1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu kinh kịch

25 1,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 163 KB

Nội dung

Kinh kịch là một loại hình kịch chủng tiêu biểu nhất trong nghệ thuật híkhúc Trung Quốc nên thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.Các học giả Trung Quốc có tiếng nghi

Trang 1

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

đại học quốc gia Hà Nội Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn

Khoa Đông phương học

-báo cáo khoa học

Kinh kịch - nét văn hoá truyền thống

của dân tộc trung hoa

Trang 2

Lời nói đầu

Trung Quốc là nước có nền văn minh cổ xưa phương Đông Dân tộc TrungHoa trải qua mấy nghìn năm tôi luyện và hoà hợp, kết tụ và phát triển đã thu hútđược muôn phương mà lại có phong thái độc đáo, hình thành nên nền văn hoáTrung Hoa rực rỡ muôn màu, đa nguyên nhất thể, rộng lớn sâu lắng mà lại mộcmạc tươi đẹp Nghiên cứu về văn hoá Trung Quốc mà không lật lại tìm hiểu cácloại hình hí khúc, đặc biệt là Kinh kịch thì quả là một thiếu sót lớn Bởi lẽ Kinhkịch là một loại hình đẹp trội, rất độc đáo của Trung Hoa Tuy có lịch sử ra đời vàphát triển chưa dài (khoảng 200 năm) nhưng Kinh kịch đã đi vào đời sống tâm hồncủa người Trung Quốc nói chung, người Bắc Kinh nói riêng như một phần khôngthể thiếu Kinh kịch là một loại hình kịch chủng tiêu biểu nhất trong nghệ thuật híkhúc Trung Quốc nên thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.Các học giả Trung Quốc có tiếng nghiên cứu về Kinh kịch có thể kể đến như: LýHiểu, Chương Di Hoà, Hồ Hồng Khánh… ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu

về Kinh kịch không nhiều Các nhà nghiên cứu Việt Nam hầu như đặt Kinh kịchvào trong hệ thống nghiên cứu về văn hoá Trung Hoa nên những dòng viết về Kinhkịch chỉ là những nét phác thảo lướt qua, các thông tin được đưa ra nhỏ lẻ và bịphân tán Do vậy trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, các tác phẩm điện

Trang 3

ảnh có liên quan, tập hợp bổ sung thông tin và đi sâu nghiên cứu hơn một chút làviệc làm hết sức cần thiết Trong khuôn khổ của một báo cáo khoa học, bài viết sẽ

cố gắng cung cấp những khái niệm cơ bản, những thông tin đầy đủ, chi tiết nhất, từ

đó tạo nên cái nhìn đúng đắn, toàn diện, sâu sắc hơn về nghệ thuật Kinh kịch củađất nước có nền văn hoá - văn minh lớn bậc nhất thế giới

Chương I

Lịch sử hình thành – ra đời và phát triển của Kinh kịch

1.Kinh kịch buổi đầu trong cái nôi hí khúc.

Kinh kịch trầm mình trong hí khúc Trung Quốc một thời gian rất dài Híkhúc Trung Quốc manh nha từ rất lâu đời, vượt qua hai giai đoạn phát triển của lịch

sử, chín muồi ở đời Tống, Kim, Nguyên và nở rộ vào thời hậu kì của chế độ phongkiến Trung Quốc

Hí khúc Trung Quốc có khởi nguồn xa xưa từ ca múa cổ đại, thầy mo có vịtrí đặc biệt Đến thời kì Xuân Thu (722 – 481 trước Công Nguyên) một loạt nhân

vật mang tên “linh ưu” được tách ra từ thầy mo, được phục vụ bên cạnh vua chúa.

Nghệ thuật pha trò, khôi hài thời kì này đã ảnh hưởng sâu sắc đến hí khúc về sau

Đến thời Hán, “bách hí” được coi là hình hài ban đầu của hí khúc Trung Quốc Thời Đường, có “hát tham quân” được phát triển trên cơ sở “hát ưu” Trong “hát

tham quân” có một hình thức biểu diễn cố định: có hai vai diễn tách biệt hẳn Đây

chính là cơ sở hình thành hình thức “phân vai” sau này của hí khúc Đến thời Tống

thế kỉ XII, Tạp kịch Tống ra đời, hội nhập nhiều thành phần nghệ thuật, hình thức

đa dạng, linh hoạt tạo nên hình thái tương đối hoàn chỉnh của hí khúc Những nămtháng vàng son của hí khúc Trung Quốc bắt đầu từ đời Nguyên (1279 – 1368) Trảiqua đời Minh (1368 - 1644) đến đời Thanh (1644 - 1911), hí khúc Trung Quốcngày càng phát triển rực rỡ với sự hội tụ nhiều loại hình hí khúc đa dạng, phong

Trang 4

phú Hát “hoa bộ” ra đời vào lúc mà thể loại “Côn khúc” đang phát triển mạnh

mẽ Côn khúc là thể loại “nhã” nghĩa là chính thống, còn “hoa” nghĩa là tạp, gồm

các điệu thông tục, dân dã, bị coi là phong trào phản nghịch chống lại khuynh

hướng “nhã hoá” của Côn khúc Từ đó người ta mong chờ một loại hình hí khúc

có thể dung hoà được cả hai yếu tố “hoa” và “nhã” Trên cơ sở đó, Kinh kịch đã

gạn lọc, kế thừa tất cả những nét tinh hoa của các loại hình hí khúc khác, đã hoàtrộn giữa phong tục tập quán dân gian và yếu tố cung đình để bứt phá trở thành mộtloại hình riêng của hí khúc Trung Quốc

2 Một loại hình hí khúc được mến mộ: Kinh kịch ra đời.

Từ trong cái nôi hí khúc đang nở rộ, Kinh kịch bước ra một cách thuận lợinhưng lại mang một dáng vẻ mới, đẹp trội hơn hẳn vì nó kế thừa một cách tập trungtruyền thống lịch sử lâu đời của hí khúc, tích luỹ đầy đặn các ngón nghề cao siêu

Kinh kịch nổi tiếng trong làng nghệ thuật thế giới là “ca kịch của Bắc Kinh” Như

vậy, có thể thấy được cái nôi ra đời và phát triển của Kinh kịch là thủ đô Bắc Kinh

của Trung Quốc Kinh kịch có tên gọi cũ là Bì hoàng hí, đầu thế kỉ XX, người Thượng Hải gọi là Kinh hí, người Bắc Kinh gọi là Bình kịch Kinh kịch được hình thành qua diễn biến dần dần trực tiếp trên cơ sở “Huy ban tiến kinh” Năm Càn Long thứ 55 (1790), Huy ban - đoàn kịch An Huy “Tam Khánh” của Dương Châu

được triệu vào kinh diễn xuất mừng lễ bát tuần đại điển của Càn Long, đã nhanhchóng độc chiếm sân khấu kinh đô Chẳng bao lâu, ba đoàn kịch An Huy khác là

“Tứ hỉ”, “Xuân đài” và “Hoà xuân” lần lượt vào kinh Đó chính là sự kiện lừng

danh trong lịch sử hí khúc Trung Quốc cuối thế kỉ XVIII, gọi là “Tứ đại Huy ban

tiến kinh” Sau khi vào kinh, Huy ban đã hấp thu hai làn kinh, tần, đặc biệt là điệu Tần xoang (điệu hát theo nhịp mõ) Từ đó đưa đến sự ra đời của Bì hoàng hí mà

sau này người Bắc Kinh gọi là Kinh kịch Đến năm Quang Đạo thứ tám (1828), các

nghệ sĩ nổi danh ở Hồ Bắc như Vương Hồng Quý, Dư Tam Thắng… vào kinh,mang theo Hán điệu Hán điệu vào kinh bắt vào diễn xuất của Huy ban, đưa đến sự

Trang 5

kết hợp của hai làn điệu Huy Hán Từ đó, Huy ban trở thành gánh hát chuyên biểu diễn kịch Bì Hoàng, cắm rễ nơi kinh đô.

