Chương VIII: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠ

Một phần của tài liệu Ôn thi đường lối, đại học Thương Mại (Trang 37)

Vấn đề 24: Thế nào là hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi. Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. Khái niệm này được Béla Balassa đề xuất từ thập niên 1960 và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập

chính sách. Nói rõ hơn, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu.

Hội nhập kinh tế có thể là song phương - tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu vực - tức là giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phương - tức là có quy mô toàn thế giới giống như những gì mà Tổ chức Thương mại Thế giới đang hướng tới.

Vấn đề 25: Phân biệt hội nhập kinh tế quốc tế với hội nhập quốc tế - Khái niệm;

+ Hội nhập quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình áp dụng và tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung của cộng đồng quốc tế, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế là một tiến trình gắn kết các nền kinh tế quốc gia với nhau trong đó sản xuất, trao đổi hàng hóa, chuyển khoản tự do giữa các ngân hàng hay các công ty hình thành một thị trường quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là việc các nước đi tìm kiếm một số điều kiện nào đó mà họ có thể thống nhất được với nhau, kể cả dành cho nhau những ưu đãi, tạo ra những điều kiện công bằng, có đi có lại trong quan hệ hợp tác với nhau.. nhằm khai thác các khả năng lẫn nhau phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của mình.

- Khác nhau :

*) Hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay được hiểu là việc một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế-tài chính quốc tế, thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư bao gồm các lĩnh vực:

-Đàm phán cắt giảm thuế quan, tiến tới thực hiện thuế suất bằng 0 đối với hàng hoá xuất nhập khẩu ;

-Giảm thiểu, tiến tới loại bỏ các hàng rào phi thuế quan gây cản trở đối với hoạt động thương mại. Những biện pháp phi thuế phổ thông (như giấy phép, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh kiểm dịch...) cần được chuẩn mực hoá theo các quy định chung của WTO hoặcác các thông lệ quốc tế và khu vực khác;

-Giảm thiểu các hạn chế đối với thương mại, dịch vụ, tức là tự do hoá hiện nay có khoảng 12 nhóm dịch vụ được đưa vào đàm phán, từ dịch vụ tư vấn giáo dục, tin học đến các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải...; -Giảm thiểu các hạn chế đối với đầu tư để mở đường hơn nữa cho tự do hoá thương mại ;

-Điều chỉnh chính sách quản lý thương mại theo những quy tắc và luật chơi chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại , như thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh ...Tại các diễn đàn quốc tế và khu vực hiện nay, việc điều chỉnh và hài hoà các thủ tục hành chính liên quan đến giao dịch thương mại được gọi là hoạt động thuận lợi hoá thương mại;

-Triển khai các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm nâng cao năng lực của các nước trong quá trình hội nhập.

Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế

• Khu vực mậu dịch tự do (FTA-Free Trade Area): • Liên minh thuế quan:

• Đồng minh tiền tệ: • Liên minh kinh tế

• Diễn đàn hợp tác kinh tế *) Hội nhập quốc tế :

Hội nhập quốc tế diễn ra không chỉ trên cấp độ toàn cầu, mà còn ở nhiều cấp độ khác nhau, từ thấp đến cao dưới danh nghĩa "liên kết" hoặc "nhất thể hóa" như liên kết tiểu khu vực, liên kết khu vực, liên kết liên khu vực, liên kết liên châu lục, liên kết trên bình diện song phương hoặc đa phương. Hội nhập quốc tế thực chất là hợp tác nhưng ở trình độ cao hơn, đáp ứng những đòi hỏi chặt chẽ hơn như gắn kết với nhau, chia sẻ với nhau lợi ích, nguồn lực, quyền lực; tuân thủ các quy tắc chung, luật chơi và chuẩn mực chung theo một quá trình phát triển liên tục từ thấp đến cao, với những hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực hoặc từng cơ chế hội nhập. Hội nhập bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, từ đó mở rộng sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Cũng có một số trường hợp hội nhập không bắt đầu từ kinh tế, mà bắt đầu từ chính trị hay văn hóa như trường hợp gia nhập LHQ, hay trường hợp Việt Nam gia nhập ASEAN, nhưng trong quá trình phát triển, kinh tế vẫn chiếm vị trí trọng tâm.

Một phần của tài liệu Ôn thi đường lối, đại học Thương Mại (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w