Đẩy mạnh cho vay theo dự án, nâng suất đầu tư cho hộ nghèo lên mức đối đa

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả chính sách tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện tân kỳ tỉnh nghệ an (Trang 75)

3.3.4.1. Cho vay theo dự án vùng, khu vực kinh tế.

Để công cuộc XĐGN thực hiện nhanh và bền vững, trong cho vay hộ nghèo nên chuyển hình thức đầu tư cho vay nhỏ lẽ như hiện nay, sang cho vay theo dự án vùng và khu vực (dự án chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà..., trồng sắn, chè, trồng rừng đối với các xã vùng xa miền núi. Cho vay ngành nghề, nuôi trồng, chế biến nông sản, trồng cây ăn quả... đối với các xã trung tâm vùng hoặc khu vực).

Lập dự án tổng thể theo khu vực hình thành thị trường đầu vào và đầu ra tập trung, Lập dự án vùng theo quy mô toàn xã, xóm có từ 150- 250 hộ chia thành nhiều tổ, mỗi tổ khoảng 50 người; với dư nợ 5- 7 tỷ đồng/dự án. Dự án tiểu vùng lập theo xóm hoặc 02- 03 xóm liền kề, quy mô từ 100 - 150 hộ, dư nợ 3- 5 tỷ đồng/dự án; thời gian cho vay căn cứ vào chu kỳ sản SXKD của đối tượng vay để xác định. Thực hiện phân kỳ trả nợ gốc theo từng năm, lãi trả hàng tháng.

Về vốn đáp ứng tối đa nhu cầu xin vay của hộ phù hợp với phương án đầu tư. Cho vay dự án các hộ khá, hộ giàu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ngành nghề có liên quan cung cấp hoặc bao tiêu sản phẩm cho hộ nghèo tại các vùng khó khăn.

Định kỳ hàng năm phải có sơ kết, hết thời gian thực hiện dự án có tổng kết đánh giá hiệu quả dự án mang lại, rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

3.3.4.2. Nâng suất cho vay hộ nghèo

Tại NHCSXH huyện Tân kỳ trong những năm qua việc cho vay hộ nghèo tăng trưởng nhanh. Về quy mô dư nợ, số tổ vay vốn, mức dư nợ bình quân 16 triệu đồng/hộ (dư nợ tăng 2,54 lần, dư nợ bình quân 16 triệu/hộ tăng 2 lần so với năm 2008). Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của hộ vay.

Để góp phần cho hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả thì NHCSXH cần phối hợp với các tổ chức hội, chỉ đạo ban quản lý tổ vay vốn thực hiện dân chủ, công khai trong quá trình bình xét cho vay; trên cơ sở nhu cầu vay vốn của các hộ ngân hàng đáp ứng tối đa. Đối với những hộ vay chăn nuôi ngân hàng cho vay mua con giống và chi phí làm chuồng trại, chi phí thức ăn thời gian đầu (vì một số hộ không có chuồng trại chăn nuôi, do tập quán chăn nuôi thả rông hoặc không đủ tiền để làm chuồng trại); đối với những hộ vay trồng cây, cải tạo vường tạp... Ngân hàng cho vay mua cây giống, nếu gia đình không có vốn tự có thì cho vay chi phí để mua phân bón, thuốc trừ sâu... Phấn đấu đến cuối năm 2015 mức cho vay bình/ hộ là 30 triệu đồng (Theo công văn số 527/NHCS- TD, ngày 06/4/2007 của Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam, hiện nay mức cho vay tối đa đối với 1 hộ nghèo SXKD là 30 triệu đồng).

3.3.4.3. Đa dạng hóa các ngành nghề đầu tư

Tại huyện Tân kỳ trong những năm qua đối tượng sử dụng vốn của NHCSXH còn đơn điệu; trong đó, chăn nuôi trâu, bò là chính, các ngành nghề và dịch vụ chưa nhiều do đó, hiệu quả kinh tế đối với vốn vay NHCSXH còn hạn chế.

Đối với hộ nghèo việc đầu tư vào ngành nghề mới là rất khó khăn, vì điều kiện tiếp cận thị trường hạn chế; tâm lý sợ rủi ro. Để đồng vốn sử dụng có hiệu quả cao thì phải đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là các ngành nghề mới như: Dự án chăn nuôi lợn siêu nạc, dự án trồng rau sạch, dự án nuôi gà, cá... Muốn đa dạng hoá các ngành nghề đầu tư, thì một mặt hộ nghèo phải chủ động tìm đối tượng đầu tư phù hợp; mặt khác, đòi hỏi phải có sự giúp đỡ định hướng của các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương; mở nhiều nhà máy tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thi trường tiệu thụ tập trung tại nông thôn, mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả chính sách tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện tân kỳ tỉnh nghệ an (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)