ĐIỀU TRA THẢM THỰC VẬT RỪNG AN GIANG

5 1.6K 22
ĐIỀU TRA THẢM THỰC VẬT RỪNG AN GIANG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu, điều tra thảm thực vật rừng An Giang và phân loại đưa vào hệ thống Bộ, Họ, Loài theo quy định chung, phản ảnh tên khoa học, tên địa phương. Nắm được sự phân bố của thực vật rừng nói chung và các loài đặc biệt quý hiếm, có giá ttrị kinh tế cao và phục vụ nghiên cứu khoa học. Để tới đây có hướng đề xuất sự phát triển và bảo vệ các loài thực vật quý hiếm ở An Giang cũng như sách đỏ Việt Nam đã đề cập, phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học giảng dạy ở các trường

ĐIỀU TRA THẢM THỰC VẬT RỪNG AN GIANG I. Những thông tin chung vể đề tài - Chủ nhiệm đề tài: KS Nguyễn Đức Thắng -Cơ quan chủ trì: Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang II. Tính cấp thiết của đề tài Vùng Bảy Núi, còn có tên gọi là vùng Thất Sơn, hay vùng đồi núi hai huyện Tri Tôn-Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang là một quần thể địa lý tự nhiên rộng khoảng 600km 2 với nhiều đỉnh núi có độ cao thấp và lớn nhỏ khác nhau, trong đó có những đỉnh cao trên 700m, là một cảnh quan độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, vì vậy An Giang có rừng trên núi, có rừng đồng bằng, tạo nên một hệ sinh thái rừng độc đáo. Đây là tài nguyên xanh của An Giang có gía trị to lớn về nhiều mặt, song từ trước tới nay chưa được nghiên cứu có hệ thống. Để khắc phục tồn tại nêu trên, ủy ban nhân dân và Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang cho triển khai đề tài “Điều tra thảm thực vật rừng tỉnh An giang” với thời gian thực hiện từ quí IV năm 2001 đến qúi II năm 2003 nhằm cung cấp số liệu, tư liệu khoa học làm cơ sở để quy hoạch phát triển, bảo tồn, khai thác, tài nguyên rừng một cách hợp lý. III. Mục tiêu và nội dung của đề tài 1. Mục tiêu nghiên cứu -Nghiên cứu, điều tra thảm thực vật rừng An Giang và phân loại đưa vào hệ thống Bộ, Họ, Loài theo quy định chung, phản ảnh tên khoa học, tên địa phương. - Nắm được sự phân bố của thực vật rừng nói chung và các loài đặc biệt quý hiếm, có giá ttrị kinh tế cao và phục vụ nghiên cứu khoa học. - Để tới đây có hướng đề xuất sự phát triển và bảo vệ các loài thực vật quý hiếm ở An Giang cũng như sách đỏ Việt Nam đã đề cập, phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học giảng dạy ở các trường. 2. Nội dung nghiên cứu - Tổng hợp các tài liệu, số liệu có thảm thực vật rừng An Giang - Điều tra sự phân bố có thảm thực vật rừng trong khu quy hoạch lâm nghiệp - Định danh bộ, họ, loài thực vật rừng - Đề xuất bảo tồn và phát triển thảm thực vật rừng ở An Giang IV. Địa điểm và phương pháp triển khai 1. Địa điểm: Các vùng núi thuộc Tri Tôn và Tịnh Biên 2. Phương pháp triển khai -Điều tra theo tuyến với nguyên tắc các tuyến phải đi qua nhiều trạng thái rừng, nhiều dạng địa hình. -Điều tra theo các ô tiêu chuẩn. -Quan sát, mục trắc, nhận dạng, đo đếm, thu thập các mẫu vật tiêu bản theo quy trình quy phạm kỹ thuật của ngành Lâm nghiệp Việt Nam và Thế giới. -Những loài thực vật chưa xác định được tên loài ngay ngoài hiện trường thì phải mô tả những đặc điểm nổi bật, lấy được các mẫu tiêu bản lá, hoa, quả để mang về phòng thí nghiệm giám định. -Chụp ảnh mẫu tiêu bản các loài thực vật quí hiếm, thực vật đặc hữu