MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 3 MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU 5 XUÂN LẬP ĐỒNG NAI 5 1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý 6 1.2. Tổ chức của nhà máy 7 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất của nhà máy 9 1.4. Tổng quan về các quy trình chế biến cao su của nhà máy Xuân Lập 10 CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỦ CỐM TỪ MỦ SKIM TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU XUÂN LẬP 11 2.1. Cấu tạo và tính chất của cao su thiên nhiên 11 2.1.1. Định nghĩa cao su thiên nhiên 11 2.1.2. Cấu tạo hóa học 11 2.2. Quy trình công nghệ chế biến mủ Skim 12 2.2.1. Tiếp nhận và xử lý nguyên liệu 13 2.2.1.1. Tiếp nhận 13 2.2.1.2. Xử lý nguyên liệu 15 2.2.2. Lắng bùn 16 2.2.3. Máy ly tâm 17 2.2.3.1. Cấu tạo 17 2.2.3.2. Nguyên lý hoạt động 18 2.3. Quy trình sản xuất mủ cốm từ mủ skim 20 2.3.1. Tháp khử NH3 21 2.3.1.1. Mục đích 21 2.3.1.2. Thông số kỹ thuật 21 2.3.1.3. Nguyên tắc hoạt động 21 2.3.1.4. Quy trình vận hành 21 2.3.2. Mương đánh đông 22 2.3.2.1. Mục đích 22 2.3.2.2. Thông số kỹ thuật 22 2.3.2.3. Nguyên tắc đánh đông 22 2.3.2.4. Quy trình vận hành 23 2.3.4. Gia công cơ học 24 2.3.4.1. Cán kéo 24 2.3.4.2. Băm cốm rửa, xếp hộp để ráo 25 2.3.5. Gia công nhiệt 25 2.3.5.1. Sấy khô 26 2.3.5.2 Hoàn thành sản phẩm 26 2.3.5.3. Ứng dụng của sản phẩm 31 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Tống Thị Minh Thu MỤC LỤC SVTH: Trần Quốc Lưu 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Tống Thị Minh Thu LỜI CẢM ƠN Được tham gia làm việc và học hỏi kinh nghiệm tại Nhà máy chế biến cao su Xuân Lập trong vòng một tháng. Tôi đã quan sát, nghiên cứu và chọn đề tài " Quy trình chế biến mủ Skim" để làm đề tài báo cáo thực tập của mình trong kỳ thực tập tốt nghiệp này. Qua đây, tôi xin gởi lời tri ân chân thành đến quý thầy cô trường Đại học Bà Rịa- Vũng Tàu, khoa Hóa Học và Công Nghệ Thực Phẩm đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến cô Tống Thị Minh Thu, người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên, cung cấp cho tôi nhiều tư liệu quý giá, giúp tôi từng bước hoàn chỉnh báo cáo thực tập này. Xin gửi lời cảm ơn đến quý Nhà máy chế biến cao su Xuân Lập thuộc tổng công ty cao su Đồng Nai đã tạo điều kiện tốt nhất, cung cấp những tư liệu cần thiết để phục vụ cho báo cáo này. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến chú Hạnh, người đã tận tình giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu về " Quy trình sản xuất mủ Cốm từ mủ Skim" và đặc tính của nó. Cũng qua đây, tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các cô chú, anh chị trong nhà máy chế biến Xuân Lập. Trong thời gian thực tập tại nhà máy, tôi có cơ hội hiểu rõ hơn những điều đã học ở nhà trường để áp dụng trong thực tế cũng như cách thức tổ chức quản lý của nhà máy. Với kiến thức còn hạn hẹp và sự hạn chế về thời gian, bài báo cáo chắc chắn không tránh khỏi sự sai sót; người thực hiện đề tài rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô và bạn đọc để báo cáo hoàn thiện hơn. Xin chân thành biết ơn. Vũng Tàu, tháng 05 năm 2013 Sinh viên Trần Quốc Lưu SVTH: Trần Quốc Lưu 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Tống Thị Minh Thu MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, muc tiêu của hầu hết các doanh nghiệp là mong muốn cải tiến quy trình sản xuất để có thể tiết kiệm đươc nguyên vật liệu, chi phí. Nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, nên việc lựa chọn quy trình công nghệ sản xuất hợp lý luôn được đặt lên hàng đầu. Được tham gia làm việc và học hỏi kinh nghiệm tại Nhà máy cao su Xuân Lập trong vòng một tháng. Tôi đã quan sát, nghiên cứu và tham khảo những ý kiến từ các cô chú, anh chị làm việc tai Nhà Máy rất nhiều. Và tôi thấy, quy trình chế biến mủ Cốm từ mủ Skim trong quá trình sản xuất cao su cũng rất quan trọng. Vì thế, tôi quyết định chọn đề tài: " Quy trình sản xuất mủ Cốm từ mủ Skim" tại Nhà máy chế biến cao su Xuân Lập. Với hy vọng có thể hiểu được thêm về các quy trình sản xuất của nhà máy, qua đó có thể vận dụng những gì đã được trang bị tại trường để áp dụng vào thực tế. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài - Mục tiêu của đề tài: Hiểu được quy trình sản xuất mủ Cốm tủ mủ Skim tại nhà máy chế biến cao su Xuân Lập. - Nhiệm vụ đề tài: Để đạt được những mục tiêu trên, bài báo cáo đi sâu giải quyết các nhiệm vu cơ bản sau: + Tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến Nhà máy. + Quan sát, phân tích quy trình để nhận biết các vấn đề còn tồn đọng. SVTH: Trần Quốc Lưu 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Tống Thị Minh Thu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU XUÂN LẬP- ĐỒNG NAI Hình 1.1 Nhà máy chế biến cao su Xuân Lập SVTH: Trần Quốc Lưu 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Tống Thị Minh Thu 1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý Hình 1.2 sơ đồ vị trí địa lý nhà máy Xuân Lập Nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập thuộc ấp Trung Tâm, xã Xuân Lập, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Nhà máy cách thành phố Biên Hòa khoảng 30 km vềhướng Đông, cách thị xã Long Khánh khoảng 7km về hướng Tây. Bốn mặt của nhà máy giáp rừng cao su, cách Quốc lộ 1 khoảng 1km. Nhà máy cao su Xuân Lập là một trong bốn nhà máy chế biến mủ cao su thuộc tổng công ty cao su Xuân Lập. Nhà máy nằm trong khu vực nông trường An Lộc có diện tích khoảng 9,47ha Nhà máy Xuân Lập là xí nghiệp thuộc một trực thuộc của Tổng công ty cao su Đồng Nai được xây dựng và đi vào sản xuất từ tháng 10/2002, với tổng diện tích 9,3 ha. Có 2 phân xưởng sản xuất mủ kem và phân xưởng sản xuất mủ khối có công suất thiết kế 11.000 tấn sản phẩm/năm. Thực tế các năm 2006-2007 và 2008, sản lượng luôn vượt 30% so với thiết kế. SVTH: Trần Quốc Lưu 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Tống Thị Minh Thu Hình 1.3 Tổng công ty cao su Đồng Nai Nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập nằm trong khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc xuôi theo hướng Tây – Nam. Do đó địa hình rất thuận tiện cho việc thoát nước và xử lý nước thải của nhà máy. Khu vực nhà máy nằm giữa hệ thống sông Đồng Nai, sông La Ngà và sông Ray. Hệ thống sông suối trong vùng phân bố khá đều, mật độ bình quân 0,3 – 0 4 km/km 2 . Các sông suối chính chảy qua vùng là sông Che chảy về sông Buông, các suối lớn có nước quanh năm gồm: suối Cả, suối Sóc, suối Bơm, suối Quản Thủ. Nguồn tài nguyên nước ngầm trong vùng rất phong phú. Nhà máy nằm gần Quốc lộ 1, là tuyến giao thông huyết mạch quốc gia. Hệ thống giao thông từ vườn cao su về nhà máy đều là đường nhựa, rất thuận lợi trong việc vận chuyển mủ từ vườn cây về nhà máy. 1.2. Tổ chức của nhà máy Nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập được xây dựng và đi vào sản xuất năm 2002. Nhà máy hiện có gần 200 cán bộ công nhân viên thường xuyên và 80 công nhân làm theo hợp đồng thời vụ. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận của nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lâp như sau: SVTH: Trần Quốc Lưu 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Tống Thị Minh Thu - Quản đốc: là người chịu trách nhiệm chính, điều hành mọi hoạt động sản xuất của nhà máy. - Phó quản đốc: là người phụ tá cho quản đốc, chịu trách nhiệm về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. - Bộ phận phục vụ sản xuất gồm: tổ vận hành trạm bơm, máy phát điện, xử lý nước thải, vệ sinh công nghiệp… - Các tổ sản xuất trực tiếp gồm: tổ tiếp nhận, tổ cơ điện, tổ đánh đông, hai tổ sản xuất, tổ đóng kiện. Mỗi tổ đều có tổ trưởng trực tiếp kiểm tra, điều hành. Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức của nhà máy chế biến cao su Xuân Lập SVTH: Trần Quốc Lưu 7 Ca sản xuất Tổ đánh đông Ca sản xuất Tổ đóng kiện Tổ xuất hàng Tổ tiếp nhận Tổ cơ điện Tổ ca sản xuất Tổ ca sản xuất Tổ cơ điện Quản đốc Phó quản đốc Phân xưởng sản xuất mủ latex-skim Phân xưởng sản xuất mủ khối Nhà máy Long Thành Nhà máy Xuân Lập Nhà máy An Lộc Nhà máy Cẩm Mỹ Tổng công ty cao su Đồng Nai Xí nghiệp chế biến Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Tống Thị Minh Thu 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất của nhà máy Nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập có 2 dây chuyền sản xuất chính là sản xuất mủ kem từ mủ nước và sản xuất mủ cốm từ mủ Skim và mủ tạp. Sản phẩm chính của nhà máy là mủ kem (Latex), mủ cốm, và sản phẩm phụ là mủ Skim. Công suất hoạt động trong 6 tháng cuối năm 2010 là 2.307 tấn/tháng. Sản phẩm của nhà máy phần lớn được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài (70 – 80%), và một phần cung cấp cho thị trường trong nước (20%). Nguồn nguyên liệu Mủ cao su được cung cấp từ các vườn cao su của 5 nông trường là Trảng Bom, Dầu Giây, Bình Lộc, Túc Trưng và An Lộc. - Thị trường tiêu thụ Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy chế biến cao su Xuân Lập cũng như của Tổng công ty cao su Đồng Nai rất rộng lớn. Ngoài nước 60% sản lượng, trong đó khu vực Châu Á chiếm khoảng 40% như Trung quốc, Đài loan, Singapore, Malaysia, Hàn quốc, Nhật bản. Khu vực Châu Âu chiếm khoảng 16% như Pháp, Ý, Đức, Hà lan, Anh, Tây ban nha, Bỉ, . Khu vực Bắc Mỹ chiếm khoảng 4% như Mỹ, Canada. . . Tiêu thụ trong nước 40% sản lượng, giao cho các nhà máy sản xuất nệm mút, găng tay, bao cao su , giày dép ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tất cả khách hàng đều đánh giá rất cao chất lượng cao su của Đồng nai. Thương hiệu và uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế chúng tôi luôn giữ vững. Áp dụng và ngày càng nâng cao hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, hệ thống trách nhiệm cộng đồng SA 8000 nhằm tạo thuận lợi trong thương mại khi đã gia nhập WTO. Trong năm 2006 chúng tôi đã nhận được giải cúp vàng topten trong bình chọn sản phẩm Thương hiệu Việt uy tín; giải vàng chất lượng Việt nam năm 2006 của Thủ tướng chánh phủ; cúp vàng ISO của Bộ khoa học-công nghệ; cúp vàng vì sự phát triển cộng đồng, cúp xuất khẩu có uy tín 4 năm liền (2004,2005,2006,2007) của Bộ công thương, đạt Thương hiệu nổi tiếng