quản trị mua hàng trong doanh nghiệp thương mại áp dụng trà thảo mộc

24 616 2
quản trị mua hàng trong doanh nghiệp thương mại áp dụng trà thảo mộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. Lập kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp thương mại. 1.Các căn cứ xây dựng kế hoạch mua hàng 1.1. Căn cứ vào giá trị hàng mua (nguyên lý Pareto) Doanh nghiệp có kế hoạch mua hàng khác nhau với từng loại hàng hóa khác nhau tùy theo mức độ quan trọng của giá trị hàng mua. Hàng mua có giá trị càng cao thì kế hoạch mua hàng càng được xây dựng cụ thể và chi tiết. Doanh nghiệp có thể sử dụng cách phân loại ABC theo nguyên lý Pareto để sắp xếp nguồn lực mua hàng hợp lý. 1.2. Căn cứ vào mức độ rủi ro trong mua hàng Kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào mức độ rủi ro khi mua hàng. Rủi ro trong mua hàng càng cao, doanh nghiệp càng cần phải quan tâm và sâu sát đến công tác mua hàng để giảm thiểu rủi ro Một số phương pháp thường gặp khi mua hàng như: - Nguy cơ phá sản của nhà cung ứng - Khoảng cách địa lý của nguồn hàng. - Mua hàng phân tán, nhỏ lẻ. - Thời hạn giao hàng. - Nhà cung cấp có sức ép lớn. - Mức độ liên kết giữa các nhà cung cấp - Sản phẩm mới và tốc độ biến động công nghệ - Các yếu tố pháp luật liên quan đến mua hàng - Hệ tiêu chẩn chưa rõ ràng. Ngoài ra, rủi ro trong mua hàng hóa còn phụ thuộc vào các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp: - Công tác xác định nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp - Truyền thông nội bộ phục vụ mua hàng. - Thủ tục hành chính mua hàng của doanh nghiệp - Năng lực đội ngũ mua hàng - Chất lượng công tác hoạch định chi phí mua hàng. - Chất lượng công tác phân tích và đánh giá nhà cung cấp - Số lượng mua hàng tối thiểu. 1.3. Căn cứ vào tình hình thị trường Tình hình thị trường là căn cứ quan trọng trong xây dựng kế hoạch mua hàng. Để tiến hành phân tích thị trường, doanh nghiệp tiến hành thu nhập các thông tin liên quan đến cung và cầu trên thị trường, xu hướng biến động của nhu cầu và cung ứng, vị thế của nhà cung cấp, các yếu tố pháp lý, các quy trình, các hệ tiêu chuẩn hiện hành, 1.4. Các căn cứ khác Ngoài các căn cứ nêu trên, doanh nghiệp còn dựa trên một số căn cứ khác như: - Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là căn cứ quan trọng nhất để xây dựng kế hoạch mua hàng, cụ thể là xác định nhu cầu mua hàng. Với doanh nghiệp thương mại, kế hoạch mua hàng được xây dựng chủ yếu dựa trên kế hoạch bán hàng và kế hoạch dự trữ. - Khả năng tài chính của doanh nghiệp - Đặc điểm của sản phẩm và dịch vụ - Khả năng dự trữ của doanh nghiệp. - Những điều kiện về pháp lý/ tiêu chuẩn hiện hành 2.Nội dung kế hoạch mua hàng. 2.1. Mặt hàng cần mua (mua cái gì) Kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp thương mại cần xác định rõ trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cần phải mua các mặt hàng gì? Tên mặt hàng, mã hiệu của mặt hàng, các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật giúp phản ánh, định hình mặt hàng cần mua. Tùy thuộc vào việc đó là mặt hàng truyền thống, mặt hàng mới, trong nước hay nhập khẩu để có kế hoạch hợp lý 2.2. Số lượng hàng mua (mua bao nhiêu?) Nội dung thứ hai cần làm rõ trong kế hoạch mua hàng là trả lời câu hỏi, với mỗi mặt hàng đã xác định ở trên sẽ mua với số lượng bao nhiêu? Tiến hành mua hàng với số lượng lớn và có định mực dữ trữ lớn nhằm khai thác những cơ hội thị trường ha quản trị dữ trữ bằng không Thông thường doanh nghiệp cố gắng mua hàng với mức dữ trữ là thấp nhất nhằm phòng tránh những rủi ro do nhu cầu thị trường thay đổi hoặc giá có thể giảm. 2.3. Hình thức mua hàng(mua như thế nào) Kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp cũng cần làm rõ hình thức mua hàng được áp dụng. Trên thực tế, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức mua hàng như chọn mua, mua theo hợp đồng, mua bán ký gửi, liên kết, gia công, tự sản xuất. Tùy từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể doanh nghiệp sẽ áp dụng hình thức mua hàng phù hợp. 2.4. Giá mua dự tính Trong kế hoạch mua hàng cũng cần phải dự trù về mức giá mà doanh nghiệp có thể mua với từng loại mặt hàng cụ thể. Mức giá dự tính này được xác định dựa vào mức giá thị trường đầu vào đối với loại hàng hóa đó, tùy thuộc vào mức giá chào bán của các nhà cung cấp 2.5. Thời điểm mua hàng (khi nào mua?) Doanh nghiệp sẽ quyết định mua hàng theo phương pháp đúng thời điểm(Just-In-Time) hay mua hàng vào các thời điểm khác nhau. Doanh nghiệp có vị thế đàm phán với nhà cung cấp lớn thì doanh nghiệp có thể áp dụng mua hàng đúng thời điểm. Ngược lại khi doanh nghiệp không có quan hệ chặt chẽ và vị thế đàm phán với nhà cung cấp thấp thì nên tránh dùng mua hàng đúng thời điểm mà nên dùng mua hàng theo các lô lớn vào các thời điểm thích hợp. 2.6. Nhà cung cấp dự tính Trong kế hoạch mua hàng cũng cần chỉ ra một danh sách các nhà cung cấp có khả năng thỏa mãn nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp thương mại. Trong đó chỉ rõ đâu là các nhà cung cấp truyền thống, đâu là nhà cung cấp mới, để từ đó các phương án triển khai mua hàng cho phù hợp. 2.7. Ngân sách mua hàng Khi xây dựng kế hoạch mua hàng cần chỉ rõ để thực hiện kế hoạch đó cần phải bỏ ra các khoản chi phí nào? Mục tiêu của việc mua hàng luôn hướng tới việc mua được hàng hóa cần mua đủ về số lượng, với chất lượng tối ưu nhưng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, tức là chi phí là thấp nhất. II.Tổ chức thực hiện và kiểm soát công tác mua hàng 1.Tổ chức thực hiện 1.1. Tìm kiếm nhà cung cấp a, Phân loại nhà cung cấp b, Các nguồn thông tin tìm kiếm nhà cung cấp - Nguồn thông tin nội bộ doanh nghiệp. Nguồn này còn có thể bao gồm các thông tin đến từ các cá nhân trong doanh nghiệp (nhà quản trị, nhân viên mua hàng và những người khác trong doanh nghiệp); các hồ sơ nhà cung cấp đang được lưu trú tại doanh nghiệp - Nguồn thông tin đại chúng: Báo, tạp chí chuyên ngành, truyền hình, đài phát thanh, mạng internet, - Nguồn thông tin từ phía các nhà cung cấp: thư chào hàng, catalog quảng cáo , đại diện bán (người chào hàng), hội chợ, triển lãm và giới thiệu sản phẩm c, Lập hồ sơ các nhà cung cấp Để lập hồ sơ các nhà cung cấp, doanh nghiệp tiến hành thu nhập các thông tin, xử lý thông tin về nhà cung cấp, rút ra những nhận xét, đánh giá và kết luận về từng nhà cung cấp theo nguyên tắc tiêu chuẩn lựa chọn đã đề ra. 1.2. Lựa chọn nhà cung cấp a, Các tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp Để lựa chọn nhà cung cấp, doanh nghiệp cần xây dựng được các tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp - Các tiêu chuẩn chính + Chất lượng nhà cung cấp + Thời hạn giao hàng - Các tiêu chuẩn khác + Khả năng kỹ thuật của nhà cung cấp + Dịch vụ sau bán và dịch vụ bảo trì + Khả năng sản xuất của nhà cung cấp + Khả năng tài chính của nhà cung cấp b, Phương pháp lựa chọn nhà cung cấp - Phương pháp dựa vào kinh nghiệm: Nhà quản trị mua hàng có thể bằng kinh nghiệm, sự từng trải và vốn sống của bản thân trong suốt quá trình hoạt động của mình để lựa chọn nhà cung cấp. - Phương pháp thang điểm Nhà quản trị sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá đối với nhà cung cấp, kết hợp với các phương pháp cho điểm theo các tiêu chuẩn, sắp xếp thứ tự ưu tiên dựa trên tổng số điểm của các tiêu chuẩn đối với từng nhà cung cấp từ đó đưa ra các quyết định lựa chọn mang tính khách quan Quy trình lựa chọn nhà cung cấp có thể bao gồm các bước cơ bản sau: - Bước 1: Thu nhập thông tin về nhà cung cấp - Bước 2: Lập danh sách nhà cung cấp ban đầu - Bước 3: Lập tiêu chí đánh giá - Bước 4: Tiến hành đánh giá nhà cung cấp theo tiêu chí đã chọn - Bước 5: Lập danh sách nhà cung cấp chính thức: - Bước 6: Lưu hồ sơ - Bước 7: Đánh giá lại nhà cung cấp 1.3. Thương lượng và đặt hàng Thương lượng với nhà cung cấp: Được hiểu là quá trình giao dịch, đàm phán với nhà cung cấp để đi đến những thỏa thuận giữa hai bên (người mua và người bán) nhằm mục đích cùng có lợi. Đó là một giai đoạn rất quan trọng trong quá trình mua hàng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác mua hàng Đặt hàng: Kết quả của quá trình thương lượng là việc doanh nghiệp thương mại đặt hàng với nhà cung cấp, theo các hình thức chủ yếu như ký kết hợp đồng mua bán (đứng tên người mua và người bán), hóa đơn bán hàng, thư đặt hàng. Trong đó hình thức hợp đồng mua bán là quan trọng và có tính pháp lý cao nhất. 1.4. Giao nhận hàng và thanh toán tiền mua hàng Mục đích của giai đoạn này nhằm đảm bảo nhà cung cấp giao hàng đúng thời hạn, đúng hợp đồng hay đơn đặt hàng đã được cam kết hay chấp nhận, thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp theo đúng thỏa thuận của hai bên. Bao gồm các nội dung cụ thể sau: Thúc giục giao hàng: Doanh nghiệp có thể thúc giục nhà cung cấp giao hàng khi thời hạn giao hàng sắp đến và thúc giục giao hàng khi thời hạn giao hàng đã hết, qua đó nâng cao tính chủ động trong việc giao nhận hàng đề phòng trường hợp giao hàng từ phía nhà cung cấp do những nguyên nhân khách quan. Tổ chức giao nhận hàng: Thông qua việc giám sát, theo dõi quá trình giao hàng. Khi giao nhận hàng cần thực hiện nghiêm túc, thận trọng các nội dung kiểm tra sau: - Kiểm tra về mặt chủng loại, mẫu mã, cơ sở, mầu sắc v.v - Kiểm tra chất lượng hàng hóa - Kiểm tra số lượng hàng hóa - Kiểm tra hóa đơn thanh toán tiền mua hàng Thanh toán tiền mua hàng: Trên cơ sở phương thức , hình thức thanh toán, thời hạn, đồng tiền thanh toán và các điều kiện thanh toán khác đã được thỏa thuận được ghi trong hợp đồng, doanh nghiệp thương mại tiến hành thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp( bên bán) 2.Kiểm soát công tác mua hàng 2.1. Đánh giá kết quả mua hàng Mục đích: Nhằm xác định và đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu và kế hoạch mua hàng đã được xây dựng của doanh nghiệp ở mỗi kỳ kế hoạch hoặc sau khi thực hiện một hợp đồng mua hàng Việc đánh giá kết quả mua hàng có thể tiến hành theo các bước cụ thể sau: - Xác định các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với mục tiêu mua hàng, bán hàng và mục tiêu tài chính của doanh nghiệp bao gồm các tiêu chuẩn định lượng và các chỉ tiêu định tính - Đo lường kết quả mua hàng của doanh nghiệp - So sánh kết quả mua hàng với các tiêu chuẩn đánh giá đã được lựa chọn để xác định mực độ hoàn thành (hoặc chưa hoàn thành) 2.2. Đánh giá quá trình mua hàng Đánh giá quá trình mua hàng bao gồm một số nội dung sau: - Đánh giá công tác lập kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp - Đánh giá công tác tổ chức mua hàng - Đánh giá thành tích đội ngũ mua hàng Mục tiêu của việc đánh giá thành tích nhân viên mua hàng là xem xét và đánh giá đúng đắn trình độ kiến thức kỹ năng làm việc và các phẩm chất nghề nghiệp của mỗi nhân viên theo yêu cầu của công tác mua hàng nói chung và nhiệm vụ cụ thể được phân công cho mỗi nhân viên mua hàng nói riêng PHẦN B. VẬN DỤNG THỰC TẾ I. Lựa chọn mặt hàng “Trà thảo mộc” kinh doanh trên thị trường Hà Nội Qua phân tích và nghiên cứu, nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn mặt hàng Trà thảo mộc kinh doanh trên thị trường Hà Nội bởi các lý do sau: Thứ nhất, cơ hội đối với lĩnh vực kinh doanh trà thảo mộc: + Mặc dù đã xuất hiện được một thời gian dài nhưng số lượng doanh nghiệp trà thảo mộc chưa nhiều, chưa đáp ứng hết nhu cầu của thị trường + Đây là loại đồ uống đang được khuyến khích sử dụng so với các loại đồ uống khác do đem lại nhiều công dụng tốt + Thị trường trà thảo mộc tăng trưởng khá nhanh ,nhu cầu của khách hàng còn khá lớn + Có khả năng mở rộng thị trường , phát triển thương hiệu Thứ hai, lợi thế trong lĩnh vực kinh doanh: + Đây là một mặt hàng được các đối tượng khách hàng yêu thích do đặc tính của sản phẩm là : ngon - bổ - rẻ, đặc biệt là trong thời điểm nắng nóng thì đây là một loại thức uống rất được ưu chuộng + Các loại trà thảo mộc của công ty được nhập từ các doanh nghiệp uy tín , dễ mua và chi phí sản xuất của trà thảo mộc thấp nên giá bán ra của trà sẽ ở mức thấp so với các loại đồ uống khác như trà sữa, cà phê, sinh tố…làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty Thứ ba, lựa chọn thị trường Hà Nội vì đây là thị trường rộng lớn với lượng khách hàng đông đúc , khả năng sinh lời tại đây là rất cao , thuận lợi cho việc công ty triển khai các kế hoạch kinh doanh Tiềm năng của thị trường Hà Nội Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ nước giải khát không gas (trà thảo mộc chiếm phần không nhỏ ) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới . Đó là nhận định của GS. Phạm Song, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam tại hội thảo “Phát triển, nâng cao vị thế của trà xanh và thảo mộc đối với ngành đồ uống Việt Nam", diễn ra ngày 15/10, tại Bình Dương. Hà Nội lại là thành phố tiêu thụ cũng như tăng trưởng nhiều nhất khu vực phía bắc ,vì thế đây chính là thị trường tiềm năng cho nước giải khát không gas nói chung và trà thảo mộc nói riêng GS. Song cho biết thêm, trung bình mỗi năm, một người Việt Nam mới chỉ uống khoảng 3 lít trà thảo mộc các loại , trong khi mức bình quân của người Philippines là 50 lít/năm. Theo dự báo, đến năm 2014, tổng lượng đồ uống bán lẻ ở Việt Nam sẽ tăng gần 60% so với năm 2007.Những con số trên cho chúng ta thấy lượng tiêu thụ trà thảo mộc là chưa cao và đang có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ .Đây chính là 1 lợi thế khi doanh nghiệp kinh doanh trà thảo mộc tại thành phố lớn Hà Nội .Hơn nữa thị trường Hà Nội đang nóng dần trở lại sau những đợt khủng hoảng kinh tế năm vừa qua, các doanh nghiệp sẽ mạnh rạn đầu tư kinh doanh buôn bán hơn trước .Điều này sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng lượng khách hàng lớn là các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố .Thị trường nước giải khát đang có xu hướng sụt giảm mạnh mẽ nước giải khát có gas ,thay vào đó là trà thảo mộc ,nước trái cây ,đây chính là 1 cơ hội cho doanh nghiệp khi đầu tư vào mặt hàng này .Hà Nội là thành phố lớn nên lượng khách hàng tại đây là rất tiềm năng .Hơn nữa Hà Nội tập trung 1 lượng lớn khách hàng trẻ ,năng động như : sinh viên ,người lao động trẻ nên sẽ là thị trường tiềm năng cho công ty do thị yếu của giới trẻ là sử dụng trà thảo mộc đang tăng mạnh .Thị trường Hà Nội là thị trường lớn nên cơ hội phát triển thương thiệu của công ty trong tương lai là rất cao ,qua đó nâng vị thế công ty lên cao hơn ,tạo tiền đề cho những bước phát triển sau này của công ty. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này trên thị trường. Tuy nhiên, do đây là các mặt hàng truyền thống của các doanh nghiệp nên thực tế kế hoạch mua hàng thường mang tính cố định ( kế hoạch mua hàng thường được dùng cho các năm, không có sự thay đổi đáng kể) nên việc lập kế hoạch mua hàng cho một thời kỳ, một giai đoạn nào đó là không cần thiết. Cùng với đó, là sinh viên khoa quản trị doanh nghiệp, chúng tôi mong muốn rằng sẽ có những công ty, doanh nghiệp do chúng tôi làm chủ, một doanh nghiệp hoàn toàn khác so với các doanh nghiệp trên thị trường. Do vậy, để đảm bảo tính thực tiễn cũng như phần nào thỏa mãn được chính mình, nhóm quyết định triển khai các nội dung thảo luận với một doanh nghiệp giả định : Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trà thảo mộc Thanh Hương, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội – đã có nhiều năm cung cấp mặt hàng Trà thảo mộc. II.Xác định nhu cầu, mục tiêu mua hàng 1. Nhu cầu mua hàng Bất kỳ một doanh nghiệp thương mại nào, để quá trình kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn thì đồng thời với việc triển khai các hoạt động kinh doanh hàng hóa trên thị trường, doanh nghiệp đều phải lên kế hoạch mua hàng cho thời gian tiếp theo. Tùy theo hàng hóa dịch vụ, tùy theo mục tiêu kinh doanh của mình mà doanh nghiệp lên kế hoạch mua hàng vào thời điểm thích hợp. Bản thân doanh nghiệp Thanh Hương cũng phải tiến hành công việc đó. Mùa hè 2014 sắp đến, khách hàng có nhu cầu nhiều hơn về các loại nước giải khát nói chung và Trà thảo mộc của doanh nghiệp nói riêng. Chính vì vậy, việc lập kế hoạch mua hàng là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Hay nói cách khác, doanh nghiệp có nhu cầu mua hàng để phục vụ tốt nhất quá trình kinh doanh của mình, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. 2. Mục tiêu mua hàng Để kế hoạch bán hàng thực sự có ý nghĩa, mang lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp cũng như phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, Thanh Hương đã đề ra một số mục tiêu cho kế hoạch mua hàng phục vụ dịp hè 2014 gồm các mục tiêu như sau: - Mua hàng với số lượng và giá cả hợp lý nhất phù hợp với tình hình tiêu thụ - Mua hàng đúng lúc, đúng thời điểm phục vụ kịp thời nhu cầu thị trường. - Đảm bảo mọi khâu trong quá trình mua hàng diễn ra nhịp nhàng không bị gián đoạn. III. Xây dựng kế hoạch mua hàng 1. Các căn cứ xây dựng kế hoạch mua hàng 1.1. Căn cứ vào giá trị hàng mua: Trà thảo mộc là một mặt hàng có giá trị cao.Nguyên nhân đây là mặt hàng chính, chủ yếu mang về giá trị lớn nhất cho công ty. Với mục tiêu cung cấp cho khách hàng sản phẩm trà không chỉ đáp ứng nhu cầu cần thiết là giải khát mà còn tốt và an toàn cho sức khỏe nên trong nhiều năm liền, mặt hàng Trà thảo mộc là mặt hàng chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có kinh doanh các mặt hàng khác nhưng giá trị mang về là không đáng kể. 1.2. Căn cứ vào mức độ rủi ro trong mua hàng: Trong quá trình mua hàng luôn tiềm ẩn các rủi ro mà doanh nghiệp luôn phải lường trước để hạn chế phòng tránh các rủi ro ấy. Các