1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo phân tích doanh nghiệp tổng công ty bia-rượu-nước giải khát hà nội habeco

24 1,4K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1 MB

Nội dung

 Sức mạnh thương hiệu và khả năng đa dạng hóa sản phẩm: HABECO phát huyđược tính ưu việt của chiến lược tập trung vào người tiêu dùng trong tầng lớp bình dân và trung bình khá thông qua

Trang 1

Sức mạnh thương hiệu và khả năng đa dạng hóa sản phẩm: HABECO phát

huyđược tính ưu việt của chiến lược tập trung vào người tiêu dùng trong tầng

lớp bình dân và trung bình khá thông qua các thương hiệu bia hơi, bia chai hạng

trung hàngđầu tại miền Bắc, đồng thời sở hữu thương hiệu rượu Vodka Hà Nội

rất được ưa chuộng Sự đa dạng trong sản phẩm giúp HABECO tận dụng được

lợi thế thuế tiêu thụ đặc biệt hiện tại vẫn đang bảo hộ đối với bia hơi, làm tăng

tính linh hoạt khi mức thuế này thay đổi; hạn chế tính tiêu thụ theo mùa vụ của

sản phẩm bia và rượu tại Miền Bắc

Hệ thống phân phối rộng, mạnh nhưng chính sách giá chưa tối ưu: Hình

thức phân phối bán sỉ qua nhiều cấp đại lý giúp thương hiệu trở nên quen thuộc

với người dân, tuy nhiên không khống chế giá bán tối đa khiến giá bị điều chỉnh

theo các dịp lễ tết làm ảnh hưởng tới tiêu dùng

Cơ hội từ thị trường chưa được thâm nhập sâu, doanh nghiệp nâng công

suất và Carlsberg đã vào cuộc: Yếu tố khí hậu, nhân khẩu, mức thu nhập bình

quânđầu người tăng dần và mức tiêu thụ bia hiện tại của người Việt Nam còn rất

thấp tạo điều kiện phát triển thị trường bia HABECO theo xu hướng đáp ứng

nguồn cầu lớn, triển khai kế hoạch đầu tư các dự án nhà máy bia nâng công

suất, điển hình là Nhà máy Bia Vĩnh Phúc (200 triệu lít) Hợp tác chiến lược với

Carlsberg (chiếm 10% cổ phần của HABECO) sẽ giúp doanh nghiệp phát triển

kinh nghiệm quản lý và tăng sức cạnh tranh của thương hiệu

Khó khăn trong quản lý chất lượng, do biến động giá nguyên vật liệu, thay

đổi thuế và áp lực cạnh tranh sau gia nhập WTO: Sử dụng nhiều nguồn nước

khác nhau khóđảm bảo tính đồng đều của sản phẩm, chưa có giải pháp giảm

thiểu ảnh hưởng của biến động giá nguyên vật liệu, gây áp lực tăng giá, chịu tác

động tiêu cực từ tính nhạy cảm với giá bán của phân khúc bia hơi, bia hạng trung

là những khó khăn trước mắt Thay đổi thuế và cam kết dừng bảo hộ với bia nội

theo lộ trình hội nhập sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn nước ngoài

tham gia thị trường tạo sức ép cạnh tranh mạnh

Tỷ lệ lợi nhuận thuần tốt nhưng các hệ số ROE & ROA thấp so với ngành

ảnh hưởng bởi hoạt động tăng vốn, pha loãng vốn chủ sở hữu trong quá

trình cổ phần hóa đã làm suy giảm lợi ích cổ đông Tuy nhiên, EPS của Habeco

vẫn cao hơn so với số ước tính của Sabeco (997 đồng/năm 2007) với mức giá

chào bán thấp hơn Theo chúng tôi, cổ phiếu Habeco trong đợt đấu giá lần này

có mức giá chào bán “phải chăng” hơn hẳn giá chào bán cổ phiếu Sabeco,

nhưng mức giá này vẫn cao hơn giá trị cơ bản của cổ phiếu theo kết quả định giá

phương pháp chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp

Tổ chức tư vấn

TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HN

HÀ NỘIĐịa chỉ 2 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm,

Hà Nội, Việt NamĐiện thoại (84-4) 9360 750 – 9347 818Fax (84-4) 9347 818

15g ngày 20/3/2008Thời gian đấu giá 8g30 ngày 27/3/2008

Kết quả định giá

Phương pháp chiết khấu 24.600luồng tiền của DN đồng/cổ phiếuPhương pháp hệ số nhân 23.200 – 51.700

Tại ngày 31 tháng 12 2006A 2007E 2008F 2009F 2010F

Doanh thu (Trđồng) 979.747 1.257.156 1.576.305 2.078.349 2.530.215 Cơ cấu cổ đông sau đấu giá dự kiến

LN thuần (Tr đồng) 309.593 307.062 311.092 339.070 400.053 Nhà nước 74,44% 172.559.600

giá do phụ thuộc vào nhập khẩu, mức độ cạnh tranh và tình hình hoạt động của nền kinh tế, rủi

ro về các số liệu tài chính chưa được hợp nhất.