có tại tỉnh An Giang. -Điều tra, phỏng vấn, lấy ý kiến cộng đồng dân cư vùng lâm nghiệp tỉnh An Giang. -Tham khảo, chọn lọc, kế thừa những kết quả điều tra nghiên cứu đã tiến hành trước đây về thực vật rừng tỉnh An Giang -Phân tích, tính toán, tổng hợp, so sánh, quy nạp, V. Kết quả đạt được 1. Xác định được các nhân tố chi phối sự phát triển rừng An Giang - Nhân tố di cư: + Từ phía nam lên:giống như kiểu rừng khộp ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên. + Từ phía tây và tây nam sang: là luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Ấn Độ-Mianmar xâm nhập vào vùng núi cao phía tây của miền Bắc Việt Nam và tràn xuống phía Nam Việt Nam dọc theo sườn phía tây của dãy Trường Sơn xuống cực Nam Trung Bộ và phần đuôi của Nam Trường Sơn kéo dài tới vùng Bảy Núi tỉnh An Giang -Nhân tố bản địa: +Từ phía Bắc Việt Nam: Thực vật khu vực Bảy Núi được các khu hệ thực vật phía bắc di thực xuống các tỉnh phía Nam Việt . +Từ đồng bằng sông Cửu Long :Từ hệ thực vật của vùng ĐBSCL xâm nhập vào với một số loài cây đặc trưng của đất rừng chua phèn ngập nước . -Nhân tố nhập nội: Rừng tỉnh An Giang cũng đã đưa một số loài cây vào trồng rừng thuộc cây lâm nghiệp nhập nội như: keo lá Tràm (Acacia auriculaeformis), muồng đen 2. Xác định được các cấu trúc quần thể - Cấu trúc tổ thành loài theo ngành thực vật ở Việt Nam có 8 ngành thực vật bậc cao có mạch hiện đang phát triển thì ở rừng tỉnh An Giang cũng đã có đại diện của 5 ngành, chiếm 62,5%. - Cấu trúc tổ thành loài theo dạng sống thực vật Với 815 loài thực vật rừng đã khảo sát ghi nhận được thì có: 116 loài cây gỗ lớn;149 loài cây gỗ nhỏ; 208 loài cây bụi, tiểu mộc; 105 loài dây leo; 178 loài cây dạng cỏ; 34 loài khuyết thực vật; 25 loài thực vật kí sinh, phụ sinh; - Cấu trúc thành phần loài theo họ thực vật: Trong 145 họ thực vật đã xây dựng danh lục thì số loài được phân bố theo họ được thể hiện như sau: +Họ Đậu (3 họ phụ) Fabaceae có 69 loài và 37 chi +Họ Ba mảnh vỏ Euphorbiaceae có 66 loài và 33 chi +Họ Cà phê Rubiaceae có 32 loài và 24 chi +Họ Trúc đào Apocynaceae có 24 loài và 14 chi +Họ Dâu tằm Moraceae có 22 loài và 3 chi +Họ Na Anonaceae có 20 loài và 11 chi - Cấu trúc thành phần theo loài hoặc chi thực vật Trong 6 loài hoặc chi trên thì có 5 loài thuộc cây gỗ lớn (G): Bằng lăng, Dáng hương, Cẩm liên, Chiêu liêu, Cẩm xe nhưng phân bố không đồng đều. Riêng 10 loài hoặc chi cây gỗ quý hiếm không nằm trong loài cây ưu thế nói trên như: Chi Cẩm lai (Dalbergia ) 5 loài, Xây (Dialium cochinchinensis), Lát hoa Đồng Nai (Chukrasia tabularis var.dongnaiensis), Trầm hương (Aquilaria crassna),Mặc nưa (Diospyros mollis), Gõ mật (Sindora siamensis) phân bố tự nhiên cũng là cây bản địa của rừng tỉnh An Giang hiện chỉ còn thấy xuất hiện cá biệt và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. - Cấu trúc thành phần loài theo vùng sinh thái và độ cao Vùng sinh thái thực vật ngập nước, úng phèn.:có diện tích tự nhiên khoảng 8500 ha chiếm 39 % diện tích đất lâm nghiệp quản lý. -Vùng sinh thái thực vật đồi: có diện tích khoảng 5.000 ha chiếm 23% diện tích vùng đất lâm nghiệp quản lý, ở độ cao dưới 300m so với mặt biển, với nhiều đồi núi đơn độc có độ dốc lớn và đá lộ đầu, đá tảng nhiều. Qua khảo sát đã ghi nhận có khoảng 508 loài thực vật bậc cao có