Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần 26
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Đức Tuân LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt nam sau hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng. Đặc biệt là có sự đổi mới về cơ chế quản lý từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước. Hơn nữa, Việt Nam đang từng bước mở cửa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới chung, mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Trong môi trường đầy cạnh tranh giữa doanh nghiệp nội và ngoại như vậy, mỗi doanh nghiệp của Việt Nam phải không ngừng học hỏi, đổi mới, phải luôn giữ được thế chủ động trên thương trường. Doanh nghiệp phải trả lời được bốn câu hỏi: Biết mình đang ở đâu?, Mình muốn đi tới đâu?, Mình phải làm gì? Và cần phải làm như thế nào?. Đây chính là một phần mục tiêu mà một bản kế hoạch của doanh nghiệp hướng tới. Trong đó lập kế hoạch là khâu giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp sản xuất. Công ty cổ phần 26 là một trong những doanh nghiệp của ngành Quân nhu, là một doanh nghiệp sản xuất với nhiều ngành hàng như sản phẩm may, sản phẩm giầy, sản phẩm đồ gỗ và sản phẩm nhựa. Trong suốt 32 năm hoạt động ( 1978- 2010) công ty luôn khẳng định là một doanh nghiệp quốc phòng phát triển sản xuất có hiệu quả. Để bắt nhịp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của nước nhà, công ty đã và đang thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch và chiến lược mới. Là một doanh nghiệp sản xuất nên công tác lập kế hoạch sản xuất có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Kế hoạch hóa sản xuất nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố sản xuất sẵn có để sản xuất ra sản phẩm, nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo khả năng hoạt động tốt của hệ thống sản xuất, quản lý tốt các nguồn lực và có các quyết định đầu tư phù hợp. Trên cơ sở kiến thức được học và nghiên cứu thực tế trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần 26, em nhận thấy công tác lập kế hoạch sản xuất là phần quan trọng trong công tác quản lý sản xuất của công ty, em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần 26”. Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch 48A 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Đức Tuân • Đối tượng nghiên cứu: Công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần 26 – BQP • Phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch sản xuất và tình hình thực hiện kế hoạch tại công ty cổ phần 26. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2007- 2009 • Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu cụ thể phương thức lập kế hoạch sản xuất của công ty, từ đó tìm ra những mặt được, chưa được. Qua đó, tìm ra những giải pháp tối ưu hơn để lập kế hoạch trợ giúp cho hoạt động sản xuất đạt hiệu quả hơn. • Phương pháp nghiên cứu : Bài viết đề cập nghiên cứu tình hình lập và thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần 26 bằng việc áp dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học sau: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích kinh doanh, phương pháp tổng hợp và suy luận và cùng với những quan sát thực tế hoạt động sản xuất của công ty…nhằm giải quyết các khó khăn và tồn tại. Từ đó, đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức xây dựng kế hoạch này. • Kết cấu chuyên đề gồm những phần sau: Chương I: Cơ sở lý luận chung về kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần 26. Chương III: Các giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần 26. Trong thời gian thực tập và hoàn thiện đề tài của mình, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Bùi Đức Tuân người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thiện đề tài này cùng với các thầy cô trong khoa kế hoạch phát triển đã trang bị cho em những kiến thức quý báu để hoàn thành chuyên đề thực tập. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên phòng kế hoạch kinh doanh công ty cổ phần 26 đã tận tình, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập. CHƯƠNG I: CƠ SƠ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch 48A 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Đức Tuân I. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH HÓA TRONG DOANH NGHIỆP. 1. Khái niệm. Khi tìm hiểu về một thuật ngữ, chắc chắn ta sẽ nhận được nhiều luồng thông tin không hẳn giống nhau. Vì đơn giản, theo thời gian khái niệm về thuật ngữ ấy sẽ được nhìn nhận dưới nhiều góc độ hơn. Khái niệm về kế hoạch hóa cũng có nhiều nghĩa khác nhau và đã từng là chủ đề của nhiều ý kiến trái ngược, cho dù nó liên quan đến doanh nghiệp hay là nền kinh tế quốc dân. Hiểu một cách tổng quát nhất, kế hoạch hóa là một phương thức quản lý theo mục tiêu, nó “ là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế- kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hội theo những mục tiêu thống nhất” (1) Theo cách hiểu trên, kế hoạch hóa được thực hiện ở nhiều quy mô, phạm vi khác nhau như: kế hoạch hóa kinh tế quốc dân , kế hoạch hóa theo vùng, theo địa phương, kế hoạch hóa ngành, lĩnh vực, kế hoạch hóa doanh nghiệp (2) . “ Kế hoạch hóa doanh nghiệp là một quy trình ra quyết định cho phép xây dựng một hình ảnh mong muốn về trạng thái tương lai của doanh nghiệp và quá trình tổ chức triển khai thực hiện mong muốn đó” (3) . Như vậy, kế hoạch hóa trong doanh nghiệp là thể hiện kỹ năng tiên đoán mục tiêu phát triển và tổ chức quá trình thực hiện mục tiêu đặt ra. Công tác này bao gồm: quá trình soạn lập kế hoạch và tổ chức triển khai và đánh giá thực hiện các mục tiêu của kế hoạch. 2. Vai trò của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 2.1. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung. 1) Từ điển Bách khoa Việt Nam 2 – NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội 2002, tr 469 2) Th.S Bùi Đức Tuân (2005), Kế hoạch kinh doanh- NXB LĐXH , tr 10 3) Theo HEC, “ Chính sách chung của doanh nghiệp”, DUNOD, Paris, 1998 Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch 48A 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Đức Tuân Ở đây kế hoạch hóa được thể hiện là những quyết định mang tính chất mệnh lệnh phát ra từ trung ương. Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch này là cơ sở điều tiết mọi hoạt động tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vai trò lớn nhất của cơ chế này là: có năng lực tạo ra các tỷ lệ tiết kiệm và tích lũy rất cao, thực hiện được những cân đối cần thiết trong tổng thể kinh tế quốc dân, nền kinh tế có thể đạt được mức cung ứng các nguồn lực cần thiết để tạo ra tăng trưởng nhanh. Đặc biệt nhờ có cơ chế kế hoạch hóa tập trung mà Nhà nước có thể chuyển hướng các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu và các lĩnh vực cần ưu tiên trong từng thời kỳ nhất định. Tuy vậy, trong cơ chế thị trường cơ chế kế hoạch hóa tập trung không còn phù hợp, bản thân những đặc trưng của cơ chế này đã tạo ra những rào cản hạn chế sự phát triển của chính các doanh nghiệp cũng như toàn thể nền kinh tế quốc dân, cụ thể là: hạn chế tính năng động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp; nền kinh tế bị mất động lực phát triển, các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh, nhất là trong logic của kinh tế cầu; hạn chế tính năng động về công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới vì việc cho ra đời các sản phẩm mới không được gắn chặt với cơ chế khuyến khích và hiệu quả kinh tế rất thấp. 2.2. Trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay trong cơ chế thị trường, kế hoạch hóa vẫn là cơ chế quản lý cần thiết, hữu hiệu của các doanh nghiệp. Những vai trò chính được thể hiện cụ thể: Tập trung sự chú ý các hoạt động trong doanh nghiệp vào các mục tiêu. Bản thân thị trường rất linh hoạt và thường xuyên biến động, kế hoạch và quản lý bằng kế hoạch giúp các doanh nghiệp dự kiến được những cơ hội, thách thức có thể xảy ra; có kế hoạch và tổ chức quá trình hoạt động thông qua các mục tiêu định lập trước, giúp doanh nghiệp ứng phó những bất định và thay đổi của thị trường; công tác kế hoạch hóa tạo khả năng tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp. Hình dung rõ hơn nếu đã từng ngắm từng bộ phận lắp ráp ô tô trong một nhà máy lớn mà lại không có ấn tượng về cách thức và các dây truyền phụ ghép nối với nhau. Từ hệ thống băng tải chính hình thành thân xe và các bộ phận khác nhau được hình thành từ các dây truyền khác. Động cơ, bộ truyền lực và các phụ kiện được đặt vào chỗ một cách chính xác đúng vào thời điểm đã định. Ví dụ trên cho thấy, quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ thường được chia thành nhiều công đoạn, nhiều chi tiết có liên quan chặt chẽ, mang tính dây truyền với nhau. Quá Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch 48A 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Đức Tuân trình đó cần phải được phân chia thành các tác nghiệp kinh tế, kỹ thuật chi tiết theo thời gian và không gian. Công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp tạo cơ sở cho việc nhìn nhận logic các nội dung hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tiến tới mục tiêu sản xuất sản phẩm và dịch vụ cuối cùng. Trên nền tảng đó, các nhà quản lý thực hành các phân công, điều độ, tổ chức các hành động cụ thể, chi tiết theo đúng trình tự, bảo đảm cho sản xuất sẽ không bị rối loạn và ít bị tốn kém. 3. Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp. Hệ thống kế hoạch của một doanh nghiệp là tổng hợp của nhiều loại kế hoạch khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo một định hướng nhất định nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Các kế hoạch của doanh nghiệp được phân chia theo nhiều tiêu thức, mỗi tiêu thức phân loại lại có một hệ thống kế hoạch khác nhau. 3.1. Theo góc độ thời gian. Đây là thể hiện việc phân đoạn kế hoạch theo thời gian cần thiết để thực hiện chỉ tiêu đặt ra. - Kế hoạch dài hạn: bao trùm lên khoảng thời gian khoảng 10 năm. Qua trình soạn lập kế hoạch dài hạn được đặc trưng bởi: môi trường liên quan được hạn chế bởi thị trường mà doanh nghiệp đã có mặt; dự báo trên cơ sở ngoại suy từ quá khứ, bao gồm xu hướng dự tính của nhu cầu, giá cả và hành vi cạnh tranh; chủ yếu nhấn mạnh các ràng buộc về tài chính; sử dụng rộng rãi các phương pháp kinh tế lượng để dự báo. - Kế hoạch trung hạn: cụ thể hóa những định hướng của kế hoạch dài hạn ra các khoảng thời gian ngắn hơn, thường là 3 hoặc 5 năm. - Kế hoạch ngắn hạn: thường là các kế hoạch hằng năm và các kế hoạch tiến độ, hành động có thời hạn dưới một năm như: kế hoạch quý, tháng, Kế hoạch ngắn hạn bao gồm các phương pháp cụ thể sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp cần thiết để đạt được mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn. Ba loại kế hoạch trên có quan hệ hữu cơ với nhau. Trong đó, kế hoạch dài hạn giữ vai trò trung tâm, chỉ đạo trong hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để xây dựng kế hoạch trung hạn và kế hoạch ngắn hạn. 3.2. Đứng trên góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch. Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch 48A 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Đức Tuân - Kế hoạch chiến lược: Là định hướng lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi, cải thiện, củng cố vị thế cạnh tranh của mình và những phương pháp cơ bản để đạt được mục tiêu đó. Kế hoạch do lãnh đạo doanh nghiệp lập, vì kế hoạch chiến lược đòi hỏi trách nhiệm rất cao, quy mô hoạt động rộng lớn của các nhà quản lý. - Kế hoạch tác nghiệp: Là công cụ cho phép chuyển các định hướng chiến lược thành các chương trình áp dụng cho các bộ phận của doanh nghiệp trong khuôn khổ các hoạt động của các doanh nghiệp, nhằm thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch chiến lược. Kế hoạch tác nghiệp được thể hiện cụ thể ở những bộ phận kế hoạch riêng biệt trong tổng thể hoạt động kinh doanh như: kế hoạch sản xuất, kế hoạch marketing, kế hoạch tài chính, nhân sự của doanh nghiệp. II. KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP. Kế hoạch hóa được xem như là một quá trình nhiều giai đoạn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đó là: lập kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch, theo dõi kiểm tra, điều chỉnh kế hoạch và đánh giá kế hoạch. Trong đó, bước lập kế hoạch là khâu đầu tiên và đóng vai trò quan trọng nhất. (4) 1. Khái niệm lập kế hoạch. Là quá trình xác định các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và đề xuất chính sách giải pháp áp dụng. Kết quả của việc soạn lập kế hoạch là một bản kế hoạch của doanh nghiệp được hình thành. Bản kế hoạch của doanh nghiệp là hệ thống các phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và các chỉ tiêu nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp đặt ra trong thời kỳ kế hoạch nhất định. (5) 2. Quy trình lập kế hoạch trong doanh nghiệp. (4) ThS. Bùi Đức Tuân ( 2005), Kế hoạch kinh doanh- NXB Lao động Xã hội, tr 48 (5) ThS. Bùi Đức Tuân ( 2005), Kế hoạch kinh doanh- NXB Lao động Xã hội, tr11 Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch 48A 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Đức Tuân Hình 1. Các bước soạn lập kế hoạch Sơ đồ tổng quát trên mô tả những bước đi cụ thể của quá trình lập kế hoạch như sau: - Bước 1: Nhận thức được cơ hội trên cơ sở xem xét đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để biết được ta đang đứng ở đâu trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu của mình. - Bước 2: Thiết lập nhiệm vụ, mục tiêu cho toàn doanh nghiệp và cho các đơn vị cấp dưới. Các mục tiêu sẽ xác định kết quả cần thu được và chỉ ra các điểm kết thúc trong các việc cần làm, nơi nào cần phải được chú trọng ưu tiên và cái gì cần hoàn thành bằng một hệ thống các chiến lược, các chính sách, các thủ tục, các ngân quỹ, các chương trình. - Bước 3: Lập kế hoạch chiến lược. Doanh nghiệp so sánh các nhiệm vụ, mục tiêu ( yếu tố mong muốn) với kết quả nghiên cứu về môi trường bên trong và bên ngoài ( yếu tố giới hạn mục tiêu mong muốn). Xác định sự cách biệt giữa chúng và bằng việc sử dụng những phương pháp phân tích chiến lược đưa ra các phương án kế hoạch chiến lược khác nhau. Kế hoạch chiến lược bao gồm các bước: + Xác định các phương án kế hoạch chiến lược: xác định các phương án hợp lý, tìm ra các phương án có nhiều triển vọng nhất. Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch 48A Phân tích môi trường Kế hoạch chiến lược Kế hoạch tác nghiệp và ngân sách Nhiệm vụ và mục tiêu Chương trình, dự án Đánh giá và hiệu chỉnh các pha của kế hoạch 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Đức Tuân + Đánh giá các phương án lựa chọn: sau khi tìm được các phương án có nhiều triển vọng nhất cần tiến hành đánh giá và xem xét điểm mạnh, yếu của từng phương án dựa trên cơ sở định lượng các chỉ tiêu của từng phương án. + Lựa chọn phương án cho kế hoạch chiến lược: việc quyết định chọn một trong số các phương án kế hoạch chiến lược phụ thuộc vào những ưu tiên về mục tiêu cần thực hiện trong thời kỳ kế hoạch. Trong quá trình lựa chọn phương án cũng cần phải lưu ý đến những phương án dự phòng và những phương án phụ để sử dụng trong những phương án cần thiết. - Bước 4: Xác định các chương trình, dự án. Việc xác định các chương trình gồm: xác định các mục tiêu, nhiệm vụ; các bước tiến hành; các nguồn lực cần sử dụng và các yếu tố khác cần thiết để tiến hành chương trình hành động cho trước; những yêu cầu về ngân sách cần thiết. Các dự án được xác định gồm: các thông số về tài chính và kỹ thuật, các tiến độ thực hiện, tổ chức huy động và sử dụng nguồn lực, hiệu quả kinh tế tài chính. - Bước 5: Soạn lập hệ thống các kế hoạch chức năng và ngân sách. Mục tiêu của các kế hoạch kinh doanh thường hướng tới là: đáp ứng đòi hỏi của thị trường; nâng cao hoạt động hiệu quả kinh doanh, quản lý một cách có hiệu quả hơn các nguồn lực; đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh đã chọn: thực hiện các mục tiêu chiến lược, kiểm soát quá trình triển khai chiến lược. Để thực hiện được những mục tiêu nói trên, kế hoạch chiến lược cần phải được cụ thể hóa bằng hệ thống các kế hoạch chức năng, xem như đó là các kế hoạch tác nghiệp để chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh doanh. Hệ thống các kế hoạch chức năng bao gồm: kế hoạch sản xuất sản phẩm, phát triển sản phẩm mới; kế hoạch mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu; kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch marketing. Sau khi các kế hoạch tác nghiệp được xây dựng xong cần lượng hóa chúng dưới dạng tiền tệ các dự toán về mua sắm các yếu tố sản xuất, phục vụ bán hàng, nhu cầu vốn… là soạn lập ngân sách. Các kế hoạch chức năng và ngân sách trên thực tế có mối quan hệ mật thiết với nhau và cần phải thống nhất trong quá trình xây dựng nhằm đảm bảo sự phối hợp đồng bộ và có hiệu quả giữa các chức năng trong doanh nghiệp. - Bước 6: Đánh giá hiệu chỉnh các pha của kế hoạch. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng với các nhà chuyên môn kế hoạch cũng như chức năng khác, có thể sử Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch 48A 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Đức Tuân dụng thêm đội ngũ chuyên gia, tư vấn kiểm tra lại các mục tiêu, chỉ tiêu, các kế hoạch chức năng, ngân sách, các chính sách…phân định kế hoạch theo các pha có liên quan đến tổ chức thực hiện kế hoạch, trên cơ sở đó tiến hành các phê chuẩn cần thiết để chuẩn bị chuyển giao nội dung kế hoạch cho các cấp thực hiện. 3. Các yếu tố tác động đến hoạt động lập kế hoạch. 3.1. Quan điểm các nhà lập kế hoạch. Vì việc lập kế hoạch là do các nhà lập kế hoạch hoạch định, ngoài những yếu tố tác động khách quan thì các kế hoạch vẫn sẽ bị chi phối bởi quan điểm chủ quan của những nhà làm công tác kế hoạch. 3.2 Cấp quản lý. Giữa cấp quản lý trong một doanh nghiệp và các loại kế hoạch được lập ra có mối quan hệ với nhau. Cấp quản lý mà càng cao thì việc lập kế hoạch càng mang tính chiến lược. Các nhà quản lý cấp trung và cấp thấp thường lập kế hoạch tác nghiệp. Lập các kế hoạch chiến lược Các nhà QL cấp cao Các nhà quản lý cấp trung Các nhà quản lý Lập các kế hoạch tác nghiệp cấp thấp 3.3. Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch 48A 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Đức Tuân Kết Hình Tăng Chín Suy Quả thành trưởng muồi thoái Kinh Doanh Thời gian Hình 2: Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp đều trải qua bốn giai đoạn là: hình thành, tăng trưởng, chín muồi, suy thoái. Với mỗi chu kỳ thì việc lập kế hoạch là không giống nhau. Qua các giai đoạn khác nhau thì độ dài và tính cụ thể của các kế hoạch là khác nhau. 3.4. Tính không chắc chắn của môi trường kinh doanh. Lập kế hoạch là quá trình chuẩn bị để đối phó với sự thay đổi và tình huống không chắc chắn của môi trường kinh doanh mà chủ yếu là các nhân tố trong môi trường nền kinh tế và môi trường ngành. Môi trường càng bất ổn thì kế hoạch càng mang tính định hướng và ngắn hạn bấy nhiêu. Công việc của các nhà lập kế hoạch là phải đánh giá tính chất và mức độ không chắc chắn của môi trường kinh doanh để xác định giải pháp phản ứng của doanh nghiệp và triển khai các kế hoạch thích hợp. Với những lĩnh vực có mức độ không chức chắn thấp thì việc xây dựng kế hoạch là ít phức tạp, nhưng những lĩnh vực có mức độ không chắc chắn cao thì đòi hỏi kế hoạch phải được xây dựng rất linh hoạt. 3.5. Hệ thống mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp. Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng của doanh nghiệp. Nhà lập kế hoạch cần phải dựa vào hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp để lập kế hoạch cho phù hợp. 3.6. Sự hạn chế của các nguồn lực. Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch 48A 10 [...]... từng năm tài chính “ kế hoạch hằng năm” 2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất của công ty cổ phần 26 Trình tự lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần 26 có thể được biểu diễn trình tự theo sơ đồ sau: Xác định các căn cứ lập kế hoạch Lập kế hoạch sản xuất tổng thể Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh Phê duyệt Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch 48A Chuyên đề thực... - Lập chỉ tiêu sản xuất của kế hoạch sản xuất chung và kế hoạch bộ phận dựa vào căn cứ đã xác định: danh mục mặt hàng sẽ sản xuất, khối lượng săn xuất của những sản phẩm, tiến độ sản xuất kỹ thuật - Cuối cùng, soạn lập các biện pháp và chính sách áp dụng tại doanh nghiệp Mỗi kế hoạch sản xuất chung gồm các kế hoạch bộ phận: Kế hoạch năng lực sản xuất, kế hoạch sản xuất tổng thể, kế hoạch chỉ đạo sản. .. lớn các công việc CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 26 I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 26 Tên công ty : Công ty cổ phần 26- Bộ Quốc phòng Tên giao dịch quốc tế : 26 JOIN STOCK COMPANY Trụ sở công ty : Khu công nghiệp Sài Đồng, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Điện thoại: 04-8751460/1/2/3/4 Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch 48A... hiện Lập kế hoạch sản xuất theo tháng Ban nghiệp vụ của các xí nghiệp Giám đốc xí nghiệp Phê duyệt Lập kế hoạch nhu cầu vật tư Kiểm tra và thực hiện kế hoạch Cán bộ vật tư và thủ kho mỗi xí nghiệp Các phòng ban toàn công ty Hình 8: Quy trình lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần 26 Nguồn: Phòng Kế hoạch sản xuất kinh doanh - Bước 1: Xác định căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm Để lập được... mới công nghệ và có những chính sách quan tâm hợp lý với người lao động Từ đó, tăng doanh thu và tăng thu nhập cho người lao động III THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 26 Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác kế hoạch hóa nói chung và kế hoạch sản xuất nói riêng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường Công ty cổ phần 26 cũng đã xây dựng cho mình một bản kế hoạch. .. yếu: sản xuất cái gì, sản lượng bao nhiêu, sản xuất trong bao lâu, số lao động cần thiết, tổng số vốn cần đầu tư, doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận…ở công ty cổ phần 26 việc lập kế hoạch được tiến hành theo từng giai đoạn Hiện nay việc lập kế hoạch sản xuất của công ty được chia làm hai loại chủ yếu sau: - Kế hoạch ngắn hạn: Kế hoạch tháng, quý - Kế hoạch dài hạn: Kế hoạch cho từng năm tài chính “ kế. .. gia lập kế hoạch Năng lực các chuyên gia lập kế hoạch có ảnh hưởng lớn đến công tác xây dựng kế hoạch, các nhà lập kế hoạch phải có kiến thức và trình độ tổng hợp để lập kế hoạch 3.10 Cơ chế quản lý kinh tế và kế hoạch hóa của Nhà nước Đây là nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc đến công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một cơ chế quản lý phù hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động kế hoạch. .. Tuân 15 Hoạch định công suất Nhân sự Đơn hàng dự báo bán hàng Kế hoạch sản xuất tổng thể Vật liệu sẵn có Dự trữ thành phẩm Thuê gia công Kế hoạch chỉ đạo sản xuất và hệ thống MRP Kế hoạch tiến độ Hình 3 Sơ đồ các mối liên hệ của kế hoạch sản xuất tổng thể Phương pháp lập kế hoạch sản xuất tổng thể gồm có: 5.2.1 Phương pháp đồ thị Người làm kế hoạch sẽ thực hiện 5 bước: - Xác định nhu cầu sản xuất cho... hoạch sản xuất riêng nhằm giúp cho hoạt động sản xuất của công ty được tiến hành cách có hệ thống và đảm bảo hiệu quả sản xuất cao 1 Hệ thống kế hoạch hiện nay của công ty cổ phần 26 Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch 48A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 34 GVHD: ThS Bùi Đức Tuân Lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp là sắp xếp những công việc sẽ phải thực hiện trong thời gian kỳ kế hoạch. .. năng sản xuất của các đơn vị nhằm thỏa mãn tốt nhất các dự báo kế hoạch Sau khi đã có kế hoạch chỉ đạo sản xuất, doanh nghiệp sẽ phải dự tính nhu cầu và năng lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất này Nhu cầu ở đây sẽ bao gồm các chi tiết, bán thành phẩm…cần thiết cho việc hoàn thành sản phẩm cuối cùng 5.4 Kế hoạch nhu cầu sản xuất Để cho kế hoạch sản xuất tổng thể được cân đối, kế hoạch . gian thực tập tại công ty cổ phần 26, em nhận thấy công tác lập kế hoạch sản xuất là phần quan trọng trong công tác quản lý sản xuất của công ty, em đã mạnh. kế hoạch bộ phận: Kế hoạch năng lực sản xuất, kế hoạch sản xuất tổng thể, kế hoạch chỉ đạo sản xuất, kế hoạch nhu cầu sản xuất và kế hoạch tiến độ sản