Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội

Một phần của tài liệu Ôn thi đường lối, đại học Thương Mại (Trang 26)

Đại hội IX (tháng 4-2001) xác định nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. KTTT định hướng XHCN là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của XHCN.

Đại hội X và XI: Định hướng XHCN trong phát triển KTTT ở nước ta, theo 4 tiêu chí: - Về mục đích phát triển: nhằm thực hiện dân giàu nước mạnh, công bằng, văn minh giải phóng mạnh mẽ lựa lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

Thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế vì con người, giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống cho mọi người đều được hưởng những thành quả phát triển.

- Về phương hướng phát triển: phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần.

Kinh tế nhà nước giữ vai chủ đạo, là công cụ chủ yếu để điều tiết nền kinh tế, định hướng cho sự phát triển.

Kinh tế phải dựa trên nền tảng của sở hữu toàn dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu. - Về định hướng xã hội và phân phối:

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế gắn chặt với đồng bộ phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo.

Phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, hệ thống an ninh xã hội, phúc lợi xã hộiân, bảo đảm vai trò, huy động mọi nguồn lực kinh tế.

- Về quản lý:

Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước XHCN.

Đại hội X khẳng định:

Trên cơ sở ba chế độ sở hữu ( toàn dân, tập thể, tư nhân) hình thành nhiều hình thức sở hữu và kinh tế nhiều thành phần.

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế.

Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng là một trong những động lực cho nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.

CHƯƠNG VI: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Vấn đề 15:Mối quan hệ của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị là một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các tổ chức, các thiết chế có mối quan hệ với nhau về mặt mục đích, chức năng trong việc thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị hoặc đưa ra quyết định chính trị.

Hệ thống chính trị bao gồm các tổ chức, các thiết chế với tư cách là chủ thể của các quyết định chính trị. Các chủ thể có bộ máy, có tư cách pháp lý. Hệ thống tổ chức có tính hợp pháp là hệ thống tổ chức được hiến pháp, pháp luật quy định. Các tổ chức, thiết chế trong hệ thống có mục đích, chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực Nhà nước, quyền lực chính trị, thực hiện hoặc tham gia các quyết định chính trị, vào việc thực hiện các chính sách quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng để phân biệt các tổ chức của hệ thống chính trị với các tổ chức có mục đích hoặc chức năng kinh tế xã hội rất đa dạng.

Hệ thống chính trị bao gồm các bộ phận cấu thành có quan hệ mật thiết với nhau có vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận hành của các quá trình chính trị, thể hiện ở các cấp khác nhau. Giữa các bộ phận cấu thành hệ thống, bao giờ cũng có một bộ phận giữ vai trò nòng cốt,hạt nhân, làm động lực thúc đẩy và dẫn dắt cả hệ thống vận hành theo một mục tiêu hoặc một phương hướng xác định.

Cấu trúc của hệ thống chính trị rất đa dạng, nhưng cơ bản bao gồm ba bộ phận: đảng chính trị, nhà nước và các tổ chưc chính trị -xã hội của nhân dân. Quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị nước ta là quan hệ bình đẳng, mọi vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ đa dạng phức tạp đó được giải quyết theo một cơ chế dân chủ

Hệ thống chính trị ở việt nam hiện nay bao gồm Đảng Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam…) và các mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống.

Mối quan hệ Đảng và nhà nước: đảng lãnh đạo nhà nước dưới nhiều hình thức . Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, phương hướng phát triển cho từng giai đoạn. Đảng đào tạo, bồi dưỡng đảng viên và những người ngoài Đảng có phẩm chất năng lực để giới thiệu vào giữ các chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước thong qua bầu cử, bổ nhiệm. Đảng kiểm tra công tác tổ chức thực hiện đường lối của các cơ quan nhà nước. đảng cũng giáo dục đảng viên gương mẫu trong thực hiện đường lối chính sách pháp luật của đảng và nhà nước. Ngược lại trong quan hệ với Đảng, nhà nước thể chế hóa đường lối , chính sách của Đảng bằng pháp luật và tổ chức thực hiện trong thực tiễn

Mối quan hệ nhà nước và tổ chức xã hội: các tổ chức chính trị xã hội tham gia vào hoạt động quản lí của nhà nước bằng cách tham gia vào hoạt động quản lí nhà nước bằng cách tham gia trong tổ chức bầu cử cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, đấu tranh chống hành vi tham nhũng, hối lộ… trong bộ máy nhà nước. nhà nước quy định về mặt pháp lý hình thức để các tổ chức chính trị xã hội tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước.

Vấn đề 16: Nhận thức của Đảng về đổi mới kinh tế chính trị

1. Khái niệm

Trước hết ta cần hiểu khái niệm: kinh tế là gì? Chính trị là gì?

Kinh tế là một phạm trù dùng để chỉ tổ hợp tất cả các quan hệ kinh tế( quan hệ giá trị sức lao động trong quá trình sản xuất) của một xã hội ở thời điểm lịch sử xác định, để chỉ cơ sở kinh tế của xã hội. trong tất cả các quan hệ ấy thì quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định, chi phối các quan hệ kinh tế khác, như quan hệ tổ chức sản xuất xã hội, quan hệ phân phối sản phẩm

Chính trị là hoạt động lien quan đến mối quan hệ giữa các nhóm xã hội lớn, trước hết là giữa các giai cấp, xét rộng hơn là quan hệ giữa các dân tộc, giữa các quốc gia trên thế giới. xét về thực chất, chính trị là quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã hội, các

quốc gia dân tộc, trong đó trước hết và cơ bản là lợi ích kinh tế trong việc giành và giứ quyền lục nhà nước.

Kinh tế và chính trị là hai mặt cơ bản của đời sống xã hội. kinh tế là yếu tố quyết định phát triển của một quốc gia. Chính trị là yếu tố nhạy cảm nhất của xã hội

2. Mối quan hệ kinh tế và chính trị

Kinh tế là cái có trước, chính trị là cái có sau, kinh tế quyết định chính trị hay nói một cách khác là lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. nhưng ngược lại chính trị cũng tác động ngược trở lại kinh tế theo 2 hướng hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm. Thúc đẩy khi chính trị phù hợp với kinh tế, kìm hãm khi nó không phù hợp. như vậy thì kinh tế nào thì chính trị đó. Thực chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị nước ta là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của đổi mới.

Xuất phát từ mối quan hệ kinh tế và chính trị, Đảng ta trong thời kì hiện nay nhận thức đổi mới cơ chế quản lí.

- Đảng đã tập trung đúng đắn vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng kinh tế xã hội, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội. Đảng đã đổi mới cơ chế quản lý từ kế hoạch hóa tập trung quan lieu bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Đảng đã đổi mới nền kinh tế một thành phần sang nhiều thành phần

- Đổi mới từ một chế độ sở hữu về tu liệu sản xuất sang nhiều chế độ về sở hữu tư liệu sản xuất.

Vấn đề 17: Nội dung đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay

Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

Như chúng ta đã biết, đấu tranh giai cấp bắt nguồn từ đối kháng về lợi ích kinh tế. Chính vì vậy, nội dung quan trọng hàng đầu của đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay là cuộc đấu tranh chống nghèo nàn, lạc hậu, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Cương lĩnh xây dựng đất nước đã viết “Để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh theo con đường

xã hội chủ nghĩa, điều quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế xã hội kém phát triển, chiến thắng những lực lượng cản trở việc thực hiện mục tiêu đó, trước hết là của các thế lực thù địch chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Như vậy, để

thực hiện mục tiêu trên phải cải biến tình trạng kinh tế kém phát triển mà con đường chủ yếu là thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Chỉ với con đường CNH- HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta mới có thể nhanh chóng tạo sự đột phá trong sự phát triển lực lượng SX, từ đó tạo sự phát triển nhảy vọt về kinh tế và đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, sớm thu hẹp khoảng cách phát triển so với nhiều nước trên thế giới. Sự phát triển vững chắc về kinh tế là điều kiện thuận lợi cho sự ổn định về mặt chính trị.

Song song với quá trình phát triển kinh tế, cần phải khẳng định tính đấu tranh giai cấp của Đảng ta trong việc lãnh đạo, điều hành phân phối lợi ích kinh tế giữa các giai cấp. Sự tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, vì vậy Đảng đã xác định phải gắn tăng trưởng kinh tế với việc “từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”. Do lợi ích của Đảng cộng sản thống nhất với lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân nên việc chăm lo lợi ích của nhân dân cũng là chăm lo lợi ích của giai cấp, của Đảng. Công bằng xã hội thể hiện cả ở khâu phân phối hợp lý tư liệu SX lẫn ở khâu phân phối kết quả SX, ở việc tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tôc “đền ơn, đáp nghĩa”..

Về mặt tư tưởng, đấu tranh giai cấp còn là cải tạo bản thân các giai cấp cách mạng và quần chúng lao động nhằm xóa bỏ những tập quán xấu, tư tưởng tiêu cực như dựa dẫm, ỷ lại, tham nhũng, quan liêu .. đang làm suy yếu sức mạnh của giai cấp.

Về mặt chính trị, đấu tranh giai cấp phải là sự trấn áp, đập tan và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống âm mưu diễn biến hoà bình trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - tư tưởng – văn hóa - đạo đức lối sống đồng thời giữ vững độc lập dân tộc và đảm bảo định hướng XHCN trong con đường bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

CHƯƠNG VII: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI.

Vấn đề 18: Đề cương văn hóa 1943

Đầu năm 1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh, Hà Nội) đã thông qua bản Đề Cương văn hóa Việt Nam do đồng chí Bí thư Trường Chinh trực tiếp dự thảo.

- Đề cương xác định lĩnh vực mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động. Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa.. Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả.v.v...

- Đề cương đã đề ra ba nguyên tắc của nền văn hóa mới:

+ Dân tộc hóa là chống lại mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa của thực dân phong kiến khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập. Chúng ta có chủ trương dân tộc hóa vì trong thời kì xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã du nhập vào Việt Nam những nhân tố của tư bản và đế quốc. Chúng đề cao sự giầu mạnh và chủ nghĩa thực dân, ca tụng chính sách thuộc địa của giai cấp tư sản, gieo rắc vào đầu óc người Việt Nam tinh thần nô lệ. Vì sùng bái văn hóa Pháp mà nhiều trí thức đã bị ảnh hưởng bởi cuộc sống xa hoa, hưởng lạc và đồi trụy… Vì vậy, chúng ta phải chú trọng thực hiện dân tộc hóa văn hóa, làm cho văn hóa trực tiếp phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, làm cho tri thức có đầy lòng tự hào dân tộc, dũng cảm đứng lên nhận trách nhiệm của mình trong sự nghiệp giair phóng dân tộc.

+ Đại chúng hóa là chống lại mọi chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản lại hoặc xa rời quần chúng. Nước ta là một nước thuộc địa nhưng vẫn còn tàn tích của phong kiến. Hầu hết nhân dân đều mù chữ. Do vậy, đa số nhân dân lao động bị gạt ra khỏi đời sống văn hóa. Vì vậy, chúng ta phải xây dựng nền văn hóa mới, nền văn hóa của nhân dân phục vụ cho nhân dân. Muốn vậy phải làm cho mọi người biết đọc, biết viết, biết sáng tạo văn hóa để văn hóa trở lại phục vụ quần chúng.

+ Khoa học hóa là chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa phản tiến bộ, trái kha học. Chúng ta phải chủ trương khoa học hóa vì nước ta là một nước nông nghiệp, lạc hậu chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến. Nên tính bảo thủ, lạc hậu in sâu vào nhiều phong tục, tập quán của nhân dân, Thực dân Pháp xâm lược không những khồn xóa bỏ mà còn lợi dụng chính sách ngu dân làm cho nhân dân ta ngu muội. Vì vậy, phải thực hiện khoa học hóa để làm chi nền văn hóa nhanh chóng thoát khỏi sự kìm hãm của phong kiến.

-Nền văn hoá mới Việt Nam có tính dân tộc về hình thức, dân chủ về nội dung.

Đề cương văn hóa Việt Nam là bản Tuyên ngôn, là Cương lĩnh của Đảng về văn hóa trước cách mạng Tháng Tám mà ảnh hưởng của nó còn có tác dụng sâu rộng đến mãi sau

Một phần của tài liệu Ôn thi đường lối, đại học Thương Mại (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w