Nguồn: FPTS, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Habeco A: Thực tế; E: Ước tính; F: Dự báo

Công ty Chứng khoán FPT - Phòng Phân tích Các chuyên viên thực hiện báo cáo phân tích không tham

gia đấu giá cổ phiếu của công ty được phân tích hay năm giữ bất kỳ chứng khoán nào của các công ty cạnh tranh trong ngành.

Các công bố quan trọng được trình bày ở cuối bản báo cáo này

Nguyễn Mai Nguyệt Nguyetnm@fpts.com.vn Tel: 084 (04) 7737 070 ext 4302

Lê Nữ Cẩm Tú Tulnc@fpts.com.vn

Nguyễn Văn Quý Quynv@fpts.com.vn

Trang 2

Bảng CĐKT (trđ) 2005A 2006A 2007E 2008F 2009F 2010F

Email: habeco@vnn.vn TỔNG NGUỒN VỐN 1.663.985 2.167.266 2.870.540 3.649.267 4.621.783 4.598.745

 Bia, rượu, nước giải khát,

cồn, bao bì;

 Xuất nhập khẩu các loại:

sản phẩm bia, rượu, nước

giải khát

 Dịch vụ đầu tư, tư vấn, tạo

nguồn vốn đầu tư;

 Nghiên cứu, đào tạo,

chuyển giao công nghệ,

 Tăng trưởng cao và bền

vững từ 20% đến 25% năm,

cổ tức chi trả cho cổ đông

đạt từ 11% năm trở lên.

 Mở rộng kinh doanh đa

ngành nghề, tham gia đầu

tư văn phòng cho thuê,

khách sạn nhà hàng, đầu tư

tài chính.

 Tham gia góp vốn đầu tư

vào các công ty con, công ty

Trang 3

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Sở hữu thương hiệu mạnh tại miền Bắc và lợi thế từ tính đa dạng, đa phân khúc của sản phẩm

Thương hiệu lâu đời Thương hiệu Bia Trúc Bạch, Bia Hồng Hà, Bia Hà Nội, Bia Hữu Nghị đã tồn tại trên thị

trường Việt Nam từ năm 1958, đặc biệt là thị trường phía Bắc Trong năm 2007, tổng lượng bia tiêu thụ dự kiến của HABECO ước đạt 184 triệu lít, chiếm khoảng 10% sản lượng toàn thị trường Việt Nam

có lợi thế thuế tiêu thụ đặc biệt là 40% so với bia chai là 75%) cho tới khi chịu chung cùng một mức thuế suất với các loại bia khác (dự kiến vào cuối năm 2009, theo lộ trìnhcam kết WTO) người tiêu dùng trong phân khúc bia hơi có thể chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm cao cấp hơn, khi đó HABECO có thể chuyển sang tập trung vào các sản phẩm khác trong danh mục sẵn có

Giá các loại biatheo phân khúc giá

Bia hơi 10.000 đồng/lít Bia

hạng trung

17.000 - 19 000 đồng/lít Bia cao

cấp

23.000 - 36.000 đồng/lít

Là nhà sản xuất bia hơi

hàng đầu tại khu vực

HABECO tham gia thị

trường rượu thông qua

các sản phẩm được sản

xuất bởi Công ty con

Công ty Cồn-Rượu Hà Nội (HALICO) với sản phẩm rượu Vodka Hà Nội rất phổ biến với chất lượng tốt, hợp khẩu vị và giá thành phù hợp với thu nhập của đa số người tiêudùng Dự kiến sản lượng rượu các loại sẽ đạt khoảng 11 triệu lít trong năm 2007 Giá bán khoảng 19.000 đồng/ chai 330ml, 39.000 đồng/ chai 700 ml Sản phẩm này tiêu thụ mạnh trong mùa rét trong khi bia được chuộng trong mùa nóng HABECO tại miền Bắc không được hưởng sự ưu đãi về khí hậu nóng quanh năm như đối thủ là SABECO tại miền Nam, tuy nhiên nhờ sản phẩm rượu đã giảm được sự ảnh hưởng của mùa tới doanh nghiệp

Hệ thống phân phối tuy rộng và mạnh nhưng chính sách giá chưa có lợi cho người tiêu dùng

Mạng lưới phân phối

sản phẩm rộng và

mạnh đặc biệt tại các

tỉnh phía Bắc

 Mạng lưới phân phối tập trung ở Hà Nội và các tỉnh lân cận tạo lợi thế cạnh tranh

