Vấn đề 26: Phântích nhận định của đại hội 11:“Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện…”

Một phần của tài liệu Ôn thi đường lối, đại học Thương Mại (Trang 39)

về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện…”

Toàn cầu hóa là sự gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ gắn kết, tác động phụ thuộc lẫn

nhau, gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế, vượt qua biên giới mỗi quốc gia, mở rộng quy mô và tăng cường độ hoạt động giữa các khu vực, quốc gia trên phạm vi toàn cầu trong sự vận động, phát triển.

- Về quy mô, xu hướng toàn cầu hóa đã trở nên phổ biến với mọi người trong xã hội hiện

sống xã hội, mà trước hết và rõ nét nhất là trên lĩnh vực kinh tế, giúp mở rộng giao thương với các nước trên tất cả các lĩnh vực. Cũng như các hiện tượng xã hội khác, toàn cầu hóa cũng là một quá trình mang tính hai mặt, nó vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Ở mỗi quốc gia, khi tiếp nhận quá trình toàn cầu hóa thì cả hai mặt này đều bộc lộ ra. Vấn đề là những quốc gia đó đã làm gì để có thể tận dụng tốt nhất những cơ hội mà quá trình toàn cầu hóa đem lại đồng thời giảm thiểu đến mức tối đa những tác động tiêu cực của nó. Trong rất nhiều lĩnh vực mà toàn cầu hóa tác động và chi phối, chúng ta không thể không nói đến văn hóa, tác động nhằm đưa khoa học- kỹ thuật, thành tựu công nghệ của các nước vào các ngành nghề, lĩnh vực của đời sống- xã hội và tạo ra quan hệ với các nước trên toàn thế giới, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội, đang phát triển hay kém phát triển.

- Về mức độ biểu hiện, thể hiện ở mọi mặt, mọi lĩnh vực của cuộc sống, đa dạng và phong

phú. Tốc độ rất nhanh, lan rộng ra khắp thế giới, các lĩnh vực từ vi mô đến vĩ mô. Để có sự đa dạng đó là nhờ sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, sự bành trướng của các công ty đa quốc gia cũng như có sự can thiệp, mở của của chính phủ.

- Về hình thức biểu hiện, toàn cầu hóa trên tất cả các lĩnh vực, các hình thức khác nhau.

Làn sóng toàn cầu hóa đã có thêm nhiều đặc trưng mới do sự phát triển của xã hội đem lại như: các loại thị trường mới ( thị trường chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm,…); các công cụ mới ( máy fax, điện thoại di động, mạng internet,…); các thể chế mới ( các tập đoàn kinh tế đa quốc gia liên kết chi phối nền sản xuất thế giới, tổ chức thương mại thế giới ngày càng có ảnh hưởng và quyền lực đối với các quốc gia…); các quy tắc và chuẩn mực mới ( các hiệp định đa phương, song phương xuất hiện ngày càng nhiều và có vai trò to lớn trong việc điều chỉnh hàng loạt chính sách của các quốc gia, hành vi ứng xử giữa các quốc gia…).

Vấn đề 27: Phân tích nhận định của đại hội 11:“Toàn cầu hóa kinh tế, tiếp tục phát

triển với những cơ hội và thách thức, ưu điểm và hạn chế đan xen lẫn nhau rất phức tạp”.

- Khái niệm toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất. Sự

gia tăng của xu thế này được thể hiện ở sự mở rộng mức độ và quy mô mậu dịch thế giới, sự lưu chuyển của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu.

Tác động tích cực

oKinh tế:

- Thông qua tự do hóa thương mại, thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ. - Thúc đẩy cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ trong nước với nước ngoài; buộc các nền kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, mở rộng nền kinh tế trí thức, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, phát triển nền kinh tế hiện đại, hiệu quả thúc đẩy CNH- HĐH.

- Tạo môi trường thuận lợi trong việc nắm bắt thông tin, tri thức mới, giao lưu văn hóa thế giới trên cơ sở đó giúp nâng cao, cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, chuẩn hóa tài chính quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ của nhân loại, kinh nghiệm quản lý kinh doanh.

- Làm tăng GDP, lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

oChính trị:

-Đổi mới cơ chế quản lý, mở rộng và thắt chặt quan hệ ngoại giao với các nước, khẳng định và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

oVăn hóa – xã hội:

-Có cơ hội tiếp xúc và giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới, nâng cao trình độ dân trí, được tiếp thu các thành tựu khoa học , kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tăng nhanh quá trình đô thị hóa.

Tác động tiêu cực:

oKinh tế:

- Khả năng cạnh tranh kém làm mất thị trường, lạm phát dễ xảy ra, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng kinh tế - tài chính – tiền tệ, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước, buôn lậu quốc tế.

oChính trị:

- Chủ quyền quốc gia có nguy cơ bị xâm hại. Nếu không có bản lĩnh chính trị vững vàng rất dễ bị kích động, lôi kéo chống phá nhà nước, dễ bị kẻ xấu lợi dụng.

oVăn hóa – xã hội:

-Ô nhiễm môi trường, chịu sự tác động của nhiều nền văn hóa trên thế giới, nhất là những văn hóa đồi trụy, xâm hại bản sắc văn hóa dân tộc, kéo theo những tội phạm mang tính xuyên quốc gia, những tệ nạn xã hội mang tính toàn cầu, khoảng cách giàu nghèo gia tăng.

Cơ hội:

- Tự do hóa TM hàng rào hóa thuế quan bị xóa bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa được lưu thông rộng rãi, phát triển các công ty đa quốc gia, tăng cường QHKT với nước ngoài.

- Nhanh chóng tiếp thu được công nghệ hiện đại, áp dụng vào phát triển KT- XH, có điều kiện nâng cao trình độ tri thức cho đội ngũ lao động, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Tạo điều kiện cho chuyển giao những thành tựu mới về khoa học, kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp.

- Thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, liên kết với các nước khác để cùng phát triển.

Thách thức:

- Đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề về tự chủ kinh tế, quyền lực quốc gia, khủng hoảng kinh tế.

- Chịu ảnh hưởng của lối sống không phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống đạo đức của dân tộc, phân hóa giàu nghèo.

- Gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, dịch bệnh

Toàn cầu hóa kinh tế, tiếp tục phát triển với những cơ hội và tháchthức, ưu điểm và hạn chế đan xen lẫn nhau rất phức tạp

Một phần của tài liệu Ôn thi đường lối, đại học Thương Mại (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w