. Những vấn đề chung về định mức và lập dự toán chi ngân sách nhà nước ii. Thực trạng khung định mức và quy trình lập dự toán điều tra có sử dụng ngân sách nhà nước của Tổng cục Thống kê. iii. Hoàn thiện khung định mức iv. Hoàn thiện quy trình lập dự toán điều tra có sử dụng ngân sách nhà nước của Tổng cục Thống kê.
1 CHUYÊN ĐỀ: THỰC TRẠNG KHUNG ĐỊNH MỨC NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CUỘC ĐIỀU TRA THỐNG KÊ I. Những vấn đề chung về định mức: 1. Khái niệm Trong cuộc sống hàng ngày để thực hiện một công việc gì thì chúng ta phải tiêu tốn một khoảng thời gian nhất định, bỏ ra một lượng công sức nhất định và có thể phải tiêu hao một khoảng nguồn lực vật chất nhất định. Đó chính là mức tiêu hao hay còn gọi là mức hao phí. Hay nói cách khác, các yếu tố mà ta đã bỏ ra đó đã kết tinh tạo ra sản phẩm hay công việc. Tuỳ từng yếu tố tham gia cấu thành mà phân thành các loại mức tiêu hao khác nhau nhưng chủ yếu tập trung ở ba loại chính là mức tiêu hao lao động, mức tiêu hao vật liệu và mức tiêu hao máy móc. Việc tính toán, xác định ra mức tiêu hao này thì gọi là định mức. Như vậy việc xác định định mức chính là việc xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu, công sức, thời gian lao động đã bỏ ra để thực hiện từng công việc, hoạt động cụ thể. Ví dụ: - Để sản xuất 1 kg sợi cần bao nhiêu bông, bao nhiêu điện, bao nhiêu thời gian, công sức,… - Để xây dựng 1m2 tường cần bao nhiêu gạch, xi măng, bao nhiêu công thợ,… Để biểu thị về định mức, người ta dùng các đơn vị đo lường để lượng hoá định mức như: công, kg/m2, công/m2, Chi phí chính là hình thức lượng hoá bằng tiền của các loại định mức. Vì vậy việc xác định định mức có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ ở việc tính giá thành sản phẩm trong các đơn vị sản xuất mà còn có ý nghĩa to lớn trong công tác xây dựng dự toán và lập kế hoạch hoạt động của cơ quan nhà nước các cấp. Không chỉ trong thời đại kinh tế sản xuất như hiện nay mới coi trọng việc xác định định mức mà ở thời kỳ kế hoạch hoá tập trung Đảng và Nhà nước ta đã xác định “định mức kinh tế - kỹ thuật (dưới đây gọi tắt là định mức) là lượng lao động sống và lao động quá khứ biểu hiện bằng thời gian lao động, bằng giá trị hoặc hiện vật được phép sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm (hoặc thực hiện một khối lượng công việc) theo tiêu chuẩn, chất lượng quy định và theo quy trình công nghệ hợp lý, trong những điều kiện trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức sản xuất và trình độ quản lý của thời kỳ kế hoạch hoá” 2. Yêu cầu của định mức: Không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của định mức cũng như cách xác định định mức. Chính bởi vậy, đã có rất nhiều tài liệu, đề tài nghiên cứu của các 2 nhà khoa học trong các lĩnh vực đã dày công nghiên cứu, bàn về định mức. Đối với nhà nước, kể từ thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, nhà nước đã có những văn bản quy phạm pháp luật qui định về định mức, vẫn còn giá trị pháp lý cho đến hiện tại như: Nghị định số 201/CP ngày 26/5/1981 của Hội đồng Chính Phủ về quản lý định mức kinh tế kỹ thuật. Tại Nghị định đã qui định: “Từ nay, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, v.v có sử dụng vật tư, lao động đều phải quản lý bằng định mức kinh tế- kỹ thuật theo quy định trong nghị định này”. Định mức kinh tế kỹ thuật phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: - Bảo đảm là căn cứ tương đối chính xác để xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý kỹ thuật; - Phù hợp với các điều kiện tổ chức - kỹ thuật của tững thời kỳ kế hoạch; - Bảo đảm sự thống nhất giữa các loại định mức và phương pháp xây dựng định mức; - Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước, bảo đảm tính quần chúng, quyền làm chủ tập thể của người lao động và quyền tự chịu trách nhiệm của các đơn vị cơ sở. 3. Các loại định mức: a) Định mức Nhà nước áp dụng chung cho các ngành, các cấp, được quy định cho những sản phẩm (công việc) chủ yếu, do Nhà nước thống nhất quản lý, xó liên quan đến các cân đối chung của nền kinh tế quốc dân. b) Định mức áp dụng trong từng ngành, được quy định cho những sản phẩm (công việc) khi chưa có định mức Nhà nước, khi cần cụ thể hóa định mức Nhà nước,hoặc cho những sản phẩm (công việc) của ngành được phân cấp quản lý. c) Định mức tỉnh,thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) áp dụng trong phạm vi tỉnh, được quy định cho những sản phẩm (công việc) khi chưa có định mức Nhà nước, định mức ngành; khi cần cụ thể hóa định mức Nhà nước, định mức ngành; hoặc cho những sản phẩm (công việc) của tỉnh, được phân cấp quản lý. d) Định mức huyện, quận và thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) áp dụng trong phạm vi huyện được quy định cho những sản phẩm (công việc) khi chưa xó định mức Nhà nước, định mức ngành, định mức tỉnh, thành phố; khi cần cụ thể hoá định mức của cấp trên, hoặc cho những sản phẩm (công việc) của huyện được phân cấp quản lý. e) Định mức đơn vị cơ sở áp dụng trong từng đơn vị cơ sở được quy định cho những sản phẩm (công việc ) khi chưa có định nức Nhà nước, định mức ngành (đối với xí nghiệp quốc doanh trung ương), định mức địa phương (đối với xí 3 nghiệp quốc doanh địa phương); khi cần cụ thể hoá định mức của cấp trên; hoặc cho những sản phẩm (công việc) của đơn vị cơ sở sản xuất được phân cấp quản lý. 4. Ý nghĩa của việc xác định khung định mức Xuất phát từ vai trò như đã nêu ở trên mà việc xác định rõ định mức có ý nghĩa quan trọng không những ở tầm vĩ mô mà cả ở tầm vi mô * Đối với các cấp quản lý - Tạo ra hành lang pháp lý thống nhất quản lý về ngân sách và các nguồn lực khác; - Làm căn cứ để nhà nước quản lý thống nhất về ngân sách và các nguồn lực khác; - Nâng cao tính công khai, minh bạch trong công tác giao dự toán, sử dụng và quyết toán ngân sách; - Nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực trong việc sử dụng nguồn lực tài chính nói chung và tài chính công nói riêng; - Là công cụ cần thiết quan trọng để quản lý chất lượng công việc - Làm cơ sở để kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi sử dụng các nguồn lực; - Là yếu tố quan trọng để bình xét thi đua, khen thưởng đối với các cấp, ngành và các đơn vị cơ sở. * Đối với các cấp các ngành và các đơn vị cơ sở - Tạo quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm đối với các cấp, ngành và các đơn vị cơ sở trong quá trình hoạt động; - Góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đặt ra; - Sử dụng hiệu quả các nguồn lực, giúp quản lý tốt các chi phí đầu vào và chất lượng sản xuất. * Đối với các nền kinh tế sản xuất: - Là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán hoạt động vì muốn lập dự toán chi phí nguyên vật liệu phải có định mức nguyên vật liệu, chi phí nhân công phải có định mức số giờ công - Giúp cho các nhà quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì chi phí định mức là tiêu chuẩn, cơ sở để đánh giá 4 - Góp phần thông tin kịp thời cho các nhà quản lý ra quyết định hàng ngày như định giá bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng, phân tích khả năng sinh lời - Gắn liền trách nhiệm của công nhân đối với việc sử dụng nguyên vật liệu sao cho tiết kiệm. Với cách xác định vai trò và ý nghĩa của định mức như trên, ta có thể khẳng định: định mức là yếu tố không thể thiếu trong bất cứ nền kinh tế-xã hội nào. Tuy nhiên, hiện nay việc lượng hoá các yếu tố để xây dựng định mức hay xác định khung định mức trong bất cứ lĩnh vực nào đặc biệt là trong quản lý nhà nước vẫn chưa được đầu tư và quan tâm thích đáng. Với nhận thức, đánh giá như vậy, trong phạm vi chuyên đề này sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng khung định mức nhà nước đối với các cuộc điều tra thống kê có sử dụng ngân sách nhà nước. II. Thực trạng khung định mức nhà nước đối với các cuộc điều tra thống kê sử dụng ngân sách nhà nước. 1. Đặc điểm hoạt động của hệ thống thống kê nhà nước ở Việt Nam Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước bao gồm hệ thống tổ chức thống kê tập trung, tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Hệ thống tổ chức thống kê tập trung được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương đến Địa phương. Ở Trung ương có cơ quan Tổng cục Thống kê, ở địa phương gồm có Cục thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phòng thống kê các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hoạt động thống kê là điều tra, báo cáo, phân tích và công bố các thông tin phản ánh bản chất và tính quy luật của các hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện, địa điểm và thời gian cụ thể do tổ chức thông kê nhà nước tiến hành. Ðiều tra thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo phương án điều tra. Để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cho việc đánh giá chỉ tiêu kế hoạch của các cấp, ngành và hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ra quyết định kịp thời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân khác; bên cạnh các cuộc điều tra thống kê do các bộ, ngành thực hiện thì hàng năm Tổng cục thống kê tiến hành khoảng 20 cuộc điều tra thống kê. Trong đó, nổi bật nhất là các cuộc Tổng điều tra Nông thôn nông nghiệp 5 năm thực hiện một lần, cuộc Tổng điều tra Dân số và nhà ở, Tổng điều tra Cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp theo chu kỳ 10 năm một lần. Các cuộc điều tra thống kê đã bao quát tương đối các lĩnh vực về kinh tế, xã hội của đất nước. và có thể nói số liệu thống kê trong những 5 năm qua đã phản ánh tương đối đầy đủ, chính xác bức tranh toàn cảnh về kinh tế, xã hội nước ta. Kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê do ngân sách nhà nước bảo đảm theo qui mô, tính chất của từng cuộc điều tra. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí điều tra thống kê được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. 2. Vận dụng các văn bản nhà nước về định mức trong việc xác định khung định mức điều tra thống kê. Hiện tại, đối với các cuộc điều tra thống kê thường xuyên, theo định kỳ có sử dụng ngân sách nhà nước, Tổng cục căn cứ vào Thông tư số 120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách nhà nước để hướng dẫn các đơn vị thực hiện. Đây chính là căn cứ pháp lý chủ yếu cho công tác giải ngân kinh phí các cuộc điều tra thống kê. Sự ra đời của Thông tư 120 cho thấy mức độ quan tâm của các cơ quan chức năng nhà nước đối với hoạt động điều tra thống kê. Thông tư 120 đã tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động thống kê nói chung và Tổng cục thống kê nói riêng. Nếu so với các văn bản hướng dẫn trước đây của Nhà nước (Thông tư số 114/2000/TT-BTC ngày 27/11/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chi các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước và Thông tư số 65/2003/TT/BTC ngày 2/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chi cho các cuộc Điều tra Thống kê thuộc nguồn vốn từ ngân sách nhà nước) ấn định một mức chi cố định thì đến Thông tư 120 định mức cho các công việc thực hiện được qui định theo từng khoảng, tạo thành khung định mức có sự áp dụng linh hoạt. Có thể nói Thông tư 120 đã tạo được bước tiến dài về định mức ngày công. Nếu như trước đây, định mức ngày công tại Thông tư 65/2003/TT-BTC chỉ có 25.000đồng/1 ngày công thì đến Thông tư 120 qui định định mức ngày công dựa trên mức lương ngày công cơ bản tối thiểu do nhà nước ban hành. Đây là bước cải tiến đáng ghi nhận của nhà nước. Trong thời kỳ kinh tế xã hội có nhiều biến động, nhất là giá cả thị trường thay đổi dẫn đến các cơ chế, chính sách của nhà nước cũng phải điều chỉnh cho phù hợp, trong đó có lộ trình tăng lương của nhà nước. Việc qui định định mức ngày công “mở” như trên đã tạo chủ động cho ngành thống kê trong việc lập dự toán, phân bổ kinh phí, hướng dẫn sử dụng kinh phí, quan trọng hơn là xây dựng được định mức chi phí đạt đến mức độ tương đối phù hợp để có thể tuyển chọn điều tra viên đáp ứng được yêu cầu, đồng thời góp phần công khai, minh bạch về tài chính. 3. Thực trạng khung định mức điều tra thống kê có sử dụng ngân sách nhà nước Từ các văn bản qui phạm pháp luật của nhà nước, ngành thống kê đã cụ thể hoá và hướng dẫn các đơn vị thực hiện trong khả năng ngân sách được nhà nước giao theo từng nhiệm vụ thực hiện. Đối với định mức công thu thập số liệu các cuộc điều tra thì Tổng cục đang hướng dẫn thực hiện theo Công văn số 242/TCTK-KHTC ngày 28/3/2008 hướng dẫn thực hiện dự toán ngân sách năm 2008; Công văn số 507/TCTK-KHTC ngày 25/6/2008 về việc sửa đổi Công văn 6 242 và Công văn số 163/TCTK-KHTC ngày 07/3/2008 về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 120 và Công văn số 1147 của Bộ Tài chính. - Định mức công thu thập số liệu: Căn cứ phương án, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ điều tra, các văn bản liên quan và các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, Tổng cục thống nhất định mức công thu thập số liệu đối với các cuộc điều tra năm 2008 như sau: - Mức chi công điều tra thuê ngoài: Theo Thông tư 120 thì định mức công điều tra được tính bằng như sau: “Thuê điều tra viên, người phiên dịch tiếng dân tộc kiêm dẫn đường (đối với trường hợp phải thuê ngoài): Mức tiền công 1 người/ngày tối đa không quá 200% mức lương tối thiểu chung, tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính tại thời điểm tiến hành điều tra.” Với mức lương tối thiểu của nhà nước là 540.000 đông/người/tháng thì định mức công điều tra tương ứng với 49.000 đồng/ngày công. - Các mức chi khác thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách Nhà nước, Công văn số 1147 ngày 28/01/2008 của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí các cuộc điều tra thống kê và Công văn số 163/TCTK-KHTC ngày 07/3/2008 của Tổng cục hướng dẫn thực hiện Thông tư số 120 và Công văn số 1147 của Bộ Tài chính Mã số Tên phiếu Thời gian thu thập Định mức năm 2008 Điều tra thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng Phiếu 01.ĐTCNT Phiếu thu thập thông tin về sản xuất của doanh nghiệp 12 ngày đầu tháng 2 phiếu/công Phiếu 02.ĐTCNT Phiếu thu thập thông tin về sản xuất của cơ sở công nghiệp cá thể 12 ngày đầu tháng 7 phiếu/công Phiếu phỏng vấn xu thế kinh doanh công nghiệp quý 12 ngày tháng đầu quý 3 phiếu/công Phiếu 01/XD- Q Phiếu thu thập thông tin về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp xây dựng 12 ngày tháng cuối quý 4 phiếu/công Phiếu 02/XD- N Phiếu thu thập thông tin về xây dựng tại địa bàn xã /phường 1 năm 1 lần 1 phiếu/2 công Phiếu 03/XD- N Phiếu thu thập thông tin xây dựng của hộ gia đình 1 năm 1 lần 7 phiếu/công 7 Mã số Tên phiếu Thời gian thu thập Định mức năm 2008 - Điều tra doanh nghiệp 1 năm 1 lần Phiếu 1A- ĐTDN Phiếu thu thập thông tin về doanh nghiệp 1 phiếu/2công Phiếu 1B/CS- ĐTDN Phiếu thu thập thông tin về các cơ sở sản xuất kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp 20 cơ sở/công Phiếu 2B- DTDN Kết quả hoạt động trung gian tài chính và hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tài chính tiền tệ 2 phiếu/công Phiếu 2C- ĐTĐN Kết quả hoạt động bảo hiểm và môi giới bảo hiểm 4 phiếu/công Danh mục các DN lập danh sách 30 cơ sở/công ĐT lĩnh vực thương mại, dịch vụ, giá cả Phiếu 01/DN- TB Phiếu thu thập thông tin doanh nghiệp Hàng tháng 4 phiếu/công Phiếu 01/CT Phiếu thu thập thông tin cơ sở kinh doanh cá thể Hàng tháng 7 phiếu/công Biểu 01/SL-X Báo cáo biến động số cơ sở kinh doanh cá thể cấp xã/phường Hàng tháng 1 xã/2công Phiếu 01/ĐT- VT Phiếu thu thập thông tin doanh nghiệp vận tải và hỗ trợ vận tải ngoài nhà nước 4 phiếu/công Phiếu 02/ĐT- VT Phiếu thu thập thông tin cơ sở kinh doanh vận tải và hỗ trợ vận tải cá thể 5 phiếu/công Điều tra giá định kỳ 138.000đ/thán g/ĐTV Phiếu điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh vận tải hàng quý 3 phiếu/công Phiếu phỏng vấn xu thế kinh doanh ngành bán buôn, bán lẻ hàng quý 3 phiếu/công Phiếu phỏng vấn xu thế kinh doanh ngành xuất khẩu hàng quý 3 phiếu/công 8 Mã số Tên phiếu Thời gian thu thập Định mức năm 2008 - Điều tra cá thể 1/10 1 năm 1 lần Phiếu 1/CT-SL Phiếu thu thập thông tin về số lượng cơ sở SXKD cá thể 30 cơ sở/công Phiếu 02/CT- CN Phiếu thu thập thông tin cơ sở cá thể hoạt động công nghiệp 3 phiếu/công Phiếu 03/CT- VTBCVT Phiếu thu thập thông tin về cơ sở cá thể hoạt động vận tải, BCVT Phiếu 04/CT- TMDV Phiếu thu thập thông tin về cơ sở cá thể hoạt động thương mại. dịch vụ Điều tra lĩnh vực tài khoản quốc gia 1 năm 1 lần Phiếu số 01/IO-TKQG Phiếu thu thập thông tin lập hệ thống tài khoản quốc gia (áp dụng cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, HTX nông lâm, thuỷ sản, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp sự nghiệp) 1 phiếu/7 công Phiếu số 02/IO-TKQG Biểu thu thập thông tin lập hệ thống tài khoản quốc gia (áp dụng cho các cơ sở SXKD cá thể và hộ gia đình) Phiếu số 02.1/IO- TKQG Phiếu điều tra thu và chi phí cho sản xuất 2 phiếu/ công Phiếu số 02.2/IO- TKQG Phiếu điều tra chi cho tiêu dùng cuối cùng 2 phiếu/ công Phiếu số 02.3/IO- TKQG Phiếu điều tra thu và chi khác 10 phiếu/ công Phiếu số 03- ĐTDN-IO Phiếu thu thập thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh đầu ra và chi phí đầu vào của doanh nghiệp 9 Mã số Tên phiếu Thời gian thu thập Định mức năm 2008 Phiếu số 03.1- ĐTDN-IO Phiếu thu thập hông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1 phiếu/công Phiếu số 03.2- ĐTDN-IO Một số chỉ tiêu tài chính 6 phiếu/công Phiếu số 03.3- ĐTDN-IO Phiếu thu thập thông tin về chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh 1 phiếu/7 công Điều tra lĩnh vực nông-lâm-nghiệp-thuỷ sản Phiếu số 01/ĐTDT Phiếu điều tra diện gieo trồng Theo từng vụ sản xuất + Các tỉnh miền núi (Đông bắc + Tây bắc + Tây Nguyên) và các tỉnh có số thôn TB/xã nhỏ hơn 7 thôn (Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà) 3 thôn/công + Các tỉnh Đông Nam bộ + ĐB sông Cửu Long 2 thôn/công + Các tỉnh có số thôn TB/xã từ 7 đến 10 thôn (Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) 4 thôn/công + Các tỉnh có số thôn TB/xã lớn hơn 10 thôn: 5 thôn/công (Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng) 5 thôn/công Phiếu số 02/ĐTNSL Điều tra năng suất, sản lượng lúa Theo từng vụ sản xuất 6 phiếu/công Phiếu số 03/ĐTNSHN Điều tra năng suất, sản lượng cây hàng năm khác (Mỗi tỉnh điều tra 3 cây trọng điểm) 2 lần/năm 8 phiếu/công Phiếu số 04/ĐTNSLN Điều tra năng suất, sản lượng cây lâu năm (Mỗi tỉnh điều tra 2 cây trọng điểm, riêng các tỉnh Vùng 1 lần/năm 8 phiếu/công 10 Tây Nguyên, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu mỗi tỉnh điều tra 3 cây trọng điểm) Phiếu số 01- 04/ĐTCN Phiếu điều tra chăn nuôi 2 lần/năm Hộ điều tra cả số lượng và sản lượng: 12 phiếu/công; Hộ chỉ số lượng: 17 phiếu /công Phiếu số 01/ĐT-X Phiếu điều tra tình hình cơ bản về nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt thuỷ sản của hộ trên địa bàn xã, phường, thị trấn 2 lần/năm + Các tỉnh ven biển phía Bắc đến Ninh Thuận 1phiếu/1,5côn g + Các tỉnh ven biển từ Bình Thuận trở vào 1 phiếu/2công + Riêng Cà Mau, Bạc Liêu 1 phiếu/3công + Các tỉnh còn lại 1 phiếu/1công Phiếu số 4A/ĐTH-NT Phiếu thu thập thông tin về hộ nuôi trồng thuỷ sản 2 lần/năm 8 phiếu/1công Phiếu số 4B/ĐTH-NT Phiếu thu thập thông tin về hộ nuôi trồng thuỷ sản lồng, bè 2 lần/năm Phiếu số 5A/ĐTH-KT Phiếu thu thập thông tin về hộ khai thác hải sản 2 lần/năm Phiếu số 5B/ĐTH-ĐB Phiếu thu thập thông tin về hộ khai thác thuỷ sản nội địa 1 lần/năm Phiếu số 6/ĐTH-G Phiếu thu thập thông tin về hộ nuôi giống thuỷ sản 1 lần/năm Phiếu số 2/ĐTDN-NT Phiếu thu thập thông tin về doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản 2 lần/năm 1 phiếu/1công Phiếu số 3/ĐTDN-ĐB Phiếu thu thập thông tin về doanh nghiệp khai thác hải sản 2 lần/năm ĐT lĩnh vực dân số lao động Phiếu điều tra biến động dân số, nguồn lao động và kế hoạch hoá gia đình '1 - 4 7 hộ/công Điều tra lĩnh vực xã hội môi 1 tháng [...]... điều tra thống kê là định mức ngành, được quy định cho lĩnh vực điều tra thống kê và chi tiết đến từng cuộc điều tra thuộc lĩnh vực được nhà nước phân cấp quản lý do đó định mức này do ngành thống kê ban hành và hướng dẫn thực hiện Cũng giống như bất kỳ ngành kinh tế học nào khác, để xây dựng định mức điều tra thống kê ngành thống kê cũng tuân thủ các phương pháp nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học,... ra đối với từng cuộc điều tra là căn cứ quan trọng nhất - Các số liệu thống kê hàng năm và các tài liệu có liên quan khác Khi có sự điều chỉnh hay thực hiện mới một công việc cụ thể nào dẫn tới sự thay đổi về định mức thì các căn cứ lịch sử luôn được xét đến như một bằng chứng gốc 11 2 Phương pháp xác định định mức điều tra thống kê: Theo qui định tại Nghị định 201/NĐ năm 1981 thì định mức điều tra thống. .. điều tra doanh nghiệp 1/10; điều tra biến động dân số 1/10,… Đây thực sự là thời điểm khó khăn cho công tác kế toán ngành thống kê IV Một vài kiến nghị về việc áp dụng và hoàn thiện khung định mức điều tra thống kê sử dụng ngân sách nhà nước: 1 Đối với Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng - Có sự quan tâm hơn nữa đối với hoạt động thống kê nói chung và hệ thống thống kê tập trung nói riêng - Đặt thống. .. và định mức chi cho công tác xuất bản thông tin thống kê đầu ra, nhằm phổ biến thông tin thống kê rộng rãi tới người dùng tin 2 Đối với cơ quan Tổng cục Thống kê - Nghiên cứu trình Bộ Tài chính ban hành định mức các công việc do cán bộ thống kê thực hiện - Trình Bộ tài chính ban hành nội dung chi cho công tác xuất bản thông tin thống kê đầu ra sau mỗi cuộc điều tra thống kê thường xuyên và theo định. .. dựng định mức luôn được Tổng cục Thống kê coi trọng và thống nhất quan điểm chỉ đạo với tham vọng đạt đến sự thích hợp tối đa Trước và sau khi ban hành khung định mức điều tra thống kê hiện hành, các chuyên gia về thống kê thuộc các lĩnh vực khác nhau, và các chuyên gia về quản lý tài chính của ngành đã phối hợp thảo luận thống nhất cùng đưa ra khung định mức áp dụng chung cho toàn ngành Song song với. .. sung thêm điều tra xác định tình trạng doanh nghiệp - Điều tra doanh nghiệp nên phân ra doanh nghiệp lớn định mức cao hơn, doanh nghiệp nhỏ định mức thấp hơn - Các cuộc điều tra thường xuyên khoán gọn theo đầu phiếu để đơn vị bố trí chi các phần việc cho hợp lý; quà cho hộ chi 1 loại định mức - Cắc cuộc điều tra theo định kỳ mà yêu cầu chất lượng cao, mức độ khó thực hiện thì nên có quà cho đối tượng cung... Các cuộc điều tra tuỳ tính chất công việc, mức độ khó, dễ và căn cứ vào phương án điều tra đã được phê chuẩn thì hầu hết nhân lực để thực hiện công việc điều tra thu thập số liệu là điều tra viên thuê ngoài Một số cuộc điều tra theo yêu cầu cán bộ thống kê phải trực tiếp thực hiện như: điều tra doanh nghiệp, điều tra mức sống, điều tra lao động việc làm Tuy nhiên, nếu như cán bộ thống kê đi làm điều tra. .. núi, vùng cao định mức trên lại dễ dàng thuê điều tra viên, nhưng chất lượng điều tra viên lại rất khó để đạt được yêu cầu của chất lượng điều tra Do đó, các cán bộ ngành thống kê vẫn là lực lượng chủ chốt trong hoạt động điều tra Như vậy, lại vướng về định mức thanh toán cho điều tra viên là cán bộ thống kê như đã phân tích ở trên - Định mức cho những công việc trung gian do cán bộ thống kê thực hiện:... Tàu,… với mức chi phí 50.000 đồng/ngày công (bao gồm cả chi phí đi lại) thì rất khó có thể thuê được điều tra viên, chưa nói tới các điều tra viên đáp ứng được yêu cầu chất lượng các cuộc điều tra theo phương án đã đề ra - Sự khác nhau về địa lý vùng miền: Ngược lại với các thành phố lớn, đời sống xã hội khá cao cho nên định mức ngày công của ngành thống kê không đủ hấp dẫn đối với các điều tra viên... lịch sử: Xem lại kết quả thực hiện được ở những cuộc điều tra trước và so sánh với các cuộc điều tra có cùng tính chất, hoàn cảnh, địa điểm Ví dụ như điều tra doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại và lĩnh vực công nghiệp, hay giữa các cuộc điều tra mang tính xã hội với nhau, thậm chí giữa các cuộc điều tra có cùng tính chất, mức độ nhưng khác nhau về thời điểm điều tra như điều tra về năng xuất sản lượng