năm 2008 do Bộ công thương bình chọn. SVTH: Trần Quốc Lưu 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Tống Thị Minh Thu 1.4. Tổng quan về các quy trình chế biến cao su của nhà máy Xuân Lập Từ ngày 20/5/2005 nhà máy Xuân Lập bao gồm 3 dây chuyền sản xuất được phân bố tập trung tại 3 khu vực sản xuất chính: - Dây chuyền sản xuất mủ kem từ mủ nước - Dây chuyền sản xuất mủ Skim từ nguồn thải của mủ Latex - Dây chuyền sản xuất mủ cốm từ mủ tạp - Nguyên liệu Nguyên liệu của nhà máy tiếp nhận nguồn mủ nước từ 5 nông trường: Trảng Bom, Dầu Giây, Bình Lộc, Túc Trưng và An Lộc. - Các sản phẩm chính của nhà máy chế biến cao su Xuân Lập Mủ latex ( HA,LA ); mủ khối; SVR 10; SVR10CV; SCR R20 và các sản phẩm phụ là mủ kim và mủ khối. Sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài khoảng 70-80% và cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 20%. SVTH: Trần Quốc Lưu 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Tống Thị Minh Thu CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỦ CỐM TỪ MỦ SKIM TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU XUÂN LẬP 2.1. Cấu tạo và tính chất của cao su thiên nhiên 2.1.1. Định nghĩa cao su thiên nhiên Mủ cao su thiên nhiên là dạng nhũ tương trong nước của các hạt cao su với hàm lượng phần khô từ 28%-40%. Kích thước hạt cao su rất nhỏ, cỡ khoảng 0,05-3μ và có hình quả trứng gà. Trong 1 gam mủ cao su với hàm lượng phần khô 40% có 5000 hạt với đường kính trung bình 0,26μ. 2.1.2. Cấu tạo hóa học Về mặt hóa học, cao su thiên nhiên là polyisopren - polyme của isopren. Mạch đại phân tử của cao su thiên nhiên được hình thành từ các mắt xích isopren đồng phân cis liên kết với nhau ở vị trí 1,4. Ngoài đồng phân cis 1,4, trong cao su thiên nhiên còn có khoảng 2% mắt xích liên kết với nhau ở vị trí 3,4.Có cấu tạo tương tự với cao su thiên nhiên, nhựa cây Gutapertra được hình thành từ polyme của isopren đồng phân trans 1,4. SVTH: Trần Quốc Lưu 10 [...].. .Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Tống Thị Minh Thu 2.2 Quy trình công nghệ chế biến mủ Skim Quá trình chế biến mủ skim trong nhà máy chế biến cao su Xuân Lập được thể hiện trong biểu đồ sau: Mủ nước vườn cây Hóa chất NH3 nước thải Bể hổn hợp Bùn lắng nước thải Bơm Bồn lắng Mủ latex Hóa chất xử lý Kiểm tra định kỳ Bồn trung chuyển Bồn thành phẩm mủ kem xuất xưởng Bùn cặn Mủ skim Máy ly tâm... quá trình thực tập tại nhà máy, tôi nhận thấy được một số ưu điểm và nhược điểm của Nhà máy như sau: Ưu điểm: - Nhà máy có công nghệ dây chuyền, máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại - Các quy trình sản xuất được thực hiện một cách rất hợp lý - Cán bộ, công nhân viên có trình độ kỹ thuật cao Luôn vui vẻ, hòa đồng và giúp đỡ mọi người Nhược điểm: - Do đặc thù của nghành chế biến cao su là sử... ăn mòn SVTH: Trần Quốc Lưu 17 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Tống Thị Minh Thu Máy ly tâm tại nhà máy Xuân Lập có năng su t tiếp nhận 610 lít/giờ nhưng năng su t trung bình khoảng 500 lít/giờ, tốc độ quay 7200 vòng /phút, công su t động cơ là 15Hp Số lượng máy là 14 máy Thường hoạt động khoảng 2-2,5h thì dừng để rửa chén đĩa Thời gian rửa đĩa quay từ 15-20 phút /máy Trong quá trình hoạt động,... hơn và đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm hơn nữa, đáp ứng nhu cầu của thị trường SVTH: Trần Quốc Lưu 29 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Tống