1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học

26 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 466 KB

Nội dung

Đây là nơi cungcấp cho bạn đọc các loại : sách giáo khoa, sách tham khảo… phục vụ cho họctập các bộ môn; truyện cổ tích, truyện tranh, các tác phẩm văn học, các cuốn từđiển tra cứu, sách

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đổi mới đất nước, Đảng

và Nhà nước ta luôn xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, sự quan tâm,

chỉ đạo, hướng dẫn để sự nghiệp giáo dục ngày càng lớn mạnh, nâng cao chấtlượng trong việc dạy và học, đào tạo những con người mới phát triển toàn diện,góp phần xây dựng đất nước Trong đó, thư viện trường học và các trung tâmthông tin – tư liệu có một vị trí quan trọng trong việc tham gia vào sự nghiệpphát triển giáo dục

Thư viện góp phần bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựngthói quen tìm tòi, tự học, nghiên cứu của giáo viên và học sinh, xây dựng vănhóa trong nhà trường, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc Đây là nơi cungcấp cho bạn đọc các loại : sách giáo khoa, sách tham khảo… phục vụ cho họctập các bộ môn; truyện cổ tích, truyện tranh, các tác phẩm văn học, các cuốn từđiển tra cứu, sách báo, tạp chí, các tài liệu văn bản pháp luật về đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước…

Ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin trên tất cả các phương tiệntruyền thông đại chúng Việc ngồi đọc một cuốn sách hay đã không còn thu hút

mọi người như trước kia nữa và chỉ cần một cái “click chuột” thì vô số thông tin

hiện ra trước mắt, mọi người không cần đến thư viện tìm kiếm hoặc ngồi hànggiờ trước một đống sách, báo để tìm kiếm một thông tin nào đó mà họ cần

Yếu tố giúp thư viện hoạt động hiệu quả chính là việc làm sao thu hútnhiều bạn đọc đến đọc và nghiên cứu tài liệu càng tốt Có như vậy tri thức mớiđược truyền bá một cách rộng rãi, tài liệu được sử dụng một cách có hiệu quả.Nhưng làm được điều này không dễ bởi hiện nay có quá nhiều các trò chơi giảitrí chiếm phần lớn thời gian rảnh của các em Nghiện Internet, đánh bài, đánhxèng… thu hút các em nhiều hơn là việc đọc sách Bên cạnh đó nhu cầu đọc,

Trang 2

hứng thú đọc của học sinh ngày càng giảm do thư viện không đáp ứng một cáchphù hợp và kịp thời: bổ sung sách mới, tài liệu mới, các hình thức phục vụ cònhạn chế… Các em học sinh thường chỉ mấy tiết đầu đọc sách thấy hứng thú, sau

đó cảm thấy chán và không muốn đọc tiếp, nhiều em không muốn lên thư viện

vì không tìm thấy niềm vui, sự thích thú nữa Số lượt sách giáo viên và học sinhđến mượn chưa cao Ngoài ra việc đọc sách của các em học sinh đều mang tínhthụ động, thấy thích mắt cuốn sách nào thì đọc, việc nắm bắt thông tin và rút rabài học kinh nghiệm chưa được chủ động

Qua công tác tại trường THCS Xuân Giang, tôi tự nhận thấy hiệu quả hoạtđộng thư viện chưa cao và còn nhiều thiếu xót Vì vậy tôi mạnh dạn đề xuấtsáng kiến kinh nghiệm:

“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh.”

Trường THCS Xuân Giang vinh dự được đón Bằng công nhận trường

THCS đạt chuẩn Quốc gia năm 2010

Trang 3

II MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

1 Mục tiêu:

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu tham khảo đểtrau dồi kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đọc sách có hiệu quả, mỗi giờ lên thư

viện là một niềm vui, đúng như câu nói: “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”

Phát huy tối đa nguồn tài sản của thư viện, số lượng sách trong thư việnđược luân chuyển thường xuyên, liên tục

2 Nhiệm vụ:

Nêu ra được những giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả hoạt động đọcsách của bạn đọc thông qua hoạt động của thư viện

III PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Do khả năng và điều kiện nghiên cứu không cho phép, nên đề tài này chỉphục vụ tốt trong phạm vi hoạt động của Thư viện cấp trung học cơ sở, các cấpkhác mang tính tham khảo

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

* Tham khảo tài liệu: vận dụng các thông tin trong giáo trình, sách, tàiliệu chuyên ngành thư viện để làm cơ sở khoa học; sử dụng các văn bản phápquy hiện hành để làm cơ sở pháp lý

* Sử dụng phiếu điều tra để khảo nghiệm thực tế

V BỐ CỤC ĐỀ TÀI

Đề tài gồm 3 phần:

A Phần mở đầu.

B Phần nội dung:

I Cơ sở lý luận- cơ sở thực tiễn, thực trạng của vấn đề được nêu.

II Những vấn đề đặt ra và giải pháp để nâng cao hiệu quả đọc sách

C Kết quả đề tài và những khuyến nghị.

Trang 4

B PHẦN NỘI DUNG.

I CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ THỰC TRẠNG CỦA HOẠTĐỘNG ĐỌC SÁCH TẠI THƯ VIỆN

1 Cơ sở lý luận của đề tài.

Các nhà văn nổi tiếng đã nói:

"Phải đọc sách báo để thu thập từ trong đó kiến thức loài người đã tích luỹ được" (M GOR-KI)

" Sách cung cấp cho ta mọi sự hiểu biết, mà hiểu biết là một sức mạnh lớn lao." (N CRUP-KAI-A)

Việc tổ chức phục vụ tài liệu cho người đọc là một hoạt động của thư việnnhằm thúc đẩy, phát triển và thoả mãn nhu cầu, hứng thú đọc tài liệu thông quaviệc tuyên truyền, hướng dẫn và cung cấp tài liệu dưới nhiều hình thức

Các hình thức tổ chức và phương pháp phục vụ người đọc ở trong vàngoài thư viện sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách, vốn tài liệu củathư viện được khai thác, sử dụng và thư viện có thể tìm hiểu và nắm được nhucầu đọc, nhu cầu tin của người đọc, chính điều đó là cơ sở các hoạt động kháctrong thư viện

Kỹ năng đọc sách tốt sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được thông tin một cáchnhanh nhất Tìm ra những thông tin có tính chọn lọc cao phục vụ mục đích, yêucầu của mình

Hiện nay sống giữa một xã dụng thông tin, việc người dùng tin có thể tìmhiểu, tra cứu bất kỳ lĩnh vực nào của xã hội đều diễn ra rất thuận lợi nhờ các công

cụ tìm kiếm trên Internet, báo mạng, các tạp chí ra hàng ngày, tin tức cập nhậttừng phút

Trang 5

12

Học sinh đọc sách tại thư viện và sân trường trong giờ ra chơi.

Trang 6

Điều 2 trong “Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông” (Viết tắt: QCTC&HĐTVTPT) ban hành kèm theo quyết định số

61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 6/11/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo xác địnhnhiệm vụ chủ yếu của thư viện trường học là :

* Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại tự điển …và các sách báo cần thiết khác.

* Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên, học sinh tham gia hoạt động thư viện.

Do đó, thư viện được phép thực hiện các hình thức phục vụ khác nhau đểhoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, kể cả việc phục vụ bạn đọc ngoài thư việnnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách

- Điều 8 của QCTC&HĐTVTPT cho phép “mỗi trường vào đầu năm học thành lập một tổ công tác thư viện” trong đó gồm có “ một số học sinh có khả năng hoạt động thư viện do giáo viên chủ nhiệm lớp giới thiệu” để chủ động

thực hiện nhiệm vụ của thư viện được quy định tại điều 9 của quy chế

- Điều 10 của Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hànhkèm theo quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ Giáo

dục và Đào tạo bắt buộc “thư viện phải có mạng lưới cộng tác viên trong giáo viên, học sinh” “để giúp cán bộ thư viện hoạt động khai thác, phát triển phong trào đọc sách, báo, tài liệu của trường”.

- Điều 7 của QCTC&HĐTVTPT quy định giáo viên phụ trách thư viện

phải “hướng dẫn đọc” và “hướng dẫn phương pháp sử dụng sách báo, tư liệu và giảng dạy kiến thức thư viện cho học sinh”.

2 Cơ sở thực tiễn.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là nhiệm vụ bất kỳ của mỗi nhàtrường Tổ chức thu hút mọi thành viên trong nhà trường tham gia hoạt động thư viện nhằm khai thác triệt để kho sách, nhất là sách nghiệp vụ và sách tham khảo.Điều đó là cơ sở để nâng cao hiệu quả đọc sách của mỗi bạn đọc khi đến thư viện Thực tiễn hoạt động thư viện của nhiều trường còn rất hạn chế: cơ sở vậtchất thiếu thốn, phòng đọc sách không có hoặc diện tích quá ít, không có trang

Trang 7

thiết bị tối thiểu, sách và báo chí còn hết sức nghèo nàn, cách thức tổ chức phục

vụ bạn đọc còn sơ sài …Vì vậy việc đáp ứng nhu cầu tin, hiệu quả hoạt độngđọc sách chưa cao

3 Thực trạng thư viện trường học.

* Thuận lợi:

Thư viện trường THCS Xuân Giang được sự quan tâm, đầu tư của cácBan ngành, đoàn thể, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, sự chỉ đạo sát sao củaBan giam hiệu đã cung cấp số lượng sách phục vụ cho việc dạy và học của giáoviên và của học sinh tương đối đầy đủ

Chủng loại sách tuy chưa nhiều nhưng cũng có một số ít cuốn sách hay

và thu hút được bạn đọc Đặc biệt là đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viêncủa trường đa phần là trẻ, ham mê đọc sách và hơn thế nữa cô hiệu phó nhàtrường - phụ trách công tác thư viện là người thực sự yêu thích đọc sách , rấtquan tâm đến hoạt động thư viện

Đặc điểm tâm sinh lí và nhu cầu đọc sách báo của các lứa tuổi học sinhcũng khác nhau:

Đối với học sinh lớp 6,7: các em chủ yếu thích đọc truyện tranh, truyện cổtích, truyện khoa học, truyện về các nhân vật lịch sử, truyện ngụ ngôn thích xemhình ảnh hơn là nội dung Những cuốn sách này có nội dung dễ hiểu, đọc nhanh

và mỗi lần đọc xong các em rút ra được bài học cho mình Những cuốn sáchnày phục vụ cho việc học tập và làm theo tấm gương các nhân vật

Đối với học sinh lớp 8,9 Các em đã có ý thức tìm tòi, nghiên cứu sâu hơncác sách tham khảo phục vụ cho việc học tập Một số sách văn học cũng đượclựa chọn: sách về các tác giả văn học nổi tiếng: Nam Cao, Nguyễn Bính, VũTrọng Phụng, Hồ Xuân Hương, Macxim Gorki…Lứa tuổi này các em thích đọcnhững cuốn sách mang tính xã hội, yêu cầu suy nghĩ nhiều hơn, các cuốn sách

về kỹ năng giao tiếp, về tuổi vị thành niên, về quà tặng cuộc sống…Đây chính lànhững điều sẽ giúp các em hình thành nhân cách, thái độ, cách ứng xử với xãhội khi các em lớn

Trang 8

Phòng đọc của học sinh rộng rãi, thoáng mát thu hút được đông đảo HS tới thư viện

* Khó khăn:

Đội ngũ giáo viên không có thời gian rảnh để đến thư viện thường xuyên(vì trường học 2 ca: ca sáng khối lớp 8,9; ca chiều khối lớp 6,7) Hoặc các sáchtham khảo giáo viên cần thì thư viện lại không có

Học sinh ham mê đọc sách còn hạn chế so với yêu cầu, chưa biết khaithác sách báo, chưa biết tự đọc, tự bồi dưỡng bằng sách báo, các kỹ năng đọcsách còn hạn chế

Một số em muốn tìm đọc với các cuốn sách mới, muốn tìm những tài liệugần chủ đề mình cần cũng rất khó, vì vậy hiệu quả học tập chưa cao

Số lượng bản sách của mỗi tên sách không nhiều (tối đa 2-4bản/ tên sách)nên không thể đáp ứng nhu cầu đọc tại chỗ lẫn mượn về nhà cùng lúc cho nhiềubạn đọc

Trang 9

Việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong thư viện còn hạn chế, bạn đọcchưa biết sử dụng các công cụ tìm tin trên Internet, do đó chưa biết khai thácthông tin một cách hiệu quả

* Nguyên nhân của thực trạng

Học sinh hiện nay có nhiều trò chơi giải trí trên Internet như: đánh bài,

đánh xèng, pi–a… đã lôi kéo các em rất dễ bị nhiễm, bị “nghiện” dần dần mất đi

thói quen đọc sách, niềm hứng thú với sách cũng từ đó bị giảm

Cán bộ thư viện chưa tạo ra được các hình thức phục vụ bạn đọc phongphú, thường có hai hình thức phục vụ: đọc tại chỗ và mượn về nhà Nên việctiếp cận với sách cũng ít đi, vì thời gian ra chơi giữa giờ các tiết chỉ khoảng 5phút, không đủ để các em có thể tìm tài liệu đọc Nhiều khi còn chưa chủ động

để hướng dẫn học sinh biết cách đọc sách có hiệu quả, chưa khơi dậy được niềmyêu thích đọc sách, phát huy tác dụng của sách, thấy được các giá trị lợi ích tolớn mà sách mang lại

Chưa huy động được các nguồn lực trong nhà trường, các tổ chức đoànthể địa phương, chưa làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục trong đó có thư viện,

để góp phần xây dựng thư viện vững mạnh và đầy đủ vốn tài liệu hơn

II NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢĐỌC SÁCH

1 Những vấn đề đặt ra.

trường, của công tác xã hội hoá thư viện (tập thể, cá nhân tài trợ, học sinh ủnghộ…) đầu tư, bổ sung các loại sách báo hàng năm, đảm bảo về số lượng, chấtlượng theo yêu cầu của thư viện, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, tính mới, tính

đa dạng của tài liệu gây hứng thú đọc

Cán bộ thư viện người chuyên trách, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,

là người có tâm huyết với nghề, sáng tạo hơn nữa các hình thức phục vụ bạn

Trang 10

đọc, các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách tạo điều kiện bạn đọc được gầnsách hơn nữa.

Khi đã có thư viện, có tổ cộng tác viên thì việc tổ chức đọc sách, khai thácsách báo của giáo viên, học sinh như thế nào để đạt mục đích và có hiệu quả

Cán bộ thư viện, giáo viên cần phải hướng dẫn như thế nào để nâng caocác kỹ năng đọc sách của học sinh, giúp các em tiếp nhận thông tin một cách cóchọn lọc và nhanh nhất

Xây dựng được phần mềm quản lý thư viện, lắp đặt hệ thống máy tính phục

vụ cho việc tra cứu tài liệu có trong thư viện, ngoài thư viện và trên Internet

rộng rãi khắp trường: “Mang sách, báo, tài liệu của thư viện đến phục vụ cho tập thể lớp, tổ, nhóm ngay tại lớp học qua mạng lưới cộng tác viên thư viện”.

Thời gian phục vụ là thời gian cho phép trong các buổi học (giờ truy bài đầubuổi học, giờ sinh hoạt, giờ giải lao, giờ trống không có tiết học…) Nhờ vậy,thư viện trường đã sử dụng phòng học như phòng đọc sách tập thể, giải quyếtđược tình trạng thiếu chỗ ngồi trong thư viện và qua đó bạn đọc có thể tiếp cận

với sách: “Đọc và xem sách nhưng không cần đến thư viện”.

Thứ nhất, các cộng tác viên có thể lựa chọn bất kỳ tài liệu nào mình thích

để giới thiệu đến cả lớp bằng cách đọc to, tóm tắt nội dung Thời gian có thể vàogiờ sinh hoạt mỗi tuần Qua đó, giáo viên chủ nhiệm và học sinh có thể trình bày

Trang 11

ý kiến, cảm nghĩ của mình khi nghe xong tóm tắt tài liệu, từ đó rút ra bài họckinh nghiệm cho mình Như vậy thư viện trường đã giải quyết được tình trạng

thiếu tài liệu để phục vụ cùng lúc nhiều bạn đọc (vì chỉ cần một bản tài liệu có thể phục vụ được cả lớp, cả tổ, cả nhóm có cùng nhu cầu đọc )

Thứ hai, giải quyết được nhiệm vụ tuyên truyền đến bạn đọc các tài liệumới theo chủ đề, chuyên đề mà nhà trường đang thực hiện; tránh được tình trạngthư viện có tài liệu hay nhưng không có người đọc gây ra lãng phí

Thứ ba, tạo được vòng quay lớn cho tài liệu (vì cùng một thời gian, số lượng bạn đọc cùng một tài liệu nhiều gấp mấy chục lần so với việc đọc tại chỗ hoặc cho mượn về); làm tăng nhanh số lượt bạn đọc góp phần nâng cao hiệu

quả, chất lượng hoạt động của thư viện

2.2 Đối với cán bộ thư viện.

Hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng và tra tìm tài liệu trong thư viện.Với vốn tài liệu phong phú, dồi dào, thư viện đã góp phần nâng chấtlượng giảng dạy của giáo viên, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu củahọc sinh

Thư viện còn giúp các em xây dựng phương pháp tự học, biết cách nghiêncứu sách để ghi chép tư liệu, biết sử dụng hệ thống máy tính để tìm và lựa chọntài liệu

Thực hiện tốt công tác trưng bày, giới thiệu sách

Thực hiện tốt việc giới thiệu sách mới đến giáo viên và học sinh Điểmsách theo chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ở các môn Ngữ văn, Toán, Hóa,

Sử, Địa, giúp các em dễ tìm những tên sách mình cần Vì vậy, lượt vòng quaycủa tài liệu đã tăng lên đáng kể

Công tác tuyên truyền trực quan như: trưng bày giới thiệu sách theo chủ

đề, tủ sách giáo dục đạo đức và tủ sách tự chọn cũng được thay đổi sách mớithường xuyên

Trang 12

Với những hình thức trên đều nhằm mục đích quảng bá và thu hút bạn đọctiếp cận với tài liệu trong thư viện.

Ví dụ: Về ngày nhà giáo Việt Nam, về Bác Hồ kính yêu, về Đoàn Thanhniên cộng sản Hồ Chí Minh, về người Mẹ, về người phụ nữ, về Đội thiếu niêntiền phong Hồ Chí Minh…

Cán bộ thư viện phải là người chịu khó, hết lòng với công việc, biết thammưu với lãnh đạo về công tác thư viện, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ

Phải nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc như nhu cầu của chính bản thânmình, phải hòa nhã, gần gũi, thân thiện thì bạn đọc mới năng đến thư viện hơn

Chủ động đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường những nhu cầu tài liệucủa bạn đọc đang cần để kịp thời cho vào danh mục sách bổ sung mỗi năm học

Cán bộ thư viện phải là người chịu khó học hỏi, biết cách sử dụng Internetcập nhật các tài liệu trên mạng, các phương thức làm tăng tính chủ động củagiáo viên và học sinh trong việc đọc sách

2.3 Vốn tài liệu nhằm đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc.

Tiếp nhận sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí của Nhà nước

Thông qua việc tổ chức quyên góp sách báo cũ từ các em học sinh với chủ

đề: “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc nghìn cuốn sách hay”

Cán bộ thư viện giúp giáo viên lựa chọn sách nhanh chóng, thuận tiện

Trang 13

Thanh lý sách báo rách nát, đã không còn phù hợp để lấy thêm nguồnkinh phí mua sách mới.

Xã hội hoá hoạt động thư viện, kêu gọi các cá nhân, cơ quan hỗ trợ bằngtiền mặt hoặc hiện vật

Làm giàu vốn tài liệu giúp bạn đọc có nhiều sự lựa chọn trong việc đọcsách, tìm kiếm thông tin, chắt lọc thông tin một cách hiệu quả hơn Nhu cầu ởmỗi lứa tuổi đều khác nhau Hằng năm trong công tác bổ sung tài liệu nên chú ývào việc đáp ứng tài liệu phong phú cho bạn đọc

Học sinh khối 6, 7 nên chọn loại sách nội dung mang tính đơn giản, ít trừutượng, nhiều hình ảnh, nhiều nhân vật anh hùng để các em noi gương, học tập.Chọn các loại tạp chí: Thiếu niên nhi đồng, Hoa học trò, Nhi đồng cười…vì ởnhững loại tạp chí này có rất nhiều câu đố hay, kích thích trí tìm tòi, giải đáp;những mẩu truyện cười giúp bạn đọc bớt căng thẳng sau giờ học

Học sinh khối 8, 9 nên chọn những loại sách mang tính tham khảo phục

vụ cho việc học tập, đặc biệt là những bài thi, ôn thi học sinh giỏi được tổ chứcvào mỗi năm Các tác phẩm văn học của các tác giả nổi tiếng Việt Nam và nướcngoài, giúp các em tiếp cận thông tin về tác giả, tác phẩm , về cuộc sống nhiều

Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn tại Thư viện

Ngày đăng: 24/12/2014, 16:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện (dùng cho thư viện trường phổ thông) - Nhiều tác giả - Nhà xuất bản Giáo dục: 2001 Khác
2. Tài liệu: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thư viện trường học - Trần Thị Dòn - 2008 Khác
3. Báo cáo tổng kết hoạt động của trường và thư viện trường THCS Xuân Giang năm học 2011- 2012 và 2012- 2013 Khác
4. Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06/11/1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông Khác
5. Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w