mạch nằm trong 328 chi, 120 họ và 73 bộ thuộc 5 ngành thực vật khác nhau : Các loài cây gỗ quý hiếm khác có Cẩm lai, Xây, Mun, Gõ mật, Trầm hương, có số lượng rất ít, phân bố rải rác không đều. 3. Xác định sự phân bố kiểu thảm thực vật rừng An Giang Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới Kiểu rừng này có 12 xã hợp thực vật, trong đó có 3 xã hợp thực vật rừng tự nhiên và 9 xã hợp thực vật rừng trồng thuộc 4 kiểu phụ thảm thực vật khác nhau: Kiểu rừng kín nửa rụng lá, rụng lá hơi ẩm nhiệt đới 4.Xây dựng bản đồ phân bố thực vật Rừng qúi hiếm và đặc hữu Với tài liệu điều tra thực vật thu thập được hiện có rất nhiều loài có giá trị nói trên, nhưng chỉ đưa lên 12 loài và chi cây gỗ quý hiếm, ưu thế có giá trị kinh tế cao hiện có thuộc 6 họ thực vật khác nhau. VI. Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận: Qua các kết quả nghiên cứu trình bày trong các chương trên, cho thấy tài nguyên thực vật rừng tỉnh An Giang hiện nay chỉ còn là rừng thứ sinh, tức chỉ có rừng tự nhiên nghèo kiệt đang được cấp bách bảo vệ trong mấy năm qua và rừng được trồng theo chương trình trồng rừng quốc gia hiện nay, song chúng vẫn có giá trị rất lớn trên các lĩnh vực khoa học, kinh tế và môi sinh môi trường. Nếu được bảo vệ và phát triển tốt trong những thời gian tới. -Tuy còn là rừng thứ sinh nhưng về cấu trúc quần thể thực vật của vùng lâm nghiệp tỉnh An Giang cũng còn rất phong phú và đa dạng, với 815 loài thực vật bậc cao thuộc 501 chi, 145 họ, 84 bộ và 05 ngành thực vật khác nhau. -Có 20 loài thực vật quý hiếm thuộc 13 họ trong đó có 17 loài cây gỗ nằm trong 4 cấp đánh giá về mức độ quý hiếm của Sách đỏ Việt Nam, Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Nghị định 48/CP của Chính phủ năm 2002 -Họ có nhiều loài cây quý hiếm nhất là họ đậu (Fabaceae) với 8 loài chiếm 47,1 % số loài cây gỗ quý hiếm trong vùng. -Thực vật rừng tỉnh An Giang tuy không có họ cây đặc hữu nhưng có một số chi hoặc loài đặc hữu hoặc cận đặc hữu (có phát hiện đầu tiên ở vùng Châu Đốc - Bảy núi, với khoảng 42 loài thuộc 29 họ khác nhau- xem phụ biểu số 05), trong đó có 3 loài cây gỗ quý hiếm: Mun (Diospyros mollis), Trầm hương (Aquilaria crassna), Lát hoa Đồng Nai (Chukrasia tabularis var. dongnaiensis) . -Thực vật cổ á nhiệt đới ở An Giang có rất ít, chỉ có khoảng 16 loài trong đó 2 loài thuộc họ Thiên tuế (Cyatheceae), 1 loài thuộc họ Thạnh tùng (Lycopodiaceae), 3 loài thuộc họ Thông (Pinaceae), 9 loài thuộc họ Re (Lauraceae), và 1 loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae) với số lượng cá thể không nhiều. -Vùng rừng lâm nghiệp tỉnh An Giang có khoảng 15 xã hợp thực vật rừng thứ sinh thuộc 2 kiểu rừng chính và 4 kiểu phụ thảm thực vật trong đó có 6 xã hợp thực vật rừng tự nhiên và 9 xã hợp thực vật rừng trồng. - Rừng lâm nghiệp tỉnh An Giang hiện có 116 loài cây gỗ lớn (G) và 149 loài cây gỗ nhỏ (g). Trong 116 loài cây gỗ lớn (G) nếu xếp theo theo 8 nhóm gỗ của Việt Nam thì: +Có 11 loài thuộc nhóm gỗ (I, II) chiếm 9,5 % số loài cây gỗ lớn (G) trong vùng điều tra. -Vùng đất lâm nghiệp tỉnh An Giang hiện tại có khoảng 415 loài cây thuốc chiếm 51,0% tổng số loài cây đã xây dựng danh lục thuộc 112 họ thực vật khác nhau. Họ có nhiều loài cây thuốc nhất ( từ 10 loài trở lên) có: họ Đậu (Fabaceae): 41 loài; họ 3 mảnh vỏ (Euphorbiaceae): 31 loài; họ dâu tằm (Moraceae):16 loài; họ cà phê (Rubiaceae):16 loài; họ trúc đào (Apocynaceae):13 loài; họ Cam (Rutaceae):11 loài; họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae):10 loài -Tuy tài nguyên thực vật rừng của vùng đất lâm nghiệp hiện nay chỉ còn ở dạng rừng thứ sinh với 3 quần thể thực vật rừng khác nhau, song cả ba quần thể này đều có giá trị kinh tế cao, đó là các quần thể: +Quần thể thực vật rừng tự nhiên trên vùng đất đồi, núi +Quần thể thực vật rừng gây trồng nhân tạo trên vùng đồi núi +Quần thể thực vật rừng Tràm (Melaleuca cajeputi) trên đất úng phèn 2. Kiến nghị - Dự án Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh An Giang Về vấn đề này đã có Bản Quy hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh An Giang giai đoạn 1996 - 2010, trong đó đặc biết nhấn mạnh quy hoạch các khu rừng phòng hộ (rừng phòng hộ đồi núi, rừng phòng hộ vành đai biên giới, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái đồng bằng), rừng đặc dụng (cảnh quan, văn hoá, lịch sử) với diện tích 615 ha gồm 4 núi: núi Sam, đồi Tức Dụp, núi Sập, núi Ba Thê và vườn thực vật ở núi Cấm. - Dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên: để bảo tồn các thảm thực vật rừng có chủng loại cây gỗ quý hiếm và bảo tồn nguồn gen các loài thực vật quý hiếm, đặc hữu hiện còn trên vùng đất lâm nghiệp ở tỉnh An Giang hiện nay với tên gọi địa điểm, diện tích và giá trị cơ bản về bảo tồn như sau: Khu bảo tồn thiên nhiên và lịch sử, văn hóa (KBTTN &LSVH) núi Cấm, tỉnh An Giang. Gồm 2 núi có diện tích lớn liền kề nhau là:Núi Cấm thuộc huyện Tịnh Biên có diện tích tự nhiên 4.189 ha và độ cao tuyệt đối 710m;Núi Dài thuộc huyện Tri Tôn có diện tích tự nhiên khoảng 2.839 ha và độ cao tuyệt đối 554m. - Diện tích bảo tồn khoảng 6.7028 ha. - Bảo tồn khoảng 700 loài thực vật khác nhau bằng 86% số loài hiện có trong vùng điều tra;Bảo tồn 17 loài thực vật quý hiếm, bằng 80% số loài thực vật quý hiếm hiện có trong vùng điều tra, trong đó có 4 loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng là: Cẩm lai (Dalbergia), Trầm hương (Aquilaria crassna), Mun (Diospyros mollis), Lát hoa (chukrasia tabularis) và hàng chục loài đặc hữu khác; Bảo tồn 15 xã hợp thực vật rừng bằng 93,3% số xã hợp thực vật hiện có trong vùng điều tra, trong đó có 2 xã hợp thực vật rừng tự nhiên và 2 xã hợp thực vật gây trồng mang chủng loài cây gỗ quý hiếm: Dáng hương (Ptercarpus macrocarpus), Cẩm liên (Shorea siamensis), Trầm hương (Aquilaria crassna) và Muồng đen (Cassia siamea); bảo tồn các di tích lịch sử khởi nghĩa chống thực dân Pháp, căn cứ địa cách mạng của tỉnh ủy và tỉnh đội tỉnh An Giang trong 2 thời kỳ chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.

Ngày đăng: 23/12/2014, 16:25

Mục lục

    - Nhân tố di cư:

    -Nhân tố nhập nội: Rừng tỉnh An Giang cũng đã đưa một số loài cây vào trồng rừng thuộc cây lâm nghiệp nhập nội như: keo lá Tràm (Acacia auriculaeformis), muồng đen

    - Cấu trúc tổ thành loài theo ngành thực vật

    - Cấu trúc tổ thành loài theo dạng sống thực vật

    - Cấu trúc thành phần theo loài hoặc chi thực vật

    - Cấu trúc thành phần loài theo vùng sinh thái và độ cao

    VI. Kết luận và kiến nghị

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan