tổng quan về các thiết bị đầu cuối viễn thông và các thiết bị đa truy nhập trong viễn thông

56 745 0
tổng quan về các thiết bị đầu cuối viễn thông và các thiết bị đa truy nhập trong viễn thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Đề tài: Thiết bị viễn thông MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC HÌNH 3 LỜI NÓI ĐẦU 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ VIỄN THÔNG 8 1.1. Sự phát triển của nghành viễn thông 8 1.2. Thiết bị đầu cuối bưu điện 8 1.2.1. Điện báo truyền dẫn 8 1.2.2. Truyền ảnh tĩnh (Fax) 10 1.2.3. Máy điện thoại ấn phím 12 1.3. Thiết bị đâu cuối âm thanh 15 1.3.1. Tín hiệu điện thanh 19 1.3.2. Micro 20 1.3.3. Loa 21 1.4. Thiết bị đầu cuối Audio- Máy ghi âm 23 1.4.1. Tổng quát máy ghi âm 23 1.4.2. Sơ đồ khối máy ghi âm 24 1.4.3. Các chỉ tiêu kỹ thuật của máy ghi âm 24 CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐA TRUY NHẬP TRONG VIỄN THÔNG 27 2.1 Giới thiệu chung 27 2.2. Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA) 31 2.2.1. Nguyên lý FDMA 32 2.2.2. Nhiễu giao thoa kênh lân cận 35 2.3. Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) 36 2.3.1. Nguyên lý TDMA 37 2.3.2. Tạo cụm 39 GVHD: Nguyễn Xuân Trường 1 SVTH: Lê Tuấn Anh LTVT 9B Khóa luận tốt nghiệp Đề tài: Thiết bị viễn thông 2.3.3. Thu cụm 40 2.3.4. Đồng bộ 41 2.4. Đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA) 41 2.4.1. Các hệ thống thông tin trải phổ 44 2.4.2. Hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp, DSSS 48 2.4.3. Phổ của tín hiệu 50 2.4.4. CDMA/TDD 52 2.5. Đa truy nhập phân chia theo không gian (SDMA) 53 2.6. So sánh dung lượng hệ thống FDMA, TDMA, CDMA 55 GVHD: Nguyễn Xuân Trường 2 SVTH: Lê Tuấn Anh LTVT 9B Khóa luận tốt nghiệp Đề tài: Thiết bị viễn thông DANH MỤC HÌNH GVHD: Nguyễn Xuân Trường 3 SVTH: Lê Tuấn Anh LTVT 9B Khóa luận tốt nghiệp Đề tài: Thiết bị viễn thông LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển của hạ tầng và cơ sở thông tin là yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển và góp phần nâng cao đời sống xã hội của con người. Thừa kế những thành tựu của ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn, quang học, tin học, công nghệ thông tin…, nền công nghiệp viễn thông trên thế giới đã có những bước tiến nhảy vọt kỳ diệu đã đưa xã hội loài người bước sang một kỷ nguyên văn minh mới: Kỷ nguyên thông tin. Phát triển và hiện đại hoá thông tin đang là nhu cầu bức xúc của nước ta để tiến tới phát triển thông tin đa dạng, phong phú, nổi bật là mạng đa số dịch vụ ISDN (Intergrated Service Digita Network). Thông tin số đóng vai trò quan trọng trong mạng viễn thông hiện nay. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành viễn thông trên thế giới, ngành bưu chính viễn thông Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành quả lớn trong công cuộc hiện đại hóa mạng viễn thông Việt Nam. Hòa chung với nhịp điệu phát triển của thế giới, cùng trên bước xa lộ thông tin, Việt Nam đã đưa được mật độ sử dụng điện thoại 90máy/100 dân. Trong đó thiết bị viễn thông và hệ thống chuyển mạch số, tổng đài số đóng vai trò quan trọng trong mạng viễn thông. Hệ thống tổng đài là thiết bị làm việc kết nối phục vụ các loại dịch vụ thông tin khác nhau. Tổng đài cung cấp một đường truyền dẫn tạm thời để truyền thông tin đồng thời theo hai hướng giữa các loại đường