Liên hệ thực tiễn quy trình sản xuất bánh snack của Kinh Đô

49 1.9K 8
Liên hệ thực tiễn quy trình sản xuất bánh snack của Kinh Đô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế thị trường, từng bước hội nhập sau rộng trên tất cả các phương diện với khu vực và thế giới để tạo ra một nền kinh tế cộng đồng. Cùng với sự thay đổi vĩ mô và vi mô của nền kinh tế thì quản trị sản xuất đang được chú trọng và quan tâm. Trong cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh của mình. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không còn cách nào khác phải biết đổi mới cho phù hợp vừ việc nghiên cứu xem sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào đến việc tổ chức điều hành sản xuất ra sao để với chi phí thấp nhất sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào đến việc tổ chức điều hành sản xuất ra sao để với chi phí thấp nhất sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đứng trước thực tế như vậy, các công ty, doanh nghiệp cũng không ngừng vận động, bám sát để nắm bắt sự thay đổi của thị trường, mạnh dạn áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, tổ chức điều chỉnh lại cơ cấu lao động, tác phong làm việc công nghiệp trong doanh nghiệp để vươn ra thị trường khu vực và quốc tế. Sản xuất là một trong những phân hệ chính của doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ, thu hút 70 – 80% lực lượng lao động của doanh nghiệp. Sản xuất trực tiếp tạo ra hàng hoá và dịchvụ cung cấp cho thị trường, là nguồn gốc tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tạo ra sự tăngtrưởng cho nền kinh tế quốc dân và thúc đẩy xã hội phát triển. Cùng với chức năng marketing và chức năng tài chính nó tạo ra “cái kiềng doanh nghiệp”, mà mỗi chức năng đó là một cái chân. Quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản lý quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào để tạo ra hàng hoá, dịch vụ nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường, khai thác mọi tiềm năng của doanh nghiệp với mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Quản trị sản xuất là một trong những nội dung chủ yếu của quản trị doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 1. Lý thuyết 1.1 Dự báo nhu cầu sản phẩm Là nội dung đầu tiên và được coi là xuất phát điểm của quản trị sản xuất. Dự báo nhu cầu sản phẩm là dự kiến, đánh giá nhu cầu tương lai của các sản phẩm, giúp doanh nghiệp xác định được chủng loại và số lượng sản phẩm cần có trong tương lai. Kết quả dự báo nhu cầu sản phẩm là cơ sở cho việc đưa ra những quyết định về quy mô sản xuất, công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, các nguồn cần thiết…để xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Dự báo nhu cầu sản phẩm chịu sự ảnh hưởng từ nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, muốn có kết quả dự báo chính xác thì cần phải phân tích và đánh giá đầy đủ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến nhu cầu của sản phẩm của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ nhất định. Để dự báo nhu cầu sản phẩm có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau, xong có thể đưa vế hai nhóm đó là dự báo định tính và dự báo định lượng. Dự báo định tính bao gồm các phương pháp như: Lấy ý kiến của lực lượng bán hàng; Nghiên cứu thị trường; Phương pháp Dephi. Dự báo định lượng bao gồm 2 nhóm phương pháp là dự báo dựa trên dữ liệu theo chuỗi thời gian và dự báo nhân quả. Việc dự báo sản phẩm cần được đo lường và kiểm soát sai số với các nội dung cụ thể như: đo lường sai số dự báo, kiểm soát sai số dự báo, lựa chọn và sử dụng kết quả dự báo. 1.2 Hoạch định sản xuất a. Khái niệm và vai trò của hoạch định sản xuất • Khái niệm Là quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, bao gồm các nội dung chủ yếu như xây dựng kế hoạch công nghệ; thời kỳ nhất định, bao gồm các nội dung chủ yếu như xây dựng kế hoạch công nghệ; hoạch định công suất; lựa chọn thiết bị và lựa chọnđịa điểm sản xuất. • Vai trò Hoạt động sản xuất giúp các nhà quản trị sản xuất trả lời được các câu hỏi như doanh nghiệp sử dụng coong nghệ sản xuất nào để sản xuất sản phẩm, dịch vụ? Khả năng sản xuất của máy móc, thiết bị, lao động và các bộ phận của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định? Doanh nghiệp cần sử dụng các thiết bị, máy móc nào để tiến hành sản xuất sao cho phù hợp với công nghệ và đáp ứng yêu cầu về công suất. b. Các nội dung chủ yếu của hoạch định sản xuất • Hoạch định công nghệ: Kế hoạch công nghệ là toàn bộ những tài liệu kỹ thuật cụ thể hóa cách thức chế tạo một sản phẩm hay cách thức chế tạo một sản phẩm hay cách thực hiện một dịch vụ. Hoạch định công nghệ là quá trình xây dựng kế hoạch hay thiết kế các tài liệu kỹ thuật cụ thể hóa cách thức chế tạo sản phẩm hay cách thức thực hiện dịch vụ. Kế hoạch công nghệ bao gồm: Các bản vẽ chi tiết hoặc công thức sản phẩm; Bảng định mức nguyện vật liệu, Sơ đồ lắp ráp hay cấu trúc sản phẩm; Sơ đồ công nghệ; Bảng lịch trình sản xuất… Kế hoạch công nghệ được xây dựng nhằm mục đích đảm bảo cho doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh sản pphaamrcho doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ, đồng thời phù hợp với khả năng của các nguồn lực như: Tài chính, nhân lực, trình độ quản lý công nghệ…Mặt khác, kế hoạch công nghệ là cơ sở cho việc lựa chọn và xây dựng kế hoạch thiết bị của doanh nghiệp. Việc hoạch định hay xây dựng kế hoạch công nghệ phải được tiến hành theo một quy trình nhất định, phải dựa trên những căn cứ khao học và thực tiễn. • Hoạch định công suất: Thực chất là việc lựa chọn và xác định công suất sản xuất sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ nhất định, nhằm trả lời cho các câu hỏi: Công suất là bao nhiêu? Cung cấp khi nào? Ở đâu? Và như thế nào? Hoạch định công suất là một quá trình đi đến quyết định mang tính chiến lược của sản xuất nên có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì một khi công suất đã được hình thành, nếu xảy ra tình trạng thiếu hoặc thừa công suất thì doanh nghiệp lại phải điều chỉnh công suất và bài toán quyết định công suất lại được đặt ra với doanh nghiệp. Để hoạch định công suất cần phải phân tích và đánh giá đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến công suất sản xuất cuản doanh nghiệp như nhu cầu sản phẩm, dịch vụ của thị trường; Đặc điểm và tính chất của công nghệ sản xuất; Nhân lực; Địa điểm sản xuất; Khả năng tài chính; Các yếu tố bên ngoài… Việc hoạch định công suất phải được tiến hành theo một quy trình gồm các bước như: Dự báo nhu cầu công suất; Đánh giá tình hình công suất hiện tại; Xây dựng các phương án khác nhau; Đánh giá các phương án công suất; Lựa chọn phương án công suất tối ưu. Hoạch định công suất có thể dựa vào các phương pháp như: sử dụng lý thuyết và quyết định; phương pháp phân tích điểm hòa vốn; phương pháp đường cong kinh nghiệm. • Lựa chọn địa điểm sản xuất Lựa chọn địa điểm sản xuất là việc xác định vị trí sản xuất của doanh nghiệp theo khu vực địa lý. Đây là quá trình phân tích và lựa chọn các vùng và địa điểm để đặt các cơ sở và bộ phận của doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh đã xác định. Việc lựa chọn địa điểm sản xuất (hay định vị doanh nghiệp) có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút khách hàng, tăng doanh thu, giảm chi phí hoạt động và qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc lựa chọn địa điểm sản xuất phải dực trên sự phân tích các yếu tố ảnh hưởng, bao gồm các yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hội, tự nhiên … (vĩ mô) và các yếu tố thuộc về vị trí (vi mô). Để lựa chọn địa điểm sản xuất, có thể sử dụng các phương pháp như: Đánh giá theo các nhân tố; phân tích điểm hòa vốn chi phí theo vùng; tọa độ trung tâm… 1.3 Tổ chức sản xuất a. Khái niệm và mục đích • Khái niệm: Là tập hợp các công việc mà nhà quản trị sản xuất phải thực hiện để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ sau khi đã hoạch định sản xuất (dự báo nhu cầu sản phẩm, thiết kế sản phẩm, hoạch định công nghệ, công xuất, thiết bị và địa điểm sản xuất …) • Mục đích: Thiết kế chương trình sản xuất và cung cấp dịch vụ tối ưu, khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào, tiết kiểm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt ddooongj sản xuất trên cơ sở thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. b. Các nội dung cơ bản của tổ chức sản xuất • Bố trí mặt bằng sản xuất: Là quy trình tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt diện tích và không gian sản xuất đối với các yếu tố máy móc, thiết bị, các khu vực làm việc, các bộ phận phục vụ sản xuất, cung cấp dịch vụ, đường di chuyển của nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, các thành phẩm và bán thành phẩm, đường đi của người lao động… Bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý sẽ có những tác dụng như:  Tối thiểu hóa chi phí sản xuất, nhất là chi phí vận chuyện  Tối ưu hóa sự di chuyển giữa các bộ phận, các nhân viên trong quá trình làm việc  Tạo điều kiện thuận lợi cho tác nghiệp trong quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ  Sử dụng có hiệu quả diện tích và không gian sản xuất  Giảm thiểu những yếu tố có thể gây ách tắc, cản trở đến quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ  Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất  Tăng cường tính linh hoạt để thích ứng với những thay đổi của môi trường hoạt động. Việc bố trí mặt bằng phải đảm bảo các nguyên tắc như: Tuân thủ các quy trình công nghệ sản xuất; Đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất; Đảm bảo an toàn cho người sản xuất và người lao động; Sử dụng có hiệu quả không gian và diện tích mặt bằng sản xuất; Đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống; Loại bỏ các dòng vận động vật chất ngược chiều nhau trong mặt bằng sản xuất. Các hình thức (kiểu) bố trí mặt bằng sản xuất:  Bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm  Bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định  Bố trí mặt bằng sản xuất theo định hướng công nghệ Việc bố trí mặt bằng sản xuất có thể được tiến hành theo các phương pháp như thiết kế, bố trí theo sản hẩm; thiết kế, bố trí theo quá trình. • Lập lịch trình và điều phối sản xuất Sắp xếp thứ tự tối ưu trong sản xuất:  Là việc nhà sản xuất tiến hành sắp xếp các công việc theo một trình tự chặt chẽ và khoa học để tiến hành công việc trong điều kiện doanh nghiệp phải triển khai các công việc khác nhau trong cùng một thời gian nhất định, nhất là khi có những có nhiều công việc ở những thời kỳ cao điểm, nhằm đảm bảo hoàn thành tốt các công việc theo đúng thời gian quy định và hiệu quả cao nhất.  Việc sắp xếp thứ tự công việc phải đảm bảo các nguyên tắc sau: (1) Công việc đặt hàng trước thì làm trước (2) Công việc có thời gian thực hiện ngắn thì làm trước (3) Công việc có thời hạn hoàn thành sớm thì làm trước (4)Công việc có thời hạn thực hiện dài nhất thì làm trước Các phương pháp điều phối sản xuất:  Phương pháp biểu đồ Gant  Phương pháp PERT/CPM 1.4 Quản trị cung ứng nguyên vật liệu a. Khái niệm và vai trò của quản trị cung ứng nguyên vật liệu • Khái niệm: Là quá trình xác định nhu cầu nguyên vật liệu, tổ chức mua nguyên vật liệu và dự trữ nguyên vật liệu để đáp ứng yêu cầu sản xuất với chi phí thấp nhất. • Vai trò: Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn, đồng thời tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng tối ưu để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, góp phần giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. b. Các nội dung chủ yếu của quản trị cung ứng nguyên vật liệu • Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP): Trong sản xuất và quản trị sản xuất, có 2loại nhu cầu là nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc. Nhu cầu độc lập là nhu cầu về những sản phẩm cuối cùng hoặc các chi tiết, bộ phận của sản phẩm do khách hàng đặt mua, được xác định thông qua công tác dự báo sản phẩm hoặc dựa vào đơn đặt hàng. Nhu cầu phụ thuộc là những nhu cầu hình thành từ những nhu cầu độc lập, được xác định thông qua việc phân tích sản phẩm thành các chi tiết, bộ phận cấu thành hay nguyên vật liệu. Vì vậy việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu chính là việc lập kế hoạch cho nhu cầu phụ thuộc. Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là một nội dung quan trọng của quản trị sản xuất và nếu được xác định một cách chính xác sẽ góp phần đảm bảo cho sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, ổn định, thỏa mãn nhu cầu khách hàng về số lượng, chất lượng, thời gian cung ứng sản phẩm…, là biện pháp quan trọng để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều chủng loại, sản phẩm thì việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là không hề đơn giản, đòi hỏi nhà quản trị phải dùng các phương pháp hiệu quả để tính toán và xác định. • Xác định kích thước lô hàng nguyên vật liệu Kích thước lô hàng (kích thước cỡ lô hàng) là số lượng hàng tối thiểu phải thực hiện của một lô hàng. Lượng hàng đặt phải bằng hoặc lớn hơn số lượng hàng tối thiểu (kích thước lô) • Quản trị dự trữ nguyên vật liệu Khái niệm : Là quá trình xác lập nhu cầu dự trữ tổ chức dự trữ và kiểm soát dự trữ nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tối thiểu hóa các chi phí có liên quan đến dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Vai trò: Đảm bảo cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn, đáp ứng đày đủ mọi yêu cầu của khách hàng, không dẫn đến tình trạng ứ đọng nguyên vật liệu, gây tổn thất, lãng phí, từ đó góp phần giảm thiểu chi phí liên quan đến dự trữ và chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích: Hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố bất định; Đầu cơ để thu được lợi nhuận cao; Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Các mô hình: bao gồm kỹ thuật phân loại ABC(nguyên lý Pareto); Mô hình J.I.T (Just- in-time); Mô hình EOQ; Mô hình POQ 1.5 Quản trị chất lượng sản phẩm a. Khái niệm về chất lượng và quản trị chất lượng sản phẩm • Quan niệm về chất lượng sản phẩm : Có hai quan niệm chính về chất lượng nói chung và chất lượng sản phẩm nói riêng, đó là theo quan niệm từ nhà sản xuất và theo quan niệm từ khách hàng. Theo quan niệm từ nhà sản xuất: Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu và một sản phẩm có chất lượng là sản phẩm “không có khiếm khuyết”, theo quan niệm này, chất lượng không đề cập đến giá cả, đến độ tin cậy, tính dễ sử dụng… Theo quan niệm từ khách hàng: Chất lượng được định nghĩa là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của khách hàng (hay người tiêu dùng). Trong nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, chất lượng nói chung và chất lượng sản phẩm nói riêng phải được xem xét trên góc độ người tiêu dùng vì với tốc độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, khách hàng ngày càng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp, thì doanh nghiệp phải không ngừng tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của khách hàng, phải tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của họ để thu hút và giữ chân họ. Để đánh giá chất lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ cần phải dựa trên các tiêu chí như sau:  Đối với sản phẩm vật chất: Tiêu chí đánh giá gồm tính năng chính của sản phẩm; Tính năng đặc biệt; Tính năng thẩm mỹ; Độ tin cậy; Độ bền; Độ phù hợp; Độ tiện lợi; Tính kinh tế của sản phẩm.  Đối với dich vụ: Độ tin tưởng; Sự đảm bảo; Tính hữu hình; Sự cảm thông; Trách nhiệm. • Khái niệm về quản trị chất lượng và quản trị chất lượng sản phẩm: Quản trị chất lượng: Là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Theo khái niệm này, các hoạt động quản trị chất lượng gồm: xây dựng mục tiêu và chính sách chất lượng; Tổ chức chất lượng;Kiểm soát chất lượng; Đảm bảo chất lượng; Cải tiến chất lượng. Quản trị chất lượng sản phẩm: là hệ thống các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng với chi phí thấp nhất, có hiệu quả kinh tế cao nhất và được thực hiện ở tất cả các quá trình hình thành chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Như vậy, quản trị chất lượng không chỉ bó hẹp ở quản trị chất lượng sản phẩm hay nói cách khác, quản trị chất lượng sản phẩm chỉ là một nội dung và quản trị chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. b. Các công cụ chủ yếu: - Nhóm chất lượng - Vòng tròn DEMING - Kiểm soát chất lượng bằng thống kê c. Quản trị chất lượng theo TQM TQM là phương pháp quản lý chất lượng toàn diện của một tổ chức hay doanh nghiệp với sự tham gia của mọi thành viên trong tổ chức nhằm đem lại sự thành công trong dài hạn thông qua sự thỏa mãn của khách hàng và đảm bảo lợi ích trong doanh nghiệp và lợi ích của xã hội. TQM có mục tiêu, tư tưởng, quan điểm, yêu cầu rõ rang, hợp lý, nhân văn và phù hợp với hoạt động của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng được yêu cầu của quản trị chất lượng nói chung và của quản trị chất lượng sản phẩm nói riêng. TQM được triển khai theo nhiều bước và có bí quyết thành công nhất định. 2. Liên hệ thực tiễn quy trình sản xuất bánh Snack của Kinh Đô 2.1 Thực trạng về sản phẩm bánh Snack của Kinh Đô Nhập dây chuyền sản xuất bánh Snack với công nghệ của Nhật bản trị giá trên 750.000 USD; chuyên sản xuất và kinh doanh bánh Snack – một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước. Kinh đô đã có 38 loại Snack với các mùi vị và trọng lượng bao gói khác nhau. Các vị được yêu thích đặc biệt là lứa tuổi thanh, thiếu niên như: hải sản, bò, gà cari được sản xuất và đóng gói với nhiều trọng lượng khác nhau thuận tiện cho người tiêu dùng lựa chọn. Trong đó nổi bật vẫn là Sachi và Kitto. Snack được phân phối qua 3 kênh là hệ thống đại lý, hệ thống các siêu thị và hệ thống Bakery của công ty. Snack được phân phối chủ yếu qua kênh đại lý. Có 58 nhà phân phối được chia thành 5 khu vực để quản lý dựa trên tiêu thức lãnh thổ địa lý. Đối thủ cạnh tranh với Snack của Kinh Đô: Poca của Pepsico, O’star của Orion, Oishi của Liwayway và các sản phẩm của Hải Hà, Hải Châu, Tràng An… Theo kết quả tổng hợp từ tháng 6/2008 đến tháng 6/2009, doanh số bán của Kinh Đô là thấp nhất trong 4 sản phẩm của 4 công ty là Kinh Đô, Orion, Liwayway, Pepsico, giảm từ 16 tỉ xuống còn 3 tỉ, trong khi 3 nhãn hàng còn lại đều tăng. Doanh thu của sản phẩm Snack qua các năm: Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu (triệu đồng) 21697 28180 34789 26329 6116 7736 16988 17144 Trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2008 doanh thu của sản phẩm Snack vẫn tăng liên tục. Tuy nhiên bước sang năm 2008, do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và sự gia nhập của nhiều đối thủ cạnh tranh nên sản phẩm bánh Snack của Kinh Đô đã giảm sút khá nhiều. Đặc biệt là giai đoạn năm 2009 – 2010 doanh thu sụt giảm xuống còn bằng khoảng 1/5 doanh thu của thời kỳ đỉnh cao năm 2007. Từ năm 2011 đã có sự gia tăng nhưng vẫn chưa thể quay trở lại như lúc ban đầu. 2.2 Dự báo nhu cầu sản phẩm bánh Snack của Kinh Đô 2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo Các nhân tố khách quan: − Chu kỳ, xu hướng hiện tại của nền kinh tế vĩ mô. Người tiêu dùng xưa có thói quen và văn hóa ẩm thực rất tinh tế và cầu kì nhưng trong những năm gần đây khi nên kinh tế thị trường phát triển nhanh thì đời sống của người dân được vải thiện, nhịp sống của người dân trở nên náo nhiết và gấp gáp hơn. Những sản phẩm ăn nhanh lại có chỗ đứng trên thị trường và dần thay thế những món ăn xưa. Sản phẩm Snack ra đời và được xem như dòng sản phẩm ăn chơi dùng thay thế cho các bữa ăn phụ, mang tính chất nhanh và gọn.Điều này lại rất phù hợp với lối sống thành thị như hiện nay. − Xu hướng và sự thay đổi trong nhu cầu, thị hiếu của khách hàng Khẩu vị của người tiêu dùng thay đổi liên tục vì vậy Kinh Đô cần nắm bắt được sở thích của khách hàng. Các sản phẩm được chế biến từ khoai tây có sức hút với người tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm Snack truyền thống được làm từ tinh bột. − Năng lực và động thái của các đối thủ cạnh tranh: Tuy Snack là sản phẩm đầu tiên của công ty Kinh Đô và Kinh Đô cũng là công ty đầu tiên sản xuất Snack tại Việt Nam nhưng trên thị trường cũng xuất hiện nhiều đối thủ lớn cạnh tranh với Kinh Đô như: Pepsico Việt Nam ( với sản phẩm POCA), Orion ( với sản phẩm O’star ), Liwayway ( với sản phẩm Oishi ) và các sản phẩm của Hải Hà, Hải Châu, Tràng An,….Theo kết quả tổng hợp việc tiêu thụ trên thị trường sản phẩm cũng loại thì sản phẩm của Kinh Đô đang ở mức thấp. Sản phẩm Snack của POCA và Orion được người tiêu dùng lựa chọn nhiều do sản phẩm của Pepsico và Orion ở phân khúc giá trung bình và cao, nguyên liệu được hai hãng đưa vào chế biến chủ yếu là khoai tây. Vì vậy Kinh Đô cần có nhưng dự báo khách quan về thị hiếu của khách hàng để có nhưng chính sách phát triển phù hợp. − Giá cả và sự biến động của quan hệ cung - cầu sản phẩm, dịch vụ trên thị trường Giá bán của sản phẩm là yếu tố được hầu hết người tiêu dùng quan tâm đầu tiên. Giá bán của sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Giá bán của mặt hang Snack được đánh giá đưới hai góc độ: Giá bán của sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng và già mà công ty giao bán cho các nhà phân phối và đại lí tiêu thụ từ đó có thể rút ra tỉ lệ chiết khấu mà các trung gian được hưởng hưởng khi bán sản phẩm cho các hãng khác nhau. [...]... lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp công ty Kinh Đô đã sử dụng quy trình sản xuất theo tiêu thức sản xuất tổng hợp chung, cụ thể là sản xuất theo lô Vì đây là loại sản phẩm bánh snack nên sản xuất sản phẩm với số lượng không lớn, không đa dạng chủng loại KL: Với loại quy trình sản xuất nêu trên có đặc điểm nhất định nên tùy vào số lượng, đặc điểm sản phẩm và nhu cầu sản phẩm mà công ty Kinh Đô đã lựa... xuất Kinh Đô đã lựa chọn Hưng Yên là nơi sản xuất lớn nhất của mình 2.3.5 Đánh giá Kinh Đô đã thực hiện công tác hoạch định sản xuất khá cụ thể và chi tiết Khi quy t định lựa chọn dây chuyền sản xuất bánh snack của Nhật Bản, Kinh Đô đã tiến hành việc hoạch định công nghệ theo các bước: lựa chọn công nghệ sản xuất theo sản phẩm thiết kế, xác định các kế hoạch công nghệ chi tiết, lựa chọn quy trình sản xuất. .. 2.4.2.1 Lập lịch trình sản xuất Tại Kinh Đô, việc lập lịch trình sản xuất được thực hiện bởi phòng sản xuất Lịch trình sản xuất bánh snack của Kinh Đô như sau: Kinh Đô áp dụng nguyên tắc đến trước làm trước, tức là những đơn hàng của khách hàng nào đến trước thì làm trước Nguyên tắc này giúp cho Kinh Đô dễ dàng theo dõi, sắp xếp trong việc thực hiện các đơn hàng, nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng... công việc này 2.3 Hoạch định sản xuất sản phẩm bánh Snack của Kinh Đô 2.3.1 Hoạch định công nghệ 2.3.1.1 Lựa chọn công nghệ sản xuất sản phẩm theo thiết kế Kinh Đô lựa chọn dây chuyền sản xuất bánh snack của Nhật Bản đã đáp ứng được những tiêu chuẩn sau: - Tạo ra sản phẩm snack theo thiết kế trên cả hai khía cạnh vô hình và hữu hình, vật chất và phi vật chất: ví dụ như sản phẩm Sachi có hình dáng bắt... Đô đã lựa chọn Hưng Yên là địa điểm sản xuất lớn nhất của công ty 2.4 Tổ chức sản xuất sản phẩm bánh Snack của Kinh Đô 2.4.1 Bố trí mặt bằng sản xuất 2.4.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến bố trí mặt bằng sản xuất: Để thực hiên bố trí mặt sản xuất hợp lý, đạt được các mục tiêu và đảm bảo các nguyên tắc đã đề ra, công ty đã xem xét tới các yếu tố sau: Đặc điểm của sản phẩm snack là dễ bị dập nát, không còn... các mối quan hệ trong công việc của các bộ phận, khu vực sản xuất của doanh nghiệp • … 2.4.1.2 Bố trí mặt bằng sản xuất theo định hướng sản phẩm • Sản phẩm snack được Kinh Đô sản xuất theo dây chuyền, sản xuất hàng loạt, sản xuất liên tục với khối lượng lớn Dòng di chuyển snack được thiết kế theo dạng chữ U Người lao động làm việc trong hình chữ U đó để thao tác trên các thiết bị làm snack Ngoài ra,... lợi cho quá trình trữ phôi và quá trình chiên phôi Làm chín phôi Tạo hương vị đặc trưng cho từng loại bánh Giúp bảo quản bánh được lâu hơn, tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, định khối lượng cụ thể cho từng loại Vận chuyển dễ dàng và đến tay người tiêu dùng được thuận tiện hơn Lựa chọn quy trình sản xuất Bánh snack của công ty kinh đô được sản xuất theo công nghệ đã xác định Quy trình sản xuất được mô... độ sản xuất của doanh nghiệp được trình bày dưới dạng sơ đồ mối quan hệ giữa công việc đã được xác định về thời gian, chi phí, và trình tự tiến hành Công ty Kinh Đô sử dụng mạng công việc trong sản xuất nhằm phản ánh tương tác giữa các công việc của quá trình sản xuất, xác định được thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của một quá trình sản xuất sản phẩm, nó cho phép nhà quản trị công ty Kinh Đô. .. của khách hàng 2.4.2.2 Các phương pháp quản lý công việc Công ty Kinh Đô là công ty sản xuất sản phẩm bánh snack với công nghệ và quy trình hiện đại Quy trình sản xuất đòi hỏi được lên kế hoạch chi tiết và cụ thể đảm bảo quá trình hoàn thành sản phẩm đạt chất lượng và đúng tiến độ Chính vì vậy phương pháp quản lý công việc mà công ty Kinh Đô lựa chọn là phương pháp quản lý công việc theo sơ đồ PERT/CPM... quy trình sản xuất bánh snack phù hợp với công nghệ xác định 2.3.2 Lựa chọn thiết bị 2.3.2.1 Khi nào mua thiết bị Công ty thành lập năm 1993, công ty đầu tiên chỉ là 1 phân xưởng nhỏ tại Phú Lâm, Quận 6 với tổng số vốn là 1,4 tỉ USD và công ty chỉ sản xuất bánh Snack Do đó công ty đã quy t định nhập dây truyền sản xuất bánh Snack của Nhật với trị giá 750.000 USD Sau đó công ty còn nhập dây chuyền sản . Lựa chọn quy trình sản xuất Bánh snack của công ty kinh đô được sản xuất theo công nghệ đã xác định. Quy trình sản xuất được mô tả theo hình dưới đây: Quy trình sản xuất bánh Snack Sản phẩm Đóng. Hoạch định sản xuất sản phẩm bánh Snack của Kinh Đô 2.3.1 Hoạch định công nghệ 2.3.1.1 Lựa chọn công nghệ sản xuất sản phẩm theo thiết kế Kinh Đô lựa chọn dây chuyền sản xuất bánh snack của Nhật. Thực trạng về sản phẩm bánh Snack của Kinh Đô Nhập dây chuyền sản xuất bánh Snack với công nghệ của Nhật bản trị giá trên 750.000 USD; chuyên sản xuất và kinh doanh bánh Snack – một sản phẩm mới

Ngày đăng: 25/12/2014, 18:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • a. Lấy ý kiến ban Lãnh đạo, người đi trước

  • b. Lấy ý kiến nhà phân phối, bộ phận bán hàng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan