Đối với UBND huyện Tân kỳ

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả chính sách tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện tân kỳ tỉnh nghệ an (Trang 85)

Hàng năm trích một phần ngân sách để NHCSXH cho vay hộ nghèo trên địa bàn, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở tổng hợp lại cơ sở lý luận ở chương 1 và qua đánh giá thực trạng của chương 2 thì Chương 3 đã tập trung nghiên cứu các vấn đề đó là:

* Nêu lên định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân kỳ trong giai đoạn 2011- 2015, trên cơ sở đó NHCSXH huyện Tân kỳ đề ra định hướng hoạt động trong thời gian tới.

* Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Tân kỳ và những kiến nghị với Chính phủ, HĐQTNHCSXH, NHCSXH Việt nam và chính quyền, đoàn thể các cấp để các giải pháp đề xuất có thể thực hiện được.

KẾT LUẬN LUẬN VĂN

NHCSXH là tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu XĐGN, phát triển kinh tế xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận. Muốn XĐGN nhanh và bền vững thì một vấn đề quan trọng là nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH. Năm năm hoạt động, NHCSXH huyện Tân kỳ đã luôn bám sát chủ trương, định hướng của huyện uỷ và UBND huyện về phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện chương trình, mục tiêu XĐGN. Vốn NHCSXH đã đầu tư tới 61.550 ngìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay, với 7 chương trình tín dụng ưu đãi; trong đó, cho vay hộ nghèo chiếm 31,6% tổng dư nợ toàn huyện. Góp phần quan trong vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu XĐGN trên địa bàn huyện Tân kỳ; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 32,67% năm 2008 xuống còn 16,75% cuối năm 2012. Tuy nhiên, qua đánh giá chính sách hiệu quả tín dụng hộ nghèo vẫn thấp so với mục tiêu đề ra; số hộ nghèo đủ điều kiện có nhu cầu vay chưa được vay vẫn còn lớn (tỷ lệ 35,16% so với tổng số hộ nghèo); hiệu quả tín dụng hộ nghèo còn hạn chế. Do đó, tìm giải pháp nâng cao hiệu quả của tín dụng hộ nghèo mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho NHCSXH huyện Tân kỳ mà của cả tỉnh Nghệ An.

Luận văn “Đánh giá hiệu quả chính sách tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Tân kỳ, tỉnh Nghệ an” sử dụng phương pháp nghiên cứu thích hợp đã hoàn thành những nội dung chủ yếu như sau:

Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối

với hộ nghèo, sự cần thiết phải XĐGN, các chỉ tiêu tính toán hiệu quả tín dụng và rút ra sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.

Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại

NHCSXH huyện Tân kỳ. Đồng thời, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân trong cho vay hộ nghèo tại huyện Tân kỳ trong thời gian vừa qua.

Thứ ba: Trên cơ sở mục tiêu hoạt động của NHCSXH huyện Tân kỳ; luận văn đưa

ra 6 nhóm giải pháp và một số kiến nghị với Chính phủ, HĐQTNHCSXH và NHCSXH Việt Nam, với cấp ủy Đảng chính quyền, đoàn thể các cấp tại Nghệ An, NHCSXH tỉnh Nghệ An, UBND Huyện Tân kỳ và các Tổ chức Hội nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo;

Mặc dù có nhiều cố gắng, song vì điều kiện thời gian và khả năng còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các nhà khoa học và những người quan tâm đến đề tài, để bản luận văn được hoàn thiện hơn.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Tiến sỹ Quách Thị Khánh Ngọc, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.

Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo về những lời nhận xét quý báu, đóng góp đối với bản luận văn.

Em xin cảm ơn các Thầy, Cô Đại học Nha trang về những bài giảng lý thú, hữu ích cũng như các cán bộ Khoa kinh tế, khoa Sau đại học đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi đối với em trong quá trình học tập.

Cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp ở NHCSXH huyện Tân kỳ, các lãnh đạo ban ngành cấp huyện và tỉnh đã giúp đỡ, động viên trong quá trình viết luận văn.

Cuối cùng, em xin cảm ơn sự khuyến khích, quan tâm tạo điều kiện của những người thân trong gia đình đã giúp em hoàn thành bản luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bùi Hoàng Anh ( 2000), "Tín dụng ngân hàng phục vụ đối tượng chính sách và các

chương trình kinh tế của chính phủ: Những tồn tại tại và kiến nghị tháo gỡ", Tạp chí ngân

hàng số 4/2000,tr 17-26.

2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tân kỳ (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ

huyện Tân kỳ khóa XIX, Ban Tuyên giáo huyện Tân kỳ tỉnh Nghệ an.

3. Bộ Lao động Thương Binh xã hội (2010), Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, Hà Nội.

4. Bộ Lao động Thương Binh xã hội (2010), Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo

năm 2010, Hà Nội.

5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc phê duyệt ban hành tiêu chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai

đoạn 2011-2015, Hà Nội.

6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Quyết định số 852/QĐ- TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển Ngân hàng chính sách xã hội giai đoạn 2011-

2020, Hà Nội.

7.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Quyết định số 1489/QĐ- TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-

2015. Hà Nội.

8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Công văn số 291/CV-CP

về điều chỉnh một số điểm của Nghị định 78/2002/NĐ, Hà Nội.

9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 78/2002/NĐ-CP về

tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội.

10. Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội 11. Ngô Thị Huyền (2008), Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo của Ngân hàng

Chính sách xã hội Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

12. Luật các tổ chức tín dụng (2010), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân kỳ (2012), Báo cáo tổng kết 10 năm thực

14.Nghị quyết 80/NQ-CP (2011), Nghị quyết về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ

từ năm 2011đến năm 2020, Hà Nội.

15. Võ Thị Thu Nguyệt ( 2010), Xóa đói giảm nghèo ở Malaixia và Thái Lan, bài học

kinh nghiệm cho Việt Nam, Khoa Đông phương học - Đại học Khoa học xã hội và nhân

văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

16.UNDP Việt Nam (2006), Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng

chính xã hội cho người nghèo, Hà Nội.

17. Trần Hữu Ý (2009),"Bàn về hiệu quả tín dụng ưu đãi của nhà nước do Ngân hàng chính sách xã hội Việt nam thực hiện". Tạp chí ngân hàng số 18, tr 52-55.

Tiếng Anh

18. David O.Beim (2003) Grameen Bank: Talking capitalism to the Poor, Columbia Business School.

19. Yoichi Izmida ( 2003), Plicy Lending for Social Policy - changlling of the VBSP - the University of Tokyo. Website: 20.http://Nghean.gov.vn 21. http://Tanky.gov.vn 22. http://thoibaonganhang.vn 23.http://vbsp.org 24.http://worldbank.com

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả chính sách tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện tân kỳ tỉnh nghệ an (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)