Trình độ nghệ thuật kịch Bì Hoàng được nâng cao nhanh chóng bởi sự thúc

đẩy của các nghệ nhân giỏi, gây được sự thích thú trong hoàng thất triều đình nhàThanh Cuối thời Hàm Phong (1851 –1861) các gánh hát được đưa vào biểu diễn

trong cung Một cơ quan có tên là “Thanh bình nha” chuyên quản lý việc các gánh

hát ra vào biểu diễn trong cung Lúc đầu mới chỉ là biểu diễn nơi hội quán trà lầu,nay được vời vào cung phục vụ vua chúa và trăm quan trong triều, trong bối cảnhđặc thù đó, Kinh kịch đã đem cái “chân quê” trong dân gian hoà nhập vào thú vuitrong cung đình, đồng thời làm cho cái tình phương Nam hoà quyện với cái thầnphương Bắc Chính sự hoà nhập đó đã đưa Kinh kịch phát triển lên một không gianhoàn chỉnh và thống nhất hơn

3 Kinh kịch lên ngôi và hội tụ nhân tài.

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Trung Quốc bước vào tiến trình hiện đạitrong bão táp và khói lửa chiến tranh Đó là thời đại biến động dữ dội, quan niệmhiện đại đã va chạm, thâm nhập vào văn hoá truyền thống, khiến Kinh kịch bắt đầuphải có sự lựa chọn mới Kinh kịch chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của kịchnói, điện ảnh nước ngoài, các nghệ thuật âm nhạc, mĩ thuật và vũ đạo phương Tâykhá rõ nét Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) đã chấm dứt sự thống trị của vươngtriều phong kiến tồn tại hơn 2000 năm Quan niệm dân chủ hiện đại làm thay đổicái nhìn coi khinh “con hát” lâu nay Chính phủ Quốc dân có những biện pháptuyên truyền về hí khúc, từ đó tạo đà cho nghệ thuật Kinh kịch phát triển, lan toả ra

cả nước và trở thành “Quốc kịch” Do sự khác nhau của môi trường văn hóa khuvực và sự biến đổi của bối cảnh nhân văn, Kinh kịch đã hình thành hai trường phái

lớn: Kinh phái và Hải phái Kinh phái, trung tâm là Bắc Kinh, đã kính cẩn giữ

vững những chuẩm mực lịch sử của nghệ thuật Kinh kịch, nhấn mạnh kế thừa

nhiều hơn phát triển, sáng tạo cái mới Còn Kinh kịch Hải phái mà đất phát tích là

Trang 6

Thượng Hải thì chú trọng cách tân nghệ thuật, táo bạo hấp thu và học hỏi các hìnhthức biểu diễn nghệ thuật, đã dày công tìm kiếm cách phản ánh gương mặt thời đại

và theo đuổi hiệu quả kinh tế thương nghiệp

Thượng Hải là nơi gặp gỡ văn hoá Đông Tây sớm nhất Trung Quốc và làmột thành phố buôn bán mới nổi lên, nhân tố tư bản chủ nghĩa tương đối phát đạt,thị dân dễ tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây Khán giả không còn thoả

mãn với kiểu “nghe hát” theo đúng qui củ mà mong được thưởng thức những trò

rôm rả, tân kì thời thượng Để thích ứng với dòng chảy thời đại và tâm lý dân đô

thị, Kinh kịch Hải phái đã phá vỡ khuôn mẫu cũ, mạnh dạn cách tân, thu nạp cái

mới, nhấn mạnh đến sự thẩm mĩ đô thị hoá Về đề tài, họ sáng tạo ra các vở thờitrang hí (hí kịch hiện đại) phản ánh cuộc sống hiện thực trong và ngoài nước Vềhình thức thể hiện, Hải phái đã học tập tham khảo nhiều thủ pháp tat thực chủ nghĩacủa kịch nói và điện ảnh, làm giàu thêm lối biểu diễn sinh hoạt hoá Sự chung sống

và phát triển của hai phái Kinh – Hải đã dẫn đến một thời kì phồn vinh của Kinhkịch

Sự phồn vinh ấy còn thể hiện tập trung ở việc xuất hiện hàng loạt các nghệ sĩtên tuổi Từ đầu thời kì Dân Quốc đến những năm 30, 40, trong Kinh kịch đã xuấthiện hàng loạt nhân tài Trong đó tiêu biểu là bốn diễn viên Kinh kịch có bề dàykinh nghiệm, biết thể hiện phong cách trường phái trong nghệ thuật hát, gọi là

“bốn danh kép lớn”, đó là: Mai Lan Phương (1894 - 1961), Thượng Tiểu Vân

(1900 - 1976), Trình Nghiên Thu, Tuần Huệ Sinh (1900 - 1968) Mai, Thượng,Trình, Tuần, mỗi người hùng cứ một sân khấu, giọng hát đạt trình độ điêu luyệnvới phong cách biểu diễn độc đáo, hình thành các trường phái khác nhau

Với Kinh kịch trường phái Thượng Hải, nhân vật tiêu biểu lên sân khấu biểu

diễn hát kịch từ lúc mới bảy tuổi, với nghệ danh “thất linh đồng” nổi tiếng khắp

vùng nam bắc Trường Giang, đó là Chu Tín Phương (1895 - 1975) Ông có phong

Trang 7

cách biểu diễn nghệ thuật tự nhiên, chân thực, tuỳ hứng ứng tác Hình tượng nghệthuật mà ông tạo dựng có xương, có thịt khiến người xem khó quên.

4 Kinh kịch những thập kỉ 50, 60, 70

Bước vào những năm 50, cùng với chế độ xã hội mới được xác lập toàn diện,Kinh kịch cũng như các loại hình hí khúc khác, các đoàn biểu diễn, các gánh hát,các nghệ nhân được quy tụ trong ngành quản lý văn hoá của chính phủ Các tiếtmục, vở diễn được chấp nhận theo sự chỉ đạo một cách có tổ chức và kế hoạch

Nhà nước nêu cao phương châm sáng tác văn nghệ là đồng loạt thực hiện “chỉnh lý

cải biên kịch truyền thống, sáng tác mới kịch lịch sử và kịch hiện đại” 1 Đứngtrước tình hình hàng ngàn, hàng vạn vở kịch truyền thống có khả năng bị thấttruyền, một số nhà soạn kịch có trình độ văn hoá cao kết hợp với nghệ nhân đã kiêntrì việc khai thác và chỉnh lý đối với một số tiết mục truyền thống và đã đưa tới mộtkết quả to lớn, đó là sự nở rộ của các vở Kinh kịch theo xu hướng này

Bước vào nửa cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX, đất nước Trung Quốc sục sôitrong cuộc đại cách mạng văn hoá kéo dài mười năm (1966 - 1976) Chủ trương

của cuộc cách mạng văn hóa này là “xoá bỏ bốn cái cũ”: tư tưởng cũ, văn hoá cũ,

phong tục cũ, tập quán cũ Kinh kịch cũng cùng chung số phận với các loại hình

văn hoá tư tưởng cũ, nằm trong chủ trương “xoá bỏ” ấy Các gánh hát bị giải tán,

trang phục, dụng cụ đồ nghề biểu diễn bị đốt phá, diễn viên Kinh kịch, nhà soạnKinh kịch bị phê đấu Bối cảnh đặc biệt lúc ấy đưa Kinh kịch vào giấc ngủ dài suốtmười năm

Trang 8

văn học đến hình thức tả thuật đã khác xa với cách nói xưa của tiền bối Vở diễnkhông còn bó hẹp trong cách tường thuật tẻ nhạt, không nhằm mục đích thoả mãn

quan điểm lịch sử đơn thuần “đi tìm dấu vết của một dân tộc, đi tìm sự hưng vong

của một vương triền” 2 mà đem sự biến thiên của xã hội, cái bí mật của đời ngườihoà quyện cùng trời đất để rồi xem xét giải thích cái đẹp của bản thân loài ngườibằng cái đầu triết lý và con mắt nhà thơ

Sau những năm 80, kết hợp tính triết lý trong lịch sử với sự rung động mạnh

mẽ trong chủ đề sáng tác, thuật lại sự kiện lịch sử mà mọi người đều biết, xây dựnglại những nhân vật lịch sử mà mọi người quen thuộc là khuynh hướng sáng tác mớicủa Kinh kịch thời kì này

