1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ôn thi đường lối, đại học Thương Mại

42 2.4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Chương I: 1.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong thành lập Đảng2.Nội dung của cương lĩnh tháng 2Chương II: Nội dung sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược 1939 1945Chương III: Phương châm kháng chiến toàn dân, phương châm kháng chiến toàn diện Chương IV: 1.Mô hình công nghiệp hóa trước đổi mới: 2.Đặc trưng của công nghiệp hóa trước đổi mới: 3.Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa, CNHHĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, kinh tế tri thức và đặc điểm của kinh tế tri thức4.Vai trò của khoa học công nghệ trong công nghiệp hóa: 5.Vai trò của nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa6.Lợi thế của VN khi tiến hành công nghiệp hóa thời kì đổi mớiChương V: Kinh tế thị trường1.Tính tất yếu khách quan của phát triển kinh tế thị trường ở VN2.Ưu điểm, nhược điểm của kinh tế thị trường. Vai trò của nền kinh tế nhà nước3.KT thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam4.Tư duy của Đảng về kinh tế từ đại hội VI XI 5.Đặc trưng phản ánh tính định hướng XHCN trong kinh tế thị trường hiện nayChương VI1.Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị ở VN2.Nhận thức của Đảng về đổi mới chính trị, đổi mới kinh tế3.Nội dung của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nayChương VII: 1.Đề cương văn hóa năm 1943 2.Văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc3.Văn hóa đa dạng và thống nhất 4. Giáo dụ đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu5.Kết hợp mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội6.Vấn đề việc làm hiện nay.Chương VIII:1.Thế nào là hội nhập kinh tế quốc tế 2.Phân biệt hội nhập kinh tế quốc tế với hội nhập quốc tế3.Đại hội 11 nhận định:Toàn cầu hóa kinh tế, tiếp tục phát triển với quy mô hình thức mức độ biểu hiện khác nhau….. Toàn cầu hóa kinh tế, tiếp tục phát triển với những cơ hội và thách thức, ưu điểm và hạn chế đan xen lẫn nhau rất phức tạp…..

BỘ MÔN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNGCỘNG SẢN VIỆT NAM Đề tài: Tổng hợp các vấn đề ôn tập BẢNG ĐÁNH GIÁ ST T Họ và tên Công việc Tự đánh giá NT đánh giá 1 Doãn Thu Phương Vấn đề 1+2 2 Huy Thị Phương Vấn đề 3+4 3 Lê Thị Hồng Phương Vấn đề 5+6 4 Trần Thị Phương Tổng hợp, chỉnh sửa 5 Vũ Thị Thu Phương Vấn đề 7+ 16 6 Lưu Thị Quyên Vấn đề 8+9 7 Đào Thị Son Vấn đề 10+11 8 Chung Thanh Tâm Vấn đề 12 9 Phùng Thị Tâm Vấn đề 26+ 17 10 Nguyễn Thị Thắm Vấn đề 13+14 11 Lê Tất Thành Vấn đề 15 12 Trịnh Thị Thảo Tổng hợp, chỉnh sửa 13 Nguyễn Thị Thêu Vấn đề 18+ 19 14 Đoàn Kim Thoa Vấn đề 27 15 Phạm Thị Lệ Thu Vấn đề 20+ 21 16 Trịnh T.Thùy Liên(BS) Vấn đề 22+23 17 Lê Kim Lan Vấn đề 24+ 25 Nhóm trưởng : Trần Thị Phương Thư kí : Trịnh Thị Thảo PHỤ LỤC Chương I: 1. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong thành lập Đảng 2. Nội dung của cương lĩnh tháng 2 Chương II: Nội dung sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược 1939- 1945 Chương III: Phương châm kháng chiến toàn dân, phương châm kháng chiến toàn diện Chương IV: 1. Mô hình công nghiệp hóa trước đổi mới: 2. Đặc trưng của công nghiệp hóa trước đổi mới: 3. Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa, CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, kinh tế tri thức và đặc điểm của kinh tế tri thức 4. Vai trò của khoa học công nghệ trong công nghiệp hóa: 5. Vai trò của nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa 6. Lợi thế của VN khi tiến hành công nghiệp hóa thời kì đổi mới Chương V: Kinh tế thị trường 1. Tính tất yếu khách quan của phát triển kinh tế thị trường ở VN 2. Ưu điểm, nhược điểm của kinh tế thị trường. Vai trò của nền kinh tế nhà nước 3. KT thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 4. Tư duy của Đảng về kinh tế từ đại hội VI- XI 5. Đặc trưng phản ánh tính định hướng XHCN trong kinh tế thị trường hiện nay Chương VI 1. Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị ở VN 2. Nhận thức của Đảng về đổi mới chính trị, đổi mới kinh tế 3. Nội dung của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay Chương VII: 1. Đề cương văn hóa năm 1943 2. Văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc 3. Văn hóa đa dạng và thống nhất 4. Giáo dụ đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu 5. Kết hợp mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội 6. Vấn đề việc làm hiện nay. Chương VIII: 1. Thế nào là hội nhập kinh tế quốc tế 2. Phân biệt hội nhập kinh tế quốc tế với hội nhập quốc tế 3. Đại hội 11 nhận định: - Toàn cầu hóa kinh tế, tiếp tục phát triển với quy mô hình thức mức độ biểu hiện khác nhau… - Toàn cầu hóa kinh tế, tiếp tục phát triển với những cơ hội và thách thức, ưu điểm và hạn chế đan xen lẫn nhau rất phức tạp… Chương I: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG. Vấn đề 1: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong thành lập Đảng a. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng * Từ năm 1911- 1920: Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cứu nước - 5/6/1911 Tại bến nhà Rồng Người ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc, đến 7/1911 tàu cập cảng Macxây (Pháp). - 1911-1917: Người đã tìm hiểu tất cả các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới - 1920 Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin - 12/1920 tại đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản và là 1 trong những người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Pháp. * Từ 1920 – 1930: Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về nước, chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập Đảng. - Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước thông qua các bài đăng trên báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân. Đặc biệt là tấc phẩm Đường Cách mệnh đã vạch ra phương hướng chiến lược Cách Mạng Việt Nam, chỉ ra kẻ thù chung và nguy hại nhất của dân tộc thuộc địa là chủ nghĩa thực dân. - Từ 06/01/1930 – 07/02/1930, Nguyễn Ái Quốc viết các văn kiện chuẩn bị cho việc thành lập Đảng. Người vạch ra phương hướng cứu nước qua việc soạn thảo các văn kiện: Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt, và điều lê vắn tắt nêu lên những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. b. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập Đảng - Năm 1920, Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế 3 và tham gia Đảng Cộng sản Pháp, trở thành đảng viên đảng cộng sản đầu tiên của Việt Nam, đánh dấu bước chuyển biến cách mạng quan trọng. Với sự giúp đỡ của Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộc địa của Pháp đã thành lập hội liên hiệp thuộc địa năm 1921 ở Pari nhằm tập hợp tất cả người dân sống ở thuộc địa Pháp đấu tranh chống Chủ nghĩa thực dân. Đến ngày 11/11/1924, Người đến Quảng Châu, Trung Quốc. Tại đây cùng với các nhà cách mạng Trung Quốc, Thái Lan. Ấn Độ thành lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức. - Tháng 06/1925: Từ tổ chức Tâm tâm xã ở Trung Quốc, Người thành lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội là tờ báo Thanh niên. Xây dựng được nhiều trung tâm kinh tế chính trị trong nước. - 1925-1927: Mở lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam. - Năm 1928 chủ trương vô sản hóa. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn những thanh niên Việt Nam ưu tú gửi đi học tại các trường đại học Phương Đông (Liên Xô), trường Lục Quân Hoàng Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Người tổ chức ta các tờ báo Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh, Tiền phong.  Thống nhất phong trào cộng sản, sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam: - Từ giữa đến cuối năm 1929, ở Việt Nam đã lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. - Từ 3 – 2 đến 7 – 2 – 1930, Hội nghị nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam thành đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã vạch ra đường lối, phương hướng cơ bản cho cách mạng Việt Nam.  Hai thập niên đầu thể kỉ XX, với những hoạt động cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác-LêNin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng. Đồng thời, Người đã thành công trong việc hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Vấn đề 2: Nội dung của cương lĩnh tháng 2 1. Hoàn cảnh ra đời - Ngày 27-10-1929, Quốc tế Cộng sản gửi những người Cộng sản Đông Dương tài liệu Về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương, yêu cầu những người cộng sản Đông Dương phải khắc phục ngay sự chia rẽ giữa các nhóm cộng sản và thành lập một đảng của giai cấp vô sản. Nhận được tin về sự chia rẽ của những người cộng sản ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Trung Quốc. Người chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng, tại Hương Cảng, Trung Quốc. - Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt Đảng, Chương trình tóm tắt Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các văn kiện này đã hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh xác định các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. 2. Nội dung cơ bản Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng: - Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông. - Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn ( như công nghiệp, vận tải, ngân hang, v.v.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật này làm 8 giờ. - Về văn hóa - xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền, v.v.; phổ thông giáo dục theo công nông hóa. -Về lực lượng cách mạng: Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vảo hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến - Về lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản. - Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. 3. Ý nghĩa lịch sử - Là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam - Giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX; mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam. - Việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. -Trong cương lĩnh, Đảng đã giải quyết đúng đắn phương pháp cách mạng bạo lực. - Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã trả lời đúng những vấn đề cấp bách mà cách mạng Việt Nam đặt ra. Nó là vũ khí sắc bén chống lại những tư tưởng và hành động trái với chủ nghĩa Mác- Lênin. CHƯƠNG II: ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-1945) Vấn đề 3: Nội dung sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược 1, Hoàn cảnh lịch sử • Thế giới: - 9/1939, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ giữa đế quốc và phát xít. - Pháp tham chiến và thi hành biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa. - Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ, Đảng cộng sản Pháp bị đặt ngoài vòng pháp luật. - 6/1940, chính phủ Pháp đầu hàng Đức. • Trong nước: - 28/9/1939, toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản. - Thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến tàn bạo. - Lợi dụng Pháp đầu hàng Đức, ngày 22/9/1940, phát xít Nhật tấn công vào nước ta. - 23/9/1940, Pháp kí hiệp định đầu hàng Nhật  Nhân dân ta phải chịu cảnh một cổ hai tròng áp bức, bóc lột. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xít Pháp – Nhật ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. 2, Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược • Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được từng bước hoàn chỉnh qua ba hội nghị: + Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939) mở đầu sự chuyển hướng. + Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 7 (11-1940) tiếp tục bổ sung nội dung chuyển hướng. + Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) hoàn chỉnh nội dung chuyển hướng. • Nội dung - Một là: Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu Ban chấp hành Trung ương nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc với bọn đế quốc, phát xít Pháp – Nhật. Để tập trung cho nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng lúc này, Ban Chấp hành Trung ương quyết định tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”, “Chia lại ruộng đất công cho công bằng và giảm tô, giảm tức”… - Hai là: quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc. Để tập hợp lực lượng cách mạng trong cả nước, Ban chấp hành Trung Ương quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh ( Việt Minh) thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương; đổi tên các hội phản đế thành Hội cứu quốc để vận động, thu hút mọi người dân yêu nước không phân biệt thành phần, lứa tuổi, đoàn kết bên nhau cùng cứu Tổ quốc, cứu giống nòi. - Ba là: quyết định xúc tiến chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. + Ra sức phát triển lực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, xúc tiến xây dựng căn cứ địa cách mạng. Trung ương quyết định duy trì lực lượng Bắc Sơn và chủ trương thành lập những đội du kích hoạt động phân tán, dùng hình thức vũ trang vừa chiến đấu chống địch, vừa bảo vệ nhân dân. + Xác định phương châm và hình thái khởi nghĩa ở nước ta: lãnh đạo cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương giành thắng lợi mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn. + Chú trọng công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng, đồng thời chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ cho cách mạng và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng. 3, Ý nghĩa - Giải quyết mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và đề ra chủ trương đúng đắn để thực hiện mục tiêu ấy. - Tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước trong mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng nhân dân ở cả nông thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang. - Là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên dành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân. CHƯƠNG III: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975) Vấn đề 4: Phương châm kháng chiến toàn dân, toàn diện. Sự vận dụng của Đảng trong ngày nay 1.Hoàn cảnh lịch sử - Tháng 11-1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng cả thành phố Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng và gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở Hà Nội - Ngày 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng để hoạch định chủ trương đối phó. - Vào 20h, ngày 19-12-1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạt nổ súng. Rạng sáng 20-12-1946, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh được phát đi trên Đài Tiếng nói Việt Nam.  Thuận lợi: ta có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Pháp có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, quân sự ở trong nước và tại Đông Dương.  Khó khăn: Tương quan lực lượng quân sự yếu hơn địch. Ta bị bao bây bốn phía, chưa được nước nào công nhận giúp đỡ. Còn quân Pháp lại có vũ khí tối tân, đã chiếm đóng được 2 nước Campuchia, Lào và một số nơi Nam Bộ Việt Nam. 2.Quá trình hình thành và nội dung của phương châm. a.Quá trình hình thành Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành từng bước qua thực tiễn đối phó với âm mưu, thủ đoạn xâm lược của thực dân Pháp. Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được hoàn chỉnh và thể hiện tập trung trong 3 văn kiện lớn: văn kiện toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12-12- 1946), lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19-12-1946) và tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh. b.Nội dung của phương châm và sự vận dụng của đảng  Kháng chiến toàn dân “Bất kỳ đàn ông đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, trẻ em. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài”.  Kháng chiến toàn diện Đánh địch về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao trong đó: - Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân - Về quân sự: triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ. [...]... giúp Việt Nam đi tắt thực hiện thành công công nghiệp hóa Vấn đề 7: Vai trò của khoa học công nghệ trong công nghiệp hóa hiện đại hóa - Khoa học công nghệ là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành, cụ thể là: đổi mới công nghệ sẽ thúc đẩy sự hình thành và - phát triển các ngành mới đại diện cho tiến bộ khoa học công nghệ Dưới tác động của đổi mới công nghệ, cơ cấu ngành đa dạng phong... cấp công nghệ hiện đại nhất, tiên tiến nhất vào công nghiệp hóa Hiện đại hóa là cái đích mà công nghiệp hóa cần vươn tới Hiện đại hóa không phải cố định mà luôn thay đổi theo sự phát triển của KHCN và trình độ văn minh chung của nhân loại Xu thế chung thực hiện đổi mới công nghiệp nhanh chóng nhất, rút ngắn chu kì sống công nghệ, Việt Nam cần phấn đấu theo kịp hiện đại chung của thế giới  Gắn công... xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thi u sự cộng lực để cùng nhau thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Có thể đánh giá tổng quát về nhân lực Việt Nam hiện nay là số lượng đông, chất lượng không đông, thể hiện là tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp, chưa có những tổng công trình sư, kỹ sư, nhà khoa học thật sự giỏi; chưa có... Khoa học công nghệ - Phát triển khoa học xã hội, tiếp tục góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta - Phát triển khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ, tập trung nhiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng đặc biệt lĩnh vực có nhu cầu và thế mạnh - Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ: đẩy mạnh có chọn lọc việc nhập công nghệ và mua sáng chế, kết hợp công... tự chủ, không có điều kiện quan hệ kinh tế với bên ngoài – cũng là tránh bị dòm ngó,lợi dụng Thi n về phát triển công nghiệp nặng là không phù hợp vì:  Việt Nam là nước nông nghiệp, có truyền thống làm nông nghiệp từ lâu đời chính      vì vậy nguồn lao động của Việt Nam chủ yếu là lao động nông nghiệp, không có kinh nghiệm cũng như kiến thức về công nghiệp năng điều này dẫn tới việc thi u lao... doanh Khoa học công nghệ sẽ giải quyết các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, cải thi n điều kiện sống và làm việc, giảm lao động nặng nhọc, độc hại, biến đổi cơ cấu lao động theo hướng nâng cao tỷ trọng lao động chất - xám, lao động có kỹ thuật, giảm lao động phổ thông, lao động chân tay Khoa học công nghệ hạn chế ảnh hưởng của thi n nhiên, cho phép phát - triển công nghiệp ngay cả khi thời tiết không thuận... trạng thi u việc làm ở nông thôn nghiêm trọng hơn tập trung nền kinh tế cho công nghiệp và dịch vụ Lực lượng lao động tuy đông,giá thành thấp song chất lượng chưa cao, tính kỷ luật yếu, tác phong và văn hóa công nghiệp thấp Về tài nguyên thi n nhiên, đất đai: tài ngyên thi n nhiên phong phú,đa dạng (Tuy nhiên,phát triển kinh tế bị phụ thuộc và lạm dụng quá lớn vào việc khai thác sử dụng tài nguyên thi n... mở - mô hình xã hội học tập với :Hệ thống học tập suốt đời ; đào tạo liên tục, liên thông giữa các nghành học, các bậc học; xây dựng hệ thống học tập linh hoạt, tạo khả năng, cơ hội khác nhau cho người học - Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông - Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp,tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề,trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng... xuất khẩu lao động - Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học : chú trọng bồi dưỡng đào tạo nhân tài -Đảm bảo đủ số lượng ,nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học; hoàn thi n hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; cải tiến nội dung và phương pháp thi cử nhằm đánh giá đúng trình độ tiếp thu tri thức , khả năng học tập - Thực hiện xã hội hóa giáo dục: huy... của nhân dân, việc tăng cường đổi mới chính là tăng cường sức dân, trong đó công nông là gốc CHƯƠNG IV: ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA Vấn đề 5: Mô hình và đặc trưng công nghiệp hóa trước đổi mới Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thi n về phát triển công nghiệp nặng Mô hình trên vừa phù hợp vừa không phù hợp với tình hình bấy giờ Theo mô hình khép kín,hướng nội là phù hợp vì: . cập nhật, nâng cấp công nghệ hiện đại nhất, tiên tiến nhất vào công nghiệp hóa. Hiện đại hóa là cái đích mà công nghiệp hóa cần vươn tới. Hiện đại hóa không phải cố định mà luôn thay đổi theo sự. => giúp Việt Nam đi tắt thực hiện thành công công nghiệp hóa. Vấn đề 7: Vai trò của khoa học công nghệ trong công nghiệp hóa hiện đại hóa - Khoa học công nghệ là động lực cho sự phát triển kinh. lao động phổ thông, lao động chân tay. - Khoa học công nghệ hạn chế ảnh hưởng của thi n nhiên, cho phép phát triển công nghiệp ngay cả khi thời tiết không thuận lợi. - Khoa học công nghệ làm tăng

Ngày đăng: 28/12/2014, 22:47

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    a. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng

    * Từ năm 1911- 1920: Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cứu nước

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w