dây truyền dẫn. Nó được các thiết bị chuyển mạch của tổng đài thực hiện thông qua trao đổi báo hiệu với mạng bên ngoài. Từ khi con người đưa tổng đài điện thoại đầu tiên vào sử dụng cho tới nay, kỹ thuật tổng đài có ngững bước tiến vô cùng to lớn. Đầu tiên là ngững tổng đài nhân công mà các chức năng chung đều do nhân công thực hiện. Sau đó là những tổng đài điện cơ bán tự động, nó được xây dựng trên cơ sở nguyên lý chuyển mạch từng nấc, chuyển mạch ngang dọc. Tiếp theo đó là những tổng đài điều khiển theo chương trình ghi sẵn cho tín hiệu số đã được xử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới với số lượng và chủng loại ngày càng đa dạng, phong phú. Trên cơ sở đó, khóa luận tốt nghiệp của em xin đề cập đến những nội dung như sau: - Tổng quan về thiết bị đầu cuối viễn thông GVHD: Nguyễn Xuân Trường 4 SVTH: Lê Tuấn Anh LTVT 9B Khóa luận tốt nghiệp Đề tài: Thiết bị viễn thông - Các phương pháp đa truy nhập trong viễn thông Các công nghệ đa truy nhập là nền tảng của các hệ thống thông tin đa truy nhập vô tuyến nói chung và thông tin di động nói riêng. Các công nghệ này cho phép các hệ thống đa truy nhập vô tuyến phân bổ tài nguyên vô tuyến một cách hiệu suất cho các người sử dụng. Tuỳ thuộc vào việc sử dụng tài nguyên vô tuyến để phân bổ cho các người sử dụng mà các công nghệ này được phân chia thành: đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA), đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA), đa truy nhập phân chia theo mà (CDMA) và đa truy nhập phân chia theo không gian (SDMA). Các hệ thống thông tin di động mới đều sử dụng kết hợp cả bốn công nghệ đa truy nhập này để phân bổ hiệu quả nhất tài nguyên cho các người sử dụng. Công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã với nhiều ưu việt so với các công nghệ khác nên ngày càng trở thành công nghệ đa truy nhập chính. Công nghệ đa truy nhập CDMA được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật trải phổ. Kỹ thuật trải phổ đã được nghiên cứu và áp dụng trong quân sự từ những năm 1930, tuy nhiên gần đây các kỹ thuật này mới được nghiên cứu và áp dụng thành công trong các hệ thống tin vô tuyến tổ ong. Các phần tử cơ bản của mọi hệ thống trải phổ là các chuỗi giả ngẫu nhiên. Có thể coi rằng Sol Golomb là người đã dành nhiều nghiên cứu toán học cho vấn đề này trong các công trình của ông vào những năm 1950. Ý niệm đầu tiên về đa truy nhập trải phổ phân chia theo mã (SSCDMA: Spread Spectrum Code Division Multiple Access) đã được R.Price và P.E.Green trình bầy trong bài báo của mình năm 1958. Vào đầu những năm 1970 rất nhiều bài báo đã chỉ ra rằng các hệ thống thông tin CDMA có thể đạt được dung lượng cao hơn các hệ thống thông tin đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA: Time Division Multiple Access).Các hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp đã được xây dựng vào những năm 1950. Thí dụ về các hệ thống đầu tiên là: ARC-50 của Magnavox và các hệ thống thông tin vô tuyến vệ tinh OM-55, USC-28. Trong các bài báo của mình (năm 1966) các tác giả J.W.Schwartz, W.J.M.Aein và J. Kaiser là những người đầu tiên so sánh các kỹ thuật đa truy nhập FDMA, TDMA và CDMA. Các thí dụ khác về các hệ thống quân sự sử dụng công nghệ CDMA là vệ tinh thông tin chiến thuật TATS và hệ thống định vị toàn cầu GPS. Ở Mỹ các vấn đề về cạn kiệt dung lượng thông tin di động đã nẩy sinh từ những năm 1980. Tình trạng này đã tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu ở Mỹ tìm ra GVHD: Nguyễn Xuân Trường 5 SVTH: Lê Tuấn Anh LTVT 9B Khóa luận tốt nghiệp Đề tài: Thiết bị viễn thông một phương án thông tin di động số mớí. Để tìm kiếm hệ thống thống tin di động số mới người ta nghiên cứu công nghệ đa thâm nhập phân chia theo mã trên cơ sở trải phổ (CDMA). Được thành lập vào năm 1985, Qualcom, sau đó được gọi là "Thông tin Qualcom" (Qualcom Communications) đã phát triển công nghệ CDMA cho thông tin di động và đã nhận được nhiều bằng phát minh trong lĩnh vực này. Lúc đầu công nghệ này được đón nhận một cách dè dặt do quan niệm truyền thống về vô tuyến là mỗi cuộc thọai đòi hỏi một kênh vô tuyến riêng. Đến nay công nghệ này đã trở thành công nghệ thống trị ở Bắc Mỹ và nền tảng của thông tin di động thế hệ ba. Qualcom đã đưa ra phiên bản CDMA đầu tiên được gọi là IS-95A. Hiện nay phiên bản mới IS-2000 và W-CDMA đã được đưa ra cho hệ thống thông tin di động thứ 3. Trong lĩnh vực thông tin di động vệ tinh càng ngày càng nhiều hệ thống tiếp nhận sử dụng công nghệ CDMA. Các thí dụ điển hình về việc sử dụng công nghệ này cho thông tin vệ tinh là: Hệ thống thông tin di động vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO: Low Earth Orbit) Loral/Qualcom Global Star sử dụng 48 vệ tinh, Hệ thống thông tin di động vệ tinh quỹ đạo trung bình (MEO: Medium Earth Orbit) TRW sử dụng 12 vệ tinh. Một trong các hạn chế chính của các hệ thống CDMA hiện này là hiệu năng của chúng phụ thuộc vào nhiễu của các người sử dụng cùng tần số, MUI (Multi user Interference). Đây là lý do dẫn đến giảm dung lượng và đòi hỏi phải điều khiển công suất nhanh. Các máy thu liên kết đa người sử dụng (MUD: Multi User Detector) sẽ cho phép các hệ thống CDMA mới dần khắc phục được các nhược điểm này và cho phép CDMA tỏ rõ được ưu điểm vượt trội của nó. Gần đây một số công nghệ đa truy nhập mới như: đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao (OFDMA: Orthogonal Frequency Division Multiple Access) và CDMA đa sóng mang (MC CDMA: Multicarrier CDMA) cũng trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều trường đại học và các phòng thí nghiệm trên thế giới. Đây là các phương pháp đa truy nhập mới đầy triển vọng. Điều chế OFDM là cơ sở để xây dựng OFDMA đã được công nhận là tiêu chuẩn cho WLAN 802.11 và HIPERLAN. Trong tương lai hai công nghệ đa truy nhập này rất có thể sẽ tìm được các ứng dụng mới trong các hệ thống thông tin đa truy nhập vô tuyến băng rộng đa phương tiện và di động thế hệ sau. GVHD: Nguyễn Xuân Trường 6 SVTH: Lê Tuấn Anh LTVT 9B Khóa luận tốt nghiệp Đề tài: Thiết bị viễn thông Được sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Xuân Trường và các thầy, cô trong bộ môn, và sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành tốt báo cáo thực tập tốt nghiệp đúng thời hạn. Nhưng do điều kiện thu thập tài liệu và quỹ thời gian có hạn, khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ bào, đóng góp ý kiến của các bạn và các thầy cô. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy Nguyễn Xuân Trường cùng các thầy, cô trong khoa Điện Tử Viễn Thông đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Hà Nam, tháng 11 năm 2014 Sinh viên Lê Tuấn Anh GVHD: Nguyễn Xuân Trường 7 SVTH: Lê Tuấn Anh LTVT 9B Khóa luận tốt nghiệp Đề tài: Thiết bị viễn thông CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ VIỄN THÔNG 1.1. Sự phát triển của nghành viễn thông Ngành bưu chính viễn thông Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới được phân chia ra làm hai thời kỳ: trước năm 1954 và sau năm 1954. Trong những năm 1954 mạng viễn thông nói chung đổi thay một cách cơ bản hơn thời kỳ trước năm 1954, trong khoảng thập kỷ 60,79 và giữa thập niên 80. Trong khoảng thời gian 25 năm này đã chứng kiến một cuộc cách mạng thực sự của ngành viễn thông đó là sự phát triển vượt bậc về công nghệ truyền dẫn. Số lượng đường dây thuê bao tăng gấp 4 lần so với trước 1960. Trong khoảng năm 1980 đã chuyển sang thời kỳ tự động hóa với mạng lưới được mở rộng ra các quốc gia trên thế giới, với tốc độ phát triển ở mức cao từ 20% đến 25% mỗi năm vượt xa hơn tất cả xảy ra trong 70 năm trước, kết quả là những năm 60 công việc chuyển mạch phải có chuyên môn lâu năm phần lớn dùng cơ khí. Ngày nay, kỹ thuật chuyển mạch phải có chuyển mạch đòi hỏi có kiến thức sâu rộng về cả điện tử và môn tin học. Sự phát triển của nghành viễn thông có bước ngoặt rõ ràng. Vào thập kỷ 60 xóa bỏ khoảng cách điện thoại gọi được khắp nơi trên thế giới. Cho đến nay ngày nay, ngành viễn thông đã có một bộ mặt mới hoàn toàn (kỹ thuật tự động hóa và số hóa) chuyển từ A/D và ngược lại nhờ bộ chuyển đổi PCM với tốc độ cao. 1.2. Thiết bị đầu cuối bưu điện Thiết bị đầu cuối giao tiếp giữa một mạng và người hay máy móc, bao gồm cả các máy tính, thiết bị đầu cuối chuyển đổi thông tin sang tín hiệu điện và trao đổi tín hiệu điều khiển với mạng lưới. 1.2.1. Điện báo truyền dẫn Nguyên lí điện báo truyền chữ: Điện báo truyền chữ thực hiện việc truyền một văn bản đến địa chỉ nhận tin bằng sự biến đổi tin tức trong văn bản gốc thành tín hiệu điện dạng tín hiệu số ở phía phát. Tín hiệu này được truyền dẫn trong mạng thông tin, ở phần thu này xảy ra sự biến đổi ngược lại để hoàn nguyên văn bản cho người sử dụng, sự đơn giản của tín GVHD: Nguyễn Xuân Trường 8 SVTH: Lê Tuấn Anh LTVT 9B Khóa luận tốt nghiệp Đề tài: Thiết bị viễn thông hiệu điện báo và băng tần rất nhỏ hẹp của kênh điện báo là đặc điểm của điện báo truyền chữ. Điện báo truyền chữ có lịch sử lâu dài,đã qua nhiều cải tiến nên có nhiều tên gọi khác nhau. Trong điện báo truyền chữ nguồn tin là bằng chữ cái, có 10 chữ số và một số dấu, tổng cộng có 60 ký tự. Nếu dùng một từ mã tương ứng với một ký tự thì mỗi từ mã phải dùng 6 đơn vị từ mã (2 6 = 64 tổ hợp). Nhưng điện báo truyền chữ chỉ dùng 5 đơn vị mã (2 5 = 32 tổ hợp), tương tự như máy chữ, mỗi từ mã bình thường đại diện cho 2 ký tự số và dấu. Người ta quy ước từ mã 11111 báo hiệu những từ mã tiếp theo thuộc nhóm ký tự chữ, từ mã 11011 báo hiệu những từ mã tiếp theo thuộc nhóm ký tự số và dấu. Sơ đồ khối phát và thu: Hình 1.1 - Sơ đồ khối phát và thu  Phần Phát: Điện báo viên ấn một phím thì một từ mã được chọn và cơ cấu khởi động làm việc ở đó xảy ra quá trình biến đổi 5 bit từ song song sang nối tiếp.Bộ hoặc gồm 5 bit với đơn vị dừng để tạo ra từ mã đầy đủ. Trong quá trình 5 bit tin chưa biến đổi hết từ song song sang nối tiếp thì bộ mã bị bộ khởi chốt giữ ở từ mã đã chọn. Tín hiệu dùng đưa kết thúc sự làm việc đưa bộ khởi về trạng thái ban đầu, bộ mã được giải phóng để sẵn sàng tiếp nhận một từ mã, từ tác động ấn phím tiếp theo. Bộ định thời dùng để chuẩn thời gian. Bộ phân phối tạo ra thứ tự thời gian của 5 bit tin. GVHD: Nguyễn Xuân Trường 9 SVTH: Lê Tuấn Anh LTVT 9B Khóa luận tốt nghiệp Đề tài: Thiết bị viễn thông  Phần thu: Phần thu phải tiếp nhận các bit nối tiếp chuyển đổi thành 5 bit song song, tiến hành giải mã và in ra ký tự. Mạch vào phối ghép tốt với kênh truyền dẫn, nâng S/N. Bộ khởi được khởi động bởi đơn vị khởi của từ mã được bộ phận phối tạo ra thứ tự bit,bộ trích mã chọn thời điểm cắt mẫu giữa bit để xác định giá trị bit với xác suất đừng lớn nhất có thể tạo điều kiện méo tín hiệu báo.Bộ dừng đưa bộ phân phối về trạng thái ban đầu tức là máy thu sẵn sàng tiếp nhận từ mã mới, đồng thời bộ dừng tác động vào bộ khởi in dùng in để quy định thời gian in đối với từ mã vừa được giải mã xong. Quá trình ở máy nghe hiện kiểu (dây chuyền sản xuất) trong khi đang in một ký tự thì đồng thời thu từ mã tiếp. 1.2.2. Truyền ảnh tĩnh (Fax) Nguyên lý: Truyền ảnh tĩnh là dịch vụ sao chép tài liệu từ xa với tốc độ cao nhờ truyền tín hiệu trên mạng điện thoại. Để các máy Fax do những hãng sản xuất khác nhau có thể liên lạc với nhau, các nhà sản xuất phải tuân thủ theo khuyến nghị của CCITT để thuận tiện cho việc liên lạc Sơ đồ khối và kỹ thuật máy Fax: Hình 1.2 - Mô hình một máy Fax (cơ điện) Mô hình một máy Fax hiển thị phần phát của Fax cơ điện. Tấm ảnh gốc được cố định trên mặt trống hình trụ. Trống được môtơ ổn tốc quay nhanh, qua giảm tốc là nhờ vít, mô tơ làm cho bộ biến đổi quang điện chuyển động thẳng, đều, chậm. Bộ biến đổi quang điện bao gồm nguồn sáng ổn định với phổ sáng xác định. Ánh sáng được hệ thấu kính dẫn quang hội tụ thành vệt sáng có hình dạng và kích thước nhất định chiếu rọi vào phần tử ảnh trên trống. GVHD: Nguyễn Xuân Trường 10 SVTH: Lê Tuấn Anh LTVT 9B [...]... thống đa truy nhập được cho ở hình 2.1 Hình 2.1 - Các hệ thống đa truy nhập a) Các đầu cuối mặt đất và bộ phát đáp b) Các trạm di động và các trạm gốc Thông thường ở một hệ thống thông tin đa truy nhập vô tuyến có nhiều trạm đầu cuối và một số các trạm có nhiệm vụ kết nối các trạm đầu cuối này với mạng hoặc chuyển tiếp các tín hiệu từ các trạm đầu cuối đến một trạm khác Các trạm đầu cuối ở trong các. .. nghiệp Đề tài: Thiết bị viễn thông CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐA TRUY NHẬP TRONG VIỄN THÔNG 2.1 Giới thiệu chung Các phương thức đa truy nhập vô tuyến được sử dụng rộng rãi trong các mạng thông tin di động Trong chương này ta sẽ xét tổng quan các phương pháp đa truy nhập được sử dụng trong thông tin vô tuyến Ngoài ra ta cũng xét kỹ thuật trải phổ như là kỹ thuật cơ sở cho các hệ thống thông tin di động... khác Các phương pháp đa truy nhập nói trên có thể kết hợp với nhau Hình 2.5 cho thấy các cách kết hợp của ba phương pháp đa truy nhập đầu tiên Hình 2.5 - Kết hợp ba dạng đa truy nhập cơ sở thành các dạng đa truy nhập lai ghép 2.2 Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA) Là phương pháp đa truy nhập phân chia theo tần số các kênh thông tin được sắp xếp liên tiếp nhau trên dải tần thông tần của đường truy n... các hệ thống thông tin di động mặt đất là các máy di động còn các trạm đầu cuối GVHD: Nguyễn Xuân Trường 27 SVTH: Lê Tuấn Anh LTVT 9B Khóa luận tốt nghiệp Đề tài: Thiết bị viễn thông trong các hệ thống thông tin vệ tinh là các trạm thông tin vệ tinh mặt đất Các trạm kết nối các trạm đầu cuối với mạng hoặc chuyển tiếp các tín hiệu từ các trạm đầu cuối đến các trạm khác là các trạm gốc trong thông tin di... hoặc các bộ phát đáp trên vệ tinh trong các hệ thống thông tin vệ tinh Do vai trò của trạm gốc trong thông tin di động mặt đất và bộ phát đáp vệ tinh cũng như máy di động và trạm mặt đất giống nhau ở các hệ thống đa truy nhập vô tuyến nên trong phần này ta sẽ xét chúng đổi lẫn cho nhau Trong các hệ thống thông tin đa truy nhập vô tuyến bao giờ cũng có hai đường truy n: một đường từ các trạm đầu cuối. .. Multiple Access) - Đa truy nhập phân chia theo không gian (SDMA: Space Division Access) Các phương pháp đa truy nhập cơ bản nói trên có thể kết hợp với nhau để tạo thành một phương pháp đa truy nhập mới Các phương pháp đa truy nhập được xây dựng trên cơ sở phân chia tài nguyên vô tuyến cho các nguồn sử dụng (các kênh truy n dẫn) khác nhau Nguyên lý của ba phương pháp đa truy nhập cơ bản đầu tiên được cho... tài: Thiết bị viễn thông 1.3.1 Tín hiệu điện thanh Tín hiệu điện thanh là tín hiệu biến đổi dao động điện thành tín hiệu âm thanh, trong quá trình truy n tín hiệu phải qua nhiều thiết bị và môi trường dẫn, chịu sự biến đổi và gia công Để tin tức nhận được ở thiết bị sau đảm bảo trung thực thiết bị trước phải đưa ra tỉ số tín hiệu/nhiễu (S/N) theo tiêu chuẩn làm việc của thiết bị sau Hai thiết bị xét... tất cả các sóng mang khác đồng thời phát và phát trong cùng một băng tần Phương pháp này được gọi là phương pháp đa truy nhập theo không gian (SDMA: Space Division Multiple Access) Có nhiều biện pháp để thực hiện SDMA như: GVHD: Nguyễn Xuân Trường 29 SVTH: Lê Tuấn Anh LTVT 9B Khóa luận tốt nghiệp Đề tài: Thiết bị viễn thông Hình 2.2 - Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA) Hình 2.3 - Đa truy nhập. .. đến các trạm gốc hoặc các trạm phát đáp, còn đường khi theo chiều ngược lại Theo quy ước chung đường thứ nhất được là đường lên còn đường thứ hai được gọi là đường xuống Các phương pháp đa truy nhập được chia thành bốn loại chính: - Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA: Frequency Division Multiple Access) - Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA: Time Division Multiple Access) - Đa truy nhập. .. thống kê mọi thông tin về phát và thu, các văn bản phát và thu đều được chèn đoạn mở đầu ghi các thông tin giới thiệu, xác nhận địa chỉ, thời gian và đều được lưu trữ Máy phát hiện đại thường có sẵn modem kết hợp với máy điện thoại, có thể tự động trả lời điện thoại, có màn hình hướng dẫn và bảo dưỡng máy 1.2.3 Máy điện thoại ấn phím Máy điện thoại ấn phím là thiết bị đầu cuối phục vụ thông tin thoại . Tuấn Anh LTVT 9B Khóa luận tốt nghiệp Đề tài: Thiết bị viễn thông DANH MỤC HÌNH GVHD: Nguyễn Xuân Trường 3 SVTH: Lê Tuấn Anh LTVT 9B Khóa luận tốt nghiệp Đề tài: Thiết bị viễn thông LỜI NÓI ĐẦU Sự. Lê Tuấn Anh LTVT 9B Khóa luận tốt nghiệp Đề tài: Thiết bị viễn thông CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ VIỄN THÔNG 1.1. Sự phát triển của nghành viễn thông Ngành bưu chính viễn thông Việt Nam cũng. Khóa luận tốt nghiệp Đề tài: Thiết bị viễn thông MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC HÌNH 3 LỜI NÓI ĐẦU 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ VIỄN THÔNG 8 1.1. Sự phát triển của nghành viễn thông 8 1.2.