rủi ro trong quá trình mua hàng của doanh nghiệp có thể đến từ nhiều các nguyên nhân, yếu tố khác nhau. Thứ nhất, chúng ta thấy mặt hàng chúng ta nhập về là các sản phẩm Trà thảo mộc nguyên chai. Các chai này thường được sử dụng các chất liệu bền, khó vỡ để làm nên giúp cho doanh nghiệp hạn chế được những hao hụt do hư hỏng hàng hóa ở khâu vận chuyển. Tuy nhiên, rủi ro này không phải là không đến do một số nguyên nhân như sự cố tai nạn trong vận chuyển, thiếu cẩn thận rong bốc xếp hàng hóa,… Thứ hai, nguyên nhân đến từ khoảng cách địa lý của nguồn hàng. Nguồn hàng của doanh nghiệp được cung cấp bởi các nguồn khác nhau, có nguồn có khảng cách địa lý gần và có nguồn hàng ở xa. Nhưng dù xa hay gần thì doanh nghiệp cũng phải cẩn trọng để tránh các rủi ro có thể xảy ra, nhất là rủi ro trong vận chuyển. Thứ ba, các rủi ro đến từ nhà cung cấp. Các nhà cung cấp đều là các doanh nghiệp lớn trên thị trường, họ có nhiều đại lý và các công ty phân phối sản phẩm của mình. Mùa hè là mùa cao điểm tiêu thụ nước giải khát và các loại trà thanh nhiệt giải độc nên dể bị xảy ra hiện tượng hết hàng, cháy hàng không có để cung cấp cho doanh nghiệp khi cần nên để tránh các rủi ro này doanh nghiệp phải có những ký kết ràng buộc chặt chẽ với nhà cung cấp để đảm bảo doanh nghiệp lấy được hàng hóa khi cần thiết. Thứ 4, thời hạn giao hàng . Doanh nghiệp đã rất cẩn trọng trong việc nhập hàng trước thời điểm cung cấp hàng hóa ra thị trường. Tuy nhiên, không thể không tính đến rủi ro hàng hóa không được giao đúng thời điểm, mà thời gian sai lệch lớn khiến cho việc sắp xếp, phân phối hàng hóa của doanh nghiệp đến các địa điểm bị đảo lộn theo kế hoạch kinh doanh ban đầu làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Thứ năm, nguyên nhân đến từ các sản phẩm mới và tốc độ biến đổi công nghệ: Hiện nay có nhiều sản phẩm ra đời với chất lượng và giá cả rẻ hơn các sản phẩm hiện tại. Không những thế các sản phẩm ngày càng được cải tiến và xuất hiện nhiều loại được ưa chuộng hơn. Nếu doanh nghiệp không chủ động trong việc marketing, cũng như quan hệ tốt với các nhà phân phối, các bạn hàng của mình thì rủi ro về việc không tiêu thụ được sản phẩm là không tránh được. Ngoài ra còn có các nguyên nhân đến từ bên trong doanh nghiệp có thể kể đến như: - Khả năng phân tích, đánh giá thị trường yếu kém của doanh nghiệp dẫn đến những sai sót trong nhận định thay đổi thị trường. Đây là nguyên nhân dẫn đến những quyết định sai trong mua hàng: mua quá nhiều, mua quá ít. - Sự chủ quan, làm việc qua loa thiếu trách nhiệm của các bộ phận, nhân viên liên quan đến hoạt động mua gây ra những rủi ro đáng tiếc như: làm hỏng quan hệ với các nhà phân phối, nhà cung cấp,…. 1.3. Căn cứ vào tình hình thị trường: [...]... Mặt hàng cần mua mua hàng Trà thảo mộc là nhóm sản phẩm đã được doanh nghiệp triển khai kinh doanh trong thời gian dài Để phục vụ tốt cho việc kinh doanh mặt hàng này vào dịp hè sắp tới, trong kế hoạch mua hàng doanh nghiệp triển khai mua tất cả các sản phẩm trong nhóm mặt hàng này, bao gồm: - Trà dược hoa cúc - Trà chanh - Trà Atiso - Trà xanh 2.2 Ngoài ra, kể từ kế hoạch mua hàng lần trước của doanh. .. nhà cung cấp để giá mua giảm đi với các lần mua hàng trước Giá mua mà doanh nghiệp dự tính sẽ thỏa hiệp với nhà cung cấp như sau: Đơn vị: nghìn đồng Sản phẩm Trà hoa cúc Giá mua 45 2.5 Trà chanh Trà Atiso Trà xanh 30 38 36 Trà Ô Long tea 40 Thời điểm mua hàng Do kế hoạch mua hàng được lập nhằm mục đích cung cấp Trà thảo mộc cho mùa hè năm 2014 nên thời điểm mà doanh nghiệp nhập hàng là vào 15 tháng... cấp Do điều kiện kinh doanh nhiều biến động nên hình thức hợp đồng mà doanh nghiệp thấy phù hợp là hợp đồng cho từng lần mua hàng 2.4 Giá mua dự tính Như đã nói ở trên, đây là mặt hàng truyền thống của doanh nghiệp, doanh nghiệp thường xuyên phải mua mặt hàng này Tuy nhiên, kế hoạch mua hàng lần này, doanh nghiệp mua với số lượng lớn hơn, để có giá cạnh tranh trên thị trường doanh nghiệp sẽ thỏa hiệp... thụ mặt hàng Trà thảo mộc trong năm 2014 sẽ có sự tăng trưởng mạnh nên doanh nghiệp thấy để thỏa mãn kịp thời nhu cầu cao thị trường năm nay quyết định tăng số lượng mua hàng lên 10% đối với mỗi loại sản phẩm Cụ thể: Đơn vị : lốc ( 6 chai / lốc) Sản phẩm Trà hoa cúc Trà chanh Trà Atiso Trà xanh Trà Ô Long Tea Số lượng 2095 2800 1215 2063 2711 2.3 Hình thức mua Mặt hàng Trà thảo mộc là mặt hàng truyền... thanh toán 10 % giá trị lô hàng khi đặt hàng, 30 % khi giao hàng và 60 % còn lại sau 1 tháng Đối với TRIBECO: thanh toán 50 % giá trị lô hàng khi đặt hàng và 50 % khi giao hàng Đối với METRO: thanh toán 30 % giá trị lô hàng khi đặt hàng, 50 % khi giao hàng và 20 % sau 10 ngày kể từ khi giao hàng 2 Kiểm soát công tác mua hàng 2.1 Đánh giá kết quả mua hàng Công việc đánh giá kết quả mua hàng được tiến hành... thị trường mang lại thì doanh nghiệp cũng gặp nhiều thách thức: - Trên thị trường hiện nay, có quá nhiều doanh nghiệp, công ty cung cấp các mặt hàng nước giải khát nói chung và các loại Trà thảo mộc nói riêng Tiêu biểu như các doanh nghiệp: Trung Anh, công ty cổ phần Hải Anh, công ty TNHH Bình Minh,… Ngoài việc phải cạnh tranh với các doanh nghiệp thương mại trong ngành thì doanh nghiệp còn phải cạnh... của doanh nghiệp Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải thường xuyên mua hàng để kịp thời phục vụ hoạt động của mình, do vậy với các hình thức như chọn mua, mua ký gửi là không phù hợp Cùng với đó, do quy mô kinh doanh của doanh nghiệp chưa lớn mới hoạt động trên thị trường Hà Nội nên việc thuê gia công hay tự sản xuất không mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Bởi vậy phương án mà doanh nghiệp. .. nhà cung cấp doanh nghiệp cũng gặp phải nhiều thách thức lớn Các nhà cung cấp của doanh nghiệp là những doanh nghiệp lớn, tồn tại lâu năm trên thị trường, có rất nhiều khách hàng, doanh nghiệp Thanh Hương chỉ là một trong số đó Cùng với đó, số lượng sản phẩm của doanh nghiệp khi đặt hàng không lớn Chính bởi những lí do này mà doanh nghiệp “ yếu thế” hơn các nhà cung cấp, do đó, doanh nghiệp cần phải... năng của doanh nghiêp khi kinh doanh Trà thảo mộc là rất lớn Đây là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch mua hàng Tình hình thị trường mà doanh nghiệp lấy làm căn cứ cho lên kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp là: - Kinh nghiệm bán hàng ở tất cả các năm về trước cho thấy, dịp hè là thời điểm mà thị trường nước giải khát trở nên sôi động nhất, và cũng là thời điểm mà doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa... doanh nghiệp, doanh nghiệp đã triển khai mua một loại sản phẩm mới là Trà Ô Long tea và được thị trường rất ưa chuộng nên trong kế hoạch mua hàng lần này, doanh nghiệp quyết định mua tiếp sản phẩm Trà Ô Long Tea Số lượng mua Với thị trường nhiều biến động và nhiều cạnh tranh như Hà Nội thì các doanh nghiệp cần có những kế hoạch hay chiến lược để giữ được lợi thế ở thị trường này Trong quá trình kinh doanh

Ngày đăng: 29/12/2014, 20:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan