I Tình huống cần giải quyết: Hiện nay, nhiều gia đình chỉ quan tâm đến kết quả học tập của con mà không chú ý rèn luyện kỹ năng sống cho các bạn học sinh, không khuyến khích con tham gia các hoạt động xã hội, hòa nhập vào cộng đồng, điều đó đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con em mình. Vì vậy, hôm nay chúng em viết một bài thuyết minh về kĩ năng sống nhằm giúp các bạn có được những kiến thức cần thiết, phòng tránh các tệ nạn ở lứa tuổi vị thành niên II Mục tiêu: Giúp các bạn học sinh biết được những kiến thức cần thiết ở lứa tuổi vị thành niên. Nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ những kĩ thức, kĩ năng cơ bản về giáo dục kĩ năng sống trong lứa tuổi vị thành niên để các bậc cha mẹ ứng phó hiệu quả các thách thức của cuộc sống hằng ngày. III Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Tuổi vị thành niên là gì? Kỹ năng sống ở tuổi vị thành niên. Phòng tránh các tệ nạn xã hội Các biện pháp cai nghiện
BÀI: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TRÁNH XA CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI I/ Tình huống cần giải quyết: Hiện nay, nhiều gia đình chỉ quan tâm đến kết quả học tập của con mà không chú ý rèn luyện kỹ năng sống cho các bạn học sinh, không khuyến khích con tham gia các hoạt động xã hội, hòa nhập vào cộng đồng, điều đó đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con em mình. Vì vậy, hôm nay chúng em viết một bài thuyết minh về kĩ năng sống nhằm giúp các bạn có được những kiến thức cần thiết, phòng tránh các tệ nạn ở lứa tuổi vị thành niên II/ Mục tiêu: -Giúp các bạn học sinh biết được những kiến thức cần thiết ở lứa tuổi vị thành niên. -Nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ những kĩ thức, kĩ năng cơ bản về giáo dục kĩ năng sống trong lứa tuổi vị thành niên để các bậc cha mẹ ứng phó hiệu quả các thách thức của cuộc sống hằng ngày. III/ Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: -Tuổi vị thành niên là gì? -Kỹ năng sống ở tuổi vị thành niên. -Phòng tránh các tệ nạn xã hội -Các biện pháp cai nghiện IV/ Giải pháp giải quyết tình huống: Vận dụng các kiến thức liên môn: -GDCD : đức tính cần thiết của mỗi người. -Ngữ Văn : sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn. -Toán : thống kê những số liệu các bạn ở lứa tuổi vị thành niên sa vào các tệ nạn xã hội. -Hóa: thành phần trong thuốc lá, rượu bia, ma túy -Sinh học: các kiến thức về sức khỏe V/ Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: 1. Tuổi vị thành niên là gì ? Tuổi Vị Thành Niên (người sắp đến tuổi trưởng thành) là những bạn ở giai đoạn chuyển tiếp từ ấu thơ sang trưởng thành trong độ tuổi từ 10- 19 (theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới). Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời mỗi con người. Biểu hiện của nó là xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi bao gồm: Sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách nên nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác. Tuổi VTN còn được chia ra ba nhóm: * Nhóm VTN sớm (10-13 tuổi) * Nhóm VTN giữa (14-16 tuổi) * Nhóm VTN muộn (17-19 tuổi) Sự phân chia các nhóm như vậy là dựa trên sự phát triển thể chất, tâm lý xã hôi của từng thời kỳ, sự phân chia này cũng chỉ có tính chất tương đối. Vì trong thực tế, yếu tố tâm sinh lý, phát triển thể lực của mỗi em có những đặc điểm riêng biệt không hoàn toàn theo đúng như sự phân định. Cho nên nếu cha mẹ nhận thấy tại sao con mình lại có những vấn đề không giống hoàn toàn với các bạn cùng trang lứa thì điều đó cũng là điều bình thường và không nên quá lo lắng. 2.Các số liệu % tuổi vị thành niên ở Việt Nam: Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/1999, Việt Nam có khoảng 17,3 triệu trẻ vị thành niên (10-19 tuổi), chiếm 22,7% dân số và 6,9 triệu thanh niên 20- 24 tuổi (chiếm 9,1% dân số). Sự tăng trưởng về thể lực của đối tượng này tuy có cao hơn trước nhưng vẫn chỉ thuộc loại trung bình yếu so với thế giới. Theo một nghiên cứu của Bộ Y tế, có đến 50% vị thành niên chưa có tri thức đầy đủ về sinh lý tuổi dậy thì và các vấn đề tình dục, mang thai, 90% không biết áp dụng một biện pháp tránh thai nào. Trong khi đó, tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân ở lứa tuổi này ngày một tăng. Điều đó dẫn đến sự gia tăng các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các biến chứng liên quan đến nạo thai. Tỷ lệ vị thành niên trong tổng số người nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam đã tăng từ 5% (năm 1997) lên 9,4% (năm 2001). Thực trạng trên cho thấy cần thiết phải có một cuộc điều tra quốc gia toàn diện về vị thành niên để cung cấp những số liệu cơ bản chính xác, làm cơ sở để xây dựng chính sách quốc gia và kế hoạch hành động cho vị thành niên. 3.Các kỹ năng cần thiết cho tuổi vị thành niên: *Kỹ năng giao tiếp: -Mối quan hệ giữa các cá nhân: mối quan hệ là bản chất của cuộc sống. Các em cần tự nhận thức được bản thân mình và tìm được cách đối xử phù hợp trong từng mối quan hệ. Khi lớn lên các em phải phát triển các mối quan hệ sau: Những người lớn có vai trò quan trọng trong cuộc sống: bố mẹ, họ hàng, thầy cô giáo…Bạn bè đồng lứa. Những con người mà các em gặp gỡ trong cuộc sống. -Thiết lập tình bạn: việc thiết lập tình bạn bắt đầu từ giai đoạn rất sớm nhưng các em cần phải nhận biết được tình bạn được hình thành như thế nào và phát triển tình bạn đó ra sao. -Sự cảm thông: bày tỏ sự cảm thông bằng cách tự đặt mình vào vị trí của người khác. -Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè: các em biết bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân nếu phải đương đầu với những ý nghĩ hoặc những việc làm trái ngược của bạn bè cùng lứa. -Thương lượng: là một kỹ năng quan trọng trong mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Nó liên quan đến tính kiên định, sự cảm thông cũng như khả năng thỏa hiệp những vấn đề không có tính nguyên tắc của bản thân. Kỹ năng thương lượng còn liên quan đến khả năng đương đầu với những hoàn cảnh đe dọa hoặc rủi ro có thể xảy ra trong các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau kể cả sức ép của bạn bè, hoặc xác định rõ vị trí của mỗi cá nhân và thiết lập sự hiểu biết lẫn nhau. -Giải quyết các xung đột không dùng bạo lực: việc này liên quan đến mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, đến kỹ năng thương lượng và đương đầu với xúc cảm và căng thẳng, lo âu. Xung đột là điều không thể tránh khỏi song kỹ năng giải quyết xung đột không bằng bạo lực đảm bảo những xung đột được giải quyết trên cơ sở xây dựng. -Khả năng giao tiếp hiệu quả: giao tiếp kỹ năng có hiệu quả bao gồm kỹ năng lắng nghe, hiểu được người khác thực hiện giao tiếp của họ như thế nào và nhận biết được người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều cách khác nhau ra sao. *Kỹ năng tự nhận thức bản thân: -Hiểu rõ bản thân: vị thành niên cần nhận biết và hiểu rõ bản thân những tiềm năng, tình cảm, những xúc cảm vị trí của mình trong cuộc sống và xã hội cũng như các mặt mạnh, mặt yếu của chính các em nữa. -Lòng tự trọng, tự tin: sự tự nhận thức đưa đến lòng tự trọng và tự tin khi con người nhận thức được năng lực tiềm tàng của bản thân và vị trí của mình trong cộng đồng. -Đương đầu với cảm xúc: những cảm xúc sợ hãi, phẫn nỗ, e thẹn và mong muốn được thừa nhận là những đáp ứng một cách tức thời