Nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phươngcác cấp, hiện nay các trường THPT đã được trang bị khá đồng bộ về cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ cho công tác dạy h
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay công nghệ thông tin (CNTT) dường như hiện diện vàảnh hưởng đến tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống của con người.CNTT đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống, tạo nên một cuộc sống mới
"cuộc sống số" Những thành tựu của CNTT đã góp phần rất quantrọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trong thời kỳhội nhập và mở cửa hiện nay
Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương “đổi mới
căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết hợp chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ” Ngày 30/9/2008 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có Chỉ thị số
55/CT-BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụngCNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 Chỉ thị nêu rõ:
“CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục”.
Những văn bản chỉ đạo này đã đặt ra cho đội ngũ cán bộ quản lýgiáo dục (CBQLGD), các thầy cô giáo và các em học sinh (HS) ở cáctrường trung học phổ thông (THPT) một nhiệm vụ là phải ứng dụngCNTT trong công tác QL, trong dạy và học
Nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phươngcác cấp, hiện nay các trường THPT đã được trang bị khá đồng bộ về
cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ cho công tác dạy học và QL.Tuy nhiên, cho đến nay hiệu quả của việc khai thác sử dụng cơ sở vậtchất (CSVC) thiết bị này trong dạy học (DH) và QL vẫn còn rất hạnchế
Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả việc UDCNTTtrong DH và QL, chúng tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu khôngphải xuất phát từ đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên (GV)
Trang 2Kết quả khảo sát cho thấy đa số CBQL và GV đều tâm huyết, mongmuốn được ứng dụng CNTT trong QL, trong dạy học, nhưng lại lúng
túng không biết nên ứng dụng cái gì, ứng dụng như thế nào và bắt đầu từ đâu ?
Hơn nữa, quá trình ứng dụng CNTT (UDCNTT) ở trường
THPT chịu sự tác động trực tiếp của những cách thức QL của CBQL Tiếp cận từ góc độ QL, chúng tôi thấy rằng các trường THPT phần lớn mới dừng lại ở chủ trương UDCNTT trong dạy học và QL, còn thiếu những biện pháp cụ thể để tác động và liên kết được người dạy với người học, chưa tạo được động lực của việc UDCNTT vào dạy học và QL, chưa lựa chọn những nội dung ứng dụng thiết thực
và có trọng tâm, chưa tổ chức UDCNTT vào quá trình dạy học và QL một cách khoa học và hiệu quả Vì thế chưa đủ để tạo nên một bước
chuyển biến thực sự về UDCNTT ở trường THPT
Từ những lý do trên, tác giả Luận án lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam”
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và xây dựngcác biện pháp QL ứng dụng CNTT ở trường THPT vùng Đông Nam
Bộ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng CNTT và quản lýứng dụng CNTT ở các trường THPT vùng Đông Nam Bộ
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT vùngĐông Nam Bộ, Việt Nam
Trang 34 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý ứng dụng CNTT ở các trường THPT vùngĐông Nam Bộ đã có bước phát triển, đạt được một số thành tựu; tuynhiên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong xây dựng kế hoạch, tổchức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc thực hiện Nếu xây dựng vàsử dụng hợp lý các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT thì chất lượng
và hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT ở các trường THPT trong vùng
sẽ được nâng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT trong giaiđoạn hiện nay
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về QL ứng dụng CNTT ở trườngTHPT; 5.2.Khảo sát, đánh giá thực trạng về UDCNTT và QL ứngdụng CNTT ở trường THPT vùng Đông Nam Bộ; 5.3 Xây dựng cácbiện pháp quản lý UDCNTT ở trường THPT vùng Đông Nam Bộ;5.4 Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện phápQL; 5.5.Thực nghiệm một biện pháp QL ứng dụng CNTT đã đề xuất
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các biện pháp quản lý UDCNTT ở trườngTHPT vùng Đông Nam Bộ, chủ yếu tập trung vào hoạt động quản lýUDCNTT trong giảng dạy, trong QL ở trường THPT
Thực nghiệm biện pháp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứngdụng CNTT cho đội ngũ CBQL và GV ở một số trường THPT tỉnhBRVT, trong năm học 2011 - 2012
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp tiếp cận: Luận án vận dụng một số phươngpháp tiếp cận chủ yếu sau đây: Tiếp cận biện chứng;Tiếp cận hệthống;Tiếp cận lịch sử – logic; Tiếp cận thông tin;Tiếp cận thực tiễn.7.2 Phương pháp (PP) nghiên cứu: Các PP nghiên cứu lý luận;
PP nghiên cứu thực tiễn; PP thống kê – toán học
Trang 48 Những đóng góp mới của luận án
8.1 Ý nghĩa khoa học: Luận án đã khái quát, hệ thống hóa vàlàm sáng tỏ thêm phần lý luận về mối liên hệ, sự tương tác giữa bảnchất công tác QL của CBQL và hoạt động UDCNTT ở trường THPT;Xây dựng một số quy trình chỉ đạo, QL ứng dụng CNTT trong dạyhọc và QL ở các trường THPT
8.2 Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đánh giá được thực trạng ứng
dụng CNTT và quản lý UDCNTT ở trường THPT các địa phươngvùng Đông Nam Bộ, chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn, nhữngmặt được, chưa được và những bất cập trong QL ứng dụng CNTT ởtrường THPT trong vùng; Luận án đã xây dựng các biện pháp QLUDCNTT trong dạy học, trong QL ở các trường THPT vùng ĐôngNam Bộ
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG
CNTT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: Các công trình nghiêncứu ở nước ngoài đều đánh giá rằng trong giai đoạn hiện nay cácnước đều khẳng định vai trò mũi nhọn, có tính đột phá của CNTTtrong GD&ĐT nói chung và trong QL dạy và học nói riêng Các tácgiả đã có những công trình nghiên cứu rất cụ thể, rất khoa học việcứng dụng CNTT trong các hoạt động dạy, hoạt động học và ứng dụngCNTT trong QL giáo dục là chủ yếu Các đề tài nghiên cứu về QLứng dụng CNTT ở trường THPT còn quá ít tác giả nghiên cứu.1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước: Cho đến hiện nay đã
có khá nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạyhọc, trong QL ở trường THPT Tuy vậy các công trình nghiên cứu về
QL ứng dụng CNTT ở trường THPT thì vẫn là quá thiếu so với
Trang 5những yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT hiện nay ở cáctrường THPT Việc nghiên cứu các biện pháp QL ứng dụng CNTThiện nay ở các trường THPT là rất cấp thiết.
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1 Công nghệ thông tin: là tập hợp các phương pháp khoahọc, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa,thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số
1.2.2 Ứng dụng CNTT ở trường THPT: là việc sử dụng CNTTvào các hoạt động dạy học và QL nhằm nâng cao năng suất, chấtlượng và hiệu quả của các hoạt động dạy của thầy, học của trò và
hoạt động QL của CBQL
1.2.3 Quản lý: QL là những tác động có tổ chức, có hướng đíchcủa chủ thể quản lý lên khách thể và đối tượng QL bằng việc vậndụng các chức năng QL, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềmnăng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra
1.2.4 Quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT: Quản lý ứngdụng CNTT ở trường THPT là hệ thống những tác động có tổ chức,
có hướng đích của chủ thể quản lý trường THPT đến hoạt độngUDCNTT nhằm đạt mục tiêu ứng dụng có hiệu quả CNTT ở trườngTHPT
Quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT thể hiện thông quanhững hành động quản lý, trên cơ sở thực hiện các chức năng của chủthể quản lý, được triển khai thông qua một hệ thống được tổ chứcchặt chẽ, hướng tới mục tiêu chung là thay đổi cách QL nhà trường,nâng cao chất lượng và hiệu quả QL trường THPT
1.3 NỘI DUNG ỨNG DỤNG CNTT Ở TRƯỜNG THPT
1.3.1 Khái quát vai trò của hoạt động ứng dụng CNTT ở trườngTHPT: CNTT có vai trò quan trọng rất lớn trong dạy học, trong QL ởtrường THPT Nhờ ứng dụng CNTT, chất lượng và hiệu quả dạy học
Trang 6và QL trường THPT được nâng lên
1.3.2 Ứng dụng trong tìm kiếm, lưu trữ và khai thác tài liệutrong dạy học và quản lý
1.3.3 Ứng dụng trong giảng dạy của giáo viên: Ứng dụng soạngiáo án và xây dựng dữ liệu bài giảng điện tử; ứng dụng trong giảngdạy trên lớp
1.3.4 Ứng dụng trong học tập của học sinh: Ứng dụng trong họctập ở trên lớp và ứng dụng trong các hoạt động tự học
1.3.5 Ứng dụng trong đổi mới phương pháp giảng dạy của giáoviên và phương pháp học tập của học sinh
1.3.6 Ứng dụng trong quản lý trường THPT: ứng dụng trong
QL giáo viên, QL học sinh, QL cơ sở vật chất thiết bị dạy học, QL tàichính, QL hành chính
1.4 CÁC CHỨC NĂNG TRONG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT Ở TRƯỜNG THPT
Trong QL ứng dụng CNTT ở trường THPT có bốn chức năngchủ yếu là: Lập kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT ở trường THPT;
Tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT ở trường THPT; Chỉđạo thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT ở trường THPT; Kiểm tra,đánh giá thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT ở trường THPT
1.5 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT Ở TRƯỜNG THPT
1.5.2 Nội dung quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT:Quản lý công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT củacán bộ quản lý và giáo viên; Quản lý ứng dụng CNTT trong giảngdạy của tổ chuyên môn và giáo viên; Quản lý ứng dụng CNTT tronghọc tập của học sinh; Quản lý UDCNTT trong QL trường THPT.1.5.3 Phương pháp quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT:
Có ba loại phương pháp chủ yếu là: Phương pháp hành chính – pháp
Trang 7luật; Phương pháp giáo dục – tâm lý; Phương pháp kích thích.1.5.4 Phương tiện quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT:Phương tiện QL ứng dụng CNTT ở trường THPT bao gồm: Chế địnhgiáo dục – đào tạo; Bộ máy tổ chức và nhân lực; Nguồn tài lực vàvật lực; Hệ thống thông tin và môi trường ứng dụng CNTT.
1.5.5 Phân cấp trong QL ứng dụng CNTT ở trường THPT:Giám đốc sở GD&ĐT quản lý các phó giám đốc, lãnh đạo và chuyênviên các phòng, ban ở sở GD&ĐT; QL Hiệu trưởng các trườngTHPT; QL các điều kiện, nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài chính)
để thực hiện ứng dụng CNTT ở cấp độ chiến lược Hiệu trưởngtrường THPT quản lý các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn,giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường; QL hệ thống CSVC-TBDH về CNTT ở cấp độ tác nghiệp
1.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT Ở TRƯỜNG THPT
1.6.1 Những yếu tố chủ quan
+ Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên: Nhận thức và thái độ củaCBQL và GV đối với việc UDCNTT ở trường THPT, những kiếnthức và kỹ năng về UDCNTT trong trường THPT… những phẩmchất của CBQL và nhà giáo trong thời đại mới có ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả hoạt động UDCNTT và QL UDCNTT ở trường THPT.+ Học sinh: Tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS vừa là mục đíchdạy học đồng thời vừa là điều kiện để thực hiện các hoạt độngUDCNTT trong dạy học hiệu quả
+TBDH về CNTT của nhà trường: Không thể nói đến UDCNTT ởtrường THPT nếu không có những điều kiện TBDH về CNTT cầnthiết như: máy Vi tính, Projector, máy chiếu vật thể, bảng tương tácthông minh, Tivi, cassette, Internet
Trang 81.6.2 Những yếu tố khách quan: Chủ trương chính sách về ứngdụng CNTT ở trường THPT; Môi trường xã hội để thực hiện ứngdụng CNTT ở trường THPT
Kết luận chương 1: Vấn đề QL trường THPT đã được nghiên
cứu nhiều, nhưng QL ứng dụng CNTT ở trường THPT thì còn ít côngtrình nghiên cứu có tính hệ thống Ứng dụng CNTT ở trường THPT
là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động dạy học và QL nhằm nângcao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động dạy của
thầy, học của trò và hoạt động QL của CBQL.
Quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT là hệ thống những tácđộng có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý trường THPTđến hoạt động UDCNTT nhằm đạt mục tiêu ứng dụng có hiệu quảCNTT ở trường THPT
Quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT thể hiện thông quanhững hành động quản lý, trên cơ sở thực hiện các chức năng của chủthể quản lý, được triển khai thông qua một hệ thống được tổ chứcchặt chẽ, hướng tới mục tiêu chung là thay đổi cách QL nhà trường,nâng cao chất lượng và hiệu quả QL trường THPT
Các biện pháp quản lý UDCNTT ở trường THPT của đề tài này,
sẽ được xây dựng cho các chủ thể quản lý, theo hướng tiếp cận nêutrên; quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể quản lý tuân thủ theophân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo quy định tại Nghịđịnh 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ Các chủ thể quản lý vừa thựchiện chức năng quản lý theo cấp độ quản lý, vừa là những chủ thểquản lý được uỷ quyền của Giám đốc sở GD&ĐT
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT Ở TRƯỜNG THPT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ, VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
Trang 92.1.1 Khái quát về giáo dục THPT vùng Đông Nam Bộ; 2.1.2 Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng.
2.2 TÌNH HÌNH THIẾT BỊ DẠY HỌC VỀ CNTT Ở CÁC SỞ GD&ĐT VÀ CÁC TRƯỜNG THPT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
- Thiết bị CNTT ở các sở GD&ĐT
- Thiết bị dạy học về CNTT tại các trường THPT
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CNTT Ở TRƯỜNG THPT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
+ Nhận thức về ứng dụng CNTT ở trường THPT: Các cán bộ
QL, giáo viên và học sinh đều nhận thức được tính cần thiết của việcứng dụng CNTT trong trường THPT Tuy vậy, nhiều CBQL, GV cónhận thức sai về mức độ và cách thức ứng dụng CNTT trong dạy học
và quản lý
+ Trình độ, năng lực về CNTT của cán bộ QL, GV và HS ởtrường THPT: Đội ngũ CBQL, GV và HS có kiến thức cơ bản vềCNTT, kỹ năng sử dụng máy tính tương đối tốt; Tuy vậy kỹ năng sửdụng phần mềm và các thiết bị về CNTT còn nhiều hạn chế bất cập.Các em học sinh có kiến thức về CNTT tương đối tốt, thế nhưng kỹnăng UDCNTT của các em thì còn nhiều hạn chế, bất cập
+ Thực trạng UDCNTT trong giảng dạy của GV: Đã phát huyđược thế mạnh của CNTT, giờ dạy sinh động, hấp dẫn hơn, chấtlượng giờ dạy được nâng cao, hiệu quả rõ rệt Trong các tiết dạy cóUDCNTT, PPDH được đổi mới, bài giảng của GV thể hiện khá sinhđộng Tuy vậy, nhiều tiết giảng còn lạm dụng CNTT hoặc sử dụngmột cách không khoa học, không sư phạm các hiệu ứng vi tính, dẫnđến HS học tập với CNTT không hiệu quả
+ Thực trạng UDCNTT trong học tập của học sinh: Việc học tậptrên lớp của HS chủ yếu cũng chỉ là nghe giảng, ghi chép PPDH chủyếu vẫn là lối dạy thông báo, tái hiện; HS bị động lắng nghe, ghi
Trang 10chép, lĩnh hội một chiều Việc tự học ở nhà hay học tập ở các tụ điểmInternet với CNTT của HS còn mang tính tự phát, thiếu sự hướngdẫn, tổ chức của GV và cha mẹ HS
+ Thực trạng UDCNTT trong QL ở trường THPT: Một số nộidung ứng dụng chủ yếu hiện nay trong QL là: Ứng dụng trong QLgiảng dạy của giáo viên; Ứng dụng trong QL học sinh; Ứng dụngtrong QL công tác kiểm tra đánh giá học sinh; Ứng dụng trong QL hồ
sơ lý lịch cán bộ, giáo viên, nhân viên; Ứng dụng trong QL cơ sở vậtchất, thiết bị dạy học và thư viện; Ứng dụng trong QL tài chính; Ứngdụng trong QL hành chính… Các trường THPT đã tổ chức các hoạtđộng UDCNTT trong QL khá tốt Tuy vậy, hệ thống các phần mềmvừa thiếu lại vừa không phù hợp với sự phát triển CNTT hiện nay;cách thức tổ chức ứng dụng còn nhiều hạn chế, bật cập
+ Thực trạng UDCNTT trong QL các trường THPT của sởGD&ĐT: Việc ứng dụng CNTT phục vụ QL được đa số các sởGD&ĐT và HT các nhà trường quan tâm, thế nhưng việc khai thác,ứng dụng mới chỉ dừng lại ở một số công việc đơn giản, mức độ chưathường xuyên và hiệu quả còn thấp
2.4 THỰC TRẠNG QL ỨNG DỤNG CNTT Ở TRƯỜNG THPT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
2.4.1 Quản lý công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về CNTTcho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Hoạt động bồi dưỡng kiếnthức, kỹ năng về CNTT cho đội ngũ rất được các sở GD&ĐT, HTcác trường quan tâm Tuy vậy, các sở GD&ĐT và HT các trường lạichưa quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch Chủ yếu là xây dựng kếhoạch về nguồn kinh phí, các nội dung khác như nội dung, đối tượng,thời gian bồi dưỡng… thì trình bày rất sơ sài Việc thực hiện cònmang tính tự phát, tuỳ hứng, chất lượng và hiệu quả còn thấp
2.4.2 Thực trạng quản lý việc đầu tư trang bị, sử dụng và bảo
Trang 11quản thiết bị dạy học về CNTT ở trường THPT Việc đầu tư trang bịTBDH về CNTT, cả phần cứng và phần mềm ở các trường THPTtrong vùng rất được quan tâm và đã được trang bị khá đầy đủ theoyêu cầu của các hoạt động ứng dụng CNTT trong QL cũng như trongdạy học Tuy vậy, hiện nay HT các trường chưa có các biện phápkhoa học để QL việc sử dụng và bảo quản có hiệu quả hệ thốngTBDH về CNTT.
2.4.3.Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong giảng dạy củagiáo viên Hầu hết các HT đã có kế hoạch UDCNTT trong giảng dạy.Song trong các bản kế hoạch thường sơ sài, chưa có những nội dungUDCNTT ở các môn học cụ thể Việc tổ chức hoạt động rèn luyệncác kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học đang thực hiện ở mứcmới bắt đầu, còn nhiều nội dung cần phải cải tiến Trong các kếhoạch của tổ chuyên môn, việc cụ thể hóa các chế định GD&ĐT vềứng dụng CNTT trong dạy học thành những quy định nội bộ đã được
tổ chuyên môn quan tâm, nhưng khi thực hiện vẫn còn nhiều lúngtúng, các chỉ tiêu về ứng dụng CNTT trong dạy học đã được đưa vào
kế hoạch năm, tháng, tuần của tổ, song cũng còn nhiều trường thựchiện ở mức trung bình và chưa làm
2.4.4.Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong học tập của họcsinh HT đã xây dựng kế hoạch QL ứng dụng CNTT trong học tậpcủa học sinh một cách cụ thể, đưa vào kế hoạch năm học, học kỳ,từng tháng và từng tuần của các tổ chuyên môn, các giáo viên chủnhiệm và giáo viên bộ môn Tuy vậy, việc tổ chức các hoạt động cònnặng tính phong trào, hình thức, chưa quan tâm đến chất lượng vàhiệu quả của các hoạt động UDCNTT của học sinh trong học tập.2.4.5.Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong quản lý ởtrường THPT Các sở GD&ĐT, HT các trường THPT trong vùng đềuxây dựng kế hoạch UDCNTT trong QL Tuy vậy, đối với kế hoạchUDCNTT của các trường THPT thì chưa được xây dựng một cách
Trang 12bài bản, khoa học và có nhiều nội dung không khả thi Nhiều nộidung ứng dụng được đưa ra nhưng đến nay vẫn chưa có phần mềmthực hiện.
2.4.6.Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT ở các trường THPTcủa Sở GD&ĐT Các sở GD&ĐT rất quan tâm và đã có những kếhoạch, tổ chức nhiều hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học, trongquản rất hiệu quả Tuy vậy, hiện nay các sở GD&ĐT còn thiếu hệthống các phần mềm chuyên dụng để QL hiệu quả các hoạt độngUDCNTT ở các trường THPT
2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QL ỨNG DỤNG CNTT Ở TRƯỜNG THPT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Những ưu điểm: Đội ngũ CBQL và GV đều có nhận thức đúng
về tính cấp thiết của việc QL ứng dụng CNTT ở trường THPT Các
sở GD&ĐT, HT các trường THPT trong vùng đều quan tâm đến việcxây dựng kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo UDCNTT và quản lýUDCNTT
Những hạn chế: Nhiều CBQL, GV có nhận thức sai về mức độ
và cách thức ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý Trong chỉđạo và tổ chức thực hiện, chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa cónhững quy định cụ thể trong sinh hoạt chuyên môn Nền tảng pháp
lý, cơ sở khoa học của vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học, trong
QL vẫn còn thiếu, làm chậm tiến trình thực hiện CSVC-TBDH vềCNTT đã được đầu tư, nhưng công tác QL để sử dụng cho dạy học
và QL thì còn nhiều hạn chế
Kết luận chương 2: Đội ngũ cán bộ QLGD, GV, HS đã có
nhận thức đúng về sự cần thiết phải QL UDCNTT trong DH và QL.Tuy vậy, công tác QL, tổ chức hoạt động và năng lực chuyên môn,nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ QL và GV còn những hạn chế,chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GD trong thời kỳ hội nhập