Ngày đăng: 29/12/2014, 20:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC HÌNH

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ VIỄN THÔNG

    • 1.1. Sự phát triển của nghành viễn thông

    • 1.2. Thiết bị đầu cuối bưu điện

      • 1.2.1. Điện báo truyền dẫn

        • Hình 1.1 - Sơ đồ khối phát và thu

        • 1.2.2. Truyền ảnh tĩnh (Fax)

          • Hình 1.2 - Mô hình một máy Fax (cơ điện)

          • Hình 1.3 - Sơ đồ khối của máy Fax

          • 1.2.3. Máy điện thoại ấn phím

            • Hình 1.4 - Sơ đồ khối điện thoại

            • 1.3. Thiết bị đâu cuối âm thanh

              • 1.3.1. Tín hiệu điện thanh

              • 1.3.2. Micro

                • Hình 1.5 - Một số loại micro

                • 1.3.3. Loa

                  • Hình 1.6 - Sơ đồ cấu tạo loa

                  • a. Loa điện động

                    • Hình 1.7 - Cấu tạo loa điện động

                    • b. Đĩa phát âm (Loa áp điện)

                      • Hình 1.8 - Cấu tạo đĩa phát âm

                      • 1.4. Thiết bị đầu cuối Audio- Máy ghi âm

                        • 1.4.1. Tổng quát máy ghi âm

                        • 1.4.2. Sơ đồ khối máy ghi âm

                          • Hình 1. 9 - Sơ đồ khối máy ghi âm

                          • 1.4.3. Các chỉ tiêu kỹ thuật của máy ghi âm

                          • CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐA TRUY NHẬP TRONG VIỄN THÔNG

                            • 2.1 Giới thiệu chung

                              • Hình 2.1 - Các hệ thống đa truy nhập

                              • Hình 2.2 - Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA)

                              • Hình 2.3 - Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA)

                              • Hình 2.4 - Đa truy nhập phân cha theo mã (CDMA)

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan