Hình 2.3 - Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA)
Hình 2.4 - Đa truy nhập phân cha theo mã (CDMA)
1. Sử dụng lặp tần số cho các nguồn phát tại các khoảng cách đủ lớn trong không gian để chúng không gây nhiễu cho nhau. Phương pháp này thường được gọi là
phương pháp tái sử dụng tần số và khoảng cách cần thiết để các nguồn phát cùng tần số không gây nhiễu cho nhau được gọi là khoảng cách tái sử dụng tần số. Cần lưu ý rằng thuật ngữ tái sử dụng tần số cũng được sử dụng cho trường hợp hai nguồn phát hay hai kênh truyền dẫn sử dụng chung tần số nhưng được phát đi ở hai phân cực khác nhau.
2. Sử dụng các anten thông minh (Smart Anten). Các anten này cho phép tập trung năng lượng sóng mang của nguồn phát vào hướng có lợi nhất cho máy thu chủ định và tránh gây nhiễu cho các máy thu khác. Các phương pháp đa truy nhập nói trên có thể kết hợp với nhau. Hình 2.5 cho thấy các cách kết hợp của ba phương pháp đa truy nhập đầu tiên.
Hình 2.5 - Kết hợp ba dạng đa truy nhập cơ sở thành các dạng đa truy nhập lai ghép
2.2. Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA)
Là phương pháp đa truy nhập phân chia theo tần số các kênh thông tin được sắp xếp liên tiếp nhau trên dải tần thông tần của đường truyền. tín hiệu nguyên thuỷ phải được điều chế để chuyển lên băng tần cao hơn nhờ các sóng mang
phụ(subcarrier) Sau quá trình điều chế,phổ tần của tín hiệu lúc này bao gồm hai băng ở hai bên tần số sóng mang phụ fc
- Băng dưới LSB (lower sideband) - Băng trên USB (upper sideband).
Tín hiệu bao gồm cả hai băng này gọi là tín hiệu đa biên DSB (double sideband). Trong tín hiệu này nếu ta truyền cả hai băng thi băng thông cần thiết phải tăng gấp 2 lần trong đó có một băng không cần thiết, do đó dẫn đến lãng phí tài nguyên mạng.
Để giải quyết vấn đề này người ta đưa ra các phương án giải quyết như sau: • Bỏ thành phần một chiều fc và truyền cả hai băng LSB và USB (kỹ thuật DSB
không song mang)
• Bỏ thành phần một chiều fc và truyền tải một băng, thông thường người ta truyền băng dưới (kỹ thuật SSB không sóng mang)
• Phát đơn băng (LSB hoặc USB) kèm sóng mang VSB (vestigial sideband) Ưu điểm: không cần đồng bộ
Nhược điểm:
Băng tần giới hạn do đó số kênh ghép bị hạn chế
Tốn kém
Nhiễu giao thoa giữa các kênh lân cận, đồng thời cũng không thể tránh khỏi các loại nhiễu khác như nhiễu xuyên âm, và bị ảnh hưởng của các tập âm do dây truyền tải thường làm bằng bằng dây trần.