đối với tình huống. Việc nhận biết được những cảm xúc và nguyên nhân của chúng sẽ giúp cho việc quản lý được cảm xúc. -Đương đầu với căng thẳng: căng thẳng là một phần trong cuộc sống. Vị thành niên cần có khả năng nhận biết sự căng thẳng, nguyên nhân và hậu quả cũng như cách ứng phó với nó. -Xác định giá trị: giá trị là những điều mà bản thân mỗi người coi là quan trọng. Những điều chúng ta xác định là giá trị nhất sẽ giúp chúng ta hành động và có hành vi theo các giá trị đó. *Kỹ năng ra quyết đinh: -Suy nghĩ có phê phán: mạnh dạng phê phán những cái xấu -Suy nghĩ sáng tạo: tiếp cận với các sự việc mới, phương thức mới, ý tưởng mới, cách sắp xếp mới và tổ chức mới được gọi là tư duy sáng tạo. Con người thường xuyên bị gặp phải những hoàn cảnh bất ngờ và không bình thường, trong hoàn cảnh đó đòi hỏi họ phải có tư duy sáng tạo để có thể đáp ứng lại một cách phù hợp. -Giải quyết vấn đề: để giải quyết vấn đề cần phải: xác định vấn đề, thu thập thông tin, liệt kê các giải pháp lựa chọn, kiểm định lại hiệu quả của quyết đinh, hành động, ra quyết định. *.Kỹ năng kiên định: Là khả năng nhận biết được những gì bạn muốn hoặc không muốn và biết làm thế nào để đạt được những gì bạn muốn hoặc không muốn phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. *Kỹ năng đặt mục tiêu: Là xác định được điều mà chúng ta muốn thực hiện, muốn đạt tới. Mục tiêu đặt ra cần phải rõ ràng, có thể đo lường được. 4.Những tệ nạn xã hội ở tuổi vị thành niên: a) Hút thuốc lá: *Thuốc lá là gì? Thuốc lá là loại thuốc kích thích làm từ là cây thuốc lá. Đây là loại cây có độc, nhất là những lá già, có hàm lượng Nicitin cao. Trên thực tế đã có trường hợp người lớn chết do dùng khoảng 15-20g thuốc lá dưới dạng thuốc nước để thụt tháo đại trực tràng. Trẻ em chỉ cần uống 1 vài gram sẽ tử vong. Người ta thường sử dụng thuốc lá theo cách đốt lên để hít khói thuốc vào người.Các loại thuốc lá thuờng dùng là : thuốc lá có đầu lọc, thuốc lá không có đầu lọc, thuốc lào, xì gà. *Thành phần thuốc lá: Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Người ta chia ra 4 nhóm chính. -Nicotine: là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí. Nicôtine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtine mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicôtine một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào -Monoxitcarbon (khí CO): Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình một bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy- hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tế bào gây thiếu máu ở các cơ quan. -Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá: Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhầy-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi -Các chất gây ung thư: Trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mãn tính, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hóa.phục được khi ngừng hút thuốc. *Nguyên nhân: Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng hút thuốc lá ở học sinh ngày càng tăng cao là do môi trường. Các em thường bị bạn bè lôi kéo, muốn chứng tỏ mình là người biết “chơi”, ảnh hưởng bởi kết quả học tập, hoàn cảnh gia đình… Cũng vì tò mò muốn biết xem hút thuốc lá cảm giác sẽ như thế nào. Với tâm lý hút vài điếu sẽ không bị nghiện và dần dần trở thành thói quen không bỏ được. *Tình trạng: Dạo quanh các quán cà phê gần các trường không khó để bắt gặp cảnh học sinh nam tụm 3, tụm 5 phì phèo khói thuốc. Các bạn xem hút thuốc lá như một thú vui, thú tiêu khiển vô hại. Nhưng các bạn đâu biết rằng tương lai của các bạn đang mờ tan dần theo khói thuốc. Đốt thuốc, cũng chính là đốt tương lai sức khoẻ của các bạn. Không chỉ có học sinh nam hút mà còn có cả học sinh nữ vì thấy các bạn hút mình cũng muốn thử. *Mua thuốc lá quá đơn giản: Các bạn rất dễ dàng mua thuốc lá ở bất cứ chỗ nào tại các thành thị, vùng nông thôn. Vì hệ thống bán hàng và phân phối sản phẩm, đặc biệt là việc bán lẻ ở các quán cà phê, các tiệm và các tủ thuốc lá ở ven đường ngày càng phổ biến. Ngoài ra, pháp luật chỉ buộc nhà sản xuất phải ghi dòng chữ “Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ” lên bao thuốc, chứ pháp luật chưa có quy định về độ tuổi bao nhiêu mới được mua thuốc lá và người bán không có trách nhiệm từ chối việc bán thuốc cho đối tượng là học sinh. Chính vì thế, để mua được thuốc lá đối với các bạn là không khó. *Hậu quả nếu hút thuốc lâu dài: - Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn, Phó khoa lao và bệnh phổi – Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội cho biết: “Trẻ em hút thuốc sớm sẽ học kém hơn. Bệnh thường thấy rõ nhất là viêm đường hô hấp mãn tính hay người ta còn gọi là gây khó thở trường kỳ tắt nghẽn đường hô hấp không phục hồi được. Ngoài ra, khói thuốc lá còn là nguyên nhân của nhiều bệnh như: ung thư phổi, ung thư vùng hầu. Thời gian hút càng dài thì tác hại càng lớn, lượng nicôtin trong thuốc lá dự trữ trong cơ thể càng cao”. - Bệnh lý ở hệ hô hấp: +Bệnh lý ở đường hô hấp trên: như viêm mũi mãn tính, viêm họng mãn tính, viêm thanh quản mãn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản. ung thư miệng, ung thư thực quản + Bệnh lý ở đường hô hấp dưới: viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, ung thư phế quản. +Bệnh lý ở phổi: viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi - Bệnh lý hệ mạch máu: bệnh xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, gây viêm tắc mạch máu, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não… -Ảnh hưởng của thuốc lá lên hệ thần kinh: Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học cho thấy mối liên quan giữa hút thuốc lá và sự tổn thương ở vùng não.Đó là do trong thuốc lá có hợp chất NNK làm cho bạch cầu ở hệ thần kinh trung ương tấn công những tế bào khỏe khác dẫn đến sự phá hủy nghiêm trọng ở hệ thần kinh làm giảm số lượng các tế bào thần kinh trong não làm giảm trí nhớ, giảm trí thông minh và khả năng học tập…Nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây cho thấy rằng, con của những người có hút thuốc trong thời kì mang thai thì tỉ lệ chậm phát triển trí tuệ tăng hơn 50% so với người không hút thuốc và tăng 70% ở những người hút từ 1 bao / ngày trở lên. -Bệnh răng và lợi: Viêm loét, cao răng, các mảng bám vào răng làm cho răng dễ bị lung mủ, dễ rụng tự nhiên hơn. -Đối với phụ nữ và bào thai: Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, giảm trọng lượng thai nhi trung bình khoảng 200g, sinh non, băng huyết sau sinh, dễ sẩy thai ngẫu nhiên, gia tăng tần suất sinh ra thai nhi bị bất thường bẩm sinh. Đứa trẻ sau khi sinh ra cũng có nguy cơ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng do giảm tiết sữa ở người mẹ. -Đối với nam giới: hút thuốc lá có thể bị suy nhược sinh dục hay liệt dương giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh. Đối với trẻ em: Dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng do bị giảm tiết sữa ở người mẹ Những rối loạn về da: xuất hiện sớm các vết nhăn trên mặt, Nicotine làm da của các ngón tay cầm điếu thuốc trở nên màu vàng nâu. Đối với việc học của học sinh: Giảm khả năng tập luyện: tác động tới tim, phổi của thuốc lá có thể gây bất lợi cho bất kì tham gia hoạt động nào.Hình thành cho các bạn học sinh một thói quen sấu và rễ dàng rơi vào các tệ nạn xã hội một cách nhanh hơn. Ảnh hưởng đến việc học tập, giảm sự sáng tạo nhạy bén trong học tập và các hoạt động khác. *Biện pháp: -Giáo dục học sinh qua bài vở. -Nghiêm khắc trong việc hút thuốc lá của học sinh. -Tuyên truyền vận động “Nói không với thuốc lá” -Nêu ra các tác hại của việc hút thuốc lá cho học sinh biết và phòng tránh. -Nếu học sinh đã bị nghiện thì phải nói cho gia đình hoặc những người có trách nhiệm biết và tìm biện pháp cai nghiện hợp lý. -Sau đây là một số biện pháp: Thời gian thực hiện việc cai nghiện thuốc lá này nên kéo dài từ 10 đến 15 ngày, trong khoảng thời gian nầy phải tuân theo những yêu cầu sau: +Không nên để thuốc lá trong túi áo, khi thèm hút thuốc ta nên suy tưởng về những hình ảnh đặc biệt hay làm một công việc gì đó để quên cảm giác này đi, bởi vì chỉ cần khoảng 5 – 10 phút cố gắng chống lại với cảm giác thèm hút thuốc thì nhu cầu nầy sẽ biến mất. +Khi thèm hút thuốc nên tự hỏi những câu sau để thấy sự vô nghĩa của nó: tại sao tôi phải hút điếu thuốc này? Hút thuốc sẽ có nguy cơ bị ung thư phổi rất cao cùng với những bệnh lý nguy hiểm khác vậy hút thuốc để làm gì? Tại sao nó nguy hại như vậy mà mình lại hút? Tại sao mình lại tự hủy hoại sức khoẻ của mình, hủy hoại sức khỏe của người thân trong gia đình và những người xung quanh? Sức khỏe đã bị hủy hoại mà lại phải tốn tiền, hãy để dành tiền cho những việc cần thiết và có lợi cho sức khoẻ hơn? Con cái ta đang nhìn ta, chúng sẽ noi theo gương của ta và nghiện thuốc trong tương lai, lúc ấy ta sẽ hối hận đến mức nào? +Khi không còn chịu nổi nữa, chúng ta nên đi mua thuốc hơn là để sẵn thuốc ở nhà hoặc trong túi áo và chỉ nên mua một điếu thôi. +Cố gắng kéo dài thời gian giữa hai lần hút thuốc càng lâu càng tốt. +Khi hút thuốc, nên hít khói và giữ ở miệng không nên đưa khói vào sâu hai phổi. Nên hút khoảng nửa điếu rồi vất bỏ, không nên hút đến tận cùng của điếu thuốc (vì như vậy sẽ rất độc hại do lượng nicotine đọng lại ở phần sau điếu thuốc). Khi hút thuốc nên dùng thuốc có đầu lọc hay sử dụng một đầu lọc riêng để lọc bớt lượng nicotine. Trong khoảng cách giữa hai lần hút thuốc, chúng ta nên dùng những chất thay thế như nhai kẹo cao su, ăn kẹo, hay ngậm một số loại thức ăn thích hợp, có thể nhỏ giọt dầu đinh hương vào miệng để làm mất cảm giác thèm thuốc lá. +Nên tổ chức một buổi tiệc cho người thân trong gia đình và bạn bè tâm giao để tuyên bố rằng: đây là ngày ta sẽ bỏ thuốc lá và nêu ra những yêu cầu cần giúp đỡ. Đề nghị mọi người nên chú ý nhắc nhở nếu ta vi phạm, động viên tinh thần cho ta vượt qua những khó khăn khi có những cơn thèm thuốc xuất hiện, thông báo cho người thân cũng như bạn bè đến thăm không nên hút thuốc trước mặt mình. +Loại bỏ tất cả những biểu tượng gì có thể làm cho ta nhớ chuyện hút thuốc lá (thay đổi cảnh vật nơi ta thường hút thuốc lá, vất bỏ các gạt tàn thuốc…). +Thay đổi những thói quen thường thực hiện kèm theo việc hút thuốc lá như uống cà phê buổi sáng ở một quán cà phê quen thuộc, với những người bạn nào đó. Nên tránh gặp mặt những người thường hút thuốc lá chung với mình. +Nên tập thể dục thường xuyên, hãy bắt đầu đi bộ khoảng 30 phút đến 1 giờ. Đi bộ sẽ giúp cho cơ thể sản xuất lượng morphin nội sinh, điều nầy có thể làm mất cảm giác thèm hút thuốc lá. Tập thể dục hay thái cực quyền, khí công… đều giúp cơ thể tiết ra morphin nội sinh. Tập thiền định, thư giãn đều đặn hàng ngày sẽ phát huy những hiệu quả độc đáo của nó, giúp cho cơ thể thoát khỏi sự lệ thuộc đối với thuốc lá, rượu và ngay cả với ma túy nữa. +Nếu như vẫn còn cảm giác thèm thuốc xuất hiện chúng ta hãy thực hiện những bước sau để dập tắt ngay ngọn lửa thèm muốn đó: hãy hít vào một hơi thật sâu như khi bạn đang hút thuốc lá, nín hơi càng lâu càng tốt. Uống một ngụm nước (hay có thể uống nhiều ngụm liên tục), uống nhiều nước còn giúp thải nhanh lượng Nicotine ra ngoài cơ thể. Ngậm một cây tăm xỉa răng, một miếng quế hay một lát cam thảo. Ăn một viên kẹo hay nhai một cái kẹo cao su. Nên tìm một công việc, hay thú vui gì đó để làm cho khuây khoả sự thèm muốn hút thuốc lá. Cuối cùng nếu không thể chịu nổi cảm giác thèm thuốc nữa, nên dùng liệu pháp thay thế bằng một viên kẹo cao su có chất nicotine, hay băng keo dán trên da có chứa nicotine. Tìm mọi cách để đừng bị tăng thể trọng sau khi cai thuốc. *Lợi ích khi không hút thuốc: -Đối với học sinh chúng ta, sức khỏe là một vấn đề quan trọng. Nếu thiếu đi sức khỏe thì chúng ta khó có thể làm được những gì mà chúng ta muốn. Tuy nhiên, một vài bạn trẻ thường hút thuốc lá ở trong trường học mà không để ý gì đến tác hại của chúng. -Không hút thuốc lá hay không hít phải khói thuốc lá sẽ giúp các bạn học sinh phòng trừ một số bệnh về đường hô hấp như ung thư phế quản phổi, ung thư vòm họng, miệng, thực quản, ung thư ruột… và giúp các bạn tránh được các bệnh về răng, lợi, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. -Giảm đi một phần nào các độc hại tích tụ trong cơ thể các bạn. -Khi không hút thuốc lá hay bỏ thuốc lá sẽ giúp cho trí não phát triển, sáng tạo, cải thiện thị lực, trí nhớ. Bỏ thuốc lá là một trong những biện pháp giúp con người cải thiện vẻ đẹp cơ thể.Tăng cường khả năng tuần hoàn máu, tăng sức khỏe xương cốt, bỏ được một số căn bệnh nan y, bệnh ù tai và một số bệnh thường gặp. b)Rượu, bia: *Tình trạng: Hiện nay, các bạn học sinh đã tập tành, đua đòi theo người lớn uống rượu bia.Các bạn cho rằng, ‘Đàn ông con trai là phải biết uống rượu bia thì mới có tính cách mạnh mẽ’. Thực tế, các bạn chỉ biết rượu là một thức uống nâng cao phẩm chất của đàn ông, mà không hề nghĩ đến trong rượu bia có gì, gây hậu quả như thế nào? 100% lượng rượu uống vào bụng đều sẽ hấp thu hết vào máu, lượng rượu này sẽ thải qua phổi và qua thận chỉ khoảng 5%, phần còn lại sau một thời gian tích lũy ở trong máu và các bộ phận cơ thể sẽ được gan chuyển hóa dần, sau cùng thành nước, khí carbonic (CO2) và mỗi gam rượu cho ra 7 Kcalori năng lượng. Rượu được hấp thu ngay từ ly đầu tiên khi vào đến bao tử và đi thẳng vào máu, chỉ khoảng 30ph – 1 giờ nồng độ rượu đã đạt đến đỉnh. Sau đó lượng rượu được hấp thu chậm dần vì phải đợi cơ thể chuyển hóa dần lượng rượu trong máu. Dù ta uống rượu vào cơ thể nhiều hay ít thì cơ thể cũng chỉ chuyển hóa một mức nhất định, gọi là "hệ số oxy hóa rượu". Trong khi chờ đợi chuyển hóa, rượu theo máu đến gần hết các cơ quan với mức độ khác nhau, so với tỉ lệ nồng độ rượu trong máu là 100% thì rượu ở Não chứa 80%, ở Thận chứa 75%, ở các Cơ chứa 63%, riêng Gan chứa 62% vì lúc đó gan đang chuyển hóa rượu. Ngoài gây nguy hiểm cho cơ thể mà còn dẫn đến tai nạn giao thông gây nguy hiểm đến tính mạng. Hình ảnh minh họa về học sinh uống rượu bia *Tác hại của rượu bia: -Ảnh hưởng đến não bộ: +Bia, rượu làm tăng hoạt động GABA (gamma – aminobutyric) và ức chế ảnh hưởng của glutamate, khiến thông tin truyền đi trong não bộ chậm hơn bình thường. Các tế bào thần kinh ở não bộ rất nhạy cảm trước bất cứ chất độc nào, do đó với lượng cồn lớn trong bia rượu được đưa vào từ đường máu sẽ gây ra những rối loạn trầm trọng trong sự hoạt động của vỏ não và làm cho vỏ não không còn kiểm soát, điều chỉnh được hoạt động của các trung tâm dưới vỏ. Từ đó, gây ra các hành động tiêu cực của người uống như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm soát và liều lĩnh hơn. +Ngoài ra, lượng cồn có trong rượu, bia còn làm cho trí nhớ của bạn bị suy giảm. Nếu nồng độ cồn trong máu là 15g/100cc, bạn bắt đầu không thể ghi nhớ những gì đã làm trong ngày. Khi nồng độ này tăng lên 20g/100cc là lúc bạn mất đi khoảng 50% trí nhớ ngắn hạn. -Ảnh hưởng đến cơ tim: +Rượu bia làm cho cơ tim bị thoái hóa, bộ máy tim mạch bị tổn thương: Đau đầu xuất hiện, khó thở, mắt cá sưng to. Dùng rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây giãn cơ tim, phì đại tâm thất và xơ hóa. -Tác hại đối với dạ dày Rượu, bia bị phân hủy từ ethanol thành các acetaldehyde (chất rất độc) có thể gây viêm loét dạ dày. Khi lượng bia, rượu đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ra bệnh viêm dạ dày cấp, lóet dạ dày và tá tràng. Nghiện rượu cũng gây ra các biến chứng như thủng dạ dày và chảy máu dạ dày. -Tác hại đối với gan: Khi rượu vào cơ thể, nó được hấp thu nhanh với 20% hấp thu tại dạ dày và 80% tại ruột non, sau 30-60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết. Sau đó, rượu được chuyển hóa chủ yếu tại gan (90%). Chính vì lý do này mà chức năng ngăn các chất độc khác nhau do máu mang từ ruột hoặc ở ngoài đến của gan bị suy giảm, dẫn đến việc gan bị nhiễm mỡ, xơ gan và nghiêm trọng hơn nữa là ung thư gan. -Ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp: Rượu gây ra thiếu B1, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, phù, tím tái, giảm khả năng gắng sức… dần dần dẫn tới suy tim. Nhiễm độc rượu dẫn tới viêm cơ tim cấp, gây nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra, rượu còn gây rối loạn nhịp nhĩ hay nhịp thất, nhất là nhịp nhanh kịch phát ở những người bình thường. -Giảm sức đề kháng của cơ thể: +Rượu bia làm giảm khả năng tấn công vi khuẩn và phòng ngừa bệnh tật của hệ miễn dịch. Chính vì thế mà người say rượu rất dễ bị cảm, trúng gió… +Ngoài ra, rượu bia còn làm thay đổi sự hóa ứng động bạch cầu, số lượng tế bào limpho T, hoạt tính của NK (natural killer cell), do đó người nghiện rượu dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, lao phổi, nếu không phát hiện sớm có thể tử vong. -Ảnh hưởng đến xương khớp: Rượu bia làm suy yếu sự trao đổi chất, gia tăng axit uric – nguyên nhân của bênh gout. Người uống rượu cũng sẽ thường cảm thấy đau nhức, mỏi xương khớp. -Ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sức khỏe sinh sản : +Đối với nữ giới, nghiện rượu sẽ làm suy yếu vùng hạ đồi - tuyến yên, buồng trứng dẫn đến trứng không rụng nữa, làm bất thường phát triển nội mạc tử cung, rối [...]... an, vào trại giáo dưỡng -Làm thiệt hại tài sản -Sa vào các tệ nạn xã hội *Biện pháp: -Giáo dục con em đi vào con đường đúng -Không tỏ thái độ coi thường mà phải hướng cho con em mình -Không bao che cho bạn bè -Đưa lên chính quyền có trách nhiệm để xử lý nếu cần thiết g) Quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên: *Tình trạng: Thời gian gần đây, hành vi quan hệ tình dục đối với trẻ em vị thành niên có chiều... phòng tránh Cần xử phạt nghiêm minh, có tính chất răn đe các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy trái phép,tuyên truyền mọi người hiểu rõ tác hại của ma túy đồng thời tích cự tham gia các hoạt động phòng chống HIV / AIDS Nhà trường phải có trách nhiệm tổ chức, thành lập các đội thiếu niên, thanh niên phòng chống tệ nạn ma túy, với các hình thức phong phú đa dạng như tổ chức các diễn đàn, các. .. đầu tư sớm một cách có chiến lược vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cuộc sống của trẻ em gái VTN, đồng thời bảo vệ các quyền con người cho các em Việc này sẽ tạo ra vô số các tác động tích cực tới cuộc sống của các em, giúp làm giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi VTN - một tình trạng có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm cho các em -Thực hiện chương trình giáo dục giới tính toàn diện kết hợp với... động về các vụ tai nạn, hậu quả của TNGT, cùng những hệ lụy đau lòng để lại; phối hợp với các ban, ngành liên quan của địa phương xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” và tăng cường tổ chức các buổi phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật về ATGT, nội dung tập trung vào các lỗi vi phạm thường gặp khi tham gia giao thông; nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn, ùn tắc giao thông; các kỹ năng. .. người đầu xanh, thanh thiếu niên trong tuổi đẹp nhất của cuộc đời mình chỉ vì trót dại thiếu suy nghĩ một lần mà không có cơ hội lấy lại bản thân, cho bố mẹ thấy được sự trưởng thành của mình - thành quả của họ nuôi nấng, nâng niu, chăm sóc đùm bọc được phát triển - Đối với xã hội: Nhu cầu cần tiền để mua ma túy của một người nghiện là rất lớn nên dễ sinh ra trộm cắp, gây mất trật tự an toàn xã hội, mất... lỗi Vì vậy cần giáo dục thế hệ trẻ bản lĩnh, lập trường đối mặt với những thử thách, cám dỗ để vượt qua và đứng vững trong cuộc đời Mỗi học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên là một tuyên truyền viên xuất sắc để ngăn chặn nạn nghiện ma tuý đang lộng hành ở Việt Nam Để làm được điều đó, bên cạnh gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội cần quan tâm hơn nã tới thế hệ trẻ bằng cách tạo cơ hội công ăn, việc... nhiều cơ hội để nhận các quyền mà mình được hưởng Các em cũng có thể sẽ kết hôn muộn hơn, trì hoãn việc sinh con ở tuổi muộn hơn, sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh hơn và có khả năng có thu nhập cao hơn Các em có thể tự giúp mình và gia đình của mình thoát khỏi đói nghèo Các em sẽ chính là động lực tạo ra những sự thay đổi cho cộng đồng và cho các thế hệ tương lai -Cần thực hiện đầu tư sớm một cách có... nghiện, hàng vạn người sống bám vào xã hội Lám suy sụp kinh tế nước nhà *Giải pháp phòng tránh ma túy: -Đối với bản thân: Chắn chắnchúng ta phải có những giải pháp để ma túy không thể xâm nhập vào xã hội này, trước hết tất cả mọi người có thể làm là tuyên truyền giải thích, vận động, nâng cao ý thức nhận biết của con người về tác hại của ma túy Mỗi chúng ta phải học kĩ năng sống, phản ứng, xử lý tình... VTN Cần đảm bảo rằng các dịch vụ này được cung cấp tới VTN một cách tế nhị, đảm bảo bí mật, không mang tính phán xét và không phân biệt đối xử, không hạn chế về mặt pháp lý và phù hợp với các quy định quốc tế -Ngăn ngừa kết hôn sớm bằng cách nâng tuổi kết hôn tối thiểu lên 18 tuổi, đảm bảo rằng các em gái được đi học và khuyến khích các em tham gia học trên bậc tiểu học Giải quyết các nguyên nhân cơ... phải kết hôn sớm và có thai ngoài ý muốn Tạo ra các chương trình có mô hình không gian an toàn cho các em gái gặp gỡ nhau và gặp gỡ các cán bộ tư vấn, đồng thời đây là nơi thực hiện nội dung các chương trình giáo dục kỹ năng sống, nơi học tập, chăm sóc sức khỏe em và là nơi các em có thể tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản -Gia đình và nhà trường cần phải chú trọng quan tâm, bổ sung . trí của mình trong cộng đồng. -Đương đầu với cảm xúc: những cảm xúc sợ hãi, phẫn nỗ, e thẹn và mong muốn được thừa nhận là những đáp ứng một cách tức thời đối với tình huống. Việc nhận biết. hút. Hút thuốc lá đưa nicôtine một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào -Monoxitcarbon (khí CO): Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn. hành vi lái xe không an toàn còn có yếu tố học tập, theo đó kết quả học tập thấp, không được như mong đợi sẽ gia tăng tình trạng lái xe không an toàn nơi học sinh. -Do ý thức: +Theo quy định hiện