Thực trạng đói nghèo tại huyện Tân kỳ tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả chính sách tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện tân kỳ tỉnh nghệ an (Trang 40)

2.1.2.1. Số lượng, cơ cấu và phân bố hộ đói nghèo huyện Tân kỳ

Tân kỳ là huyện nằm trong khu vực tây bắc Nghệ an, là huyện đất rộng, người đông thuộc huyện miền núi thấp. Hiện là một huyện nghèo, tiềm lực kinh tế còn yếu, điểm xuất phát thấp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ bé, GDP bình quân đầu người thấp, nhu cầu về vốn và công nghệ để phát triển là rất lớn. Đến cuối năm 2012 trên địa bàn huyện có 5.524 hộ nông dân nghèo, với 27.620 nhân khẩu; trong đó; tỷ lệ hộ nghèo là 16,75%, Số hộ cận nghèo là 5.735 hộ với 28.675 nhân khẩu (trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Nghệ an là 18%). Số hộ thoát nghèo 2.841 hộ; số hộ mới rơi vào diện nghèo 1.000 hộ. Tổng số hộ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo là 11.259 hộ; trong đó, hộ dân tộc thiểu số là 5.827 hộ tỷ lệ 51,75%. Số hộ nghèo thuộc diện chính sách 2.060 hộ, chiếm tỷ lệ 18,3% so với tổng số hộ toàn huyện; trong đó, số hộ nghèo chính sách người có công 798 hộ, chính sách xã hội 782 hộ. Số hộ nghèo đang ở nhà tạm bợ là 1.481 hộ, chiếm 26,80 % so với tổng số hộ nghèo toàn huyện. [23]

Bảng 2.1. Tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ (phân tích theo địa bàn xã, thi trấn) Đơn vị: Hộ; % Kết quả phân loại năm 2012 Hộ nghèo năm 2012 T T Xã, thị trấn Tổng số hộ năm 2012 Số hộ nghèo năm 2011 Số hộ thoát nghèo Số hộ rơi vào nghèo Tổng số hộ nghèo (2)-(3)+ (4) Tỷ lệ nghèo (%) ( 5):(1) A B (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Thị trấn 1.820 100 34 0 66 3,63 2 Kỳ tân 1.499 199 95 0 104 6,94 3 Nghĩa dũng 1.595 387 178 20 229 14,36 4 Nghĩa bình 1.442 170 53 32 149 10,33 5 Nghĩa thái 1.507 186 43 12 155 10,29 6 Nghĩa đồng 1.954 136 40 0 96 4,91 7 Tân hợp 1.029 502 123 20 399 38,78 8 Tân xuân 1.114 186 98 10 98 8,80 9 Giai xuân 1.924 623 192 20 451 23,44 10 Tân phú 1.408 65 16 0 49 3,48 11 Tân long 699 66 41 0 25 3,58 12 Nghĩa hoàn 1.707 384 135 30 279 16,34 13 Tân an 1.011 86 28 0 58 5,74 14 Nghĩa phúc 2.124 563 255 15 343 16,15 `15 Đồng văn 2.811 1.535 551 30 1.014 36,07 16 Tiên kỳ 1.290 519 150 20 389 30,16 17 Phú son 1.072 487 54 5 438 40,86 18 Hương sơn 1.370 469 147 10 332 24,23 19 Nghĩa hành 1.493 373 175 0 198 13,26 20 Tân hương 1.553 624 258 20 386 24,86 21 Kỳ sơn 1.854 415 261 0 154 8,31 22 Nghĩa hợp 695 162 50 0 112 16,12 Tổng cộng 32.971 8.237 2.957 244 5.524 16,75

(Nguồn: Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2012, số 13 /BC/LĐ-TBXH ngày 31/12/2012 của Phòng Lao Động TBXH huyện Tân kỳ).

Trong tổng số 5.524 hộ nghèo có tại thời điểm điều tra được chia thành các nhóm nguyên nhân chính sau đây:

- Do thiếu vốn và tư liệu sản xuất, chiếm 49,9% (2.757 hộ).

- Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn, chiếm 20,7% (1.143 hộ). - Thiếu đất sản xuất, chiếm 12,6% (696 hộ).

- Thiếu lao động, chiếm 9,3% (513 hộ). - Ốm đau, tàn tật, chiếm 5,1% (282 hộ). - Tai nạn, rủi ro, chiếm 0,91% (50 hộ). - Lười lao động, chiếm 0,68% (38 hộ).

- Mắc các tệ nạn xã hội, chiếm 0,81% (45 hộ).

(Nguồn: Báo cáo điều tra nguyên nhân nghèo đói năm 2012 của Phòng lao động TBXH huyện Tân kỳ)

2.1.2.2. Đặc điểm và nguyên nhân đói nghèo tại Huyện Tân kỳ

a. Đặc điểm.

* Các xã thuộc vùng sâu, vùng cao, dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều so với vùng còn lại nhiều hộ thiếu ăn quanh năm, đặc biệt là đến vụ giáp hạt. Thức ăn của hộ nghèo không bổ dưỡng, đôi khi không đủ tiền mua gạo phải sống không có gạo; ăn ngô, sắn… qua ngày, ốm đau bệnh tật thường xuyên.

* Hộ nghèo ở các xã còn lại tập trung vào các gia đình có nhiều người không có tay nghề, không có việc làm hoặc chỉ đi làm thuê hàng ngày không ổn định.

* Quan niệm của người nghèo sự thiếu thốn về vật chất một phần do đời sống bất ổn, cảm giác bị xa lánh và có ít quan hệ xã hội, không muốn kết bạn với người giàu.

* Hộ nghèo có anh, chị, em họ hàng cũng nghèo nên không có sự giúp đỡ về mọi mặt. * Chẳng có gì để giải trí (không có tivi, đài…), hiểu biết xã hội kém, hay uống rượu, đánh bạc.

* Chi tiêu theo đầu người của hộ đồng bào dân tộc thiểu số thấp hơn rất nhiều so với người kinh, các hộ dân tộc có quy mô hộ lớn và có nhiều con hơn các hộ trung bình; về trình độ học vấn của chủ hộ và của vợ hoặc chồng cũng thấp hơn. Tài sản dưới dạng nhà ở hoặc những tài sản khác cũng thấp hơn trung bình; trẻ em các hộ nghèo thường bị suy dinh dưỡng, phải lao động nặng nhọc từ khi còn bé.

b. Nguyên nhân:

* Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt; vùng núi, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp, tập quán lạc hậu.

* Do chưa có cơ chế đồng bộ:

+ Hệ thống chính sách, cơ chế XĐGN còn thiếu đồng bộ: Cơ chế vận hành và trách nhiệm của từng ngành chưa rõ. Cơ chế dân chủ, công khai, kiểm tra giám sát còn mang nặng tính hình thức. Công tác điều tra, quản lý đối tượng hộ nghèo, xã nghèo; xây dựng chương trình, kế hoạch còn nhiều thiếu sót. Nhiều nơi còn lúng túng, chưa biết cách huy động người dân tham gia xây dựng kế hoạch, thực hiện và quản lý nguồn lực cho XĐGN.

+ Thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huy động mọi nguồn lực, phát triển các thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới. Tỷ lệ rủi ro, đọng vốn trong cho vay tạo việc làm còn cao.

* Chỉ đạo, điều hành về công tác XĐGN cũng như việc phối hợp, lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội với XĐGN chưa đạt hiệu quả cao. Các bộ, ngành Trung Ương và tỉnh chưa có những tác động có hiệu quả trong triển khai chương trình, chưa có sự phối hợp chặt chẽ; chưa có biện pháp huy động nguồn lực một cách tích cực cho chương trình, còn không ít tồn tại, khuyết điểm về quản lý, điều hành chương trình ở các địa phương.

* Nhận thức và trách nhiệm đối với công tác XĐGN của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở một số địa phương cấp huyện, xã và một số ban ngành tỉnh, huyện chưa sâu sát và toàn diện; thiếu nhất quán trong chỉ đạo; phối hợp điều hành nhiều khi còn lúng túng. Lãnh đạo một số địa phương, nhất là miền núi có tư tưởng trông chờ; ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước; chưa huy động và khai thác được nội lực để thực hiện chương trình XĐGN tại địa phương; chưa nắm được tình hình của hộ nghèo, cũng như nguyên nhân nghèo và tâm tư nguyện vọng của họ để có biện pháp hỗ trợ hiệu quả nhất.

* Một số chính sách hỗ trợ xã nghèo, hộ nghèo chưa có tác dụng khuyến khích để hộ nghèo, xã nghèo phấn đấu vươn lên.

* Do bản thân hộ nghèo: Hộ nghèo do các thành viên trong gia đình có trình độ học vấn thấp (không biết chữ, không biết tiếng Kinh); tập quán canh tác lạc hậu. Số hộ nghèo do nguyên nhân thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn; chưa biết áp dụng các tiến

bộ khoa học, kỹ thuật mới vào trồng trọt, chăn nuôi và phát triển ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, chiếm 20,7% trong tổng số hộ nghèo đói toàn huyện; các hộ nghèo có quy mô gia đình lớn nhưng sức lao động ít.

2.2. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả chính sách tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện tân kỳ tỉnh nghệ an (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)