Thị Minh Thu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tài liệu từ nhà máy chế biến cao su Xuân Lập 2 Website: www.donaruco.com ( Website tổng công ty cao su Đồng Nai) SVTH: Trần Quốc Lưu 30 ... đưa vào ly tâm SVTH: Trần Quốc Lưu 15 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Tống Thị Minh Thu 2.2.3 Máy ly tâm Hình 2.5 Hệ thống máy ly tâm 2.2.3.1 Cấu tạo Hình 2.6 Cấu tạo máy ly tâm Cấu tạo gồm: thân máy, roto, nắp, đĩa SVTH: Trần Quốc Lưu 16 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Tống Thị Minh Thu 2.2.3.2 Nguyên lý hoạt động Hình 2.7 Nguyên tắt hoạt động của máy ly tâm Trong quá trình ly tâm nguyên... nông trường thu gom từ vườn cây nguyên liệu Mủ vừa ra khỏi cây cao su có pH~7 Sau vài giờ pH sẽ giảm xuống gần bằng 6 và đông lại do hoạt tính của vi khuẩn Sử dụng Amoniac để tránh mủ bị đông trước khi chế biến tại nhà máy và NH 3 thêm vào với nồng độ ≥ 0,03% để chống đông mủ tự nhiên và bảo quản nguyên liệu SVTH: Trần Quốc Lưu 13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Tống Thị Minh Thu 2.2.1.2 Xử lý nguyên... xuất của nhà máy, tôi có một vài kiến nghị như sau - Tại thiết bị máy ly tâm chưa thật sự tách tốt, chỉ tách được khoảng 96% mủ latex - Tại tháp khử NH3 chưa khử được tốt, nồng độ NH3 vẫn còn khoảng 0.2% NH3 trong mủ Skim Có thể cải tiến hơn khi khử NH 3 bằng các phương pháp như: xây thêm hệ thống mương spillway như các nhà máy khác đã áp dụng và có hiệu quả rất cao Tôi tin tưởng rằng, Nhà máy sẽ có... Nước thải chung Hình 2.1 Sơ đồ quy trình sản xuất mủ kem va skim của nhà máy SVTH: Trần Quốc Lưu 11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Tống Thị Minh Thu 2.2.1 Tiếp nhận và xử lý nguyên liệu 2.2.1.1 Tiếp nhận Hình 2.2 Xe bồn chở nguyên liệu từ vườn mủ Mủ nước được vẩn chuyển từ các nông trường về nhà máy bằng các xe bồn Về đến nhà máy, mủ được kiểm tra các chỉ tiêu VFA, NH 3, DRC Sau khi kiểm tra xong,... 507 7 Chỉ số màu Lovibond, mẫu đơn, không lớn hơn: 8 Độ nhớt Mooney ML ( 1’ + 4’ ) 1000 C 9 Đặc tính lưu hoá: 10 Mã màu : Nâu SVTH: Trần Quốc Lưu 27 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Tống Thị Minh Thu Hình 2.9.7 Cao su SVR 20 Các chỉ tiêu hóa lý của cao su SVR 10 theo TCVN 3769:20041 1 Hàm lượng chất bẩn giữ lại trên rây 45m, % m/m, không lớn hơn : 0,162 2 Hàm lượng tro, % m/m, không lớn hơn : 0,803... sản phẩm được chế tạo từ mủ đông đặc Thành phẩm được sử dụng trong sản xuất lốp xe, săm, ống nước và các mặt hàng giày dép chất lượng - SVR 20: là sản phẩm chế tạo từ mủ đông đặc được sử dụng cho nhiều mục đích, thành phẩm được sử dụng trong sản xuất lốp xe và các ứng dụng quan trọng khác như ống nước, thảm cao su, băng tải, giày dép, hàng hoá đúc SVTH: Trần Quốc Lưu 28 Báo cáo thực tập tốt nghiệp . Tây. Bốn mặt của nhà máy giáp rừng cao su, cách Quốc lộ 1 khoảng 1km. Nhà máy cao su Xuân Lập là một trong bốn nhà máy chế biến mủ cao su thuộc tổng công ty cao su Xuân Lập. Nhà máy nằm trong. Phân xưởng sản xuất mủ khối Nhà máy Long Thành Nhà máy Xuân Lập Nhà máy An Lộc Nhà máy Cẩm Mỹ Tổng công ty cao su Đồng Nai Xí nghiệp chế biến Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Tống. Thu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU XUÂN LẬP- ĐỒNG NAI Hình 1.1 Nhà máy chế biến cao su Xuân Lập SVTH: Trần Quốc Lưu 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Tống Thị Minh Thu 1.1.