 Như nhiều doanh nghiệp khác trong ngành hàng tiêu dùng, hệ thống phân phối của HABECO chủ yếu thông qua nhiều cấp đại lý, qua các nhà phân phối chính, siêu thị, cửa hàng bán lẻ, các nhà hàng ăn uống rồi mới tới tay người tiêu dùng Hình thức phân phối này đã mang thương hiệu HABECO đến tận tay người tiêu dùng trên các vùngmiền, trở nên quen thuộc với người dân

 HABECO chưa chiếm lĩnh được thị trường phía Nam, từ Quảng Bình trở vào, tuy nhiên

đã có hai công ty con trong khu vực này là Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-Quảng Bình vàCông ty Cổ phần Bia Hà Nội-Vũng Tàu góp phần giảm phí vận chuyển sản phẩm từ Bắcvào Nam

Trang 4

Môi trường thuận lợi, tiềm ẩn nhiều cơ hội khai thác, hợp tác với Carlsberg

Môi trường thuận lợi

tiềm ẩn nhiều cơ hội

khai thác

 Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lứa tuổi tiêu thụ mạnh nhất sản phẩm bia rượu và nước giải khát chiếm 68% dân số, là các yếu tố đẩy mạnh nhu cầu đối với các sản phẩm đồ uống nước giải khát tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành này tăng trưởng

 Thu nhập trên đầu người tại Việt Nam đang có xu hướng tăng qua các năm, góp phần thayđổi thói quen tiêu dùng của người dân, đẩy mạnh xu hướng “Tây Âu hóa” dẫn tới việc hình thành thói quen tiêu thụ sản phẩm bia

 Mức tiêu thụ bia bình quân đầu người tại Việt Nam còn thấp so với khu vực và thế giới

và bia là sản phẩm chiếm tới 89% về giá trị và 97% về sản lượng tiêu thụ đồ uống có cồn, nguồn cung sản phẩm vẫn còn khan hiếm Việt Nam có khoảng 400 cơ sở sản xuất bia nhưng chỉ có 5 nhà máy công suất trên 100 triệu lít/năm

Trước tình hình này,

theo xu hướng chung

của các nhà máy bia,

HABECO đã đầu tư

nâng công suất,

 Vốn đầu tư trong năm 2007 đến 2010 dự kiến trung bình 500 tỷ đồng mỗi năm, riêng

2008 con số này là 2.000 tỷ đồng do tài trợ cho dự án lớn nhất của HABECO là Nhàmáy Bia Vĩnh Phúc công suất 200 triệu lít/năm Có kế hoạch đầu tư nhiều nhà máy của các công ty con, liên doanh, liên kết với công suất 25 – 50 triệu lít/năm trải dài từ Bắc vào Nam HABECO có thể tận dụng xu hướng sát nhập mua bán các cơ sở sản xuất bia công suất thấp, để tiết kiệm đầu tư, và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường

Trang 5

 Sản phẩm của HABECO đã xuất khẩu sang một vài nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc, số lượng chưa đáng kể nhưng là tiền đề cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu trong tương lai.

Thị trường bia Việt

Nam vẫn chưa được

thâm nhập sâu đang là

Sử dụng nhiều nguồn nước, chất lượng khó đồng đều

ra giải pháp hạn chế ảnh hưởng của các nguồn nước tới vị bia

Biến động giá cả nguyên vật liệu, phân khúc bia hạng trung nhạy cảm với việc tăng giá, ảnh hưởng của thuế tiêu thụ đặc biệt

Khó khăn kiểm soát

hiệu quả giá vốn hàng

bán

 Nguyên vật liệu phần lớn phải nhập khẩu và giá cả tăng liên tục làm HABECO khó kiểm soát hiệu quả giá vốn hàng bán, gần đây công ty đã tăng giá Bia Hà Nội tuy nhiên đối thủ lớn nhất SABECO vẫn chưa có dấu hiệu tăng giá Tuy mức giá này còn khá thấp so với Heineken và Tiger nhưng sản phẩm của HABECO lại thuộc phân khúc bia hạng trung, người tiêu dùng thường nhạy cảm hơn với việc tăng giá so với phân khúc bia cao cấp do vậy sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ

Giá các loại bia theo thương hiệu

Bia Hà Nội thùng 24 lon 155.000đồngBia Sài Gòn thùng 24 lon 140.000đồngBia Tiger thùng 24 lon 185.000đồngBia Heineken thùng 24 lon 285.000đồng

Áp lực thuế tiêu thụ đặc

biệt  Bia hơi sẽ chịu chung cùng một mức thuế suất với các loại bia khác (dự kiến vào cuối

năm 2009, theo lộ trình cam kết WTO) tăng áp lực cho HABECO do doanh thu, lợi nhuận từ sản phẩm này giảm xuống do khách hàng chuyển sang sản phẩm khác, những biện pháp tái cơ cấu danh mục sản xuất nếu áp dụng muộn có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trong giai đoạn đó

WTO mở cửa cho cạnh tranh

Trang 6

MÔ HÌNH DỰ BÁO TÀI CHÍNH

Hạn chế về thông tin hợp nhất báo cáo tài chính

Trong bản công bố thông tin của HABECO, chưa có báo cáo hợp nhất của doanh nghiệp, những thông số trong quá khứ cũng như những dự đoán cho tương lai chỉ cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mẹ Do đó, chúng tôi không có đủ thông tin để có thể dự đoán số liệu cho tổng công ty và trong báo cáo này chúng tôi chỉ dự đoán cho công ty mẹ

Chúng tôi không tính lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính, cho thuê văn phòng, khách sạn nhà hàng vào dự báo

do chúng tôi không có thông tin chi tiết về những dự án này Hơn nữa đây là không phải là các hoạt động kinh doanh truyền thống của Habeco nên tính ổn định của lợi nhuận này là rất thấp

Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm 27.7%

Chúng tôi dùng số liệu dự đoán doanh thu trong bản công bố thông tin của HABECO cho năm từ 2007 đến 2010, với tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm CARG là 27.7%, tốc độ tăng trưởng này hiện tại là khá hợp lý do HABECO đã

có những kế hoạch đầu tư nâng công suất, dự án lớn nhất là Nhà máy bia Vĩnh Phúc 200 triệu lít/năm (hoàn thành cuối năm 2009) và nhu cầu bia của thị trường đang tăng lên trong khi tốc độ sản xuất của các doanh nghiệp chưa đủ để đáp ứng và trong quá khứ doanh thu cũng đã tăng trưởng ở mức này

Mức tăng trưởng sản xuất bia hàng năm CARG khoảng 15% từ 2002 đến 2007, chúng tôi cho rằng vài năm tới tốc độ này sẽ cao hơn do thị trường vẫn chưa được thâm nhập sâu HABECO là doanh nghiệp đầu ngành, chiếm lĩnh thị trường miền Bắc nên được dự đoán tăng trưởng cao hơn trung bình ngành

Ngoài ra, nhiều khả năng với tốc độ tăng giá của nguyên vật liệu, doanh nghiệp sẽ xem xét đến phương án tăng giásản phẩm sau khi cổ phẩn hóa (giống như chiến lược của SABECO) khiến mức tăng doanh thu nhiều hơn trong những năm tới so với quá khứ

Hơn nữa, chúng tôi tin rằng, thương hiệu sẵn có cùng với sự hợp tác của Carlsberg, HABECO có nhiều khả năng thực hiện mục tiêu đưa Bia Hà Nội đạt 70% thị phần tại miền Bắc và Bắc Trung bộ, đồng thời mở rộng thị trường về phía Nam nhất là sau khi các dự án xây dựng nhà máy bia được đưa vào hoạt động Chiến lược tập trung vào người tiêudùng trong tầng lớp bình dân và trung bình khá của HABECO đang phát huy được tính ưu việt

Tuy nhiên trong bản công bố thông tin có nêu công ty mẹ sau khi cổ phần hóa, phấn đấu tăng trưởng cao và bền vững

từ 20-25% mỗi năm, vậy mức tăng 27.7% tuy là chỉ trong 1 chu trình tăng trưởng 4 năm nhưng vẫn là hơi cao so với kế hoạch do công ty đã đề ra

Lãi gộp cận biên có xu hướng giảm dần

Tổng chi phí được dự báo tăng dần qua các năm, điều này có thể lý giải do giá của các nguyên liệu chính là malt vàhoublon tăng liên tục từ 20%-30% vì vậy giá vốn của doanh nghiệp trở nên khó kiểm soát Năm 2007, tỷ lệ lãi gộp là40% tương đương SABECO và cao hơn đáng kể so với các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành

Tỷ lệ tổng chi phí trên doanh thu tăng khoảng 3% mỗi năm, riêng năm 2010 tăng chậm lại còn 1% Giả sử tổng chi phíđược cấu thành phần lớn do giá vốn hàng bán và khoản giảm trừ doanh thu là nhỏ, do đó tỷ lệ giá vốn hàng bán trêndoanh thu thuần cũng gần tương đương với tỷ lệ tổng chi phí trên doanh thu, sẽ có cùng mức tăng 3% mỗi năm, riêng

2010 là 1%

Doanh nghiệp kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí quản lý tốt

Việc giảm dần tỷ lệ chi phí bán hàng và/hoặc chi phí quản lý trên doanh thu thuần trong năm 2005 và năm 2006 chothấy doanh nghiệp đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm chi phí bán hàng và/hoặc chi phí quản lý Tỷ lệ này thấp hơn hẳn so với các doanh nghiệp trong ngành còn cho thấy mức độ chi tiêu các hoạt động bán hàng, marketing của doanh nghiệp còn chưa cao Giả sử các biện pháp này tiếp tục có hiệu quả và mức chi phí bán hàng trên doanh thu vàchi phí quản lý trên doanh thu sẽ giữ vững được tỷ lệ 9.7% và 4.5% trong vài năm tới

Trang 7

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu thấp

 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của

HABECO giữ ở mức trung bình khoảng 11%/năm

trong giai đoạn 2007 đến 2010, giảm so với năm

2005, 2006 do năm 2007 vốn chủ sở hữu tăng

mạnh sau khi cổ phần hóa

 Giống như SABECO, sau khi cổ phần hóa vốn

điều lệ của HABECO cũng tăng tới 3 lần từ 748

tỷ tăng lên 2.318 tỷ, được thực hiện bằng cách

i chuyển toàn bộ số dư các quỹ, lợi nhuận giữ

lại về vốn điều lệ;

ii ghi nhận đánh giá lại tài sản cố định hữu hình

(195 tỷ), đầu tư tài chính dài hạn (37 tỷ) và

“lợi thế kinh doanh” (127 tỷ) Như vậy vậy vốn

chủ sở hữu đã bị “pha loãng” 17% do ảnh

hưởng bởi việc đánh giá lại và ghi nhận “lợi

thế kinh doanh” trong tổng tài sản, làm ảnh

hưởng đến quyền lợi của cổ đông

 So với SABECO chỉ số này tương đương, nhưng

thấp hơn chỉ bằng ½ so với các ROE của

Carlsberg Malaysia và Tsingtao

Tỷ lệ vay nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh và đầu tư giả định sẽ hiệu quả hơn các doanh nghiệp trong ngành

Chúng tôi dựa vào mức tăng vốn lưu động hàng năm và giả sử là doanh nghiệp dùng vay nợ ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu về vốn lưu động Đối với nợ dài hạn, theo như thông tin được biết thì doanh nghiệp dự tính vay 30% để tài trợ cho dự án lớn nhất hiện tại là Nhà máy Bia Vĩnh Phúc Do đó chúng tôi giả sử khoản vay dài hạn chính là 30% tổng đầu tư của dự án trong 2 giai đoạn

Chođến năm 2007, tỷ lệ vay nợ dài hạn trên vốn của HABECO còn rất thấp (gần như không có) Tỷ lệ này trong năm

2008đến 2010 theo giả định khoảng 0,2 lần, so với cả 3 doanh nghiệp trong cùng ngành thì HABECO có khả năng sử dụng hiệu quả nhất công cụ này

Chi phí đầu tư ghi nhận mạnh trong năm 2008, 2009

Chúng tôi giả định ngoài kế hoạch nêu trong bản công bố thông tin trong đó doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư kho tàng,chi nhánh và thị trường 150 tỷ đồng và một số dự án của Công ty mẹ 100 tỷ đồng, hàng năm tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ có mức tăng tương tự như năm 2006 Giả sử trong đó 50 tỷ được dùng cho hoạt động thị trường và khôngtính vào chi phí vốn, còn lại đều là đầu tư nhà cửa vật kiến trúc cho chi nhánh và Công ty mẹ, tỷ lệ khấu hao nhà cửa vật kiến trúc 25 năm và máy móc thiết bị là 8 năm và nguyên giá đưa vào chi phí vốn

Với dự án Nhà máy bia Vĩnh Phúc, tính tổng mức đầu tư từng giai đoạn vào nguyên giá tài sản cũng sử dụng giả thiết tương tự như trên để tính được giá trị nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị và khấu hao Dự án này triển khai từ cuối năm 2007, hoàn thành giai đoạn I và giai đoạn II trong năm 2008 và cuối năm 2009, làm dòng tiền của doanh nghiệp trong năm 2008, 2009 bị âm

Trang 8

KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ

Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp

 Sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền tự do của

doanh nghiệp (FCFF) 3 giai đoạn, dựa trên số

liệu tài chính chưa hợp nhất, chúng tôi đã tính

được giá trị cơ bản của cổ phiếu Habeco là

24.600 đồng/cổ phiếu tương ứng với P/E là

18.6x Tính đến yếu tố hợp nhất của báo cáo,

HABECO được ước tính ở mức 36.300 đồng

tương ứng với P/E là 27.4x

 Chúng tôi sử dụng tỷ lệ lãi suất phi rủi ro của Việt

Nam là 9.42%, phần phụ trội rủi ro của thị trường

là 7%-8.63%

 Chi phí vốn bình quân được xác định là

14.6%-16.6% trong đó Beta được xác định theo beta

trung bình của các doanh nghiệp so sánh trong

ngành, mức lạm phát và các cấu phần khác lấy

theo dự báo của IMF

Giá trị gần nhất

5.896.640 5.709.457 24.631

Phân tích độ nhạy giá cổ phiếu

định giá cổ phiếu công ty Habeco,

chúng tôi đã lựa chọn các hệ số nhân

kinh doanh, hệ số nhân giao dịch sau:

 Hệ số giá/ thu nhập trên một cổ phiểu

(P/E)

 Hệ số giá/ lợi nhuận trước thuế lãi suất

và khấu hao (P/EBITDA)

 Doanh thu, giá trị sổ sách, lợi nhuận

sau thuế và lợi nhuận trước thuế, khấu

hao và lãi suất là số liệu dự báo cho

năm 2007

 Kết quả so sánh cho thấy giá trị của cổ

phiếu Habeco ước tính là từ 23.200 –

51.700 đồng/cổ phiếu

Giá (sử dụng PE trung bình) 44.468 45.052 37.941 44.764Giá (sử dụng PE điểm giữa) 35.223 35.686 30.053 35.458

Giá (sử dụng PE trung bình) 51.743 52.422 44.147 52.088Giá (sử dụng PE điểm giữa) 38.034 38.533 32.451 38.287

Các công ty so sánh áp dụng cho hệ số nhân giao dịch được lựa chọn là các công ty đã được mua bán lại trên thế giới và trong khu vực, có hoạt động chính là sản xuất bia rượu và nước giải khát.

Trang 9

Các công ty so sánh sử dụng tính hệ số nhân kinh doanh

Empee Distilleries Ltd 02/2008 IDR 5.979.918 4.039.510

Các công ty so sánh sử dụng tính hệ số nhân giao dịch

Want Want International Ltd 806 3.090,74 867,93 3,56 31,45 42,49

11-Jan-07 Fraser & Neave Limited

(F&N) (14.9% stake)

Seletar Investments Pte Limited

585 5.806,82 2.389,40 2,43 12,66 18,11

31-Dec-05 Del Monte Pacific Limited NutriAsia Pacific Limited 418 419,38 199,58 2,10 10,25 14,80

Del Monte Pacific Limited First Pacific Company Limited 416 416,00 199,58 2,08 10,17 14,63

8-Jun-05 National Foods Ltd San Miguel Corporation 1.480 1.516,85 1.099,53 1,38 11,09 0,00

6-Jun-05 Southcorp Wines Pty Limited Beringer Blass Wine Estates

Pty Limited (BBWE)

2814 2.813,89 809,81 3,47 31,27 76,21

COFCO Greatwall Winery

(Yantai) Co Ltd (40% stake)

COFCO (BVI) No 31 Ltd 39 96,49 30.56 3,16 23,46 33.08

6-Jun-05 Southcorp Wines Pty Limited Beringer Blass Wine Estates

Pty Limited (BBWE)

Trang 10

Rủi ro

Rủi ro về nền kinh tế: Các sản phẩm của Habeco là sản phẩm tiêu dùng phụ thuộc mạnh vào thu nhập và tốc độ

thayđổi thị hiếu của người dân Các sản phẩm này sẽ có sức tiêu thụ mạnh mẽ khi khả năng chi trả cho những sản phẩm tiêu dùng xa xỉ của người dân tăng lên và sẽ giảm tiêu thụ mạnh hơn các mặt hàng thiết yếu khi có sự suy thoái kinh tế diễn ra

Rủi ro về tỷ giá và biến động giá nguyên vật liệu: do hoạt động sản xuất của ngành phụ thuộc chủ yếu vào

nguyên liệu xuất nhập khẩu nên khi có biến động về tỷ giá hoặc khi giá cả trên thị trường nguyên vật liệu sản xuất bia thế giới tăng lên sẽ làm tăng đáng kể chi phí giá vốn của doanh nghiệp

Rủi ro thị trường: với sự gia nhập WTO của Việt Nam trong năm 2007, các doanh nghiệp trong ngành Bia chịu

sức ép cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp sản xuất bia nước ngoài, đặc biệt là khi Nhà nước tháo bỏ các bảo hộ thuế quan thì sức ép này sẽ ngày một tăng lên

CÁC ĐIỂM KHÁC NHÀ ĐẦU TƯ CẦN CHÚ Ý

 Ngày 19/11/2007 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết hợp đồng EPC Dự án đầu tư giai đoạn II Nhà máy Bia Hà Nội tại Vĩnh Phúc giữa Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Hà Nội (HABECO) và đối tác là liên danh Krones - Haskoning -Lilama.Đây là dự án nâng công suất Nhà máy lên 200 triệu lít/ năm Theo ông Volker, với dây chuyền hiện đại có khả năng sản xuất 60.000 chai bia/giờ, một dây chuyền có công suất nhanh nhất trên lãnh thổ Việt Nam

 Ngày 22/2/2008 Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) thông báo vừa ký kết biên bản ghi nhớ ba bên với Diageo (một trong những tập đoàn sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn hàng đầu thế giới) vàCông ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội (Halico) về hợp tác trong thị trường đồ uống có cồn tại Việt Nam Với sự hợp tác này Diageo mong muốn kết hợp những khả năng và kinh nghiệm trên toàn cầu của mình cùng với năng lực và

sự am hiểu sâu rộng thị trường nội địa từ Halico và Habeco Mặt khác, với sự hợp tác của Diageo, ngành côngnghiệp sản xuất rượu nội địa sẽ nâng cao thêm vị thế của mình để phát triển một cách bền vững phù hợp với chiến lược phát triển của ngành và của Chính phủ

 Theo Bố cáo Thành lập Doanh nghiệp ngày 19/02/2008, 3 cổ đông sáng lập bao gồm Tổng Công ty Bia - Rượunước giải khát Hà Nội (HABECO), Công ty Cổ phần Sành sứ Thủy tinh Việt Nam (VINACEGLASS) và Công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội (LILAMA HANOI) đã góp vốn thành lập CÔNG TY CỔ PHẦN ÐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HABECO với vốn điều lệ 300 tỷ đồng

Ngành nghề kinh doanh chính: Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh Sản xuất bia và mạch nha ủ men

bia Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại Sản xuất các sản phẩm khác bằng kim loại Sản xuất các sản phẩm điện tử dân dụng Lắp đặt máy móc thiết bị công nghiệp, khai thác xử lý và cung cấp nước Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác Phá dỡ, chuẩn

bị mặt bằng Lắp đặt hệ thống điện, lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí Lắp đặt hệ thống xây dựng khác Buôn bán đồ uống, buôn bán máy móc thiết bị và phụ tùng máy khác Vận tải hàng hóabằng đường bộ, kho bãi và lữu giữ hàng hóa Dịch vụ lưu trú ngắn ngày Kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống lưu động, hoạt động trụ sở văn phòng, dịch vụ hành chính văn phòng tổng hợp và hoạt động vui chơi giải trí khác

Trang 11

PHỤ LỤC I: THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

Thông tin chung

Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1890 Tiền thân của Tổng Công ty HABECO là Nhà máy Bia Hommel đã được xây dựng và sản xuất những mẻ bia đầu

tiên

Năm 1957 Nhà máy bia Hommelđược khôi phục đổi tên thành nhà máy bia Hà Nội ngày 15/08/1958 với sản phẩm bia Trúc

Bạch và tiếp theo đó là bia Hồng Hà, Hà Nội, Hữu Nghị

Năm 1993 Nhà máy Bia Hà Nội đổi tên thành Công ty Bia Hà Nội và tiến hành những đổi mới và đầu tư cho thiết bị nâng công

suất lên 50 triệu lít/năm

Năm 2003 Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Công ty Bia Hà Nội và

thành viên

Năm 2004 Tổng Công ty giữ HABECO có vai trò là Công ty mẹ với nhiều Công ty con, Công ty liên kết, đơn vị liên doanh, đơn

vị phụ thuộc từ miền Trung Quảng Bình đến các tỉnh thành phía Bắc

Năm 2007 HABECO là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam đã đạt được giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á – Thái Bình

Dương năm 2006 của Tổ chức Chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương (APQO) dành cho doanh nghiệp có loại hìnhsản xuất dịch vụ quy mô lớn thỏa mãn 7 nhóm tiêu chí gồm: vai trò lãnh đạo, hoạch định chiến lược, định hướng vào khách hàng và thị trường, thông tin và phân tích, quản lý và phát triển nguồn nhân lực, quản lý quy trình và cáckết quả hoạt động kinh doanh

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh

 Sản xuất kinh doanh các loại: bia, rượu, nước giải khát, cồn, bao bì;

 Xuất nhập khẩu các loại: sản phẩm bia, rượu, nước giải khát; vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng có liên quan đến ngànhsản xuất bia, rượu, nước giải khát; các loại hương liệu, nước cốt để sản xuất bia, rượu, nước giải khát;

 Dịch vụ đầu tư, tư vấn, tạo nguồn vốn đầu tư;

 Nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ, thiết kế, chế tạo, xây, lắp đặt thiết bị và công trình chuyên ngành bia, rượu,nước giải khát;

Danh sách các công ty con công ty liên kết

Tỷ lệ % Thời điểm

1 Công ty CP Bia HN-Quảng Bình 54,00 2004 Tiếp nhận từ tỉnh sau CP hóa

6 Công ty CP Bia HN- Vũng Tàu 29,00 12/2006 Thành lập mới, đang thực hiện dự án

8 Công ty CP Thương mại BRNGK HN-Quảng Ninh 55,30 12/2005 Thành lập mới, đã kinh doanh

9 Công ty CP Thương mại Bia Hà Nội 60,00 12/2006 Thành lập mới, đã kinh doanh

10 Công ty CP Harecđầu tư và thương mại 60,00 12/2006 Thành lập mới, đã kinh doanh

11 Công ty CP Bao bì Bia-Rượu-NGK 68,95 2005 Cổ phần hóa từ DNNN

Tên Công ty liên kết

1 Công ty CPđầu tư phát triển công nghệ Bia Rượu

NGK Hà Nội

28,00 12/2006 Thành lập mới, đang thực hiện dự án

2 Công ty TNHH TT SanMiguel Yamamura HP 27,20 1995 Liên doanh nước ngoài

Nguồn: Bản cáo bạch của HABECO

Trang 12

Sản phẩm, Thương hiệu & Hình ảnh

Thương hiệu & Hình ảnh

HABECO tham gia thị trường chủ yếu với các sản phẩm thuộc 2 lĩnh vực chính là bia và rượu Các sản phẩm nàyHABECO đều đã đăng ký nhãn hiệu thương mại, bản quyền tại Việt nam cũng như các nước mà Tổng Công ty có sản phẩm xuất khẩu sang, bao gồm các nước: Đài Loan, Anh Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…

Sản phẩm Bia

Hiện nay, HABECO tham gia vào 2 phân khúc chính là Bia tiệt trùng đóng lon/chai và Bia hơi

Phân khúc Bia tiệt trùng đóng lon/chai

 Bia chai dung tích 450ml, hay cònđược gọi la bia nhãn đỏ là sản phẩm chính của HABECO, được sản xuất trên dâychuyền hiện đại, có công suất 30.000 chai/giờ Bia Hà Nội có hương vị đặc trưng, được chiết vào chai thủy tinh màu nâu.được đóng két nhựa, thuận tiện khi vận chuyển xa

 Bia lon dung tích 330mlđược đưa ra thị trường lần đầu tiên vào năm 1992 Đây là loại bia được nhiều người tiêu dùng

ưa thích cả về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm và tiện lợi khi sử dụng

 Bia chai Hanoi Beer Premium là sản phẩm bia chai mới được đóng trong chai 330ml

 Bia chai Hanoi Lagerđược đóng trong chai 450 ml và được dán nhãn xanh thay vì nhãn đỏ nên còn được nội bộ Habeco gọi là bia nhãn xanh Đây là sản phẩm mới được chính thức đưa ra thị trường giữa năm 2007

Phân khúc Bia hơi

 Bia hơi Hà Nội có chất lượng cao, ổn định, hương vị thơm mát giá cả phù hợp thu nhập của đa số người tiêu dùng.Hiện nay, Bia Hơi Hà Nội được chiết thùng (keg) trên dây chuyền tự động khép kín của CHLB Đức, đảm bảo vệ sinh thực phẩm đồng thời mang đến cho người uống cơ hội thưởng thức nguyên vẹn chất lượng và hương vị như chínhtrong hầm lạnh lên men của HABECO

 Bia tươi Hà Nội được đóng trong thùng keg chuyên dụng thời hạn sử dụng trong vòng 7 ngày kể từ ngày sản xuất

Sản phẩm Rượu

HABECO tham gia thị trường rượu thông qua các sản phẩm được sản xuất bởi Công ty con là Công ty Cồn-Rượu

Hà Nội- HALICO với sản lượng năm 2006 là 9.5 triệu lít/năm Dự kiến sản lượng rượu các loại sẽ đạt khoảng 11 triệu lít trong năm 2007 Hiện nay HALICO đang chiểm khoảng 60% doanh thu cả nước về sản phẩm rượu mạnh có thương hiệu như Vodka Lúa mới, Vodka Nếp mới, Vodka Hà Nội Sam panh, Vang, rượu mầu thông qua một hệ thống phân phối hết sức hiệu quả trên toàn miền Bắc Ngoài sản xuất rượu Công ty còn sản xuất cồn tinh chế với sản lượng hơn 3 triệu lít trong năm 2006

Hệ thống Phân phối

Tổng Công ty HABECO có 3 chi nhánh, 2 công ty cổ phần thương mại chuyên đưa sản phẩm về bán tại các khu vực

vàđịa phương nhằm tăng thị phần trên thị trường, chủ yếu là từ Quảng Bình trở ra Sản lượng của HABECO tại các thị trường gần đây có xu hướng tăng cao như tại Hà Nội, Nghệ An, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh

HABECO có hệ thống đại lý tiêu thụ khá lớn rộng khắp các tỉnh phía Bắc với mạng lưới các đại lý tại các tỉnh thànhphố:

Thị trường Số lượng đại lý Thị trường Số lượng đại lý Thị trường Số lượng đại lý

Ngày đăng: 22/12/2014, 18:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w