1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tách chiết tinh dầu cây lá lốt để chữa bệnh đau xương khớp

21 5K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 17,11 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT VÂN TẢO – THƯỜNG TÍN **************************** ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ LẦN THỨ TƯ NĂM HỌC 2014 - 2015 Tên đề tài: TÁCH CHIẾT TINH DẦU CÂY LÁ LỐT ĐỂ CHỮA BỆNH ĐAU XƯƠNG KHỚP Lĩnh vực: Hoá sinh NGƯỜI HƯỚNG DẪN: - Cử nhân Nguyễn Hồng Long - Đơn vị công tác: THPT Vân Tảo TÁC GIẢ: 1. Lương Thị Ngoan Lớp 11A3, trường THPT Vân Tảo Hà Nội, tháng 12 năm 2014 MỤC LỤC Trang Phần I: Lí do chọn đề tài 3 Phần II: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và điểm mới, sáng tạo của đề tài 4 Phần III: Quá trình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu 5 III.1. Nghiên cứu tài liệu 5 III.1.1. Về cây lá lốt 5 III.1.2. Về bệnh đau xương khớp 8 III.2. Thực nghiệm 10 III.2.1. Tách chiết tinh dầu lá lốt 10 III.2.2. Thử nghiệm khả năng trị bệnh đau xương khớp 14 Phần IV: Kết luận 20 Tài liệu tham khảo 21 PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài 2 Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hệ thực vật đa dạng và phong phú. Theo dự đoán có khoảng 12.000 loài, trong đó hiện đã biết khoảng 4.000 loài được nhân dân ta dùng làm thảo dược [1], [2], [3]. Việc nghiên cứu các loài thảo dược nhằm tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính trong phòng và chữa bệnh đã và đang được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm bởi các hoạt chất có nguồn gốc thiên nhiên thể hiện nhiều ưu điểm hơn so với các chất tổng hợp, do có độc tính thấp và khả năng dung nạp cao trên cơ thể sinh vật. Theo Hội Cơ xương khớp Việt Nam, với hơn 30% người trên tuổi 35, 60% người trên tuổi 65 mắc chứng bệnh về cơ xương khớp. Vì vậy, điều trị bệnh đau xương khớp bằng liệu pháp tự nhiên là vấn đề cần thiết. Cây lá lốt (Piper lolot C.DC) là cây thuộc chi Piper, họ Hồ tiêu (Piperaceae), là loài đặc hữu phổ biến ở các nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Trong y học cổ truyền, lá lốt được dùng làm gia vị, thuốc trị đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay, chân, đi ngoài nhưng chưa được nghiên cứu nhiều về khả năng trị bệnh đau xương khớp. Chính vì vậy em chọn đề tài “Tách chiết tinh dầu cây lá lốt để chữa bệnh đau xương khớp” từ đó góp phần tìm ra nguồn nguyên liệu cho ngành dược liệu, hương liệu. Với đầy đủ các lí do trên, việc nghiên cứu sâu hơn về cây lá lốt là một hướng đi mang lại nhiều triển vọng. 2. Mục đích nghiên cứu - Tách chiết tinh dầu lá lốt để xác định được một số thành phần hóa học của loài Piper lolot (Lá lốt). - Dùng tinh dầu lá lốt thử nghiệm trên đối tượng bị viêm khớp. 3. Đối tượng nghiên cứu - Cây lá lốt (piper lolot C.DC) ở Thư Phú, Thường Tín, Hà Nội. - Người mắc bệnh viêm khớp. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cây lá lốt (piper lolot C.DC) và bệnh đau xương khớp ở Việt Nam. - Tách tinh dầu từ cây lá lốt (thân, lá). - Thử nghiệm tác dụng tinh dầu lá lốt trong điều trị bệnh đau xương khớp. 5. Phương pháp nghiên cứu Chưng cất lôi cuốn hơi nước để thu được tinh dầu. PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỂM MỚI, SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI 3 Lá lốt là một trong những cây rau gia vị được xem là đặc hữu của vùng Đông Dương. Do đặc tính là một cây địa phương nên đa số các nghiên cứu khoa học về lá lốt được thực hiện tại Việt Nam. Theo tác giả GS.TS Đỗ Tất Lợi trong những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam cũng ghi Piper lolot = Lá lốt (trang 578) và Piper longgum = Tiêu Lốt, Tất bạt (trang 642). Các nghiên cứu khoa học cho thấy: Phân chất hóa học ghi nhận lá Piper lolot có chứa hàm lượng alkaloid, flavonoids, anthranoids, tannins, acid amin và tinh dầu. Hàm lượng flavonoids tổng cộng khoảng 1,14%. Dịch chiết bằng alcohol 2:1 cho thấy có những hoạt tính chống sưng khi thử nghiệm trên chuột qua các test Winter, Koster và dĩa hơ nóng (Tạp chí Dược học số 10 – 2004). Dịch chiết bằng methanol từ lá Piper lolot có hoạt tính ức chế hoạt động ngưng tụ tiểu cầu gây ra do arachidonic và yếu tố kích khởi PAF (Platelet Activating Factor) (J.Agric.Food Chem. Số 55-2007) Gần đây, Đỗ Đình Rãng và cộng sự [2] đã nghiên cứu thành phần hoá học tinh dầu lá lốt (Piper lolot C.DC) ở Hà Nội. Thành phần hoá học của tinh dầu gồm 54 cấu tử, nhận diện 46 cấu tử, trong đó thành phần chính là α , β -asaron (21,80%), các thành phần khác trên 5% là d-nerolidol (8,6%), anisylaxeton (7,1%), trans-caryophyllen (5,6%), β -elemen (5,2%). Điểm mới của đề tài: - Tách tinh dầu bằng dụng cụ có sẵn trong phòng thí nghiệm ở trường THPT. - Tách từ nguồn nguyên liệu lá lốt tại địa phương Thư Phú – Thường Tín – Hà Nội. - Thử nghiệm và theo dõi tác dụng của việc bôi tinh dầu lá lốt lên vùng bị viêm khớp của đối tượng tình nguyện viên. PHẦN III. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU III.1. Nghiên cứu tài liệu 4 III.1.1. Về cây lá lốt III.1.1.1. Giới thiệu loài - Tên khoa học: Piper lolot C.DC - Tên thường gọi: Lá lốt, Tất bát, - Họ: Hồ tiêu – Piperaceae - Bộ phận dùng: Lá, thân. - Công dụng: Chữa đau nhức xương khớp. - Phân bố: Hà Nội, Cao Bằng, Quảng Ninh, Ninh Bình,… III.1.1.2. Đặc điểm thực vật, sinh thái, sinh trưởng và phát triển [1] - Lá lốt là một loại cây mềm, mọc cao tới 1m, thân cây hơi có lông. Lá hình trứng rộng, phía gốc hình tim, đầu lá nhọn, soi lên có những điểm trong, phiến lá dài 13cm, rộng 8.5cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông ở gân, cuống lá dài 2.5cm. Cụm hoa mọc thành bông, bông hoa cái dài chừng 1cm, cuống dài 1cm. Hình 1: Vườn cây lá lốt tại Thư Phú, Thường Tín, Hà Nội. - Kỹ thuật trồng + Thời vụ: Trồng quanh năm. 5 + Làm đất Lá lốt thích hợp trên nhiều chân đất, nhưng để cây phát triển tốt thì chọn chân đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng. Lên liếp: chiều cao x chiều dài x chiều ngang tương ứng với tỉ lệ sau:15 cm x chiều dài vườn x 1,2 m. Khoảng cách giữa các liếp khoảng 3 cm. + Nhân giống và trồng Chọn những cây lá lốt sinh trưởng mạnh (lá xanh bóng, mượt, kích thước lá to) cắt thành từng đoạn dài 20 – 30 cm để giâm. Giâm những đoạn thân vừa cắt trực tiếp trên liếp đã chuẩn bị để trồng, giâm từng hàng vào đất (ngập 2/3 đoạn thân vừa cắt), sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm. Hằng ngày tưới nước 2 lần cho cây. + Bón phân Lượng phân bón cho 1.000 m2 như sau: Bón lót: Phân chuồng hoai 1,5 tấn, phân lân 35 kg. Bón thúc: phân Urê 10 – 12 kg. + Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch Lá lốt là loại cây trồng ít sâu bệnh hại. Trong trường hợp trồng cây với mật độ dày thì những lá phía dưới hay bị cháy đầu lá nhưng sản phẩm thu được từ lá lốt thường là những lá non, do đó công tác bảo vệ thực vật trên cây tương đối nhẹ. Sau khi trồng khoảng 1 tháng thì có thể thu hoạch lá lốt. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà cắt nguyên đoạn thân (chừa lại 10 – 15 cm để cho cây tái sinh) hoặc hái lá. III.1.1.3. Thành phần hóa học Thành phần hoá học của chi Piper rất đa dạng và phong phú và đã được tổng kết hai lần (Sengupta và Ray 1987, Parma và cộng sự 1997). Sau những tổng kết này được công bố cho đến nay, 28 loài mới được nghiên cứu. Chỉ có khoảng 10% (112 loài) Piper được nghiên cứu về mặt hoá học, tác dụng sinh học trên tổng số 1000 loài. Từ 112 loài này người ta tìm thấy 667 hợp chất bao gồm: 190 alkaloit/amit, 49 lignan, 70 neolignan, 97 terpen, 39 propenylphenol, 15 steroit, 18 kavapyrol, 17 chalcon/dihydrochalcon, 16 flavon, 6 flavanon, 4 6 piperolit (cinnamylidon butenolit) và 146 hợp chất khác. Nhìn chung những điều tra về hoá thực vật của loài Piper đã phát hiện ra sự đa dạng của cấu tạo hoá học, trong số đó loại hợp chất quan trọng đó là alkaloit/amit, lignan, neolignan và terpen[3]. Theo kết quả nghiên cứu gần đây lá và thân cây lốt chứa các chất ancaloit, flavonoid và tinh dầu với thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ cũng có chứa tinh dầu nhưng thành phần chính là benzylaxetat. III.1.1.4. Công dụng a) Dùng làm nguyên liệu chế biến thức ăn: Chả lá lốt, thịt bò cuốn lá lốt, thái nhỏ nấu cháo,… b) Dùng làm thuốc : - Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau. - Theo nghiên cứu của Trường đại học Dược Hà Nội: thành phần hoá học của Lá lốt chủ yếu là tinh dầu (tỷ lệ 0,57%), piperin, piperidin. Kết quả thực nghiệm trên súc vật cho thấy nước ép Lá lốt, cao Lá lốt tươi và cao Lá lốt khô đều có tác dụng kháng sinh, chống viêm rõ rệt trên súc vật gây viêm thực nghiệm. - Theo nghiên cứu về kháng sinh thảo mộc của Viện y học dân tộc: Lá lốt (giã dập) có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella typhi, Shigella flexneri, sonnei, Shiga, B. subtilis, Es. coli, C. diphteriae, D. pneumoniae, H. pertusis. - Kinh nghiệm dân gian, lá lốt hoặc kết hợp với vài dược thảo khác như là dung dịch trích của rễ bưởi…dùng nước uống rất tốt hay sử dụng ngâm tay chân để chữa trị đau nhức trường hợp viêm khớp, đau ngực, đau bụng do lạnh, bằng chứng cho thấy chữa trị có hiệu quả: trường hợp đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân, bị mụn nhọt, đau đầu hay đau răng. - Chữa đau nhức xương khớp[1]: Bài 1: Dùng 5-10g lá lốt phơi khô, hay 15-30g lá tươi, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài 2: Lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, liều lượng bằng nhau (khoảng 15g khô mỗi loại), sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Bài 3: Lá lốt 20g, thiên niên kiện 12g, gai tầm xoong 16g, tất cả sắc với 400ml, còn 100ml dùng uống trong ngày. Có thể dùng một trong các bài thuốc này, sắc uống liên tục 7-8 ngày sẽ có tác dụng tốt. 7 - Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư): Lá lốt 50g, nghệ 40g, phèn chua 20g, đổ nước ngập lên mặt thuốc 2 đốt ngón tay, đun sôi, bớt lửa giữ cho sôi lăn tăn 10-15 phút, chắt lấy 1 bát, gạn lấy nước trong dùng rửa âm đạo. Phần còn lại tiếp tục đun sôi dùng để xông hơi vào âm đạo, có thể xông nhiều lần. - Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân: Dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước nấu sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ. - Chữa lỵ: Lấy 1 nắm nhỏ lá lốt, sắc với 300ml nước, dùng uống. - Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay: Đồng bào Mường có kinh nghiệm lấy 1 nắm thật to lá lốt, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống làm một lần. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi vài lần rồi vớt bã để riêng. Khi nước âm ấm thì dùng rửa sạch tổ đỉa. Lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày là khỏi. III.1.2. Về bệnh đau xương khớp [5],[6], [7]. III.1.2.1. Khái niệm Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis - RA) là một bệnh lý khớp mãn tính thường gặp, đồng thời là một bệnh tự miễn điển hình với các biểu hiện toàn thân, tại khớp và ngoài khớp ở nhiều mức độ khác nhau, diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề cần điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để hạn chế tàn phế. Hình 2: Các vị trí viêm khớp. III.1.2.2. Biểu hiện 8 Hiện tượng viêm màng hoạt dịch ăn mòn ở các khớp ngoại biên, đối xứng, diễn biến kéo dài, tiến triển từng đợt, xu hướng tăng dần, dẫn đến tổn thương sụn khớp, ăn mòn xương gây biến dạng khớp, dính khớp và mất chức năng vận động của khớp. Các triệu chứng có thể hồi phục: cứng khớp buổi sáng, viêm các khớp nhỏ như khớp gối, khớp bàn tay, khớp chân,… Các triệu chứng không thể hồi phục: Hẹp khe khớp, dính khớp, lệch trục khớp,… Dấu hiệu ngoài khớp : Teo cơ, viêm mống mắt, nốt dưới da, tràn dịch màng ngoài tim, tràn dịch màng phổi, viêm mạch máu thường ít gặp, nhẹ. III.1.2.3. Thực trạng Thường gặp ở nữ giới (75%), lứa tuổi từ 30 -60 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh : Trên thế giới 1 - 3 % dân số người lớn (>15 tuổi). Ở Việt Nam : 0,55 % dân số người lớn (>15 tuổi). III.1.2.4. Nguyên nhân * Cơ địa (Tuổi, Giới và HLADR4) * Miễn dịch qua trung gian tế bào (Vai trò của lympo T) * Miễn dịch dịch thể (Vai trò của lympho B và các tự kháng thể ) * Các Cytokine (IL1, IL6, TNF) và các yếu tố tăng trưởng nội sinh III.1.2.5. Cách phòng bệnh đau khớp - Thường xuyên vận động: Tốt cho hệ tim mạch, hệ xương, cơ và khớp. - Căng duỗi: Giúp tăng cường và củng cố các khớp. - Ăn uống hợp lí: Các thực phẩm giàu vitamin C, E và canxi hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị thoái hóa sớm. - Uống đủ nước: Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa hai đầu xương. III.1.2.6. Cách chữa bệnh đau khớp - Dùng thuốc giảm đau: Tham khảo lời khuyên của bác sĩ. - Châm cứu. - Luyện tập: Thể thao, aerobic, bơi lội, đi bộ, III.2. Thực nghiệm III.2.1. Tách chiết tinh dầu lá lốt 9 III.2.1.1. Nguyên liệu Cây lá lốt được trồng phổ biến và rất nhiều ở xã Thư Phú, Thường Tín, Hà Nội. Hình 3: Cây lá lốt. III.2.1.2. Phương pháp lấy mẫu, xác định thành phần độ ẩm Mẫu tươi sau khi lấy về được rửa sạch, để nơi thoáng mát hoặc sấy khô ở 40 0 C. Gửi mẫu sang Trung tâm Phân tích giám định và thí nghiệm KDTV để lưu ảnh tiêu bản mẫu nhằm xác minh đúng mẫu định nghiên cứu. Việc xử lý tiếp mẫu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước để thu được hỗn hợp các hợp chất dùng cho nghiên cứu được nêu ở phần thực nghiệm. Để xác định độ ẩm ta sử dụng phương pháp trọng lượng. Nguyên tắc: Sấy nguyên liệu ẩm ở 100 0 C đến khối lượng không đổi Cách tiến hành: Chuẩn bị sẵn 3 chén sứ sạch, đánh dấu và sấy trong tủ sấy đến 100 0 C. Sau khi sấy xong, đặt chén sứ vào bình hút ẩm, để nguội ở nhiệt độ phòng, cân các chén sứ ta được khối lượng m 1 . Cho vào mỗi chén sứ m 2 g lá lốt. Sau đó, tiến hành sấy trong tủ sấy đến 100 0 C cứ sau 4 giờ lại lấy ra cho vào bình hút ẩm để làm nguội rồi đem cân, cứ như vậy cho đến khi khối lượng m 3 của mẫu và chén không đổi. Độ ẩm của mỗi mẫu được tính theo công thức: W = (m 1 + m 2 – m 3 ) / m 2 *100. 10 [...]... trạng bệnh đã giảm nhanh chóng sau 15 ngày hay 30 ngày (Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh) 19 PHẦN IV KẾT LUẬN Sau quá trình nghiên cứu, tiến hành chiết xuất tinh dầu, phân tích thành phần hóa học của lá cây lá lốt và thử nghiệm khả chữa bệnh đau xương khớp Em rút ra một số kết luận sau: 1 Biết tách chiết tinh dầu cây lá lốt để xác định thành phần hóa học có trong tinh dầu lá lốt 2 Tinh dầu lá lốt. .. 2: Hàm lượng tinh dầu lá lốt thu được Thành phần hoá học các chất có trong tinh dầu lá lốt: Khi xác định thành phần hóa học của tinh dầu tìm ra hơn 30 hợp chất có trong tinh dầu cây lá lốt Các chất chiếm tỉ lệ phần trăm chủ yếu là β- asaron (16,50%), cis- methyl eugenol (13,49%), β- pinen (11,33%), α- pinen (7,13%), trans- anethol (6,14%) III.2.2 Thử nghiệm khả năng trị bệnh đau xương khớp III.2.2.1... của tinh dầu cây lá lốt trong điều trị bệnh đau xương khớp Sau khi có tinh dầu lá lốt và khẳng định tính an toàn trong sản phẩm thu được, em đã liên hệ và thử nghiệm trên các tình nguyện viên: 1 Ông: Nguyễn Văn Đoàn – Nhân viên bảo vệ trường THPT Vân Tảo Tình trạng bệnh: Viêm khớp dạng thấp ở tay và chân Quá trình thử nghiệm: Trong 15 ngày 14 Phương pháp: + Ngâm tay chân bằng nước ấm có pha tinh dầu. .. tiến hành - Lắp bộ tách tinh dầu lôi cuốn hơi nước - Chuẩn bị mẫu: rửa sạch, để ráo, thái khúc, cho vào bộ chưng cất - Bật nồi chưng cất - Thu được tinh dầu 12 Hình 7: Hệ thống dụng cụ chưng cất lôi cuốn hơi nước Hình 8: Học sinh tiến hành chưng cất lôi cuốn hơi nước tách lấy tinh dầu 13 III.2.1.6 Kết quả Chưng cất lôi cuốn hơi nước thu tinh dầu lá lốt: Mẫu Khối lượng Thời gian Tinh dầu Tỉ lệ (gam) (phút)... đau xương khớp III.2.2.1 Kiểm tra tính an toàn của tinh dầu lá lốt với con người - Các thành phần trong tinh dầu lá lốt đều là những chất có nguồn gốc tự nhiên và có tính lành đối với con người (Nguồn: Cây thuốc Việt Nam – GS.TS Đỗ Tất Lợi – NXB Hồng Đức 2013.) - Theo tài liệu từ điển Hóa Học (NXB Khoa học kỹ thuật – 2013) các chất trong Tinh dầu lá lốt được sử dụng trong sản xuất các loại dược phẩm... Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam 2 Đỗ Đình Rãng, Đoàn Thanh Tường, Vũ Thị Lựu (2001), Nghiên cứu thành phần hoá học của tinh dầu và dịch chiết của cây lá lốt huyện Từ Liêm – Hà Nội, Hoá học và công nghiệp hoá chất, 5 (70) 25-29 3 Trịnh Xuân Thủy, Góp phần nghiên cứu thành phần hóa học của cây lá lốt (Piper lolot C.DC) Luận văn Thạc sĩ, 2006 4 Trương Đình Xuân Tịnh, Nghiên cứu chiết tách xác... Nội Hình 14: Vị trí viêm khớp của đối tượng tình nguyện 18 Tình trạng bệnh: Viêm khớp: Mắt cá chân Quá trình thử nghiệm: Trong 15 ngày Phương pháp: + Ngâm tay chân bằng nước ấm có pha tinh dầu 1 lần/ ngày vào các buổi tối trước khi đi ngủ + Bôi tinh dầu vào vị trí bị viêm khớp: ngày bôi 2 lần (Sáng, tối) III.2.2.2: Theo dõi, đánh giá tác dụng của tinh dầu đối với vùng viêm khớp Qua theo dõi các đối... Bôi tinh dầu vào vị trí bị viêm khớp: ngày bôi 2 lần (Sáng, tối) 16 3 Bà Nguyễn Thị Ngan - Thôn Vĩnh Lộc, Thư Phú, Thường Tín – Hà Nội Hình 12: Vị trí viêm khớp của đối tượng tình nguyện Tình trạng bệnh: Viêm khớp: Ngón tay đốt cột sống Quá trình thử nghiệm: Trong 20 ngày Phương pháp: + Ngâm tay chân bằng nước ấm có pha tinh dầu 2 lần/ ngày vào các buổi sáng và tối trước khi đi ngủ + Bôi tinh dầu vào... trí bị viêm khớp: ngày bôi 2 lần (Sáng, tối) 4 Ông Nguyễn Văn Giàng - Thôn Vĩnh Lộc, Thư Phú, Thường Tín – Hà Nội 17 Hình 13: Vị trí viêm khớp của đối tượng tình nguyện Tình trạng bệnh: Viêm khớp: Ngón tay, ngón chân Quá trình thử nghiệm: Trong 15 ngày Phương pháp: + Ngâm tay chân bằng nước ấm có pha tinh dầu 1 lần/ ngày vào các buổi tối trước khi đi ngủ + Bôi tinh dầu vào vị trí bị viêm khớp: ngày... ngủ + Bôi tinh dầu vào vị trí bị viêm khớp: ngày bôi 2 lần (Sáng, tối) Hình 10: Vị trí viêm khớp của đối tượng tình nguyện 15 2 Bà Nguyễn Thị Lý – Thôn Vĩnh Lộc, Thư Phú, Thường Tín – Hà Nội Hình 11: Vị trí viêm khớp của đối tượng tình nguyện Tình trạng bệnh: Viêm khớp: Cổ tay, khuỷu tay, đốt cột sống Quá trình thử nghiệm: Trong 30 ngày Phương pháp: + Ngâm tay chân bằng nước ấm có pha tinh dầu 2 lần/ . của lá cây lá lốt và thử nghiệm khả chữa bệnh đau xương khớp. Em rút ra một số kết luận sau: 1. Biết tách chiết tinh dầu cây lá lốt để xác định thành phần hóa học có trong tinh dầu lá lốt. 2. Tinh. Tách tinh dầu từ cây lá lốt (thân, lá) . - Thử nghiệm tác dụng tinh dầu lá lốt trong điều trị bệnh đau xương khớp. 5. Phương pháp nghiên cứu Chưng cất lôi cuốn hơi nước để thu được tinh dầu. PHẦN. liệu 5 III.1.1. Về cây lá lốt 5 III.1.2. Về bệnh đau xương khớp 8 III.2. Thực nghiệm 10 III.2.1. Tách chiết tinh dầu lá lốt 10 III.2.2. Thử nghiệm khả năng trị bệnh đau xương khớp 14 Phần IV: Kết

Ngày đăng: 25/12/2014, 22:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w