phát triển tái sinh, do đó để nâng cao hiệu lực quản

lý của nhà nước, các chính sách kinh tế vĩ mô phải thường xuyên được bổxung hoàn thiện

KTTT gắn liền với nhà nước pháp quyền và nhà nước sẽ quản lý bằng phápluật

2.2-Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam

2.2.1-Sự cần thiết khách quan phải phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta.

Lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều mô hình kinh tế khác nhau Mỗi một

mô hình đó là sản phẩm của trình độ nhận thức nhất định trong những điềukiện lịch sử cụ thể Có thể khái quát rằng, lịch sử phát triển của sản xuất và đờisống của nhân loại đã và đang trãi qua hai kiểu tổ chức kinh tế thích ứng vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, haithời đại kinh tế khác hẳn nhau về chất Đó là thời đại kinh tế tự nhiên, tự cung-

tự cấp; và thời đại kinh tế hàng hoá mà giai đoạn cao của nó được gọi làKTTT

Kinh tế tự nhiên là kiểu kinh tế–xã hội đầu tiên của nhân loại Đó là phươngthức sinh hoạt kinh tế ở trình độ ban đầu là sử dụng những tặng vật của tựnhiên và sau đó đựơc thực hiện thông qua những tác động trực tiếp vào tựnhiên để tạo ra những giá trị sử dụng trong việc duy trì sự sinh tồn của conngười Nó được bó hẹp trong mối quan hệ tuàn hoàn khép kín giữa con ngươì

và tự nhiên, mà tiêu biểu là giữa lao động và đất đai làm nền tảng Hoạt độngkinh tế gắn liền với xã hội sinh tồn, với kinh tế nông nghiệp tự cung-tự cấp Nó

đã tồn tại và thống trị trong các xã hội Công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ,phong kiến và tuy không còn giữ địa vị thống trị nhưng vẫn còn tồn tại trongXHTB cho đến ngày nay Kinh tế tự nhiên, hiện vật, sinh tồn, tự cung-tự cấpgắn liền với quan niệm truyền thống về kinh tế XHCN tuy đã có tác dụng trongđiều kiện chiến tranh, góp phần mang lại chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta,

Trang 10

song khi chuyển sang xây dựng và phát triển kinh tế, chính mô hình đó đã tạo

ra nhiều khuyết tật, nền kinh tế không có động lực, không có sức đua tranh,không phát huy được tính chủ động sáng tạo của người lao động, của các chủthể sản xuất-kinh doanh, sản xuất không gắn liền với nhu cầu, ý chí chủ quan

đã lấn át khách quan và triệt tiêu mọi động lực-sức mạnh nội sinhcủa bản thânnền kinh tế, đã làm cho nền kinh tế suy thoái thiếu hụt, hiệu quả thấp, nhiềumục tiêu của CNXH không thực hiện được

Kinh tế hàng hoá, bắt đầu bằng kinh tế hàng hoá đơn giản, ra đời từ chế độCộng sản nguyên thuỷ tan rã, dựa trên hai tiền đề cơ bản là có sự phân cônglao động xã hội và có sự tách biệt về kinh tế do chế độ sở hữu khác nhau về tưliệu sản xuất Chuyển từ kinh tế tự nhiên, tự cung-tự cấp sang kinh tế hàng hoá

là đánh dấu bước chuyển sang thời đại kinh tế của sự phát triển, thời đại vănminh của nhân loại Trong lịch sử của mình, vì thế của kinh tế hàng hoá cũngdần được đổi thay từ chỗ như là kiểu tổ chức kinh tế- xã hội không phổ biến,không hợp thời trong xã hội Chiếm hữu nô lệ của những người thợ thủ công vànhân dân tự do, đến chỗ được thừa nhận trong xã hội Phong kiến, và đếnCNTB thì kinh tế hàng hoá giản đơn không những được thừa nhận mà cònđược phát triển đến giai đoạn cao hơn đó là KTTT

KTTT là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá, cũng đã trãi qua bagiai đoạn phát triển Giai đoạn thứ nhất, là giai đoạn chuyển từ kinh tế hànghoá giản đơn sang KTTT Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát triển KTTT tự

do Đặc trưng quan trọng của giai đoạn này là sự phát triển kinh tế diễn ra theotinh thần tự do, Nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh tế Giai đoạnthứ ba là giai đoạn KTTT hiện đại Đặc trưng của giai đoạn này là Nhà nướccan thiệp vào KTTT và mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài KTTT cónhững đặc trưng cơ bản như :phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng thị trường,

tự do kinh doanh tự do thương mại , tự định giá cả, đa dạng hoá sở hữu, phânphối do quan hệ cung cầu… đó là cơ chế hỗn hợp “có sự điều tiết vĩ mô” củanhà nước để khắc phục những khuyết tật của nó

Mặc dù sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hoá tự phát sẽ “hàngngày hàng giờ đẻ ra CNTB” và sự phát triển của KTTT trong lịch sử diễn rađồng thời với sự hình thành và phát triển của CNTB, nhưng tuyệt nhiên KTTTkhông phải là chế độ kinh tế- xã hội KTTT là hình thức và phương pháp vậnhành kinh tế Đây là một kiểu tổ chức kinh tế hình thành và phát triển donhững đòi hỏi khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất Nó là phươngthức sinh hoạt kinh tế của sự phát triển Quá trình hình thành và phát triểnKTTT là quá trình mở rộng phân công lao động xã hội, phát triển khoa học-công nghệ mới và ứng dụng chúng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh Sự pháttriển của KTTT gắn liền với quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại,của khoa học-kỹ thuật, của lực lượng sản xuất

Cho đến cuối những năm 80, về cơ bản trong nền kinh tế nước ta sản xuấtnhỏ vẫn còn là phổ biến, trạng thái kinh tế tự nhiên, hiện vật, tự cung-tự cấpđang còn chiếm ưu thế Xã hội Việt Nam về cơ bản vẫn dựa trên nền tảng củavăn minh nông nghiệp lúa nước, nông dân chiếm đại đa số Việt Nam vẫn làmột nước nghèo nàn, lạc hậu và kém phát triển Phát triển trở thành nhiệm vụ,

Trang 11

mục tiêu số một đối với toàn Đảng, toàn dân ta trong bước đường đi tới Muốnvậy phải chuyển toàn bộ nền kinh tế quốc dân sang trạng thái của sự phát triển

là phát triển nền KTTT cùng với nó là thực hiện công cuộc công nghiệp hoá,hiện đại hoá

Sự phát triển kinh tế xã hội nào rút cuộc cũng nhằm mục tiêu xã hội, nhânvăn nhất định Phát triển theo nghĩa đầy đủ là bên cạnh sự gia tăng về lượng(tăng trưởng kinh tế) còn bao hàm cả sự thay đổi về chất (những biến đổi vềmặt xã hội) Học thuyết về hình thái kinh tế xã hội của C.Mác là một thành tựukhoa học của loài người Nó phác hoạ quy luật vận động tổng quát của nhânloại, và sự phát triển của xã hội loài ngừơi sẽ tiến tới Chủ nghĩa Cộng sản màgiai đoạn thấp của nó là CNXH CNXH không đối lập với phát triển, vớiKTTT , mà là một nấc thang phát triển của loài người được đánh dấu bằng tiến

bộ xã hội của sự phát triển Nó là cách thức giải quyết của các quan hệ xã hội ,

là một sự thiết lập một trật tự xã hội với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hộicông bằng văn minh Cuộc đấu tranh cách mạng trường kỳ gian khổ và quyếtliệt của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu

là chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng nhân dân lao động đem lại cuộcsống hạnh phúc và giàu sang cho nhân dân lao động Vì vậy, sự phát triển củaViệt Nam trong hiện tại và tương lai phải là sự phát triển vì sự giàu có, phồnvinh, hạnh phú của nhân dân lao động, vì sự hùng mạnh và giàu có của toàn xãhội-toàn dân tộc, là sự phát triển mang tính XHCN, là sự phát triển hiện đại Nghĩa là, chúng ta phải phát triển nền KTTT định hướng XHCN

2.2.2-Một số đặc điểm chung của nền KTTT ở Việt Nam.

Chuyển nền kinh tế từ hoạt động theo cơ chế kế hoạch tập trung-hànhchính, quan liêu-bao cấp sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vậnhành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướngXHCN là nội dung, bản chất và đặc điểm khái quát nhất đối với nền kinh tếnước ta trong hiện nay và tương lai Đặc biệt, cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên CNXH, được Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảngcộng sản Việt Nam lần thứ VII thông qua vào năm 1991 đã nêu lên những đặctrưng bản chất của nền KTTT và phát triển nền KTTT theo định hướngXHCN

Thứ nhất, nền KTTT định hướng XHCN mà nước ta xây dựng là nền

KTTT hiện đại với tính chất xã hội hiện đại Mặc dù nền kinh tế nước ta đangnằm trong tình trạng lạc hậu và kém phát triển nhưng khi nước ta chuyển sangphát triển kinh tế hàng hoá, KTTT, thì thế giới đã chuyển sang giai đoạnKTTT hiện đại Bởi vậy, chúng ta không thể và không nhất thiết phải trãi quagiai đoạn kinh tế hàng hoá giản đơn và giai đoạn KTTT tự do mà đi thẳng vàophát triển KTTT hiện đại Mặt khác, thế giới vẫn nằm trong thời quá độ từCNTB lên CNXH, cho nên sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta phải theo địnhhướng XHCN là cần thiết khách quan và cũng là nội dung yêu cầu của sự pháttriển rút ngắn Sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và vănminh” vừa là mục tiêu vừa là nội dung, nhiệm vụ của việc phát triển KTTTđịnh hướng XHCN ở nước ta

Trang 12

Thứ hai, nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần

với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong một số lĩnh vực, một số khâuquan trọng có ý nghĩa quyết định đế sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.Nền kinh tế hàng hoá, nền KTTT phải là một nền kinh tế đa thành phần, đahình thức sở hữu Thế nhưng, nền KTTT mà chúng ta sẽ xây dựng là nềnKTTT hiện đại, cho nên cần có sự tham gia bởi “Bàn tay hữu hình” của nhànước trong việc điều tiết, quản lí nền kinh tế đó Đồng thời, chính nó sẽ bảođảm sự định hướng phát triển của nền KTTT Việc xây dựng kinh tế Nhà nướcgiữ vai trò chủ đạo là sự khác biệt có tính chất bản chất giữa KTTT địnhhướng XHCN với KTTT TBCN Tính định hướng XHCN của nền kinh tế ởnước ta đã quy định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, bởi lẽ mỗi một chế

độ xã hội đều có một cơ sở cho chế độ xã hội mới-chế độ XHCN

Thứ ba, nhà nước quản lý nền định hướng XHCN ở nước ta là nhà

nước pháp quyền XHCN, là nhà nước của dân, do dân và vỡ dõn Thành

tố quan trọng mang tớnh quyết định trong nền KTTT hiện đại là nhànước tham gia vào các quá trỡnh kinh tế Nhà nước ta là nhà nước

"của dân, do dõn và vỡ dõn", nhà nước công nông, nhà nước của đại đa sốnhân dân lao động, đặt dưới sự lónh đạo của ĐCS Việt Nam Nó có đủ bảnlĩnh, khả năng và đang tự đổi mới để bảo đảm giữ vững định hướng XHCNtrong việc phát triển nền KTTT hiện đại ở nước ta

Thứ tư, cơ chế vận hành của nền kinh tế được thực hiện thông qua

cơ chế thị trường với sự tham gia quản lý, điều tiết của Nhà nước.Mọi hoạt động sản xuất- kinh doanh trong nền kinh tế được thực hiệnthụng qua thị trường Điều đó có nghĩa là nền KTTT định hướng XHCN

ở nước ta vận động theo những quy luật nội tại của nền KTTT nóichung, thị trường có vai trũ quyết định đối với việc phân phối các nguồnlực kinh tế Việc quản lý Nhà nước nhằm hạn chế, khắc phục những "thấtbại của thị trường", thực hiện các mục tiêu xó hội, nhõn đạo mà bảnthân thị trường không thể làm được

Vai trũ quản lý của Nhà nước trong nền KTTT hết sức quan trọng Sựquản lý của Nhà nước bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệuquả, đặc biệt là bảo đảm sự công bằng và tiến bộ xó hội Khụng cú ai ngoàinhà nước lại có thể giảm bớt sự chênh lệch giữa giàu- nghèo, giữa thành thị vànông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa các vùng của đất nước Tuyvậy, cần phải nhấn mạnh rằng sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế sao chotương hợp với thị trường

Thứ năm, mở cửa, hội nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế

giới, trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lónh thổ quốc gia là nộidung quan trọng của nền KTTT ở nước ta Quá trỡnh phỏt triển của KTTT điliền với xó hội húa nền sản xuất xó hội Tiến trỡnh xó hội húa trờn cơ sở pháttriển của KTTT là không có biên giới quốc gia về phương diện kinh tế Mộttrong những đặc trưng quan trọng của KTTT hiện đại là việc mở rộng giao lưukinh tế với nước ngoài Xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế với những khuvực hóa và toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển và trở thành xu thế tất yếutrong thời đại của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện nay Tranh thủ

Trang 13

thuận lợi và cơ hội, tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn và vượt qua thách thức là yêucầu nhất thiết phải thực hiện Để phát triển trong điều kiện của KTTT hiện đại,Việt Nam không thể đóng cửa, khép kín nền kinh tế trong trạng thái tự cung-

tự cấp mà phải mở của, hội nhập với nền kinh tế thế giới trên cơ sở phát huylợi thế so sánh và không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, giữvững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lónh thổ quốc gia

Thứ sỏu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với việc bảo đảm công

bằng xó hội cũng là một nội dung rất quan trọng trong nền KTTT ở nước ta.Phát triển trong công bằng được hiểu là những chính sách phát triển phải bảođảm sự công bằng xó hội, là tạo cho mọi tầng lớp nhân dân đều có thể tham giavào quá trỡnh phỏt triển va được hưởng những thành quả tương xứng với sứclực, khả năng và trí tuệ họ bỏ ra, là giảm bớt chênh lệch giàu - nghèo giữa cáctầng lớp dân cư giữa các vùng Khác với nhiều nước, chúng ta phát triển KTTTnhưng chủ trương bảo đảm công bằng xó hội, thực hiện sự thống nhất giữatăng trưởng kinh tế và công bằng xó hội, trong tất cả cỏc giai đoạn của sự pháttriển kinh tế ở nước ta Mức độ bảo đảm công bằng xó hội phụ thuộc rất lớnvào sự phát triển, khả năng và sức mạnh kinh tế của quốc gia

Túm lại, quỏ trỡnh phỏt triển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta phải

là "Quá trỡnh thực hiện dõn giàu nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xóhội nhõn dõn làm chủ, nhõn ỏi, cú văn hóa, có kỉ cương, xóa bỏ áp bức bấtcông tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc"

Từ những đặc trưng và sự phát triển đúng hướng của nền KTTT ở nước tachúng ta đó đạt được nhiều thành tựu to lớn:

* Nền kinh tế Việt Nam chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa toàn diện,khép kín sang một nền KTTT mới, theo định hướng XHCN Công cuộc đổimới kinh tế- xó hội được mở đầu từ Đại hội VI của ĐCS Việt Nam ( 1986)

- Năm 1991 Đại hội VII của Đảng nhận định "Công cuộc đổi mới đó đạt đượcnhững thành tựu bước đầu quan trọng nhưng nước ta vẫn chưa thoát khỏikhủng hoảng kinh tế xó hội"

- Năm 1996 Đại hội đảng VIII nhận định "Nước ta đó ra khỏi cuộc khủng

hoảng kinh tế- xó hội, nhưng một số mặt cũn chưa được củng cố vững chắc".