Ngày nay, xã hội Trung Quốc đang phát triển mạnh như vũ bão, các phươngtiện thông tin và hình thức giải trí bùng nổ, Kinh kịch cũng như các loại hình vănhóa truyền thống dường như bị lãng quên Người Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻkhông còn thú vui “xem hát” như xưa Kinh kịch - một loại hình hí khúc phát triểnrực rỡ, ngời sáng một thời - lùi vào hàng ngũ nghệ thuật truyền thống cần được bảotồn của văn hoá dân tộc Chính phủ Trung Quốc có nhiều biện pháp để bảo lưu loạihình nghệ thuật này, như tổ chức các buổi lưu diễn Kinh kịch ở Trung Quốc đạilục, ở Đài Loan, ở Hồng Kông….Tuy không thường xuyên nhưng cũng đủ để xáclập vị trí tồn tại của Kinh kịch trong xã hội hiện đại Trung Quốc và góp phần layđộng tâm thức giới trẻ về nền văn hoá truyền thống đa dạng, đặc sắc

Chương II

Vai diễn trong Kinh kịch.

1 Phân vai trên sân khấu Kinh kịch.

Các nhân vật xuất hiện trên sân khấu Kinh kịch, căn cứ vào thuộc tính tựnhiên (tuổi tác, giới tính), thuộc tính xã hội (nghề nghiệp, tính cách, khí chất), năng

2 Nguyễn Huy Quý - Nước CHND Trung Hoa (1949-1999)

Trang 9

khiếu kỹ thuật, phong cách biểu diễn, dựa vào trang phục, hoá trang và sự biểu diễnđược cường điệu về nghệ thuật rồi tổng hợp phân loại chia thành các vai diễn khácnhau gọi là phân vai Kinh kịch ngay từ buổi đầu hình thành đã đi vào cung đình,nên sự phát triển nghệ thuật không giống như các hí khúc địa phương Lĩnh vực đờisống đòi hỏi nó phải biểu hiện rộng hơn, loại hình nhân vật xây dựng phải nhiềuhơn, hoàn chỉnh và toàn diện hơn Đặc trưng này cũng phản ánh trong việc phâncông các nhân vật thành những nhóm nghề diễn Chế độ nhóm nghề của Kinh kịchxưa kia có người nói là 10 nhóm hay 7 nhóm nhưng hiện nay thường có 4 loại hình

cơ bản: Sinh, Đán, Tịnh, Sửu Mỗi loại hình này lại chia nhiều phân chi, dưới phân

chi lại có các mục nhỏ, mỗi loại có nhân vật diễn và đặc sắc biểu diễn cơ bản củanó

1.1 Vai sinh:

Vai sinh là kép chính trong vở diễn Người đảm nhiện vai này là nam giới.

Dựa theo tuổi tác, nhân thân của các nhân vật trong vở diễn lại chia phân vai này

theo nhiều phân chi như: lão sinh, tiểu sinh, võ sinh đều mang đặc điểm riêng trong

biểu diễn

Lão sinh là một chi trong vai sinh Lão sinh thường mang râu giả nên còn gọi

là kép râu, đóng nhân vật nam giới ở tuổi trung niên hoặc tuổi già Lão sinh thường

là nhân vật chính diện, tính cách ngay thẳng cương nghị Vai diễn này nặng về hátbằng giọng thật, động tác trong tạo hình thường trang trọng, đàng hoàng

Tiểu sinh là một chi trong vai sinh Trái với lão sinh, tiểu sinh đóng vai nam

giới trẻ, không mang râu giả Tiểu sinh hát bằng giọng giả là chính đôi khi kết hợp

giữa giọng giả và giọng thật

Võ sinh chuyên đóng vai nam giới ở tuổi thanh niên, trung niên giỏi võ Võ sinh lại chia làm hai loại: Võ sinh tướng và võ sinh sỹ tốt Võ sinh tướng nai nịt gọn

gàng, đầu đội mũ giáp, chân đi hia đế dày, sử dụng binh khí cán dài, khi biểu diễnphải thể hiện được cái đẹp của ngón võ, thể hiện sự trầm tĩnh, chắc chắn, phong độ

Trang 10

của vị đại tướng và khí phách của người anh hùng Võ sinh sỹ tốt thường sử dụng

binh khí gọn nhẹ, khi biểu diễn thiên về động tác nhào lộn nhanh nhẹn, dũng cảm

Tựu chung lại, vai sinh là kép chính đóng các vai ông cụ già, các chàng thư

sinh, quan văn, quan võ, chuyên thể hiện tính cách tốt, mạnh mẽ

1.2 Vai đán

Vai đán là tên gọi chung cho các vai nữ Các diễn viên thủ vai các quý bà đáng kính hay những tố nữ yểu điệu dễ thương… Vai đán cũng được dựa trên tuổi tác, tính cách, nhân thân của nhân vật mà chia thành các vai: thanh y, hoa đán, lão

đán, đao mã đán.

Thanh y là tên gọi chung cho các vai chính trong loại hình vai đán Thường

là các vai phụ nữ nhàn nhã, phụ nữ trung niên quý phái Khi biểu diễn thiên về kỹthuật hát, thoại lời theo vần điệu Vai này khi diễn thường khoác áo choàng xanh

nên gọi là “thanh y”.

Hoa đán là các vai nữ ở tuổi thanh niên, tính tình xởi lởi, hoạt bát hoặc

phóng đãng

Lão đán là các vai nữ ở tuổi già Khi thoại sử dụng giọng thật, khi hát sử

dụng giọng gần giống lão sinh nhưng mang sự uyển chuyển của nữ giới.

Đao mã đán là một chi của vai đán, thường đóng vai nữ giỏi võ nghệ Dựa

theo nhân thân và kỹ thuật biểu diễn của nhân vật, đao mã đán còn chia làm hai

loại: loại thứ nhất nai nịt gọn gàng, cưỡi ngựa, sử dụng binh khí cán dài, nặng về kỹthuật thân hình, tư thế; loại thứ hai mặc quần áo chẽn, nặng về biểu diễn nhào lộn,hay đóng vai quỷ thần

Trang 11

mãng nhưng thật thà Khi biểu diễn, vai tịnh phải có tiếng hát trầm vang, động tác

đàng hoàng, dứt khoát, chuyển giọng rõ nét tạo nên tính cách độc đáo trên sân khấu

Kinh kịch Vai tịnh có nhiều chi nhỏ.

Tịnh chính là một chi trong phân vai tịnh Trong các vở diễn, đây là nhân vật

có địa vị cao sang trong xã hội, phần lớn là mệnh quan triều đình, cử chỉ đĩnh đạc,phong thái ung dung, động tác biểu diễn mạnh mẽ, dứt khoát

Phó tịnh là một chi trong phân vai tịnh Phó tịnh phần lớn là các vai đóng

nhân vật chính diện, dũng mãnh, hào phóng

Võ tịnh là một chi trong phân vai tịnh Đây là phân vai thiên về đánh đấm,

lấy động tác ngã, vồ, nhoài làm chính, không nặng về hát đọc

Tịnh mao cũng là một chi trong phân vai tịnh Vai tịnh mao thường tạo hình

bằng cách độn ngực, độn mông, dáng dấp kỳ cục nặng nề, khi múa thể hình thôkệch nhưng hay làm dáng làm điệu

1.4 Vai sửu

Vai sửu là một trong loại hình phân vai chủ yếu trong biểu diễn Kinh kịch, đóng vai hài Trước đây trong vai sửu, nhân vật được đóng khá đa dạng, nhưng đến thời cận đại vai sửu thường là những anh hề Trong biểu diễn, vai sửu không nặng

về hát mà thoại là chính với lời nói rõ, thanh, lưu loát Vai sửu được chia làm hai chi lớn: sửu văn và sửu võ.

Sửu văn là một chi của vai sửu Nhân vật được sắm vai rất rộng ngoại trừ vai sửu đánh võ ra, sửu văn đóng tất cả các vai hề.

Sửu võ là một chi của vai sửu Đây là các nhân vật hóm hỉnh, nhanh nhạy,

mồm mép mau mắn, lời thoại rõ chữ, giọng thanh, động tác nhanh nhạy, khoẻmạnh, giỏi võ công

Việc phân công các nhân vật thành những nhóm nghề diễn là một nét rất đặcsắc của Kinh kịch Nhóm nghề vừa là loại hình nhân vật được nghệ thuật hoá chuẩnmực trong biểu diễn mang sắc thái tính cách nhất định Các nhóm nghề dẫu có một

Trang 12

loạt chuẩn mực, song diễn viên có thể giỏi một nhóm, đồng thời kiêm tập các nhómkhác, có thể xuất phát từ nhân vật mà phối hợp hoà quyện với các nhóm khác để

biểu hiện nhân vật được tốt hơn, như kết hợp “võ tịnh” với “võ sinh” để sáng tạo

“võ sinh vẽ mặt”, hoà quyện “thanh y”, “hoa đán”, “đao mã đán” để sáng tạo ra

“hoa sam”… khiến nhân vật xé rào từ nhóm nghề này sang nhóm nghề khác, làm

giàu thêm nghệ thuật nhóm nghề của Kinh kịch

2 Nghệ thuật hoá trang các vai kịch

2.1 Trang phục của các vai diễn.

Trang phục Kinh kịch là kết quả tích luỹ qua nhiều thế hệ vở diễn Trangphục của Kinh kịch dựa vào trang phục đời Minh, tham chước thêm chế độ trangphục đời Đường, Tống, Nguyên, Thanh chẳng những lạ mắt mỹ quan, nghiêm trangchững chạc, mà chủng loại phong phú, nhiều tên nhiều kiểu, thuộc hạng hiếm cótrong hí kịch thế giới Trang phục được trang trí rất đẹp, thêu kim tuyến ngũ sắc,hoa văn và màu sắc thêu được định rõ tuỳ theo nhân thân, cấp bậc của nhân vật Y

phục bên văn thì có: mãng, tức mãng bào, lễ phục đại thần thời Minh – Thanh, có thêu hình con mãng xà bằng kim tuyến; bị là loại trang phục khoác vai che lưng quấn cổ; quan y, khái sưởng là kiểu áo choàng làm bằng lông chim, hai tay có thêm một đoạn ống dài, mềm, màu trắng; áo chấp tử (áo nhiều nếp gấp); phú quý y (áo phú quý); nam hoa bì là kiểu áo chùng, cài khuy giữa, là trang phục của vai nam trẻ nho nhã, phong lưu; nữ hoa bì là kiểu áo chùng, cài khuy giữa song hai tay có thêm

một đoạn ống rất dài, mềm, màu trắng, là trang phục của các vai nữ trẻ thướt tha…

Y phục bên võ thì có đại kháo, tiễn y, bão y, đả y… Ngoài ra còn có các loại áo,

váy, xiêm của các vai nữ áo hát Kinh kịch truyền thống có rất nhiều loại, nhiềukiểu cách, được thêu thùa khác nhau dựa theo các tuyến nhân vật, nhưng xét vềhình thức cơ bản thì có khoảng trên dưới 20 loại cơ bản

Trong hệ thống phục trang có một thứ luôn làm người xem thích thú, ấn

tượng, đó là các bộ râu giả Râu giả, thuật ngữ gọi là “nhiêm khẩu”, là tên gọi

Ngày đăng: 23/12/2014, 22:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chương Di Hoà (chủ biên), ngd Nguyễn Xuân Bích. Hý khúc Trung Quốc. NXB Thế giới, Hà Nội 2002 Khác
2. Lê Giảng. Trung Quốc xưa và nay. NXB Thanh niên, 1999 Khác
3. Mao Mao, ngd Lê Bầu. Cha tôi – Đặng Tiểu Bình những năm tháng cách mạng văn hoá. NXB Thế giới 2001 Khác
4. Lý Duy Côn. Trung Quốc nhất tuyệt. NXB Văn hoá thông tin, 1997 Khác
5. Clio Whit Taker, ngd Trần Văn Huân. Văn hoá phương Đông những huyền thoại. NXB Mỹ thuật, 2001 Khác
6. Ngọc Phương. Kể chuyện văn hoá truyền thống Trung Quốc. NXB Thế giới, 2003 Khác
7. Lý Vĩnh. Mười năm đại cách mạng văn hoá Trung Quốc. NXB Tp Hồ Chí Minh, 1997 Khác
8. Nguyễn Huy Quý. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chặng đường lịch sử nửa thế kỉ (1949 – 1999). NXB Chính trị Quốc gia, 1999 Khác
9. Cao Thu Huân (chủ biên), bs Hồng Vĩnh Bình, ngd Nguyễn Liên Hoàn. Pháp quy và cơ cấu văn hoá Trung Quốc. NXB Thế giới 2002 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w