Hoạt động của NHCSXH huyện Tân kỳ

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả chính sách tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện tân kỳ tỉnh nghệ an (Trang 47)

NHCSXH huyện Tân kỳ trong thời gian qua đã triển khai và hoàn thành tốt các hoạt động đó là: Hoạt động tín dụng, kế toán- ngân quỹ, kiểm tra -kiểm toán nội bộ, hành chính- tổ chức, tin học… Trong luận văn này chúng tôi xin đi sâu phân tích về hoạt động tín dụng hộ nghèo.

Sau 10 năm tổ chức thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ- CP của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; hoạt động tín dụng của NHCSXH Tân kỳ đã đạt được những kết quả quan trọng, hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao.

a. Kết quả huy động vốn ( Số liệu hoạt động 5 năm gần nhất).

Bảng 2.2. Cơ cấu vốn huy động của NHCSXH Tân kỳ từ năm 2008 đến 2012

Đơn vị: Tỷ đồng;%

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 T T Chỉ tiêu Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng 1 Vốn trung ương 107 96,40 147 97,35 180 96,77 246 96,85 271 95,76 2 Vốn ngân sách tỉnh 4 3,60 4 2,65 4 2,15 4 1,575 4 2,83 3 Vốn huy động tiết kiệm 0 0 0 0 2 1,08 4 1,575 8 1,41 Tổng cộng 111 100 151 100 186 100 254 100 283 100

(Nguồn: Báo cáo 10 năm hoạt động NHCSXH huyện Tân kỳ, tỉnh Nghệ an)

Nhìn vào số liệu ta thấy nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn trung ương chiếm tỷ trọng lớn ( trên 95,5%) và tốc độ tăng trưởng cao. Còn lại nguồn vốn địa phương ( Do ngân sách tỉnh chuyển hàng năm) chiếm tỷ trọng nhỏ ( khoảng 2,5%) và tốc độ tăng trưởng chậm. Nguồn vốn huy động tiết kiệm bao gồm huy động từ thị trường ( huy động bù cho trung ương) và tổ TK&VV( từ khách hàng vay vốn gửi hàng tháng) cũng chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể.

b- Hoạt động cho vay

Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Tân kỳ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008- 2012.

Đơn vị: Triệu đồng, khách hàng

Dư nợ qua các năm

TT Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011 2012

Cho vay hộ nghèo - Dư nợ 51.862 57.599 61.208 82.054 88.044 1 - Số hộ vay vốn 7.845 7.114 5.222 5.572 5.341 Cho vay GQVL - Dư nợ 8.292 8.885 8.562 10.110 10.382 2 - Số dự án vay vốn 1.579 1.356 888 271 298 Cho vay HSSV - Dư nợ 27.934 56.442 81.370 116.608 131.496 3 - Số HSSV vay vốn 3.269 4.267 4.673 5.728 5.958 Cho vay XKLĐ - Dư nợ 1.650 1481 1.250 2.150 3.128 4 - Số khách hàng vay vốn 77 71 62 81 113

Cho vay NS&VSMT NT - Dư nợ

6.241 5.884 6,557 7,759 8.256 5

- Số hộ dư nợ 1.403 1.242 1.355 1.190 1.225

Cho vay vùng khó khăn - Dư nợ 13.880 17.942 22.658 24.658 24.648 6 - Số hộ dư nợ 975 1.212 1.313 1.278 1.207 Cho vay DDTS ĐBK - Dư nợ 435 1.025 945 1.235 674 7 - Số hộ vay vốn 87 205 191 249 137

Cho vay hộ nghèo nhà ở - Dư nợ 0 0 1.496 6.408 11.824 8 Số hộ 0 0 187 801 1.478

Cho vay thương nhân VKK

- Dư nợ 0 0 500 500 500 9 - Số hộ dư nợ 0 0 8 17 19 Tổng cộng - Dư nợ: - Số hộ 110.294 15.235 149.258 15.467 184.546 13.899 251.482 15.187 278.952 15.618

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động qua 10 năm của NHCSXH huyện Tân kỳ)

b.1 Tổng doanh số cho vay: Trong 5 năm Ngân hàng CSXH huyện đã đạt tổng doanh số

cho vay là 341 tỷ đồng, Bình quân mỗi năm cho vay 68,2 tỷ đồng.Tổng số lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn: 28.308 lượt khách hàng. Bình quân mỗi hộ vay 12 triệu đồng.

b.2 Tổng doanh số thu nợ: Trong 5 năm qua Ngân hàng CSXH đã phối hợp tốt với các tổ

chức chính trị xã hội trong việc đôn đốc các hộ vay trả nợ đến hạn, quá hạn tại các điểm giao dịch, tổng doanh số thu nợ trong 5 năm là 143 tỷ đồng.

b.3 Tổng dư nợ: Tổng dư nợ đến 31 tháng 12 năm 2012 là 278.952 triệu đồng, tăng so

với ngày đầu thành lập 264.774 triệu đồng, có 15.618 khách hàng đang còn dư nợ; Tăng gấp gần 20 lần so lúc thành lập và Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm là 25,14 % (cụ thể từng chương trình có Biểu 2.3 đính kèm)

b.4 Chất lượng tín dụng:

Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên thể hiện năm 2003 nợ quá hạn 288 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,63% trên tổng dư nợ; năm 2012 nợ quá hạn 1.245 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,45% trên tổ dư nợ. Nếu loại trừ nợ quá hạn GQVL từ KBNN chuyển qua 668 triệu đồng thì nợ quá hạn còn lại 577 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,2%. Trong đó nợ quá hạn từng chương trình như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ quá hạn cho vay hộ nghèo 63 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,07% trên dư nợ cho vay hộ nghèo.

Nợ cho vay GQVL 998 triệu đồng chiếm tỷ lệ 9,6% trên dư nợ cho vay GQVL trong đó nợ quá hạn từ KBNN chuyển qua 668 triệu đồng không thể thu hồi được.

Nợ quá hạn cho vay XKLĐ 125 triệu đồng chiếm tỷ lệ 3,99% trên dự nợ cho vay XKLĐ. Nợ quá hạn cho vay HSSV 129 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,09% trên dư nợ cho vay HSSV, số nợ quá hạn này do nhận từ các Ngân hàng thương mại chuyển về.

b.5 Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng trong việc góp phần vào thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm ổn định xã hội.

Trong 10 năm qua thật sự Ngân hàng CSXH là bà đỡ cho hộ nghèo và các hộ chính sách được vay vốn phát triển kinh tế, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm ổn định trên địa bàn huyện. Từ chỗ Ngân hàng CSXH mới cho vay 2 chương trình Hộ nghèo và GQVL nay đã thực hiện cho vay 9 chương trình tín dụng, năm 2013 sẽ cho vay thêm một số chương trình trồng rừng, cho vay hộ cận ngheo, mỗi chương trình có đối tượng thụ hưởng riêng cụ thể: Đối với hộ nghèo trong 10 năm qua đã giải quyết cho lượt hộ nghèo được vay vốn với số tiền 180.711 triệu đồng và 12.340 hộ thoát nghèo nhờ vay vốn; giải quyết cho hơn 1.000 lao động có công ăn việc làm thông qua chương trình cho vay GQVL với số tiền 19.996 triệu đồng; có hơn 7.000 học sinh sinh viên được vay vốn với số tiền 145.829 triệu đồng để chi phí cho học tập, tiếp tục theo học tại các giảng đường đại học, cao đảng, trung học chuyên nghiệp v.v...Thông qua chương trình XKLĐ đã giải quyết cho 253 lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động nước ngoài với số tiền 5.954 triệu đồng, số lao động này cơ bản có việc làm ổn định trả nợ đầy đủ khi đến hạn đồng thời tăng thu nhập cho gia đình thoát nghèo một canh nhanh chóng; góp phần vào xây dựng nông thôn mới, tạo môi trường trong sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống nông thôn, Ngân hàng CSXH đã giải quyết cho 2.303 hộ được vay vốn Nước sạch và vệ sinh môi trường với số tiền 14.048 triệu đồng, xây dựng được 2.286 công trình nước sạch, 1.126 công trình vệ sinh; bên cạnh đó một số hộ thuộc những xã khó khăn thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, Ngân hàng CSXH đã cho 2.495 hộ được vay vốn chương trình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn với số tiền 45.381 triệu đồng; nhằm giúp cho các hộ dân tộc đặc biệt khó khăn thoát nghèo Ngân hàng CSXH đã cho 306 hộ với số tiền 1.258 triệu đồng với lãi suất 0% từ chương trình hộ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, với số tiền này các hộ đã sử dụng vốn có hiệu quả một số đã thoát nghèo; với

tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ các hộ nghèo quá khó khăn đang ở trong nhưng ngôi nhà dột nát, tạm bợ, thông qua chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, Ngân hàng CSXH đã giải quyết cho 1.480 hộ với số tiền 11.096 triệu đồng được vay vốn, góp phần giúp đỡ các hộ xây dựng được nhà ở mới khang trang, kín đáo hơn. Ngoài ra còn giải quyết cho cho 20 hộ được vay vốn chương trình thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn với số tiền 845 triệu đồng.

Với kết quả đạt được trong 10 năm qua có thể khẳng định rằng Ngân hàng CSXH huyện đã đóng một vị trí vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh, tạo việc làm an sinh xã hội, được các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương ghi nhận, với sự phát triển của ngành và tinh thần thái độ phục vụ hết mình của cán bộ nhân viên ngành Ngân hàng CSXH, đưa lại cuộc sống ấm no cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn, là cầu nối tín dụng chính sách giữa hộ nghèo với nhà nước giảm dần khoảng cách với hộ giàu, các hộ nghèo và hộ đối tượng chính sách ngày càng tin tưởng vào Đảng và nhà nước, vị thế ngành Ngân hàng CSXH ngày càng được nâng lên.

Các chương trình tín dụng chính sách đang thực hiện tại NHCSXH huyện Tân kỳ: * Chương trình cho vay hộ nghèo (sẽ được phân tích ở phần 2.3)

* Chương trình cho vay giải quyết việc làm:

Thực hiện quyết định số 71/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về cơ chế quản lý và điều hành của quỹ quốc gia về việc làm. NHCSXH huyện Tân kỳ đã phối hợp với các cơ quan chủ quản để thực hiện tốt nhiệm vụ cho vay giải quyết việc làm, đó là:

Phối hợp với phòng LĐ- TB&XH huyện và các phòng ban chuyên môn thẩm định kịp thời các dự án vay vốn; trong đó, đã thành lập các Tổ chuyên trách công tác thẩm định tại cấp huyện . Nhờ vậy, các dự án vay vốn giải quyết việc làm đều được thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kịp thời, không để tồn đọng nguồn vốn, hệ số sử dụng vốn thường xuyên đạt trên 95%.

Phối hợp với các cơ quan chủ quản và tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương tích cực thu hồi nợ đến hạn; nhờ vậy, nợ quá hạn giảm cả về số tương đối và hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh.

Trong 5 năm qua NHCSXH huyện đã giải ngân cho vay được 15,465 tỷ đồng, với 919 lượt hộ được vay vốn. Đến 31/12/2012 dư nợ đạt 10,382 tỷ đồng với 298 dự án. Nguồn vốn của chương trình đã thu hút thêm được việc làm mới.

Tồn tại và hạn chế trong cho vay giải quyết việc làm:

Nguồn vốn ít nhưng lại giao cho quá nhiều cơ quan chủ quản (9 cơ quan) nên bị phân tán, xẻ nhỏ nên quy mô đầu tư nhỏ lẻ, hiệu quả chưa cao.

Cơ chế cho vay còn phức tạp, phiền hà vì phải qua nhiều khâu, nhiều ngành, nhiều cấp trung gian xét duyệt nhưng trách nhiệm không rõ ràng nên thường rất chậm.

Hiệu quả tạo việc làm chưa rõ ràng, nhất là các dự án thuộc nhóm hộ.

Nợ quá hạn chậm được xử lý, NHCSXH huyện Tân kỳ đã làm hồ sơ đề nghị xử lý các khoản nợ khó thu nhận bàn giao từ kho bạc nhà nước nhưng đến nay vẫn chờ có thông báo của TW.

* Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:

Huyện Tân kỳ là một các huyện của tỉnh Nghệ an là 1 trong 10 tỉnh cả nước được Chính phủ chọn triển khai thực hiện thí điểm chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ Tướng Chính phủ. NHCSXH Tân kỳ đã phối hợp với các tổ chức nhận uỷ thác và Nhà máy nước sạch huyện để triển khai thực hiện.

Đến 31/12/2012 dư nợ đạt 8,256 tỷ đồng, với 1.225 hộ đang vay vốn, nhờ nguồn vốn tín dụng của chương trình đã giúp nông dân xây dựng được 2,341 công trình nước sạch và vệ sinh.

Một số tồn tại của chương trình:

Nguồn vốn quá ít trong khi nhu cầu vay vốn của người dân rất lớn; chưa phối hợp được giữa ngành No&PTNT với NHCSXH trong việc hướng dẫn kỹ thuật cho người vay để xây dựng các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; chưa xây dựng được bản đồ về thực trạng sử dụng nước sạch và ô nhiệm môi trường trên địa bàn huyện. * Cho vay xuất khẩu lao động:

Là một huyện miền núi nhưng NHCSXH huyện Tân kỳ cũng đã cho vay được 4,362 tỷ đồng với 158 lao động đi xuất khẩu hộ vay vốn phải là hộ nghèo hoặc gia đình chính sách như: Vợ, chồng, con của liệt sỹ, thương binh hoặc gia đình có công với tổ

quốc; đến 31/12/2012 dư nợ đạt 3,128 tỷ đồng, với 113 hộ gia đình đang vay vốn, bình quân 1 hộ vay 27,68 triệu đồng.

Một số hạn chế là mức cho vay thấp (hiện nay mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/hộ) nên chỉ đi được một số nước ở Đông nam á như: Malayxia, Indonexia, ở châu Phi hoặc Trung cận đông; NHCSXH chưa thực hiện được nghiệp vụ gắn việc cho vay với dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về.

* Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn:

Theo quyết định 157/2007/QĐ-TTg, Đến 29/07/2007 dư nợ cho vay đạt 131,496 tỷ đồng với 5.958 hộ vay vốn. Vốn vay đã thực sự giúp cho hàng chục ngàn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập, không còn tình trạng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học vì không có tiền trang trải chi phí học tập.

Hạn chế của chương trình này mức vay chưa linh hoạt theo giá cả thị trường, lãi suất cao, quản lý vốn vay khó ( Người vay là phụ huynh, còn người sử dụng là sinh viên) * Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn:

Thực hiện Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ Tướng Chính phủ về việc cho các hộ gia đình nghèo tại vùng khó khăn vay ưu đãi để SXKD. Chương trình này nhằm mục đích khuyến khích các hộ dân thuộc vùng khó khăn ( Vùng nghèo) phấn đấu sản xuất kinh doanh nhằm rút ngắn khoảng cách với vùng khá và giàu. Doanh số cho vay 5 năm đạt 36,473 tỷ đồng cho 1.750 hộ vay vốn, bình quân mỗi hộ được vay 14,38 triệu đồng; đến 31/12/2012 dư nợ đạt 24,648 tỷ đồng 1.207 hộ được vay vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạn chế của chương trình này là nhu cầu rất lớn nhưng nguồn vốn không đáp ứng đủ. Do đó một số hộ thuộc vùng khó khăn có nhu cầu đầu tư lớn nhưng không vay được vốn do không có nguồn phải đi vay các NHTM.

* Cho vay các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn:

Theo Quyết định số 32/2007/ QĐ- TTg ngày 05/3/2007 của Thủ Tướng Chính phủ về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, thì những hộ gia đình vay ưu đãi với lãi suất bằng không, phải có thu nhập tối đa không quá 60.000 người/tháng và tài sản không quá 3 triệu đồng. Đã có 439 lượt hộ được vay vốn với doanh số là 2,193 tỷ đồng. Đến 31/12/2012 dư nợ đạt 0, 674 tỷ đồng, đã cho vay với 137 hộ.

Hạn chế chương trình này là mức vay quá thấp ( 5 triệu đồng/1 hộ), lãi suất bằng không nên hiệu quả và ý thức sử dụng vốn chưa cao.

* Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo quyết định số 167/QĐ-CP:

Thực hiện quy định số 167/2008/TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở tại các vùng nông thôn. Đối tượng là những hộ nghèo nông thôn chưa có nhà ở, chưa tham gia các chương trình về nhà ở khác ngoài hỗ trợ của nhà nước và ủng hộ của cộng đồng thì được vay tối đa 8 triệu đồng lãi suất 3% năm, thời hạn vay 10 năm, thời gian ân hạn 5 năm, thời gian trả nợ 5 năm mỗi năm trả 20% số nợ vay. Tại Tân kỳ cho vay được 11,824 tỷ đồng cho 1.478 hộ làm nhà ở.

* Cho vay Thương nhân vùng khó khăn:

Thực hiện quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 8/7/2009 của Thủ tướng chính phủ về

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả chính sách tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện tân kỳ tỉnh nghệ an (Trang 47)