Nền kinh tế Việt Nam đó ra khỏi khủng hoảng với nhịp độ tăng trưởng kinh tếngày càng cao: tốc độ tăng GDP bỡnh quõn thời kỳ 1986- 1990 là 3,6%; 1991-

* Quốc phũng và an ninh được đảm bảo, ổn định chính trị được giữ vững, cácmối quan hệ kinh tế được mở rộng với nhiều nước trên thế giới, bộ mặt đấtnước đó cú những biến đổi to lớn trên mọi lĩnh vực

Trang 14

Đại hội IX khẳng định :"Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhấtquán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phầnvận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướngXHCN, đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN".

Chủ trương xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN thể hiện tưduy, quan niệm của đảng ta về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất

và trỡnh độ của lực lượng sản xuất Đó là mô hỡnh kinh tế tổng quỏt của nước

ta trong thời kỡ quỏ độ lên CNXH

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đại hội IX Đảng ta một lần nữa khẳngđịnh : "Thực tiễn phong phú và những thành tựu thu được qua 15 năm đổimới đó chứng minh tớnh đúng đắn của cương lĩnh được thông qua tại đạihội VII của Đảng đồng thời giúp đảng ta nhận thức ngày càng rừ hơn về conđường đi lên CNXH ở nước ta Chúng ta một lần nữa khẳng định : Cương lĩnh

là ngọn cờ chiến đấu vỡ thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam từng

bước quá độ lên CNXH định hướng cho mọi hoạt động của Đảng ta hiện nay

và trong những thập kỉ tới Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đấtnước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh"

Tuy vậy đi đôi với thành tựu là rất nhiều khó khăn đũi hỏi phải cú phươnghướng giải quyết đúng đắn, đặc biệt, lao động và việc làm đang là vấn đề gaygắt nổi cộm nhất hiện nay với tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 74% và tỉ lệ thiếuviệc làm ở nông thôn là 30% tỉ lệ lao động được đào tạo về chuyên môn kĩthuật cũn thấp trong tổng số lao động :theo kết quả điều tra dân số và nhà ởngày 1/4/1999, công nhân kỹ thuật và nghiệp vụ chiếm 30,3%; lao động cótrỡnh độ trung học chuyờn nghiệp chiếm 36,8%; trỡnh độ Cao đẳng và Đại họcchiếm 31,6%; trên Đại học chiếm 1,3% [Kinh tế và phát triển số 42,tháng12/2000, tr19] Từ năm 2001, khi Việt Nam áp dụng chuẩn hóa đói nghèomới thỡ tỷ lệ đói nghèo sẽ cũn khỏ hơn, khoảng 17% so với 11% chuẩn cũ.Hiện tại, mức tiêu dùng của dân cư thấp, tích lũy nội bộ của nền kinh tế mớiđạt khoảng 25-27%GDP, cũn tớch lũy rũng chỉ đạt dưới 20% GDP Trong khi

đó kết cấu hạ tầng cũn yếu kộm, sản lượng điện bỡnh quõn đầu người mới chỉđạt trên 340kwh, mật độ đường giao thông tính trên 1000 dân cũn thấp xa sovới các nước xung quanh [Thời báo kinh tế Việt Nam, số 151, 18/12/2000]Nguyên nhân phát sinh ra những khó khăn trên là trong nội bộ nềnkinh tế của nước ta vẫn cũn tồn tại nhiều mõu thuẫn phỏt sinh trongquỏ trỡnh xõy dựng KTTT

2.3-Những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình chuyển sang KTTT ở Việt Nam.

2.3.1-Mâu thuẫn giữa phát triển KTTT và mục tiêu xây dựng con người XHCN

Chủ Tịch Hồ Chí Minh cho rằng muốn xây dựng CNXH trước hết phải có

con người XHCN Yếu tố con người giữ vai trũ cực kỳ quan trọng trong sựnghiệp cỏch mạng, bởi vỡ con người là chủ thể của mọi sáng tạo, của mọinguồn của cải vật chất và văn hóa Con người phát triển cao về trí tuệ, cường

Trang 15

tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lựucủa sự nghiệp xây dựng xó hội mới, là mục tiờu của CNXH Từ một nướcnông nghiệp, lạc hậu đi lên CNXH, chúng ta phải bắt đầu từ con người, lấycon người làm điểm xuất phát Một trong những điều kiện đảm bảo thắng lợicho sự nghiệp xây dựng con người trong giai đoạn hiện nay là đời sống sinhhoạt vật chất Nhưng nhu cầu về vật chất và tinh thần phong phú của con ngườichỉ có thể được thỏa món trong một nền kinh tế vững vàng, ổn định, phát triểncao, có tốc độ tăng trưởng nhanh Việc tiến hành sự nghiệp trồng người hômnay gắn bó một cách chặt chẽ với quá trỡnh mở rộng, hoàn thiện KTTT kếthợp với mở cửa giao lưu quốc tế Đại hội Đảng lần thứ IX đó khẳng định :

"Giáo dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục- đào tạo là mộtđộng lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đấtnước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tố cở bản để pháttriển xó hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững"

KTTT là một loại hỡnh kinh tế mà trong đó các mối quan hệ kinh tế giữacon người với con người được biểu hiện thông qua thị trường, tức là thông quaviệc mua- bán, trao đổi hàng hóa- tiền tệ Trong KTTT, các quan hệ hàng hóa-tiền tệ phỏt triển, mở rộng, bao quỏt trờn nhiều lĩnh vực, cú ý nghĩa phổ biếnđối với người sản xuất và tiêu dùng Do nảy sinh và hoạt động một cách kháchquan trong những điều kiện lịch sử nhất định, KTTT phản ánh trỡnh đọ vănminh, và sự phát triển của xó hội, là nhõn tố phỏt triển sức sản xuất , tăngtrưởng kinh tế , thúc đẩy xó hội tiến lờn Tuy nhiờn , KTTT cũng cú nhữngkhuyết tật tự thõn, đặc biệt là tính tự phát mù quáng, sự cạnh tranh lạnh lùng,dẫn đến sự phá sản, thất nghiệp, khủng hoảng chu kỳ, ô nhiễm môi trường… Xuất phát từ sự phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng đối với nước ta hiệnnay, không thể xây dựng và phát triển con người nếu thiếu yếu tố KTTT Việcxây dựng, củng cố, hoàn thiện cơ cế thị trường có sự quản lý cả Nhà nước theođịnh hướng XHCN cũng đồng nghĩa với việc tạo ra các điều kiện vật chất cơbản để thực hiện chiến lược xây dựng phát triển con người cho thế kỷ XXI Trong những năm vừa qua, KTTT ở nước ta đó được nhân dân hưởng ứngrộng rói và đi vào cuộc sống rất nhanh chóng, góp phần khơi dậy nhiều tiềmnăng sáng tạo, làm cho nền kinh tế sôi động hơn, các hoạt động sản xuất , kinhdoanh, dịch vụ phát triển hơn, bộ mặt thị trường được thay đổi Đây là nhữngkết quả đáng mừng, đáng được phát huy, nó thể hiện sự phát triển và vận độngđúng đắn các quy luật xó hội Quỏ trỡnh biện chứng đi lên CNXN từ kháchquan đáng trở thành nhận thức chủ quan trên quy mô toàn xó hội Bên cạnh đó, có một khía cạnh khác cũng cần được đề cập đến: KTTT ởnước ta hiện nay không chỉ tạo ra điều kiện vật chất để xây dựng, phát huynguồn lực con người, mà cũn tạo ra mụi trường xó hội thớch hợp cho conngười phát triển hài hũa, toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần KTTT tạo ra sựcạnh tranh, chạy đua quyết liệt Điều đó buộc con người phải năng động, sángtạo, linh hoạt, có tác phong nhanh nhẹn, có đầu óc quan sát, phân tích để thíchnghi và hành động có hiệu quả, từ đó nâng cao năng lực hoạt động thực tiễncủa con người, góp phần làm giảm đi sự chậm chạp và trỡ trệ vốn có của ngườilao động trong nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu từ ngàn đời ở con ngời Viêt

Trang 16

Nam KTTT tạo ra những điều kiện thích hợp để con người mở rộng các mốiquan hệ, giao lưu buôn bán, từ đó hỡnh thành cỏc chuẩn mực văn hóa, đạo đứcmới theo tiêu chí thị trường như chữ tín trong chất lượng, chữ tín trong giaodịch …

Tuy nhiờn, cần phải thấy rằng không phải cứ xây dựng được KTTT lànhững phẩm chất tốt đẹp tự nó hỡnh thành cho con người, có những lúc,những nơi, KTTT không những không làm cho con người ta năng động hơn,tốt đẹp hơn mà ngược lại, cũn làm tha húa bản chất con người, biến conngười thành nô lệ sùng bài đồng tiền hoặc kẻ đạo đức giả chỉ biết tôn trọngsức mạnh và lợi ích cá nhân, sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm, văn hóa, đạođức, luân lý… Bên cạnh những tác động tích cực , KTTT cũng có nhiều khuyếttật, hạn chế gây ra những tác động xấu Việc quá đề cao lợi ích cá nhân, bấtchấp lợi ích tập thể và lợi ích xó hội là một nguy cơ lớn Lợi nhuận kích thíchsản xuất, nhưng mặt khác, lợi nhuận cũng tự phát đẩy con người tới nhữnghành vi phá hoại môi trưũng sống và làm tha húa đạo đức, nhân phẩm Sự cạnhtranh trên thương trường làm cho con người năng động hơn, sáng tạo hơnnhưng nhiều khi cũng làm mất đi lũng nhõn ỏi, vị tha, biến con người thànhnhững cỗ máy chỉ biết tính toán mét cách sũng phẳng, lạnh lựng, thiếu nhõntớnh Quan hệ hàng húa - tiền tệ làm sống động thị trường nhưng cũng làmxói mũn nhõn cỏch và hạ thấp phẩm giỏ của con người Ngoài ra đi kèm vớiKTTT là hàng loạt tệ nạn xó hội để đưa đến những rối loạn, khủng hoảngcho gia đỡnh, hạt nhõn , tế bào của xó hội Nạn cờ bạc, rượu chè, mại dâm,

ma tuý, buụn lậu, hối lộ, tham nhũng… là những căn bệnh trầm kha không dễkhắc phục trong KTTT Thật khụng sai khi hỡnh dung KTTT là con dao hailưỡi, nếu dùng không cẩn thận rất dễ bị đứt tay

Những phân tích trên đây cho thấy, KTTT và mục tiêu xây dựng con ngườiXHCN là một mâu thuẫn biện chứng trong thực tiễn nước ta hiện nay Đâychính là hai mặt đối lập của một mâu thuẫn xó hội Giữa KTTT và quỏ trỡnhxõy dựng con người vừa có sự thống nhất, vừa có sự đấu tranh KTTT vừa tạo

ra những điều kiện để xây dựng, phát huy nguồn lực con người, vừa tạo ranhững độc tố đầu độc, hủy hoại con người

Việc giải quyết những mâu thuẫn trên đây là việc làm không đơn giản.Đối với nước ta, mâu thuẫn giữa KTTT và quá trỡnh xõy dựng con người đượcgiải quyết bằng vai trũ lónh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng XHCN Đảng ta xác định: "Sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH

mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cầnhtiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đó được xây dựng ''.Như vậy, Đảng ta vạch ra sự thống nhất giữa KTTT và mục tiêu xây dựng conngười mới XHCN : ''Việc áp dụng cơ chế thị trường đũi hỏi phải nõng caonăng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, đồng thời xác lập đầy đủ chế độ tự chủcủa các đơn vị sản xuất kinh doanh Thực hiện tốt vấn đề này không phát huyđược tác động tích cực, to lơn cũng như ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục nhữngtiêu cực, khiếm khuyết của KTTT Các hoạt động sản xuất kinh doanh phảihướng vào phục vu công cuộc xây dựng nguồn lực con người Cần phải tiếnhành các hoạt động văn hóa, giáo dục nhằm khắc phục tâm lý sùng bái đồng

Ngày đăng: 02/08/2013, 08:35

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w